Đề thi KSCL lần 4 môn Lịch sử lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 105
lượt xem 1
download
Hãy tham khảo Đề thi KSCL lần 4 môn Lịch sử lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 105 để giúp các bạn biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 4 môn Lịch sử lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 105
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPQG LẦN IV Trường THPT Nguyễn Viết Xuân NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Lịch sử 10 Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 105 Họ, tên thí sinh:................................................Số báo danh: ............................. Câu 1: Bài học chủ yếu rút ra trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay từ thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần là gì? A. Tích cực chủ động chuẩn bị đối phó với giặc. B. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. C. “biết lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh”. D. Thực hiện chủ trương “vườn không, nhà trống”. Câu 2: Khẩu hiệu nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp là. A. “Tự do – độc lập”. B. “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. C. “Tự do – dân chủ”. D. “Bình đẳng – tự do”. Câu 3: Nguyên nhân Đại Việt bị chia cắt ở thế kỉ XVIXVIII là gì? A. Sự can thiệp của nước ngoài. B. Sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến và chiến tranh nông dân. C. Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến. D. Cuộc đấu tranh của nông dân. Câu 4: Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian về cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: 1. Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ; 2. Sự kiện “chè Bôxtơn”; 3. Chiến tranh kết thúc; 4. Hiến pháp nước Mĩ được thông qua; 5. Hòa ước Vécxai được kí kết, Anh chính thức công nhận nền đọc lập của 13 thuộc địa A. 2, 3, 1, 4, 5 B. 2, 4, 3, 1, 5 C. 1, 3, 2, 4, 5 D. 2, 1, 3, 5, 4 Câu 5: Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới được bắt đầu trong lĩnh vực nào? A. Giao thông vận tải. B. Ngành kéo sợi và dệt. C. Luyện than. D. Luyện thép. Câu 6: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn ở nước ta từ thế kỉ nào? A. Thế kỉ XII B. Thế kỉ XIII C. Thế kỉ XIV D. Thế kỉ XV Câu 7: Một trong những ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là A. biến Anh thành “công xưởng của thế giới”. B. nhiều trung tâm công nghiệp và thành thị xuất hiện. C. lao động bằng tay dần được thay thế bằng máy móc. D. tạo ra nguồn động lực mới, tăng sức lao động cơ bắp của con người. Câu 8: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của triều Lê sơ? A. Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền hành. B. Giặc Minh lăm le xâm lược. C. Các vua nhà Lê không quan tâm đến triều chính. D. Nông dân nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Trang 1/5 Mã đề thi 105
- Câu 9: Lực lượng đóng vai trò quyết định đưa cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đi lên là A. Quí tộc mới B. Quần chúng nhân dân. C. Bình dân. D. Tư sản. Câu 10: Nhiệm vụ chủ yếu của các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới từ thế kỉ XVI – XIX là A. lật đổ chế độ phong kiến. B. Thống nhất lãnh thổ. C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. Mang lại các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Câu 11: Nghệ thuật chèo, tuồng, múa rối nước ở nước ta phát triển từ thời A. Lý B. Đinh – Tiền Lê C. Trần D. Lê sơ Câu 12: Các triều đại phong kiến Việt Nam đề cao Nho giáo nhằm mục đích A. hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân. B. duy trì trật tự, đẳng cấp trong xã hội, góp phần giữ vững kỉ cương. C. nhằm tập hợp cộng đồng dân cư trong làng xã. D. để giữ quan hệ hòa hiếu với phong kiến phương Bắc. Câu 13: Giữa thế kỉ XIX, nước nào được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” ? A. Anh. B. Pháp. C. Mĩ. D. Đức. Câu 14: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV? A. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù. B. Nhân đạo, hòa hiếu với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật. C. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc. D. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Câu 15: Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong thời kỳ phong kiến Việt Nam là A. Hoàng Công Chất. B. Cao Bá Quát. C. Phan Bá Vành. D. Tây Sơn. Câu 16: Câu nói “Cừu ăn thịt người” phản ánh hiện tượng gì ở nước Anh đầu thế kỉ XVII? A. Thuế khóa của chế độ phong kiến nặng nề. B. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông nghiệp. C. Anh trở thành “công xưởng” bóc lột giai cấp công nhân. D. Sự phát triển của các công trường thủ công len dạ. Câu 17: Ý nào không phản ánh đúng những biến đổi lớn của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII? A. Cục diện vua Lê – chúa Trịnh B. Cục diện Nam triều – Bắc triều C. Cục diện Đàng Trong – Đàng Ngoài D. Triều Lê sơ tiến hành cải cách hành chính Câu 18: Khoa thi đầu tiên của chế độ phong kiến Việt Nam được tổ chức dưới triều đại nào? A. Lý. B. Mạc. C. Lê sơ. D. Trần. Câu 19: Ý nào không phản ánh đúng tình trạng của nền nông nghiệp Pháp trước cách mạng A. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ, năng suất thu hoạch rất thấp B. Chỉ còn số lượng nhỏ nông dân làm nông nghiệp C. Nông dân phải nộp địa tô rất nặng nền và làm mọi nghĩa vụ phong kiến D. Nạn đói xảy ra thường xuyên Câu 20: Lời hiểu dụ của Quang Trung “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng” có ý nghĩa gì? A. giữ gìn phong tục tập quán của dân tộc. B. bảo vệ truyền thống để tóc dài. Trang 2/5 Mã đề thi 105
