intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 018

Chia sẻ: An Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 018 tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 018

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ         KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12                            Môn: HÓA HỌC  ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút;                    Đề thi có 04 trang (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 018 Họ và tên thí sinh:.....................................................................SBD: ............................. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H =1, Li= 7, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S =32, Cl = 35,5 , K = 39, Ca = 40, Rb  = 85.5 ; Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108 Câu 1: Trong số các kim lọai: nhôm, bạc, sắt, đồng, crom  kim loại  dẫn điện tốt nhất là: A. bạc. B. nhôm. C. Crom D. đồng. Câu 2: hợp chất hữu cơ X có công thức C2H8N2O4. Khi cho 12,4 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH   1,5M, thu được 4,48 lít (đktc) khí X làm xanh quì tím ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất   rắn khan. Giá trị của m là: A. 13,4 B. 17,4 C. 17,2 D. 16,2 Câu 3: Hòa tan 50 gam tinh thể CuSO 4.5H2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được dung dịch X.   Đem điện phân dung dịch X (các điện cực trơ) với cường độ dòng điện 1,34A trong 4 giờ. Khối lượng   kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) lần lượt là (Biết hiệu suất điện phân là   100 %): A. 10,8 gam và 1,344 lít                                B. 6,4 gam và 1,792 lít  C. 6,4 gam và 2,016 lít                                 D. 9,6 gam và 1,792 lít Câu 4: Khi xà phòng hóa triolein bằng NaOH ta thu được sản phẩm là A. C17H33COONa và glixerol B. C15H31COONa và glixerol. C. C17H35COOH và glixerol. D. C15H31COONa và etanol. Câu 5: Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl 3  không thu  được kết tủa là A. 4 B. 5. C. 2. D. 3. Câu 6: Thuỷ phân hoàn toàn 89 gam chất béo bằng dung dịch  NaOH thu được 9,2 gam glixerol. Biết muối của   axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng. Khối lượng xà phòng thu được là A. 58,92 gam B. 55,08 gam C. 91,8 gam D. 153 gam Câu 7: Người ta thường dùng những thùng làm bằng Al hoặc Fe để chuyên chở hóa chất: A. HCl B. H2SO4 loãng C. HNO3 loãng D. HNO3 và H2SO4 đặc nguội Câu 8: Thực hiện các thí nghiệm sau:  (1) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2;  (2) Cho Ca vào dung dịch Ba(HCO3)2;  (3) cho Ba vào dung dịch H2SO4 loãng; (4) Cho H2S vào dung dịch FeSO4;  (5) Cho SO2 đến dư vào dung dịch H2S (6) Cho NaHCO3 vào dung dịch BaCl2;  (7) dung dịch NaAlO2 dư vào dung dịch HCl Số trường hợp không xuất hiện kết tủa khi kết thúc thí nghiệm là ? A. 3 B. 4 C. 7 D. 2 Câu 9: Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO 31M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu   được là: A. 3,24g B. 2,16g C. 5,4g D. 4,32g. Câu 10: Cho hình vẽ thu khí như sau:                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 018
  2. Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3 ,O2, Cl2,CO2,HCl,SO2, H2S  có thể thu được theo cách trên? A. H2, NH3, N2, HCl, CO2 B. Tất cả các khí trên C. O2, Cl2, H2S, SO2, CO2, HCl D. H2, N2, NH3 Câu 11: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là A. Cu và Ag. B. Mg và Zn. C. Na và Fe. D. Al và Mg. Câu 12: Cho 42,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ số mol tương  ứng là 3 : 1) tác dụng với dung dịch   HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 12,8. B. 6,4. C. 9,6. D. 19,2. Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 8,4 lít khí CO 2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở  đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là (cho H = 1, O = 16) A. C3H7N B. C3H9N C. C2H7N D. C4H9N Câu 14: Hợp chất  C3H7O2N tác dụng được với NaOH, H2SO4 và không làm mất màu dung dịch Br2 có công  thức cấu tạo là A. HCOOH3N–CH2CH3. B. H2NCH2CH2COOH. C. CH2=CH–COONH4. D. CH3CH2CH2NO2. Câu 15: Cho 2,81g Hỗn hợp gồm Fe2O3 , MgO, ZnO vào dung dịch 300ml H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch  sau  phản ứng ta thu được m (g) muối. Giá trị m là: A. 3,81g B. 5,21g C. 4,81g D. 4,8g Câu 16: Cho các nhận định sau:      (1) Peptit chứa từ hai gốc aminoaxit trở lên thì có phản ứng màu biure      (2) Tơ tằm là polipeptit được cấu tạo chủ yếu từ các gốc của glyxin, alanin      (3) Ứng với công thức phân tử C3H7O2N có hai đồng phân aminoaxit      (4) Khi cho propan – 1,2 – điamin tác dụng HNO2 thu được ancol đa chức      (5) Tính bazơ của C6H5ONa mạnh hơn tính bazơ của C2H5ONa      (6) Các chất HCOOH, HCOONa và HCOOCH3 đều tham gia phản ứng tráng gương    Các nhận định đúng là A. 1, 2, 4, 6 B. 1, 3, 4, 6. C. 2, 3, 4, 6 D. 1, 2, 3, 5 Câu 17: Cho các chất sau:  CH3­CHOH­CH3 (1),  (CH3)3C­OH (2),  (CH3)2CH­CH2OH (3), CH3COCH2CH2OH (4), CH3CHOHCH2OH (5).  Chất nào bị oxi hoá bởi CuO tạo ra sản phẩm  có phản ứng tráng bạc? A. 3,4,5 B. 2,3,4 C. 1,2,3 D. 1,4,5 Câu 18: Cho các chất: etyl axetat, anilin, rượu etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, r ượu benzylic,  p­crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là: A. 4 B. 6 C. 7 D. 5 Câu 19: Thủy phân m gam hỗn hợp mantozơ và saccarozơ có số mol bằng nhau, trong môi trường axit (hiệu   suất các phản  ứng đều là 50%). Sau phản  ứng thu được dung dịch X. Kiềm hóa dung dịch X rồi cho tác dụng  với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được a gam Ag. Mối quan hệ giữa a  và m là A.  3m = a . B.  3m = 4,75a . C.  3m = 9,5a . D.  3m = 3,8a . Câu 20: Khi thuỷ phân a gam một este A thu được 0,92gam glixerol, 3,02gam natri linoleat  (C17 H31COONa) và m gam natri oleat ( C17H33 COONa). Giá trị của a và m lần lượt là A. 8,82 và 3,95 B. 9,87 và 5,32 C. 8,82 và 6,08 D. 5,98 và 6,08 Câu 21: Trường hợp nào dưới dây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất săt chính có   trong quặng? A. Xiđerit chứa FeCO3 B. Pirit chứa FeS2 C. Manhetit chứa Fe3O4 D. Hematit nâu chứa Fe2O3 Câu 22: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no , mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử  mỗi chất có hai   nhóm chức trong số các nhóm –OH, ­CHO, ­COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch   AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni   hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 018
  3. A. 2,98 B. 1,22 C. 1,50 D. 1,24 Câu 23: Hấp thụ hết 11,2 lít CO2 (đktc) vào 350 ml dd Ba(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được? A. 78,8g B. 19,7g C. 20,5g D. 39,4g Câu 24: Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch gồm HCl 0,5M và Al2(SO4)3 0,25M.  Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo V như hình dưới. Giá trị của a, b tương ứng là: sè mol Al(OH)3 a V ml NaOH 0 b A. 0,05 và 400 B. 0,1 và 300. C. 0,2 và 400 D. 0,1 và 400 Câu 25: Cho các hợp kim: Fe–Cu; Fe–C; Zn–Fe; Mg–Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong   đó Fe bị ăn mòn điện hóa là A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 26: Cặp nào chứa 2 chất đều có khả năng làm mềm nước có độ cứng tạm thời? A. HCl, Ca(OH)2 B. NaOH, Na3PO4 C. Ca(OH)2, Na2CO3 D. NaHCO3, Na2CO3 Câu 27: Trong các amin sau: (2) H2N­CH2­CH2­NH2 (1) CH3­CH­NH2 CH3 (3) CH3­CH2­CH2­NH­CH3   Amin bậc 1 là A. (1), (2). B. (1), (2), (3). C. (2), (3). D. (1), (3). Câu 28: Để xà phòng hóa 17,4 gam một este no, đơn chức cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,5M.  Este đó có  CTPT là: A. C4H8O2 B. C3H6O2. C. C6H12O2. D. C5H10O2. Câu 29: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tơ visco là tơ tổng hợp. B. Trùng ngưng buta­1,3­đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna­N. C. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng D. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol­fomanđehit). Câu 30: Phản ứng với nhóm chất  nào sau đây chứng tỏ FexOy có tính oxi hóa ? A. CO, H2, H2SO4. B. H2, Al, CO C. Al, Mg, HNO3 D. CO, C, HCl Câu 31: Cho dãy các chất : CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được  với dung dịch NaOH là A. 1. B. 3.  C. 2. D. 4.  Câu 32: Cho các dung dịch sau NaOH,  NaHCO 3,  BaCl2,  Na2CO3,  NaHSO4.  Nếu trộn  các dung dịch với  nhau  theo từng đôi một thì tổng số cặp có thể xảy ra là A. 5 B. 7 C. 4 D. 6 Câu 33: Xà phòng hóa hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 thu được sản phẩm gồm: A. 1 muối và 1 ancol B. 2 muối và 1 ancol C. 1 muối và 2 ancol D. 2 muối và 2 ancol Câu 34: Phát biểu không đúng là: A. Sản phẩm thủy phân saccarozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng bạc. B. Dung dịch saccarozơ hoà tan được Cu(OH)2. C. Dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O. D. Thủy phân (xúc tác H+, to) tinh bột cũng như xenlulozơ đều cho cùng một monosaccarit.                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 018
  4. Câu 35: Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch  HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 24,2 B. 22,4 C. 18,0 D. 15,6 Câu 36: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí, hiệu suất 100%) với 9,66 gam   hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư, sau khi các   phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z, chất không tan T và 0,03 mol khí. Sục CO 2 đến dư vào dung  dịch Z, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam một chất rắn. Công thức của oxit sắt và   khối lượng của nó trong hỗn hợp X trên là A. Fe3O4 và 2,76 gam. B. Fe3O4 và 6,96 gam. C. Fe2O3 và 8,00 gam. D. FeO và 7,20 gam. Câu 37: Hiện tượng mưa axit là do không khí bị ô nhiễm bởi dãy khí nào sau đây? Chọn câu trả lời đúng: A. Cl2 , CH4 , SO2 B. CO , CO2 , NO C. SO2 , NO , NO2 D. HCl , CO , CH4 Câu 38: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn, Ni, Ca. Số kim loại trong dãy không phản  ứng được với   dung dịch HCl là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 39: X là một tripeptit, Y là một pentapeptit, đều mạch hở. Hỗn hợp Q gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là   2 :3. Thủy phân hoàn toàn 149,7 gam hỗn hợp Q bằng H 2O ( có xúc tác axit)  thu được 178,5 gam hỗn hợp các   aminoaxit. Cho 149,7 gam hỗn hợp Q vào dung dịch chứa 1 mol KOH và 1,5 mol NaOH. Đun nóng hỗn hợp để  phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z. Tổng khối lượng chất tan có trong dung dịch Z là A. 212,3 gam B. 256,7 gam C. 185,2 gam D. 199,8 gam Câu 40: Hòa tan hết cùng một Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (1) và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra  trong cùng điều kiện là: A. (2) gấp rưỡi  (1) B. (1) bằng (2) C. (2) gấp ba   (1) D. (1) gấp đôi  (2) ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 018
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2