Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT Hàn Thuyên
lượt xem 3
download
‘Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi KSCL, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT Hàn Thuyên
- SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LẦN 2 TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN NĂM HỌC 2022-2023 (Đề thi có 04 trang) Môn: HOÁ HỌC – KHỐI 11 (40 câu trắc nghiệm) Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 109 Cho nguyên tử khối: H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. Câu 1: Người ta thường dùng các vật dụng bằng bạc để cạo gió cho người bị trúng gió (khi người bị mệt mỏi, chóng mặt…do trong cơ thể tích tụ các khí độc như H2S…). Khi đó vật bằng bạc bị đen do phản ứng: 4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O. Chất oxi hóa trong phản ứng trên là: A. H2S và O2 B. O2 C. Ag D. H2S Câu 2: Ankin nào sau đây không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 ? A. Propin. B. But-2-in. C. Axetilen. D. Pent-1-in. Câu 3: Capsaicin là chất tạo nên vị cay của quả ớt. Capsaicin có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học, có thể kết hợp Capsaicin với một số chất khác để trị các bệnh nhức mỏi, sưng gân, đau bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh … Khi phân tích định lượng Capsaicin thì thu được thành phần % về khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 70,13%; %H = 9,09%; %O = 20,78%. Công thức phân tử của Capsaicin là A. C9H14O2 B. C9H16O2 C. C8H14O3 D. C8H8O2 Câu 4: Một dung dịch chứa 2 cation là: K + (0,4 mol), Na+ (0,2 mol) và 2 anion là: CO 2- (0,2 mol), SO 2- 3 4 (y mol). Giá trị của y là: A. 0,07 B. 0,1 C. 0,2 D. 0,05 Câu 5: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là A. 1,2. B. 12,8. C. 1,0. D. 13,0. Câu 6: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây: Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3? A. Cách 1. B. Cách 3. C. Cách 2. D. Cách 2 hoặc cách 3. Câu 7: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết A. hiđro. B. cộng hoá trị không phân cực. C. ion. D. cộng hoá trị phân cực. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một ankan X thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. Ankan X là A. C5H12 B. C4H10 C. C2H6 D. C3H8 Câu 9: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất? A. KCl. B. K2CO3. C. NaNO3. D. NH4NO3. Trang 1/4 - Mã đề 109
- 16 Câu 10: Số hạt electron của nguyên tử có kí kiệu 8 O là A. 16. B. 24. C. 8. D. 10. Câu 11: Nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4 trong hợp chất nào sau đây? A. SO3 B. Na2SO3 C. H2SO4 D. H2S Câu 12: Trong phân tử propen có số liên kết xich ma () là A. 7. B. 6. C. 8. D. 9. Câu 13: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường? A. Benzen. B. Toluen. C. Naphtalen. D. Stiren. Câu 14: Cho 4 phản ứng: (1) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (2) 2NaOH + (NH4)2SO4 Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O (3) BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl (4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 Fe(OH)2 + (NH4)2SO4 Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit - bazơ là A. (2), (3), (4). B. (1), (2). C. (2), (4). D. (3), (4). Câu 15: Thành phần của bình xịt giảm đau gồm các chất khiến da đông lạnh cục bộ, tê cứng, dây thần kinh không truyền được cảm giác đau lên não. Khi cầu thủ thi đấu, những trường hợp va chạm dẫn đến chấn thương không chảy máu, không gãy xương có thể dùng bình xịt gây tê để giảm đau tại chỗ. Sau khi xịt vài phút, cầu thủ sẽ cảm thấy hết đau. Các nhân viên y tế phải cân nhắc mức độ chấn thương để quyết định cầu thủ có thể tiếp tục thi đấu hay không. Thành phần của bình xịt thường là CO2 lạnh và Etyl clorua có tác dụng ức chế cơn đau tạm thời. Etyl clorua có nhiệt độ sôi chỉ hơn 12 độ C. Khi xịt lên da (khoảng 37 độ C), chất này sẽ sôi và bốc hơi, kéo theo nhiệt mạnh, khiến da bị tê cứng và đông lạnh cục bộ. Từ đó, dây thần kinh không truyền được cảm giác đau lên não bộ. Khí CO2 lạnh có chức năng gây tê, giảm đau, làm mát vết thương. Đối với những pha va chạm gây sưng, bầm tím sẽ có hiệu quả ngay lập tức. Công thức phân tử của Etyl clorua là A. C2H5Cl B. C2H4Cl2 C. CH3Cl D. C2H6Cl Câu 16: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau? A. C2H6O và HCOOH B. HO – CH2 – CHO và CH3COOH C. C3H8 và C3H6 