intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi Olympic môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Liên cụm trường THPT Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

15
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi Olympic môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Liên cụm trường THPT Hà Nội”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi Olympic môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Liên cụm trường THPT Hà Nội

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI OLYMPIC DÀNH CHO HỌC SINH LIÊN CỤM TRƯỜNG THPT LỚP 10, LỚP 11 NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: LỊCH SỬ 10 Ngày thi: 09/3/2024 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (6,0 điểm) “Một thế hệ ngoảnh mặt lại với lịch sử là một thế hệ không có quá khứ và cũng không có tương lai”. (Robert A.Heinlein) a. Em có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao? b. Bằng những kiến thức đã học về tri thức lịch sử, hãy làm rõ sự cần thiết phải học tập, khám phá lịch sử suốt đời. c. Em đã sử dụng những phương pháp học tập nào để bản thân học tốt môn Lịch sử? Câu 2 (5,0 điểm) Trình bày những thành tựu văn minh nổi bật của các quốc gia cổ đại Phương Đông. Theo em, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người? Câu 3 (4,0 điểm) Về cách mạng công nghiệp thời hiện đại: a. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra chủ yếu trên những lĩnh vực nào? b. Kể tên những đồ dùng trong gia đình em là sản phẩm ứng dụng từ thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại. Trong đó, em thấy sản phẩm nào hữu ích nhất? Vì sao? Câu 4 (5,0 điểm) Bằng những kiến thức lịch sử đã học, làm sáng tỏ nhận định: Những thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại là biểu hiện rõ nét cho một nền văn hóa Đông Nam Á đa dạng và phong phú. -----------------HẾT----------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh:…………………………………… Số báo danh:……………….. Họ tên và chữ kí của cán bộ coi thi số 1: Họ tên và chữ kí của cán bộ coi thi số 2:
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI OLYMPIC DÀNH CHO HỌC SINH LIÊN CỤM TRƯỜNG THPT LỚP 10, LỚP 11 NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: LỊCH SỬ 10 Ngày thi: 09/3/2024 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 “Một thế hệ ngoảnh mặt lại với lịch sử là một thế hệ không có quá khứ và 6.0 cũng không có tương lai”. (Robert A.Heinlein) a. Đây là một quan điểm đúng => Đồng tình 0.5 Giải thích: + Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện 0.5 đến ngày nay. + Kiến thức lịch sử có giá trị không chỉ với mỗi cá nhân mà còn với cả xã hội, có 0.5 mối liên hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực của cuộc sống: chính trị, kinh tế, văn hóa… + Nếu không biết đến, không học, không coi trọng lịch sử thì sẽ không biết được 0.5 quá khứ, hiện tại và đoán định được tương lai của loài người, của quá trình phát triển của nhân loại. Con người sẽ không nắm bắt được quy luật phát triển hay rút ra được những bài học lịch sử, vận dụng được những kinh nghiệm vào cuộc sống b. Sự cần thiết phải học tập, khám phá lịch sử suốt đời: + Tri thức lịch sử giúp con người đúc kết, vận dụng thành công những bài học 0.5 kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại sai lầm từ quá khứ. + Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về 0.5 lịch sử cần có một quá trình lâu dài. + Tri thức về lịch sử có sự biến đổi và phát triển không ngừng theo thời