Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 11.2
lượt xem 386
download
Anh A và chị B kết hôn năm 1996 có điều kiện kết hôn và sinh sống tại phường T quận Y Thành Phố Hà Nội. Hai vợ chồng có tài sản chung là hai căn nhà tại phường M, quận N; phường P, quận X, thành phố Hà Nội và 3 tỷ đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 11.2
- LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BÀI TẬP CÁ NHÂN 1 ĐỀ BÀI 11 Anh A và chị B kết hôn năm 1996 có điều kiện kết hôn và sinh s ống t ại 2010 HLU phường T quận Y Thành Phố Hà Nội. Hai vợ chồng có tài sản chung là hai căn nhà tại phường M, quận N; phường P, quận X, thành ph ố Hà N ội và 3 t ỷ đồng. Sau một thời gian chung sống 2 vợ chồng phát sinh mâu thu ẫn trong việc đầu tư mở công ty kinh doanh bất động sản nên anh chị A, B đã tho ả thuận với nhau về việc chia tài sản chung để anh A tự mở công ty kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, để sự thoả thuận của mình có giá trị v ề m ặt pháp lý nên hai vợ chồng anh A và chị B gửi đơn ra toà án nhân dân yêu c ầu công nhận sự thoả thuận của mình về việc phân chia tài sản chung. Anh (chị) hãy xác định: a. Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì toà án nhân dân có th ẩm quyền giải quyết yêu cầu của vợ chống anh A chị B theo th ủ t ục t ố t ụng dân sự hay không? Tại sao? Quan điểm cá nhân của anh chị về vấn đề này. b. Sau khi tự thoả thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung thì chị B đi Úc học tập chương trình dài hạn 2 năm. Sau đó vợ chồng anh ch ị A, B hát sinh mâu thuẫn nên trong hai tuần nghỉ phép chị B về nước gửi đơn kiện ra toà án nhân dân quận Y yêu cầu xử lý li hôn với anh A. H ỏi TAND qu ận Y có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị B hay không? Tại sao? BÀI LÀM a. Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì toà án nhân dân không có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của vợ chống anh A ch ị B theo thủ tục tố tụng dân sự. Vì: Thứ nhất, theo quy định tại điều 28 Luật TTDS về những yêu cầu về hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án không có đi ều khoản nào ghi nhận việc Toà án nhân dân có th ẩm quy ền gi ải quy ết yêu c ầu chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Luật TTDS ch ỉ công nh ận Page 5 Nguyễn Thị Hồng Nhung KT32B029
- LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BÀI TẬP CÁ NHÂN 1 thẩm quyền giải quyết việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân trong trường hợp hai bên vợ chồng có tranh chấp tại khoản 2 điều 27 Luật TTDS. Thứ hai, điều 29 luật HNGĐ năm 2000 quy định, khi hôn nhân tồn tại, 2010 HLU trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thu ận chia tài sản chung, việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không tho ả thuận được thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết. Theo các quy định của pháp luật TTDS và pháp luật HNGĐ nh ư trên thì việc chia tài sản trong thời ký hôn nhân mà pháp sinh tranh ch ấp thì m ới là tranh chấp thuộc thẩm quyền của TAND. Còn nếu như việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân mà không có tranh chấp thì thuộc thẩm quy ền của cơ quan khác (cơ quan công chứng thụ lý theo thủ tục công chứng chứng th ực) ch ứ không thuộc thẩm quyền của TAND. Trong trường hợp này, vợ chồng anh A, chị B đã thoả thuận được với nhau về việc chia tài sản trong thời ký hôn nhân, mục đích của việc chia tài sản là để anh A đầu tư mở công ty kinh doanh bất động sản. Do đó, lý do chia tài sản là hợp pháp, anh chị cũng đã thoả thuận đ ược vi ệc chia tài s ản, không có tranh chấp phát sinh trong việc chia tài sản trong th ời kỳ hôn nhân. Nh ư vậy, TAND không có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của vợ chống anh A chị B theo thủ tục tố tụng dân sự; để sự thoả thuận của mình có giá trị v ề m ặt pháp lý thì hai vợ chồng anh A và chị B cần lập thành văn bản vi ệc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân với đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 điều 6 Nghị định 70/2001/NĐ-CP và mang văn bản đi công ch ứng tại c ơ quan công chứng có thẩm quyền. * Quan đểm cá nhân về vấn đề này: Có thể nói quy định của pháp luật TTDS sự hiện hành về việc TAND chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ việc chia tài sản trong th ời kỳ hôn nhân c ủa vợ chồng khi phát sinh tranh chấp là hợp lý. Vì th ực t ế, vi ệc hai v ợ ch ồng đã thoả thuận được với nhau về việc chia tài sản trong thời ký hôn nhân rồi thì không nhất thiết cần phải mở một phiên toà để công nhận sự thoả thuận đấy, Page 5 Nguyễn Thị Hồng Nhung KT32B029
- LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BÀI TẬP CÁ NHÂN 1 như vậy vừa tránh được những chi phí tốn kém không cần thiết và tránh cho TAND phải giải quyết quá nhiều vụ việc. Tuy nhiên, Luật TTDS cũng nh ư luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn có liên quan ch ưa qui định c ụ th ể 2010 HLU nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi vi ệc chia tài sản chung đó thuộc thẩm quyền của Toà án. Do đó, trong th ực ti ễn áp dụng, Toà án sẽ gặp khó khăn khi vận dụng căn cứ pháp lý đ ể gi ải quy ết các tranh chấp phát sinh. Trước đây, Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 đã qui định: “Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo qui định ở Điều 42 (nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn) của Luật này”. Chính vì vậy, cần có những sửa đổi h ợp lý trong pháp luật hiện hành để đảm bảo cơ sở pháp lý cho TAND trong quá trình giải quyết vụ việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân theo th ủ tục TTDS. b. TAND quận Y không có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị B. Vì: Thứ nhất, Yêu cầu của chị B là yêu cầu ly hôn, m ục đích là gi ải quy ết quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng cho nên nguyên tắc áp dụng xác đ ịnh thẩm quyền của toà án giải quyết là theo nơi cư trú, làm việc của bị đơn. Thứ hai, theo quy định tại điều 33 và điều 34 Luật TTDS về thẩm quyền của Toà án các cấp thì TAND quận, huyện, thị xã thành ph ố thu ộc t ỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân gia đình quy định tại điều 27 Bộ luật TTDS mà không có các dấu hiệu của khoản 3 điều 33. Và TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quy ền gi ải quyết các tranh chấp, yêu cầu có đấu hiệu của khoản 3 điều 33. Thứ ba, theo quy định của khoản 3 điều 33 và được h ướng dẫn c ụ th ể tại khoản 4 mục I Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP thì các tranh ch ấp, yêu c ầu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện. Page 5 Nguyễn Thị Hồng Nhung KT32B029
- LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BÀI TẬP CÁ NHÂN 1 Thứ tư, trong trường hợp này, chị B đi Úc học tập chương trình dài hạn 2 năm và chỉ về Việt Nam nghỉ phép hai tuần cho nên nơi cư trú c ủa ch ị v ẫn là ở Úc, chị B vẫn là người Việt Nam ở nước ngoài. Mà theo tình huống bài 2010 HLU tập, chị B đã nộp đơn trực tiếp tới TAND quận Y yêu c ầu gi ải quy ết v ụ vi ệc ly hôn của chị với anh A, tuy nhiên, theo quy định tại điều 167 BLTTDS thì toà sẽ ra quyết định thụ lý đơn khởi kiện trong thời h ạn 5 ngày kể từ ngày nhận đơn khởi kiện chứ không phải thụ lý ngay say khi đương sự nộp đơn khởi kiện, theo đó có hai khả năng có thể xảy ra: Một là, tại thời điểm toà án có thẩm quyền thụ lý vụ việc li hôn c ủa chị B thì chị B đã trở lại Úc để tiếp tục công việc học tập. Trường h ợp này theo quy định tại điểm a, khoản 4.1, điều 4 mục I Nghị quyết 01/2005/NQ- HĐTP là trường hợp đương sự ở nước ngoài, là tranh chấp về hôn nhân và gia đình có dấu hiệu tại khoản 3, điều 33 BLTTDS. Cho nên tr ường h ợp này sẽ không thuộc thẩm quyền của TAND quận Y. Hai là, tại thời điểm toà án thụ lý vụ việc Ly hôn c ủa ch ị B, ch ị B v ẫn ở Việt Nam, trường hợp này sẽ không có dấu hiệu đương sự ở nước ngoài theo quy định tại khoản 3 điều 33, tuy nhiên chị B chỉ về phép trong 2 tuần sau đó lại tiếp tục sang học tập tại Úc, mà thời hạn tiến hành giải quy ết vụ việc dân sự lại kéo dài hơn hai tuần (chỉ riêng th ời gian chuẩn b ị xét x ử đã là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án – theo khoản 1 điều 179 BLTTDS) nên trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn giữa hai anh chị, chị B không th ể có mặt tại Việt Nam trong suốt quá trình giải quyết. Do đó có th ể cần ph ải ti ến hành một hoặc một số hoạt động TTDS ở nước ngoài mà Toà án Việt Nam không thể thực hiện được (như cần phải uỷ thác tư pháp lấy lời khai của đương s ự ở nước ngoài qua con đường ngoại giao…). Điều này đòi hỏi người xét xử phải nắm vững pháp luật trong nước, am hiểu Luật qu ốc t ế, Đi ều ước qu ốc tế mà Việt Nam tham gia, mà những việc này nếu giao cho TAND Huy ện s ẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cho nên cũng có thể coi trường h ợp này có d ấu hi ệu của khoản 3 điều 33 (cần uỷ thác tư pháp cho toà án n ước ngoài) nên cũng s ẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND quận Y. Page 5 Nguyễn Thị Hồng Nhung KT32B029
- LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BÀI TẬP CÁ NHÂN 1 Từ những phân tích trên có thể khẳng định, yêu cầu yêu c ầu xử lý li hôn với anh A của chị B có dấu hiệu tại khoản 3 điều 33 Luật TTDS, do đó thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị B phải là TAND Thành ph ố Hà Nội 2010 HLU chứ không phải là TAND quận Y. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân s ự Vi ệt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2009. 2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. 3. Nghị quyết của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao s ố 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. 4. TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ ch ồng theo pháp lu ật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội năm 2008. 5. Nguyễn Thị Thuý, Thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án li hôn có m ột bên đương sự ở nước ngoài theo Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Hà Nội 2004. 6. ThS. Nguyễn Hồng Hải, Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, tạp chí Luật học số 5 năm 2003. 7. Chế độ tài sản theo thoả thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam. Tạp chí Luật học số 11 năm 2009. 8. http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/hon-nhan-gia- dinh/2009/6654/Ban-them-ve-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-trong-thoi.aspx Page 5 Nguyễn Thị Hồng Nhung KT32B029
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 10.2
3 p | 1849 | 766
-
Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 1
4 p | 1479 | 655
-
Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 2
3 p | 1302 | 635
-
Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 10
3 p | 1038 | 512
-
Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 7
4 p | 966 | 508
-
Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 16
4 p | 973 | 487
-
Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 8
4 p | 940 | 465
-
Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 18
4 p | 754 | 407
-
Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 12.2
5 p | 863 | 357
-
Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 14
4 p | 477 | 188
-
Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 17
5 p | 350 | 145
-
Một số câu hỏi trắc nghiệm và bán trắc nghiệm môn Luật tố tụng hình sự
11 p | 722 | 42
-
Câu hỏi ôn tập Luật tố tụng hình sự
15 p | 300 | 30
-
Đề cương Luật Tố tụng hành chính
34 p | 58 | 11
-
Đề cương Tố tụng dân sự (Có đáp án)
72 p | 78 | 11
-
Câu hỏi và đáp án ôn thi Luật Tố tụng hình sự
54 p | 89 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần môn Luật Tố tụng Dân sự năm 2019-2020 - Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM
1 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn