intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học lớp 10 năm học 2020-2021 – Trường THPT Lý Thường Kiệt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học lớp 10 năm học 2020-2021 – Trường THPT Lý Thường Kiệt" được chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho học sinh trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học lớp 10 năm học 2020-2021 – Trường THPT Lý Thường Kiệt

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT NĂM HỌC 2020 -2021 MÔN: HÓA HỌC 10 Thời gian: 50 phút; không kể thời gian phát đề Mã đề 101 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:.....................................................................SBD............................ Cho nguyên tử khối của H = 1; O = 16; Na = 23; K = 39; Ca = 40; Zn = 65; Fe = 56; Ag = 108; Cl = 35,5; Al = 27; Cu = 64; Ba = 137; S = 32; Mg = 24, He = 4… Câu 1: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất A. Không mang điện B. Mang điện dương C. Mang điện âm D. Có thể mang điện hoặc không Câu 2: Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. proton và electron B. electron và nơtron C. proton D. electron Câu 3: Lớp vỏ nguyên tử chứa hạt A. electron B. nơtron C. proton D. proton vào electron Câu 4: Trong các chất sau, chất nào là hợp chất A. oxi B. nhôm C. photpho D. đá vôi Câu 5: Dãy chất nào sau đây đều là phi kim A. oxi, nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc B. sắt, chì, kẽm, thủy ngân C. oxi, nitơ, cacbon, clo D. vàng, magie, nhôm, clo Câu 6: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ? A. CO2 B. O2 C. N2 D. H2 Câu 7: Công thức hóa học của axit nitric( biết trong phân tử có 1H, 1N, 3O) là A. H3NO B. H2NO3 C. HNO3 D. HN3O Câu 8: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra? A. Có chất kết tủa( chất không tan) B. Có chất khí thoát ra (sủi bọt) C. Có sự thay đổi màu sắc D. Một trong số các dấu hiệu trên Câu 9: Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là A. CaO và CO B. CaO và CO2 C. CaO và SO2 D. CaO và P2O5 Câu 10: Dung dịch các axit làm quỳ tím đổi thành màu A. xanh B. tím C. đỏ D. không đổi màu Câu 11: Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì? A. Prôton B. Nơtron C. Cả Prôton và Nơtron D. Không có gì (trống rỗng) Câu 12: Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ? A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Không thể biết Câu 13: Trong những chất dưới đây, chất nào làm quỳ tím hoá xanh A. Nước vôi trong B. Dấm ăn C. Đường D. Muối ăn Câu 14: Cho các chất sau: NaOH , HCl , NaCl , H2SO4 . Điều nào sau là đúng ? A. HCl, NaCl thuộc hợp chất muối B. dung dịch NaOH là bazơ và làm quì tím hóa xanh C. NaCl , H2SO4 là các axit D. dung dịch HCl là bazơ và làm quì tím hóa xanh Câu 15: 500 ml dung dịch NaOH 1,0 M có số mol tương ứng là A. 1,2 mol B. 6,0 mol C. 0,5 mol D. 0,6 mol Câu 16: Hoà tan 6,2 g natri oxit vào 193,8 g nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là A. 4% B. 6% C. 4,5% D. 10%
  2. Câu 17: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: KCl, HCl, Na2SO4, Ba(OH)2 thì ta cần dùng một thuốc thử nào sau đây? A. Dung dịch FeCl2 B. Quỳ tím C. Dung dịch H2SO4 D. Dung dịch HCl Câu 18: Hoà tan 2,4 g một oxit kim loại hoá trị II cần dùng 30g dd HCl 7,3%. Công thức của oxit kim loại là A. CaO B. CuO C. FeO D. ZnO Câu 19: Cho 8g một hỗn hợp gồm Fe và Mg tác dụng với dung dịch axit HCl, thì thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. A. % Fe = 64%, % Mg = 36% B. % Fe = 36%, % Mg = 64% C. % Fe = 30%, % Mg = 70% D. % Fe = 70%, % Mg = 30% Câu 20: Trộn 100 gam dung dich NaOH 10% với 150 gam dung dich HCl 7,3%; thu được dung dich X. Trong X chứa chất tan Y, chất Y làm đổi màu quy tím (ẩm). Nồng độ phần trăm của Y trong dung dich X là A. 7,30% B. 0,73% C. 1,46% D. 2,19% Câu 21: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng hoá học? A. đốt cháy than B. hoà tan muối ăn vào nước C. sục khí CO2 vào nước vôi trong D. nung đá vôi ở nhiệt cao (khoảng 10000C) Câu 22: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A. electron và proton B. proton và nơtron C. nơtron và electron D. electron, proton và nơtron Câu 23: Trong nguyên tử, hạt không mang điện là A. nơtron B. electron và proton C. electron và nơtron D. proton và nơtron Câu 24: Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất A. nước B. muối ăn C. thủy ngân D. khí cacbonic Câu 25: Dãy chất nào sau đây đều là kim loại A. nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc B. sắt, chì, kẽm, thủy ngân C. oxi, nitơ, cacbon, canxi D. vàng, magie, nhôm, clo Câu 26: Cho công thức hóa học của một sô chất sau: Cl2, CuO, KOH, Fe, H2SO4, AlCl3. Số đơn chất và hợp chất là A. 1 đơn chất và 5 hơp chất B. 2 đơn chất và 4 hợp chất C. 3 đơn chất và 3 hợp chất D. 4 đơn chất và 2 hợp chất Câu 27: Khí nào sau đây duy trì sự sống và sự cháy ? A. CO B. O2 C. N2 D. CO2 Câu 28: Muối nhôm sunfat có công thức là Al2(SO4)3. Hoá trị của nhóm SO4 là A. II B. III C. I D. không xác định được Câu 29: Chất nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch bazơ? A. CuO B. NO C. CaO D. CO Câu 30: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng ? A. Cu B. Na C. Al D. Mg Câu 31: Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở ? A. lớp vỏ và hạt nhân B. lớp vỏ C. hạt nhân D. khoảng giữa hạt nhân và lớp vỏ Câu 32: Vì sao nói nguyên tử trung hòa về điện A. Vì số electron có trong nguyên tử bằng số nơtron trong hạt nhân B. Vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân C. Vì điện tích của electron bằng điện tích của nơtron D. Điện tích của proton bằng điện tích của nơtron Câu 33: Khí nitơ và khí hiđro tác dụng với nhau tạo khí amoniac(NH3). Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng? A. N + 3H -> NH3 B. N2 + H2 -> NH3 C. N2 + H2 ->2NH3 D. N2 + 3H2 ->2NH3 Câu 34: Trường hợp nào tạo ra chất kết tủa khi trộn 2 dung dịch sau? A. dung dịch Na2CO3và dung dịch HCl B. dung dịch ZnSO4 và dung dịch CuCl2 C. dung dịch Na2SO4 và dung dịch AlCl3 D. dung dịch NaCl và dung dịch AgNO3
  3. Câu 35: Tổng số các loại hạt (proton, notron và electron) trong nguyên tử X là 28 và số hạt không mang điện là 10. Số proton trong nguyên tử X là A. 7 B. 12 C. 9 D. 15 Câu 36: Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol khí O2 (ở đktc) và 0,05 mol khí NH3 (ở đktc). Thể tích của hỗn hợp khí X là A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 5,6 lít D. 3,36 lít Câu 37: Cho luồng khí H2 dư đi qua CuO nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 3,2 gam chất rắn duy nhất. Khối lượng của CuO đã tham gia phản ứng là A. 24 gam B. 16 gam C. 32 gam D. 4 gam Câu 38: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Muối thu được sau phản ứng là A. CaCO3 B. Ca(HCO3)2 C. CaCO3 và Ca(HCO3)2 D. CaCO3 và CaHCO3 Câu 39: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 40; trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Số notron trong nguyên tử là: A. 13 B. 12 C. 14 D. 15 Câu 40: Cho 2,4 g một kim loại R tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 2,24 lít khí không màu (đktc). Kim loại R là A. Cu B. Zn C. Mg D. Fe HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2