TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
LÊ XOAY<br />
Mã đề thi: 634<br />
<br />
KHẢO SÁT LỊCH SỬ LỚP 12 LẦN 2<br />
NĂM HỌC 2018-2019<br />
Thời gian làm bài: 50 phút;<br />
(40 câu trắc nghiệm)<br />
<br />
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br />
Họ, tên thí sinh:.....................................................................Số báo danh: .............................<br />
Câu 1: Văn kiện lịch sử nào sau đây không liên quan đến nội dung đường lối kháng chiến<br />
<br />
chống Pháp?<br />
A. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”(9/1947) của Trường Chinh.<br />
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch (19/12/1946).<br />
C. Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Thường vụ Trung ương Đảng (22/12/1946).<br />
D. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.<br />
Câu 2: Hãy sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian:<br />
1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.<br />
2. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập.<br />
3. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng ra đời.<br />
A. 1, 3, 2.<br />
B. 2, 3, 1.<br />
C. 1, 2, 3.<br />
D. 3, 2, 1.<br />
Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ chính trị thế giới thay đổi to lớn và sâu sắc<br />
chủ yếu là do<br />
A. Mỹ thành công trong chiến lược toàn cầu.<br />
B. Sự ra đời của hai khối quân sự đối lập.<br />
C. các cuộc chiến tranh cục bộ bùng nổ khắp nơi.<br />
D. thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.<br />
Câu 4: Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc( từ năm 1978) và đường lối đổi mới<br />
ở Việt Nam (từ năm 1986) có điểm giống nhau là<br />
A. xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc riêng của từng nước.<br />
B. đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.<br />
C. đều kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản.<br />
D. xuất phát điểm là nền kinh tế lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.<br />
Câu 5: Điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga và cách mạng Tân<br />
Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là<br />
A. đã lật đổ chế độ phong kiến.<br />
B. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.<br />
C. do giai cấp tư sản lãnh đạo.<br />
D. đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động.<br />
Câu 6: “Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã . Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang<br />
mang tột độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi đã đến”( SGK Lịch sử 12<br />
trang 115).<br />
Điều kiện khách quan thuận lợi được đề cập trong đoạn trích là<br />
A. sự ủng hộ tuyệt đối của quân Đồng minh.<br />
B. kẻ thù của chúng ta đã gục ngã hoàn toàn.<br />
C. quần chúng đã sẵn sàng đấu tranh.<br />
Trang 1/6 - Mã đề thi 634<br />
<br />
D. các lực lượng vũ trang đã vào vị trí.<br />
Câu 7: Tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi hệ tư tưởng nào dưới<br />
<br />
đây?<br />
A. Triết học ánh sáng từ Pháp.<br />
B. Quân chủ lập hiến.<br />
C. Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn.<br />
D. Chủ nghĩa Mác – Lê Nin.<br />
Câu 8: Vì sao trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm<br />
1884, nhà Nguyễn bỏ qua những cơ hội để thoát khỏi số phận một nước thuộc địa nửa<br />
phong kiến?<br />
A. Nhà Nguyễn tập trung lực lượng để đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân.<br />
B. Nhà Nguyễn sợ dân hơn sợ Pháp, sợ nhân dân nổi dậy chống triều đình.<br />
C. Nhà Nguyễn tập trung xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, ảo tưởng với kẻ thù.<br />
D. Nhà Nguyễn không nhìn thấy dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, ảo tưởng với kẻ thù.<br />
Câu 9: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng<br />
sản Việt Nam vì<br />
A. hội đã chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản<br />
Việt Nam.<br />
B. hội đã trang bị lý luận, tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống đế quốc, phong<br />
kiến.<br />
C. hội đã chuẩn bị về nhân lực, vật lực tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
D. hội đã chuẩn bị về lực lượng chính trị, vũ trang cho cách mạng Việt Nam.<br />
Câu 10: Sắp xếp các dữ liệu sau theo trình tự thời gian:<br />
1.Chiến dịch Việt Bắc.<br />
2.Chiến dịch Biên giới.<br />
3.Cuộc chiến đấu ở các đô thị.<br />
4.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng.<br />
A. (3), (2), (1), (4).<br />
B. (1), (2), (3), (4).<br />
C. (1), (3), (4), (2).<br />
D. (3), (1), (2), (4).<br />
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm<br />
1917?<br />
A. Cổ vũ và để lại bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới.<br />
B. Hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.<br />
C. Mở ra thời kì lịch sử thế giới hiện đại.<br />
D. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.<br />
Câu 12: Yếu tố nào quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?<br />
A. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7-1936).<br />
B. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới (những năm 30<br />
của thế kỷ XX).<br />
C. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6-1936).<br />
D. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935).<br />
Câu 13: Thắng lợi về quân sự nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược<br />
(1946-1954) đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na va của thực dân Pháp?<br />
A. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950.<br />
B. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.<br />
Trang 2/6 - Mã đề thi 634<br />
<br />
C. Cuộc Tiến công chiến lược đông-xuân 1953-1954.<br />
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.<br />
Câu 14: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong<br />
<br />
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) vì<br />
A. đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp có Mĩ giúp sức.<br />
B. tác động trực tiếp, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.<br />
C. đã làm thất bại âm mưu của Mĩ muốn quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.<br />
D. góp phần làm sụp đổ Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.<br />
Câu 15: Nguyên tắc hoạt động nào của Liên hợp quốc được Đảng ta vận dụng triệt để trong<br />
việc giải quyết vấn đề chủ quyền biển đảo hiện nay?<br />
A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.<br />
B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.<br />
C. Bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.<br />
D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.<br />
Câu 16: Trong những năm 1939 - 1945, sự phát triển lực lượng chính trị cách mạng của<br />
Đảng Cộng sản Đông Dương có đặc điểm gì?<br />
A. Từ miền núi phát triển xuống miền xuôi. B. Từ nông thôn về các thành thị.<br />
C. Từ miền xuôi phát triển lên miền ngược.<br />
D. Từ thành thị phát triển về nông thôn.<br />
Câu 17: Trong các nhận xét dưới đây nhận xét nào là đúng?<br />
1. Nguyên nhân quyết định cho sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là<br />
Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu<br />
2. Sau khi giành được độc lập các nước sáng lập ASEAN thực hiện chính sách kinh tế lấy<br />
xuất khẩu làm chủ đạo<br />
3. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX là tình trạng chiến tranh<br />
lạnh.<br />
4. Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh sau chiến tranh<br />
thế giới thứ hai là đấu tranh vũ trang.<br />
A. 4<br />
B. 1<br />
C. 3<br />
D. 2<br />
Câu 18: Trong các nhận xét sau có mấy nhận xét đúng:<br />
1. Công lao lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam giai đoạn 19191930 là tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam.<br />
2 . Đảng ra đời là kết quả truyền bá lí luận chủ nghĩa Mác – Lê Nin về Việt Nam của<br />
Nguyễn Ái Quốc, là sản phẩm kết hợp các khuynh hướng cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ<br />
XX.<br />
3. Mặt trận Việt Minh đóng vai trò quan trọng trực tiếp đến thắng lợi của cách mạng tháng<br />
Tám.<br />
4. Tính chất điển hình của cuộc cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là dân tộc, dân<br />
chủ nhân dân.<br />
A. 1<br />
D. 4<br />
B. 2<br />
C. 3<br />
Câu 19: Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng tháng Tám<br />
trong giai đoạn 1945 - 1946 là gì ?<br />
A. Quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản.<br />
B. Thành lập chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và giải quyết vấn<br />
đề tài chính trống rỗng.<br />
C. Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói.<br />
Trang 3/6 - Mã đề thi 634<br />
<br />
D. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới..<br />
Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ người Việt Nam yêu nước thành Đảng<br />
<br />
viên cộng sản?<br />
A. Tháng 7-1920, Người đọc Sơ thảo những Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và<br />
thuộc địa<br />
B. Năm 1924, Người tham dự Đại hội V Quốc tế cộng sản.<br />
C. Tháng 12-1920, Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập<br />
Đảng Cộng sản Pháp.<br />
D. Tháng 6-1919, Người gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam.<br />
Câu 21: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay là<br />
A. thực hiện đượng lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.<br />
B. mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.<br />
C. bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô.<br />
D. gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam.<br />
Câu 22: Việc đưa ra quyết định: sau khi đánh bại phát xít Đức ở Châu Âu, Liên Xô sẽ tham<br />
chiến chống Nhật ở Châu Á tại Hội nghị Ianta (2 -1945) thể hiện<br />
A. sự đối đầu của các nước Đồng minh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.<br />
B. sự phân chia phạm vi chiếm đóng của các nước Đồng minh.<br />
C. quyết tâm của các nước Đồng minh trong đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.<br />
D. sự hợp tác quốc tế để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.<br />
Câu 23: Điểm chung trong kế hoạch Rơ-ve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm<br />
<br />
1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là<br />
A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.<br />
B. đánh vào cơ quan đầu não kháng chiến của ta.<br />
C. giành thế chủ động trên chiến trường.<br />
D. âm mưu tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam.<br />
Câu 24: Nguyên tắc cơ bản nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định sơ bộ (6-3-1946)<br />
và Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (21-7-1954) là gì?<br />
A. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.<br />
B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước.<br />
C. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng.<br />
D. Không vi phạm chủ quyền quốc gia.<br />
Câu 25: Biến đổi về mặt xã hội của Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 là gì?<br />
A. Giai cấp công nhân chiếm tỉ lệ đông đảo nhất trong lực lượng lao động.<br />
B . Giai cấp nông dân chiếm tỉ lệ đông đảo nhất trong lực lượng lao động.<br />
C . Bộ phận trí thức chiếm tỉ lệ đông đảo nhất trong lực lượng lao động.<br />
D . Tỉ lệ công nhân, nông dân, trí thức ngang bằng nhau.<br />
Câu 26: Lí do nào dưới đây khẳng định Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản<br />
Việt Nam là Cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, đúng đắn?<br />
A. Xác định lực lượng chính tham gia cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân.<br />
B. Vận dụng sáng tạo, linh hoạt chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam,<br />
xác định lực lượng giữ vai trò lãnh đạo là giai cấp công nhân.<br />
C. Kết hợp sáng tạo vấn đề ruộng đất cho nông dân và quyền dân chủ cho các tầng lớp<br />
nhân dân khác.<br />
D. Vận dụng sáng tạo, linh hoạt chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam,<br />
kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp.<br />
Trang 4/6 - Mã đề thi 634<br />
<br />
Câu 27: Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 gây ra đối với xã hội<br />
<br />
Việt Nam là gì?<br />
A. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.<br />
B. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ công nhân vì họ bị sa thải, đồng lương ít<br />
ỏi.<br />
C. Số đông tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh.<br />
D. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nông dân vì họ phải phải chịu cảnh sưu<br />
cao, thuế nặng.<br />
Câu 28: So với hội nghị tháng 11 năm 1939, Hội nghị tháng 5 năm 1941 của Ban chấp<br />
hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương có điểm gì mới?<br />
A. Thành lập Mặt trận Nhân dân rộng rãi chống đế quốc.<br />
B. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.<br />
C. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc chống đế quốc và phong kiến.<br />
D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.<br />
Câu 29: Để phát triển khoa học kĩ thuật, sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản có chủ<br />
trương gì ít thấy ở các nước tư bản khác?<br />
A. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh sáng chế.<br />
B. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biến<br />
C. Đi sâu vào ngành công nghiệp dân dụng<br />
D. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.<br />
Câu 30: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc có ảnh<br />
hưởng như thế nào đến Việt Nam?<br />
A. Tạo điều kiện khách quan thuận lợi để Việt Nam nổi dậy giành chính quyền.<br />
B. Phát xít Nhật tăng cường vơ vét nhân dân ta để bù đắp thiệt hại của chiến tranh.<br />
C. Phát xít Nhật củng cố chế độ cai trị chặt chẽ ở Việt Nam.<br />
D. Tạo điều kiện để nhân dân ta đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập.<br />
Câu 31: Sự kiện ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ đã ảnh hưởng tới tình hình thế giới như thế<br />
nào?<br />
A. Đẩy quan hệ giữa các nước đồng minh của Mĩ và thế giới các nước theo đạo Hồi bước<br />
sang giai đoạn căng thẳng, ác liệt.<br />
B. Thế giới bước sang thời kì đoàn kết mới, cùng nhau chung tay chống chủ nghĩa khủng<br />
bố trên phạm vi toàn cầu.<br />
C. Khoét sâu mâu thuẫn giữa một số nước trên thế giới, đồng thời đặt toàn bộ thế giới đúng<br />
trước thách thức mới, đó là chủ nghĩa khủng bố.<br />
D. Nước Mĩ bị tấn công khủng bố, hàng ngàn người chết, thiệt hại vật chất tới mấy chục tỉ<br />
đô la.<br />
Câu 32: Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đã đánh dấu bước chuyển hướng<br />
quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?<br />
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936).<br />
B. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).<br />
C. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941).<br />
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11 - 1939).<br />
Câu 33: Sự khác biệt căn bản giữa Chiến tranh lạnh với các cuộc chiến tranh thế giới đã<br />
diễn ra trong thế kỉ XX là<br />
A. làm cho thế giới luôn căng thẳng bên “miệng hố chiến tranh”.<br />
Trang 5/6 - Mã đề thi 634<br />
<br />