gian 0.5 (xuất hiện các nguồn sử liệu mới, cách tiếp cận mới…) + Việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời sẽ giúp mỗi người tự mở rộng kiến thức, nâng cao sự hiểu biết và cập nhật thông tin. Từ đó đưa lại những cơ hội 0.5 nghề nghiệp mới. c. Những phương pháp để học tốt môn Lịch sử: Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân nhưng không được trái với quy định của Luật Giáo dục Việt Nam và không phản cảm. (Yêu thích bộ môn, Nắm vững 2.0 kiến thức cơ bản, Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy hoặc những phương pháp học tập sáng tạo khác) 2 Trình bày những thành tựu văn minh nổi bật của các quốc gia cổ đại Phương Đông. Theo em, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn 5.0 minh loài người? a. Những thành tựu văn minh nổi bật của các quốc gia cổ đại Phương Đông: * Tư tưởng, tôn giáo: - Hình thành sớm, dùng để giải thích về thế giới, đề xướng các biện pháp cai 0.25 trị đất nước, răn dạy đạo đức, lối sống, cách tu dưỡng con người. - Trung Quốc cổ đại có học thuyết tư tưởng và tôn giáo Nho giáo, Đạo giáo, 0.5 Pháp gia, các thuyết âm dương, ngũ hành, bát quái… Ấn Độ có Đạo Phật, Đạo Hin-đu
  3. - Những tư tưởng, tôn giáo này được truyền bá và ảnh hưởng tới nhiều quốc 0.25 gia: Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, các nước Đông Nam Á * Chữ viết: Xuất phát từ nhu cầu lưu giữ và ghi chép. - Ban đầu dùng chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý. 0.25 - Ghi chép trên giấy papyrus, đất sét, mai rùa, xương thú, lụa, thẻ tre 0.25 * Toán học: Xuất phát từ nhu cầu đo đạc lại ruộng đất, thu chi, tính toán, xây 0.25 dựng các công trình kiến trúc. - Do nhu cầu thực tế, người Ai Cập giỏi hình học, tính được diện tích các hình 0.25 và biết đến hệ đếm thập phân; người Ấn Độ phát minh ra số 0. Tính được số pi = 3,16 - Để lại nhiều kinh nghiệm quý, đặt nền tảng để toán học phát triển cao hơn ở 0.5 giai đoạn sau. * Văn học: - Nội dung chủ yếu là giải thích các hiện tượng thiên nhiên hay nguồn gốc của 0.25 con người - Tác phẩm tiêu biểu: Kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na (Ấn 0.25 Độ); Kinh Thi (Trung Quốc) * Kiến trúc và điêu khắc: Chủ yếu phục vụ chế độ chuyên chế cổ đại, thể hiện 0.25 sức mạnh của các vua chuyên chế. - Tiêu biểu có Kim tự tháp (Ai Cập), khu đền tháp ở Ấn Độ, tượng Nhân sư, 0.25 tượng Nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti… - Thể hiện cho sức lao động và khả năng sáng tạo của con người. 0.5 b. Thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất: 0.25 - Chữ viết. Vì: + Đây là phát minh quan trọng đánh dấu con người bước sang ngưỡng cửa 0.25 của nền văn minh. + Phản ánh trình độ tư duy cao của cư dân phương Đông cổ đại. 0.25 + Là căn cứ, là cơ sở để con người biết đến lịch sử, quá khứ 0.25 3 Về cách mạng công nghiệp thời hiện đại: 4.0 a. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra chủ yếu trên những lĩnh vực: + Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) bắt đầu từ thế kỉ XXI. 0.25 + Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra chủ yếu trên những lĩnh vực 0.25 kĩ thuật số, công nghệ sinh học và sự phát triển công nghệ liên ngành, đa ngành. + Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 0.5 là Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật và Dữ liệu lớn (Big Data). + Công nghệ sinh học và sự phát triển của các công nghệ liên ngành, đa 0.5 ngành đạt nhiều thành tựu to lớn: chọn tạo giống cây trồng, chuẩn đoán bệnh, xử lí ô nhiễm môi trường… Ba công nghệ chủ yếu tác động đến sự thay đổi cuộc sống con người là công nghệ di truyền (gen), nuôi cấy mô và nhân bản. + Một số lĩnh vực của vật lí cũng đạt thành tựu to lớn: rô-bốt thế hệ mới, máy 0.5 in 3D, công nghệ na-nô, điện toán đám mây… b. Kể tên những đồ dùng trong gia đình em là sản phẩm ứng dụng từ thành 0.5 tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại. Trong đó, em thấy sản phẩm nào hữu ích nhất? Vì sao? + Hs kể tên các sản phẩm … (rô-bốt lau nhà, máy rửa bát, điện thoại di động, 0.5
  4. nồi cơm điện…) + Hs nêu sản phẩm hữu ích nhất và lí giải lí do hợp lí (chứng tỏ sự phát triển 1.0 của khoa học - công nghệ, giải phóng sức lao động của con người, giúp nâng cao đời sống vật chất - tinh thần…) Chứng minh nhận định: Những thành tựu của văn minh Đông Nam Á 5.0 4 thời cổ - trung đại là biểu hiện rõ nét cho một nền văn hóa Đông Nam Á đa dạng và phong phú. + Khẳng định nhận định đúng. 0.5 + Chứng minh: * Đông Nam Á là khu vực có nhiều tín ngưỡng và tôn giáo: - Tín ngưỡng: có nhiều tín ngưỡng bản địa: Thờ cúng tổ tiên, sùng bái tự 0.5 nhiên, tín ngưỡng phồn thực - Tôn giáo: Đông Nam Á là nơi hội tụ nhiều tôn giáo lớn của thế giới: Phật 0.5 giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo; Các tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhưng mức độ ảnh hưởng khác biệt tới từng quốc gia trong khu vực; Một số tôn giáo đã trở thành quốc giáo ở các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian dài (Phật giáo, Thiên Chúa giáo) * Chữ viết: Trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ, các dân tộc Đông Nam Á đã 0.5 sáng tạo ra chữ viết riêng của mình: người Chăm, người Khơme, người Mã Lai… 0.5 - Việc cải tiến từ chữ viết của Ấn Độ và sáng tạo thành chữ viết riêng không phải là sự bắt chước đơn giản, rập khuôn mà là quá trình lao động sáng tạo, tạo thành chữ viết riêng phù hợp với dân tộc mình, là một thành tựu lớn của cư dân Đông Nam Á * Văn học: - Văn học dân gian: phản ánh cuộc sống lao động cần cù và đấu tranh của các 0.5 dân tộc, giải thích nguồn gốc thế giới, loài người với nhiều thể loại phong phú: sử thi Đẻ đất đẻ nước (Việt Nam), thần thoại Pun hơ – Nhan hơ (Lào), truyền thuyết Pơ-rắc Thon (Cam-pu-chia), cổ tích (Núi chàng núi thiếp), truyện cười (Thơ-mênh Chây, Trạng Quỳnh)… - Văn học viết: ra đời muộn, có nhiều tác phẩm xuất sắc: Truyện Kiều (Việt 0.5 Nam, Truyện sử Me-lay-u (Ma-lai-xia), Riêm-kê (Campuchia), Ra-ma-kiên (Thái Lan)… * Kiến trúc: Nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á phát triển mạnh và đạt nhiều thành 0.25 tựu ở cả 3 dòng kiến trúc: - Dân gian: nhà sàn thiết kế theo đặc trưng từng dân tộc 0.25 - Tôn giáo: hệ thống chùa, tháp, đền, miếu, lăng mộ, thánh đường, nhà thờ mang 0.25 phong cách Phật giáo, Hin-đu giáp, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo: Ăng Co Vát, Ăng Co Thom, Bô-rô-bu-đua, chùa Vàng…. - Cung đình: hệ thống cung điện tại các kinh đô: Thăng Long (Việt Nam, Luông- pha-băng (Lào), Phnôm Pênh (Cam-pu-chia)… 0.25 * Điêu khắc: Cư dân Đông Nam Á sáng tạo ra nghệ thuật tạo hình độc đáo, đa dạng, thể hiện qua nghệ thuật chạm khắc hoa văn trang trí trên các hiện vật bằng gốm, đồng; phù điêu, tượng: Thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Đông Sơn (Việt Nam), các 0.5 hoa văn chạm khắc ở các khu chùa, tháp: Ăng Co Vát (Cam-pu-chia), (Thạt Luổng – Lào), đền đài (Khu đền tháp Bay-on ở Cam-pu-chia), cố đô A-giút-thay-a (Thái Lan)…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2