D. CH3OH và C2H5OH Câu 17: Ankan có tên gọi 4-etyl-2,3,4-trimetylhexan có bao nhiêu nguyên tử cacbon bậc II trong phân tử? A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 Câu 18: Anken nào sau đây có đồng phân hình học ? A. Eten B. 3-metylbut-1-en C. But-2-en D. But-1-en Câu 19: Hòa tan hết m gam bột nhôm trong dung dịch HCl dư, thu được 0,16 mol khí H2. Giá trị m là A. 1,44 gam. B. 4,32 gam. C. 2,88 gam. D. 2,16 gam. Câu 20: Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là A. 10. B. 8. C. 4. D. 6. Câu 21: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột sắt) là A. o-bromtoluen và p-bromtoluen. B. benzyl bromua. C. p-bromtoluen và m-bromtoluen. D. o-bromtoluen và m-bromtoluen. Câu 22: Ankađien nào sau đây là ankađien liên hợp ? A. CH2=C=CH2 B. CH2=CH-CH=CH2 C. CH2=CH-CH2-CH=CH2 D. CH3-CH=C=CH2 Trang 2/4 - Mã đề 109
- Câu 23: Liên kết hóa học chủ yếu trong các hợp chất hũu cơ là A. liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị. C. liên kết cho – nhận. D. liên kết hiđro. Câu 24: Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a A. 0,32. B. 0,34. C. 0,46. D. 0,22. Câu 25: Số nguyên tử cacbon có trong một phân tử etilen là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 26: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là A. 0,010. B. 0,015. C. 0,020. D. 0,030. Câu 27: Hợp chất hữu cơ nào sau đây thuộc loại hiđrocacbon ? A. CH4 B. CH3COOH C. C2H7N D. CH3Cl Câu 28: Chất nào sau đây là ankan ? A. C2H4 B. C8H18 C. C3H4 D. C6H6 Câu 29: Cho phản ứng hóa học sau: Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nhiêt độ của dung dịch axit sunfuric. B. Nồng độ dung dịch axit sunfuric. C. Thể tích dung dịch axit sunfuric. D. Diện tích bề mặt kẽm. Câu 30: Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là A. Ba(NO3)2 và K2SO4. B. Ba(NO3)2 và Na2CO3. C. KNO3 và Na2CO3. D. Na2SO4 và BaCl2. Câu 31: Cho 21,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Mg, FeCO3 tác dụng hết với m gam dung dịch chứa 0,07 mol HNO3 và HCl nồng độ 10%, thu được (m + 17,92) gam dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (gồm a mol N2; 4a mol NO; b mol CO2) có tỉ khối so với H2 là 18,4. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được dung dịch T; 135,56 gam kết tủa và 0,28 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Nồng độ % của muối sắt (II) trong dung dịch Y là A. 5,74%. B. 4,75%. C. 4,88%. D. 6,35%. Câu 32: Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và NaNO3 (trong bình kín, không có không khí) đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ hết Z vào nước, thu được 400 ml dung dịch E (chỉ chứa một chất tan) có pH = 1, không có khí thoát ra. Giá trị của m là A. 4,61. B. 23,05. C. 11,24. D. 4,45. Câu 33: Một chiếc xuồng máy dùng động cơ đốt trong sử dụng xăng, trung bình một giờ hoạt động thì động cơ cần một nhiệt lượng là 9000 kJ. Giả thiết xăng chỉ gồm heptan và octan có tỉ lệ mol tương ứng là 1:9; khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol heptan tỏa ra lượng nhiệt là 3744,4 kJ và 1 mol octan tỏa ra lượng nhiệt là 5928,7 kJ. Nếu chiếc xuồng đó đã sử dụng hết 5,0 lít xăng ở trên thì thời gian xuồng hoạt động được là t giờ, biết hiệu suất sử dụng nhiên liệu của động cơ là 30%; khối lượng riêng của xăng bằng 0,72 gam/ml. Giá trị gần đúng của t là A. 7,5. B. 7,0. C. 6,0. D. 6,5. Câu 34: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3 dư (b) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch KHCO3 tỷ lệ mol 1:1. (c) Cho Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH theo tỷ lệ mol 1:1. (d) Cho AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư. (e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. (f) Cho bột Al dư vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng không thu được chất khí). (g) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm mà dung dịch thu được chứa ba chất tan là A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. Trang 3/4 - Mã đề 109
- Câu 35: Hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và H2. Đốt m gam hỗn hợp X sau đó hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch Ca(OH)2 giảm 24,96 gam. Cho m gam hỗn hợp X qua Ni đun nóng sau khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp Y làm mất màu tối đa 19,2 gam brom. Mặt khác 23,184 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng tối đa với 72 gam brom (trong nước). Giá trị của m là A. 10,66 B. 9,88 C. 12,55 D. 11,44 Câu 36: Vitamin A (Retinol) là một vitamin không tan trong nước mà hòa tan trong dầu (chất béo). Nhiệt độ nóng chảy của vitamin A khoảng 63˚C. Công thức của vitamin A là CH3 OH H 3C CH 3 CH3 CH 3 Phần trăm khối lượng của cacbon có trong vitamin A là: A. 83,91% B. 84,51% C. 84,21% D. 84,80% Câu 37: Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,8 mol), vinylaxetilen (0,6 mol), hiđro (1,94 mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hồn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 17,4625. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,82 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 24,64 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,56 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 115,96. B. 96,1. C. 102,08. D. 105,58. CO H O NaOH Câu 38: Cho dãy chuyển hóa sau: X Y X 2 2 Công thức của X là A. Na2O B. NaHCO3 C. Na2CO3 D. NaOH Câu 39: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa hỗn hợp Ca(OH)2 và NaOH, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau Giá trị của x là A. 0,06. B. 0,05. C. 0,04 D. 0,07. Câu 40: Tiến hành thí nghiệm phản ứng thế bằng ion kim loại - Bước 1: Nhỏ 1 ml dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm sạch. - Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch NH3 đến dư vào. - Bước 3: Cho CaC2 vào ống nghiệm chứa H2O. - Bước 4: Dẫn khí thoát ra từ bước 3 vào dung dịch được tạo ra từ bước 2. Cho các phát biểu sau: (1) Ở bước 2 lúc đầu xuất hiện kết tủa, sau kết tủa bị tan hết. (2) Khí thoát ra ở bước 3 là axetilen. (3) Ở bước 4 có kết tủa màu vàng xuất hiện. (4) Nếu thay khí axetilen bằng khí etilen thì ở bước 4 hiện tượng vẫn như nhau. (5) Có thể dùng phản ứng trên để nhận biết các ankin có liên kết ba đầu mạch. (6) Khí thoát ra ở bước 3 dẫn vào dung dịch Br2, dung dịch Br2 không bị mất màu. Số phát biểu đúng là: A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề 109
- SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LẦN 2 TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN NĂM HỌC 2022-2023 (Đáp án gồm 01 trang ) MÔN: HÓA HỌC - KHỐI 11 Mã đề Câu 109 271 312 435 546 698 764 850 1 B C A C B A A D 2 B A A A D C D A 3 A C B D D B D A 4 B B C C C C A B 5 D C C A B D D B 6 A D B C A A B D 7 D B A A C B B A 8 A A C B A A C A 9 D A C D A D A D 10 C B B A C C B A 11 B C C C B B B C 12 C C A D D D D A 13 D A B B C D B D 14 C A B C A A B C 15 A C D D D C D C 16 B C D B D C C C 17 C B D A B B A C 18 C B C A C A C B 19 C A D C B D B C 20 A D D A A B D D 21 A B B A A D B A 22 B D A B A B D D 23 B D B D B B C C 24 D C A B D D C B 25 C A B C D C C B 26 A C C D C D A D 27 A B A C C A D D 28 B B D C D A C D 29 C A C C B D D B 30 B A C D B C C B 31 A A D B C C A A 32 D D C B C B A B 33 C C B B A C A A 34 D B D B D A B C 35 D D A D C B C C 36 A D D B D C D D 37 D D A D A B B B 38 C D A A B A C A 39 B B D D B A A C 40 D D B A A D A B
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 301
4 p | 89 | 4
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 322
4 p | 37 | 2
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 324
4 p | 30 | 2
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 308
4 p | 64 | 2
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 305
4 p | 68 | 1
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 323
4 p | 7 | 1
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 302
4 p | 37 | 1
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 320
4 p | 36 | 1
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 319
4 p | 25 | 1
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 316
4 p | 36 | 1
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 312
4 p | 43 | 1
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 311
4 p | 44 | 1
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 303
4 p | 53 | 1
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 309
4 p | 60 | 1
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 304
4 p | 55 | 1
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 307
4 p | 46 | 1
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 306
4 p | 55 | 1
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 310
4 p | 45 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn