Đề thi KSCL học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh
lượt xem 1
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi KSCL học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh
- SỞ GD & ĐTBẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KÌ I TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ NĂM HỌC 20222023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11 (Đề thi gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng Giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. [...]Mùa xuân của tôi mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . . Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, […]mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó có lẽ là sự sống! Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ tí ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh. Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa. Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa. (Vũ Bằng, Thương nhớ Mười Hai, NXB Kim Đồng) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. Câu 2.Trong đoạn trích, nhân vật “tôi” đã cảm nhận mùa xuân Bắc Việtqua những dấu hiệu nào? Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn in đậm. Câu 4. Nhận xét về cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn tríchphần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị vềý nghĩa của việc trân trọngsự sống quanh ta. Câu 2 (5,0 điểm) Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa thôi chứ, tôi không phải là cái kho. Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:
- Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à? Hắn trợn mắt chỉ tay vào mặt cụ: Tao không đến đây xin năm hào. Thấy hắn toan làm dữ cụ đành dịu giọng: Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. Hắn vênh cái mặt lên, rất kiêu ngạo: Tao đã bảo là tao không đòi tiền. Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì? Hắn dõng dạc: Tao muốn làm người lương thiện! Bá Kiến cười ha hả: Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu: Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không? Chỉ có một cách... biết không! Chỉ có một cách là... cái này biết không? Hắn rút dao ra xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đang giẫy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra. (Trích Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm. Hết
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC HƯỚNG DẪN CHẤM NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ KÌ 1 NĂM HỌC 20222023 (Hướng dẫn chấm có 03trang) Môn: Ngữ văn Lớp 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phong cách ngôn 0,75 ngữ nghệ thuật 2 Trong văn bản, 0,75 nhân vật “tôi” đã cảm nhận mùa xuân Bắc Việt qua những dấu hiệu: có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . . Hướng dẫn chấm: HS trả lời 5 ý như đáp án đảm bảo nội dung đạt 0,75 điểm. HS trả lời 3 đến 4 ý đạt
- 0,5 điểm. HS trả lời 1đến 2 ý đạt 0,25 điểm. 3 Biện pháp tu từ so 0,5 sánh và nhân hóa Tác dụng: Tác giả 0,5 làm rõ sự căng tràn sức sống trong con người và vạn vật khi xuân đến; lời văn cụ thể, tăng tính sinh động, giàu giá trị biểu cảm. Hướng dẫn chấm: HS chỉ gọi tên biện pháp tu từ mà không chỉ ra yếu tố ngôn ngữ: 0,25điểm HS trả lời được 02 tác dụng đạt0,5 điểm, 01 tác dụng đạt 0,25 điểm. 4 Nhận xét về cách 0,5 tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến: + Bộc lộ trực tiếp tình yêu thiên nhiên và con người quê hương, cảm nhận tinh tế, gián tiếp khơi gợi qua những hình ảnh so sánh, liên tưởng. + Lối viết trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào nội tâm, trước mùa xuân quê hương. Hướng dẫn chấm: HS nhận xét
- được đầy đủ: 0,5 điểm HS nhận xét 01 ý đạt 0,25 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn 2,0 nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị vềý nghĩa của việc trân trọng sự sống quanh ta. a. Đảm bảo yêu 0,25 cầu về hình thức đoạn văn HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng 0,25 vấn đề cần nghị luận:ý nghĩa của việc trân trọng sự sống quanh ta. c. Triển khai vấn 1,0 đề nghị luận HS có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể trình bày theo hướng sau Sự sống xung quanh talà sự sống của thiên nhiên, của vạn vật, của chính con người. Trân trọng sự sống là thái độ và
- hành động cần thiết đòi hỏi con người có cái nhìn nhân ái, tấm lòng yêu thương, hành động tích cực bảo vệ mọi sự sống hữu ích… Trân trọngsự sống quanh mình, chúng ta mới có được năng lượng tích cực, tràn đầy niềm vui, sống với nhiệt huyết và luôn cảm thấy cuộc đời tươi đẹp, có thể học được cách sống văn minh, tôn trọng bản thân và người khác, tôn trọng môi trường sống…và góp phần lan tỏa những điều tích cực trong cộng đồng, giúp xã hội lành mạnh,phát triển hơn. Phê phán lối sống vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân và cuộc sống… Hướng dẫn chấm: Lập luận chặt chẽ, thuyết phục:lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ
- xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 điểm). Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,250,5 điểm). HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề;
- có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, lời văn có hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận nhân 5,0 vật Chí Phèo trong đoạn trích. Từ đó nhận xétgiá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. a. Đảm bảo cấu 0,25 trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng 0,5 vấn đề nghị luận: Cảm nhậnnhân vật Chí Phèotrong đoạn trích, nhận xét giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo yêu cầu sau:
- * Giới thiệu khái 0,5 quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. *Cảm nhận nhân 2,5 vật Chí Phèo trong đoạn trích. Về nội dung: + Hoàn cảnh: Bị thị Nở từ chối, Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bị dồn vào bước đường cùng. + Trong cơn phẫn uất, tuyệt vọng, Chí Phèo đã tìm đến nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến rồi tự sát( Chú ý: ngôn ngữ, hành động, tâm trạng nhân vật…đưa và phân tích dẫn chứng) Cái chết đau đớn, thê thảm nhưng tất yếu của Chí Phèo thể hiện niềm khao khát cháy bỏng được sống lương thiện của nhân vật, hoàn chỉnh tấn bi kịch và có sức tố cáo mãnh liệt xã hội thực dân nửa phong kiến. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Xây dựng nhân vật điển hình + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo. + Đặt nhân vật vào
- tình huống giàu kịch tính. + Ngôn ngữ sống động, điêu luyện, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân… Hướng dẫn chấm: Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 2,5 điểm. Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,0 1,75 điểm Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm 0,75 điểm. *Giá trị hiện thực, 0,5 nhân đạo của tác phẩm: Giá trị hiện thực: Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ. Giá trị nhân đạo: Cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân bị đẩy vào con tha hóa không lối thoát, bị dồn vào bước đường cùng. Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân. Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người Cách nhìn mới
- mẻ của Nam Cao về đề tài người nông dân Hướng dẫn chấm: HS diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm:Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 05 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh, mở rộng để làm nổi bậtbi kịch của nhân vật; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM 10,0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Xuân Trường
14 p | 24 | 4
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hà Nam (Mã đề 106)
2 p | 18 | 4
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh
2 p | 16 | 4
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Tiền Hải
5 p | 23 | 4
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Ý Yên
11 p | 18 | 4
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thái Thụy
5 p | 15 | 3
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thái Thụy
5 p | 14 | 3
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm học 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định (Mã đề 456)
4 p | 16 | 3
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thái Thụy
4 p | 19 | 3
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Nam Định
7 p | 15 | 3
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2022-2023 - Trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định
3 p | 10 | 3
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Đông Hải, Thanh Hóa
2 p | 21 | 3
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Ý Yên
6 p | 24 | 3
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Xuân Trường
8 p | 20 | 3
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đông Ninh
3 p | 21 | 3
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Phòng GD&ĐT Yên Lạc
5 p | 19 | 3
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2021 có đáp án - Trường THCS Mỹ Trung
4 p | 16 | 3
-
Đề thi KSCL học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lý Thái Tổ (Mã đề 118)
3 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn