intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi Olympic Tiểu học năm 2011 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Đề số 2)

Chia sẻ: Dinh Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

699
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khỏa đề thi Olympic Tiểu học năm 2011 của Sở GD&ĐT Hải Dương dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh nhằm củng cố kiến thức và luyện thi Olympic bậc Tiểu học về từ đồng âm, diện tích toàn phần hình lập phương, Chiến dịch Biên giới Thu Đông...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi Olympic Tiểu học năm 2011 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Đề số 2)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI OLYMPIC HỌC SINH TIỂU HỌC HẢI DƯƠNG Khoá thi , ngày 10 tháng 4 năm 2011 MÃ ĐỀ SỐ 2 (Thời gian làm bài 60 phút không kể giao đề) A .PHẦN TRẮC NGHIỆM (10 điểm): Học sinh làm trực tiếp vào đề thi Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Từ “đứng” trong câu nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc? A. Trời hôm nay đứng gió quá! B. Buổi tập kéo dài khiến chúng tôi đứng mỏi cả chân. C. Chị ấy đứng ra nhận hết trách nhiệm về mình. Câu 2. Từ gạch chân trong câu sau thuộc từ loại gì? Chúng em tham gia quyên góp để chia sẻ với những mất mát của nhân dân Nhật Bản. A.Tính từ B. Danh từ C. Động từ Câu 3. Câu văn sau có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Mùa xuân đến, hoa đào nồng nàn sắc của mây hồng xuống núi. A. nhân hoá B. so sánh C. nhân hoá và so sánh Câu 4. Từ “sáng” trong những câu nào dưới đây là các từ “đồng âm” ? 1. Trong giờ toán, An luôn tỏ ra rất sáng dạ. 2. Sáng nào, Minh cũng dậy sớm tập thể dục. 3. Anh ấy có nhiều sáng kiến hay. A. câu 1 và câu 2; câu 1 và câu 3 B. câu 1 và câu 2; câu 2 và câu 3 C. cả 3 câu 1 1 1 1 Câu 5. Tính tổng    ...  được kết quả là: 1x2 2x3 3x4 2010x2011 2009 2009 2010 A. B. C. 2010 2011 2011 Câu 6. Cho lần lượt các viên bi theo thứ tự bi vàng, bi xanh, bi đỏ rồi lại bi vàng, bi xanh, bi đỏ… vào một cái hộp kín cho đến viên bi thứ 568. Hỏi không nhìn vào trong hộp phải lấy ra từ hộp đó ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có 1 viên bi vàng ? A. 189 viên bi B. 379 viên bi C. 380 viên bi Câu 7. Hiệu giữa diện tích toàn phần và diện tích xung quanh của 1 hình lập phương là 72 cm 2. Tính cạnh hình lập phương đó. A. 6 cm B. 9 cm C.12 cm 1 1 1 1 Câu 9. Tính tổng    ...  được kết quả là: 1x2 2x3 3x4 2010x2011 2009 2009 2010 A. B. C. 2010 2011 2011 Câu 10. Cho lần lượt các viên bi theo thứ tự bi vàng, bi xanh, bi đỏ rồi lại bi vàng, bi xanh, bi đỏ… vào một cái hộp kín cho đến viên bi thứ 568. Hỏi không nhìn vào trong hộp phải lấy ra từ hộp đó ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có 1 viên bi vàng? A. 189 viên bi B. 379 viên bi C. 380 viên bi Câu 11. Hiệu giữa diện tích toàn phần và diện tích xung quanh của 1 hình lập phương là 72 cm 2. Tính cạnh hình lập phương đó. A. 6 cm B. 9 cm C. 12 cm
  2. Câu 12. Trên một tấm bản đồ, khoảng cách giữa hai điểm A và B là 5 cm. Khoảng cách này trên thực tế là 50 km. Hỏi bản đồ này được vẽ theo tỉ lệ nào? A. 1:100 000 B. 1: 1 000 000 C. 1: 10 000 000 Câu 13. Người ta hoà nước cam nguyên chất vào nước lọc theo tỉ lệ 2:3 để tạo thành dung dịch nước cam. Hỏi để pha được 30 lít dung dịch nước cam thì phải dùng bao nhiêu lít nước lọc ? A. 18 lít B. 12 lít C. 10 lít Câu 14. Khi chia một số thập phân cho 0,01 thì số đó thay đổi thế nào? A. giảm đi 100 lần B. giảm đi 10 lần C. tăng lên 100 lần 3 Câu 15. quả dưa hấu cân nặng 2,4 kg. Hỏi 5 quả dưa hấu như thế nặng bao nhiêu 5 ki-lô-gam? A. 7,2 kg B. 14,4 kg C. 20 kg Câu 16. Số A chia cho 3 dư 2; chia cho 7 dư 5. Hỏi A chia cho 21 thì dư bao nhiêu? A. dư 5 B. dư 7 C. dư 10 Câu 17. Châu Á và châu Phi cùng tiếp giáp với đại dương nào? A. Thái Bình Dương B. Bắc Băng Dương C. Ên Độ Dương Câu 18. Sắp xếp các sự kiện lịch sử sau theo đúng trình tự thời gian 1. Chiến dịch Biên giới thu đông 2. Phong trào Đồng khởi Bến Tre 3. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 4. Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn A. 1-3-2-4 B. 3-1-4-2 C. 3-2-1-4 Câu 19. Nhóm cây nào dưới đây mà cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ? A. gừng, lá bỏng, rau đay B. mía, hành, rau ngót C. hoa hồng, xương rồng, rau cải Câu 20. Những việc cần làm để phòng tránh tai nạn khi bơi lội là: A. Khởi động trước khi xuống nước và bơi khi đã ăn no. B. Khởi động trước khi xuống nước và bơi khi có người lớn đi cùng. C. Khởi động trước khi xuống nước và bơi vào lúc đói. B. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm): Học sinh làm vào giấy thi có kẻ ô li kèm theo Câu 1. Năm học 2009-2010 vừa qua, kết quả xếp loại giáo dục của 32 học sinh lớp 5A đều đạt từ trung bình trở lên. Số học sinh trung bình bằng 1 số học sinh còn lại của lớp; số học 3 3 sinh giỏi bằng số học sinh khá. Tính số học sinh giỏi của lớp 5A. 5 Câu 2. Cho tam giác ABC. Trên cạnh AB lấy điểm M sao cho AM gấp rưỡi MB; trên cạnh AC lấy điểm N sao cho AN bằng một nửa AC. Biết diện tích tam giác AMN là 36 cm2. Tính diện tích tứ giác BMNC. Câu 3. Trong bài thơ “Cây bàng mùa xuân” nhà thơ Vũ Anh Nông đã viết: Cây bàng phờ phạc Suốt cả mùa đông Sáng nay ấm nồng Mưa xuân nhè nhẹ Chồi non he hé Lộc nhú đầy cành… Dựa vào những câu thơ trên và bằng hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn tả cây bàng vào mùa xuân. ................................Hết....................................
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10 điểm): Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm Mã đề số 2 Câu 1 - B Câu 11 - C Câu 2 - B Câu 12 - A Câu 3 - C Câu 13 - C Câu 4 - B Câu 14 - B Câu 5 - C Câu 15 - B Câu 6 - B Câu 16 - B Câu 7 - A Câu 17 - C Câu 8 - B Câu 18 - A Câu 9 - A Câu 19 - C Câu 10 - C Câu 20 - A B. PHẦN TỰ LUẬN: (10 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1: 1 - Vì số học sinh trung bình bằng số học sinh còn lại nên số học (2,5đ) 3 1 0,5 điểm sinh trung bình bằng số học sinh cả lớp. 4 0,5 điểm 1 - Số học sinh trung bình của lớp 5A là: 32x  8 (bạn) 4 0,25 điểm - Số học sinh khá và giỏi của lớp 5A là: 32  8  24 (bạn) - Nếu coi số học sinh giỏi là 3 phần bằng nhau thì số học sinh khá 0,25 điểm là 5 phần như thế (hoặc vẽ sơ đồ) - Tổng số phần bằng nhau là: 3  5  8 (phần) 0,5 điểm - Lớp 5A có số học sinh giỏi là: 24 : 8x3  9 (bạn) 0,5 điểm Đáp số : 9 bạn Câu 2: 3 - Học sinh giải thích AM gấp rưỡi MB tức là AM= MB (2,5đ) 2 1 0,25 điểm - AN bằng một nửa AC tức là AN = AC 2 (hoặc giải thích cách khác hợp lí đều cho điểm) 0,25 điểm - Vẽ hình đúng 0,5 điểm - Nối B với N hoặc C với M - Chứng minh: Cách 1: Nối B với N: Xét hai tam giác ANM và MNB (hoặc AMN và ANB). 3 3 Ta có: AM= MB (hoặc AM= AB) 2 5 Hai tam giác có chung đường cao hạ từ N xuống AB nên diện 3 tích tam giác ANM = diện tích tam giác MNB (hoặc diện 2 3 tích tam giác AMN = diện tích tam ANB). Tính được diện 5 tích tam giác ABN là 36 : 3 x 5 = 60(cm2) (có thể tính bằng nhiều cách khác nhau) 1 0,5 điểm Ta lại có diện tích tam giác ABN= diện tích tam giác ABC vì 2 1 : AN= AC và hai tam giác có chung đường cao hạ từ B 2
  4. xuống đáy AC. Vậy diện tích tam giác ABC là : 60 x 2 = 120 (cm2) Diện tích tứ giác MNCB là: 120 – 36 = 84 (cm2) Đáp số: 84 cm2 0,5 điểm Cách 2: Nối C với M - Chứng minh tương tự Cách 3: Học sinh so sánh diện tích AMN với ABC và chứng 0,5 điểm minh tương tự… Lưu ý: Học sinh có thể có cách giải khác hợp lí, chính xác vẫn cho điểm tối đa Câu 3: Viết được đoạn văn đầy đủ 3 phần: Mở đoạn, phát triển đoạn và (5,0 đ) kết đoạn. Trong đó: * Mở đoạn: giới thiệu ngắn gọn hình ảnh cây bàng mùa xuân * Phát triển đoạn: 0,5 điểm - Hình ảnh cây bàng phờ phạc (khẳng khiu, trơ trụi…) trong cái rét mướt của mùa đông (Hay nhận biết được sự xơ xác, khô cằn của cây bàng…) - Sự chuyển biến của đất trời khi mùa xuân đến: ấm áp, mưa 0,5 điểm xuân và nắng xuân nhè nhẹ, cảnh vật thêm sức sống mới… - Tả bao quát cây bàng vào mùa xuân - Chỉ ra được nét đẹp đặc trưng của cây bàng vào mùa xuân: Lộc biếc đầy cành, chồi non mơn mởn, thể hiện được sức sống 0,5 điểm tràn đầy của cây bàng… - Hình ảnh cây bàng tô điểm cho mùa xuân thêm đẹp, thêm 0,5 điểm sinh động… + Kết đoạn: Nêu được cảm xúc trước vẻ đẹp của cây bàng mùa xuân. 1,5 điểm * Lưu ý: 1,0 điểm + Học sinh diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, câu văn đúng ngữ pháp; thể hiện được sự quan sát tinh tế, hồn nhiên; có sử dụng các 0,5 điểm biện pháp nghệ thuật ( so sánh, nhân hoá…); không sai chính tả thì cho điểm tối đa. + Học sinh có thể không dựa vào đoạn thơ mà vẫn tả được nét đặc trưng và vẻ đẹp của cây bàng vào mùa xuân thì tuỳ mức độ bài làm để cho điểm (không cho điểm tối đa). + Bài viết sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả: Toàn bài trừ 0,5 điểm. + Bài viết sai từ 5 lỗi chính tả trở lên: Toàn bài trừ 1,0 điểm. + Tuỳ theo mức độ bài làm của học sinh, giám khảo cho điểm theo các mức : 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2 ,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5. + Bài văn lạc đề: không cho điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2