- C. bảo vệ tục nhuộm răng đen. D. bảo vệ tục ăn trầu, nhuộm răng. Câu 21: Trong các cuộc cách mạng tư sản diễn ra từ đầu thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII, cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng A. tiêu biểu nhất. B. mở đầu thời kì cận đại. C. triệt để nhất. D. đạt đến đỉnh cao. Câu 22: Khẩu hiệu “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” xuất hiện trong A. Phong trào Hiến chương (Anh). B. Phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng (Anh). C. Khởi nghĩa Liông (Pháp). D. Khởi nghĩa Sơlêdin (Đức). Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát? A. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao. B. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh. C. Làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. D. Lao động chân tay dần được thay thế bằng máy móc. Câu 24: Để sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã A. chia nước ta thành nhiều châu, quận. B. biến nước ta thành một tỉnh. C. chia nước ta thành các quận, huyện. D. biến nước ta thành một khu tự trị. Câu 25: Trong quan hệ đối ngoại với phương Bắc, chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam thế kỉ XI – XV là A. thực hiện đầy đủ lệ triều cống nhưng vẫn giữ tư thế của quốc gia độc lập. B. hợp tác bình đẳng hai bên cùng có lợi. C. vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững độc lập tự chủ. D. giữ lệ thần phục, cống nạp đầy đủ. Câu 26: Công cụ lao động được sử dụng phổ biến vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn là A. đồng thau. B. tre, gỗ, xương. C. sắt. D. đồng đỏ. Câu 27: Thành tựu văn hóa nào của cư dân Champa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới? A. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) B. Phố cổ Hội An C. Các tháp Chăm D. Các bức chạm nổi, phù điêu Câu 28: Chính sách nào dưới đây không nằm trong chính sách đồng hoá về văn hoá mà các triều đại phương Bắc đã áp dụng ở nước ta? A. Độc quyền sắt và muối. B. Truyền bá Nho giáo. C. Đưa người Hán ở lẫn với người Việt. D. Mở trường dạy chữ Hán. Câu 29: Thể chế chính trị được xác lập ở nước Mĩ theo hiến pháp 1787 là gì? A. Quân chủ lập hiến B. Quân chủ chuyên chế. C. Cộng hoà liên bang. D. Nhà nước liên bang theo thể chế quân chủ lập hiến Câu 30: Đâu không phải là hạn chế của cách mạng tư sản Anh? A. Chưa xóa bỏ hoàn toàn tàn dư của chế độ quân chủ. B. Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Trang 3/5 Mã đề thi 105
- C. Chưa xóa bỏ được chế độ nô lệ. D. Chưa thực hiện được quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Câu 31: Thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu những yếu tố tích cực nào của nền văn hóa Trung Quốc? A. Âm nhạc, tôn giáo. B. Âm nhạc, hội họa. C. Điêu khắc, kiến trúc. D. Ngôn ngữ, văn tự. Câu 32: Nước ta rơi vào ách đô hộ của quân Minh sau sự kiện nào dưới đây? A. Sau khi Hồ Quý Ly thực hiện cuộc cải cách. B. Cuộc kháng chiến của nhà Trần thất bại. C. Khởi nghĩa Lam Sơn thất bại. D. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. Câu 33: Quân đội bảo vệ nhà vua và kinh thành thời Lý – Trần được gọi là A. cấm binh. B. ngoại binh. C. kỵ binh. D. lộ quân. Câu 34: Ý nghĩa lịch sử của chiến thằng Bạch Đằng năm 938 là gì? A. Buộc quân Nam Hán phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta B. Nâng cao vị thế của nước ta trong kv C. Để lại bài học về khoan thư sức dân trong kế sách giữ nước D. Mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Câu 35: Ý không phản ánh đúng hạn chế trong nội dung giáo dục nước ta ở các thế kỉ XVI XVIII là A. nội dung giáo dục chủ yếu vẫn là kinh sử. B. vẫn dùng chữ Hán, chữ Nôm trong học hành thi cử. C. không được đưa nội dung các môn khoa học vào khoa cử. D. các môn khoa học tự nhiên không được chú ý. Câu 36: Nho giáo và Phật giáo được du nhập vào nước ta thời kì nào? A. Thời Lý B. Thời Trần C. Bắc thuộc D. Thời Lê Câu 37: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước? A. Lao động bằng tay được thay thế dần bằng máy móc. B. Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt. C. Biến Anh thành “công xưởng của thế giới”. D. Tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. Câu 38: Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối ngoại của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X XV là A. cống nạp các triều đại phương Bắc, nhưng vẫn giữ tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ. B. giữ mối quan hệ hòa hiếu, thân thiện với các nước láng giềng. C. khi bị xâm lược thì sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. D. thần phục các triều đại phương Bắc và các nước láng giềng. Câu 39: Tác dụng của việc dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu là A. khắc tên những người đỗ Tiến sĩ. B. khắc tên những vị vua thời Lê sơ. C. khắc tên những người có học hàm. D. trọng dụng nhân tài, đề cao tinh thần hiếu học. Câu 40: Tác động của cách mạng tư sản Pháp đối với châu Âu cuối thế kỉ XVIII là A. làm sụp đổ chế độ phong kiến. B. làm lung lay chế độ phong kiến. C. cổ vũ phong trào chống phong kiến. D. mở ra thời kì quá độ lên chủ nghĩa tư bản. Trang 4/5 Mã đề thi 105
- HẾT Trang 5/5 Mã đề thi 105
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 202
4 p | 159 | 22
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 103
4 p | 192 | 15
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 201
4 p | 74 | 5
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 206
4 p | 62 | 4
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 102
4 p | 67 | 2
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 204
5 p | 54 | 2
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 108
4 p | 46 | 2
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 105
4 p | 58 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 107
4 p | 56 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 101
4 p | 72 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 308
4 p | 58 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 306
4 p | 55 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 304
4 p | 67 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 302
5 p | 76 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 208
5 p | 53 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106
4 p | 44 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 104
4 p | 66 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Sinh học lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 103
5 p | 40 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn