intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tham khảo môn Hoá học (Kèm theo đ.án)

Chia sẻ: Thanh Cong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

173
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập môn Hoá đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo 5 Đề thi tham khảo môn Hoá học kèm theo đáp án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tham khảo môn Hoá học (Kèm theo đ.án)

  1. ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA HỌC - SỐ 31 Thời gian làm bài 45 phút 1. Câu nào đúng trong các câu sau đây? A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, dẫn điện B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu C. Than gỗ, than xương chỉ có khả năng hấp thụ các chất khí D. Trong các hợp chất của cacbon, nguyên tố cacbon chỉ có các số oxi hóa -4 và +4 2. Để xác định hàm lượng phần trăm cacbon trong một mẫu gang trắng, người ta đốt gang trong oxi dư. Sau đó, xác định hàm lượng khí CO2 tạo thành bằng cách dẫn khí qua nước vôi trong dư: lọc lấy kết tủa, rửa sạch, sấy khô rồi đem cân. Với một mẫu gang khối lượng là 5g và khối lượng kết tủa thu được là 1g thì hàm lượng (%) cacbon trong mẫu gang là: A. 2,0 B. 3,2 C. 2,4 D. 2,8 3. Cần thêm ít nhất bao nhiêu mililit dung dịch Na2CO3 0,15M vào 25 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,02 M để làm kết tủa hoàn toàn ion nhôm? A. 15 ml B. 10 ml C. 30 ml D. 12 ml 4. Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Na2O , NaOH , HCl B. Al, HNO3 đặc, KClO3 C. Ba(OH)2 , Na2CO3 , CaCO3 D. NH4Cl, KOH, AgNO3 5. Loại thủy tinh khó nóng chảy chứa 18,43% K2O : 10,98% CaO và 70,59% SiO2 có công thức dưới dạng các oxit là: A. K2O . CaO . 4SiO2 B. K2O .2CaO. 6SiO2 C. K2O . CaO. 6SiO2 D. K2O. 3CaO. 8SiO2 6. Một hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C và O m 3 là c = . Tỉ lệ số nguyên tử C và O trong phân tử là mo 8 A. 1: 1 B. 2: 1 C. 1: 2 D. 1: 3 7. Hợp chất B có 27,8% C và 72,2% O về khối lượng. Tỉ lệ số nguyên tử C và O trong phân tử chất B là: A. 1: 1 B. 1: 2 C. 2: 1 D. 1: 3 8. Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm đều là chất khí? A. C và CuO B. CO2 và NaOH C. CO và Fe2O3 D. C và H2O 9. Hỗn hợp khí gồm 3,2g O2 và 8,8g CO2. Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp là: A. 12g B. 22g C. 32g D. 40g 10. Khử hoàn toàn 24g hỗn hợp CuO và Fe2O3 có tỉ lệ mol 1 : 1 cần 8,96 lít CO (đktc), phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là: A. 33,33% và 66,67% B. 66,67% và 33,33% C. 40,33% và 59,67% D. 59,67% và 40,33% 11. Khi CO2 không thể dùng để dập tắt đám cháy chất nào sau đây?
  2. A. Magie B. Cacbon C. Photpho D. Metan 12. Từ một tấn than chứa 92% cacbon có thể thu được 1460 m3 khí CO (đktc) theo sơ đồ phản ứng: 0 2C + O2 t  2CO Hiệu suất của phản ứng này là: A. 80% B. 85% C. 70% D. 75% 13. Silic chỉ phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. CuSO4 , SiO2 , H2SO4 loãng B. F2, Mg, NaOH C. HCK , Fe(NO3)3 , CH3COOH D. Na2SiO3 , Na3PO4 , NaCl 14. Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách: A. đun SiO2 với NaOH nóng chảy B. cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng C. cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3 D. cho Si tác dụng với dung dịch NaCl 15. Có một hỗn hợp gồm silic và nhôm. Hỗn hợp này phản ứng được với dãy các dung dịch nào sau đây? A. HCl, HF B. NaOH, KOH C. NaCO3, KHCO3 D. BaCl2, AgNO3 16. Để sản xuất 100kg loại thủy tinh có công thức Na2O.CaO.6SiO2 cần phải dùng bao nhiêu kg natri cacbonat, với hiệu suất của quá trình sản xuất là 100%: A. 22,17 B. 27,12 C. 25,15 D. 20,92 17. Hợp chất A có 42,6% C và 57,4% O về khối lượng. Tỉ lệ số nguyên tử C và O trong phân tử chất A là: A. 1: 1 B. 1: 2 C. 2: 1 D. 1: 3 18. Một chất khí có tỉ khối so với H2 là 14. Phân tử có 85,7%C về khối lượng còn lại là H. Tỉ lệ số nguyên tử C và H trong phân tử là: A. 1: 1 B. 1: 2 C. 2: 3 D. 2: 4 19. Cho bột than dư vào hỗn hợp 2 oxit Fe2O3 và CuO đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2g hỗn hợp kim loại và 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng hỗn hợp 2 oxit ban đầu là: A. 5g B. 5,1g C. 5,2g D. 5,3g 20. 1) Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Dung dịch có màu nào? A. Xanh B. Đỏ C. Tím D. Không màu 2) Sau khi đun nóng dung dịch một thời gian thì dung dịch có màu nào? A. Xanh B. Đỏ C. Tím D. Không màu 21. Để đề phòng bị nhiễm độc CO người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ nào sau đây? A. CuO và MnO2 B. CuO và MgO C. CuO và Fe2O3 D. Than hoạt tính 22. Từ 1 lít hỗn hợp CO và CO2 có thể điều chế tối đa bao nhiêu lít CO2?
  3. A. 1 lít B. 1,5 lít C. 0,8 lít D. 2 lít 23. Để phân biệt khí CO2 và khí SO2 có thể dùng: A. dung dịch Ca(OH)2 B. dung dịch Br2 C. dung dịch NaOH D. dung dịch KNO3 24. Hỗn hợp A gồm sắt và oxit sắt có khối lượng 5,92g. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp A đun nóng, khí đi ra sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư được 9 gam kết tủa. Khối lượng sắt trong hỗn hợp là: A. 4,84g B. 4,48g C. 4,45g D. 4,54g 25. Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra.Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là: A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít 26. Khử hoàn toàn 4 g hỗn hợp CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí sinh ra sau phản ứng được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10g kết tủa. Khối lượng hỗn hợp Cu và Pb thu được là: A. 2,3g B. 2,4g C. 3,2g D. 2,5g 27. Có 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây để nhận biết? A. H2O và CO2 B. H2O và NaOH C. H2O và HCl D. H2O và BaCl2 28. Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp Fe2O3 và CuO thu được hỗn hợp kim loại và khí CO2. Nếu số mol CO2 tạo ra từ Fe2O3 và từ CuO có tỉ lệ là 3 : 2 thì % khối lượng của Fe2O3 và CuO trong hỗn hợp lần lượt là: A. 60% và 40% B. 50% và 50% C. 40% và 60% D. 30% và 70% 29. Nước đá khô là khí nào sau đây ở trạng thỏi rắn? A. CO B. CO2 C. SO2 D. NO2 30. Khớ CO khụng khử được chất nào sau đây ở nhiệt độ cao? A. CuO B. CaO C. PbO D. ZnO Đáp án đề số 31 1. B 2. C 3. B 4. B 5. C 6. C 7. B 8. D 9. D 10. A 11. A 12. B 13. B 14. A 15. B 16. A 17. A 18. B 19. C 20. 1)B 21. D 22. A 23. B 24. B 2)C 25. D 26. B 27. C 28. B 29. B 30. B
  4. ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA HỌC - SỐ 32 Thời gian làm bài 45 phút 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm cacbon là: A. ns2 np 2 B. ns2 np 1 C. ns2 np 3 D. ns2 np4 2. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố từ cacbon đến chì trong nhóm IVA của bảng tuần hoàn là: A. 6s2 6p 2; 5s2 5p2 ; 4s2 4p 2; 3s23p2; 2s2 2p2 B. 2s2 2p 2; 4s2 4p2; 6s2 6p2; 5s2 5p 2 ; 3s23p 2 C. 6s2 6p2; 4s2 4p 2; 2s2 2p 2; 5s2 5p 2 ; 3s23p2 D. 2s2 2p 2; 3s23p 2 ; 4s2 4p2; 5s2 5p2 ; 6s2 6p2 3. Tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm cacbon được xếp theo thứ tự tăng dần A. Ge; Sn; Si; Pb; C B. Ge; Pb; Sn; Si; C C. Pb; Sn; Ge; Si; C D. C; Si; Ge; Sn; Pb 4. Khái niệm nào sau đây là không cùng nhóm với các khái niệm còn lại? A. Công thức phân tử B. Đơn chất C. Đồng vị D. Thù hình 5. Trong số các nguyên tố nhóm cacbon, các kim loại là: A. Cacbon và silic B. Silic và gecmani C. Thiếc và chì D. Silic và thiếc 6. Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon. Kim cương cứng nhất trong tự nhiên, còn than chì mềm đến mức có thể dùng để sản xuất lõi bút chì 6B, dùng để kẻ mắt. Điều đó được giải thích do: A. Kim cương có liên kết cộng hoá trị bền, than chì thì không B. Đốt cháy kim cương hay than chì ở nhiệt độ cao đều tạo thành khí cacbonic C. Kim cương có cấu trúc tinh thể dạng tứ diện đều, than chì có cấu trúc lớp trong đó khoảng cách giữa các lớp khá lớn D. Một nguyên nhân khác 7. Nhiệt phân hoàn toàn 25,9 gam muối hiđrocacbonnat của một kim loại R có hóa trị II không đổi. Khí thoát ra được hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Kim loại R là:
  5. A. Cu B. Ca C. Mg D. Ba 8. Cho 11,6 gam hỗn hợp gồm oxit và muối cacbonat của kim loại kiềm R. Hoà tan hết hỗn hợp trên bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl có chứa 0,2 mol HCl. Kim loại R là: A. Na B. K C. Li D. Cs 9. Khử hoàn toàn 14 gam hỗn hợp X gồm CuO và một oxit sắt bằng CO thu được 10,32 gam hỗn hợp Y gồm 2 kim loại.Thể tích CO (đktc) đã dùng cho quá trình trên là: A. 51,52 lít B. 10,304 lít C. 5,152 lít D. 1.0304 lít 10. Trong một bình kín dung tích 16 lit chứa hỗn hợp CO, CO2 và O2 dư. Thể tích O2 nhiều gấp đôi thể tích CO. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, thể tích khí trong bình giảm 2 lít (các thể tích khí trong bình được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Thành phần % theo thể tích của CO, CO2 và O2 trong hỗn hợp ban đầu là : A. 10%, 20% và 40%. B. 25%, 25% và 50%. C. 25%, 50% và 25%. D. 15%, 450% và 60%. 11. Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69g chất rắn. Thành phần % về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là A. 16% và 84% B. 84% và 16% C. 26% và 74% D.74% và 26% 12. Chất nào sau không phải là một dạng thù hình của cacbon? A. Than chì B. Thạch anh C. Kim cương D. Fuleren 13.Khi đốt cùng một lượng than như nhau, loại toả nhiều nhiệt nhất, trong các loại than mỏ và than gỗ là: A. Than gỗ B. Than bùn C. Than antraxit D. Than non 14. Kim cương được dùng làm đồ trang sức quý, làm mũi khoan làm dao cắt kim loại và thuỷ tinh. Kim cương không dẫn điện. Than chì dẫn điện, dẫn nhiệt nên được dùng làm điện cực. Kim cương và than chì có tính chất khác nhau vì: A. Chúng có cấu trúc tinh thể khác nhau. B. Kim cương cứng còn than chì thì mềm. C. Chúng có thành phần nguyên tố cấu tạo khác nhau.
  6. D. Kim cương là kim loại còn than chì là phi kim. 15. Khi đốt cháy hỗn hợp khí SiH4 và CH4 thu được một sản phẩm rắn cân nặng 6,0 gam và sản phẩm khí A. Cho sản phẩm khí đó đi qua dung dịch NaOH lấy dư thu được 31,8 gam muối khan.Thành phần % thể tích của A là: A. 66,67% SiH4 và 33,33% CH4 B. 75% SiH4 và 25% CH4 C. 33,33% SiH4 và 66,67% CH4 D. 25% SiH4 và 75%CH4 16. Kim cương được sử dụng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt, thuỷ tinh và bột mài là vì kim cương là chất cứng nhất trong tất cả các chất. Có tính chất trên là do tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể: A. Kim loại điển hình B. Phân tử điển hình C. Ion điển hình D. Nguyên tử điển hình 17. Nung 20g hỗn hợp gồm CaCO3 và NaCl thu được 2,24 lít khí ở đktc. Khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp là: A. 10g B. 15g C. 11g D. 12g 18. Nung nóng hoàn toàn 20g hỗn hợp 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng của Na2CO3 trong hỗn hợp là: A. 10% B. 21% C. 16% D. 22,5% 19. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính? A. H2 B. N2 C. CO2 D. O2 20. Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 . Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m (g) muối clorua. Vậy m có giá trị là: A. 26,6g B. 6,26g C. 2,66g D. 22,6g 21. Cho 50,0 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại X, Y (có hoá trị II duy nhất) tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 2,24 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng muối thu được là: A. 54,8 gam B. 45,6 gam C. 58,4 gam D. Không xác định được vì thiếu giả thiết
  7. 22. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO3, CaCO3 rồi cho toàn bộ khí thoát ra (khí A) hấp thụ hết bằng dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa B và dung dịch C. Đun nóng dung dịch C thu được kết tủa B. Hỏi A, B, C lần lượt là những chất nào? A. CO, CaCO3, Ca(HCO3)2 B. CO2, CaCO3, Ca(HCO3)2 C. CO2 , Ca(HCO3)2, CaCO3 D. CO , Ca(HCO3)2, CaCO3 23. Cho 11,6 gam FeCO3 tan hoàn toàn trong dung dịch axit HNO3 dư thu được hỗn hợp khí A gồm CO2 và một khí không màu dễ hóa nâu ngoài không khí. Khối lượng của A là: A. 4,5 gam B. 5,4 gam C. 14,5 gam D. Kết quả khác 24. “Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Thành phần của nước đá khô là: A. CO2 rắn. B. SO2 rắn. C. H2O rắn. D. CO rắn. 25. Công thức phân tử CaCO3 tương ứng với thành phần hoá học chính của loại đá nào sau đây? A. Đá đỏ B. Đá vôi C. Đá mài D. Đá ong 26. Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa có tên là than hoạt tính. Dùng than hoạt tính để chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước do tính chất nào? A. Hấp phụ các chất khí, chất tan trong nước B. Khử các chất khí độc, các chất tan trong nước C. Đốt cháy than sinh ra khí cacbonic D. Tất cả các phương án A, B, C 27. Giải thích đúng cho hiện tượng: "Khi mở bình nước ngọt có gas lại có nhiều bóng khí thoát ra" là vì: A.Trong sản xuất nước ngọt người ta dùng áp lực lớn để ép khí CO2 hoà tan vào nước, sau đó nạp vào bình và đóng kín lại, khi mở bình nước ngọt, áp suất ngoài không khí thấp hơn áp suất trong bình nước ngọt nên khí CO2 bay vào không khí B. Do trong quá trình sản xuất nước ngọt các khí trong không khí đã hoà tan vào nước ngọt. Vì vậy khi mở bình nước ngọt ra thì các khí này thoát ra ngoài không khí do có sự chênh lệch áp suất giữa không khí và trong bình nước ngọt C. Vì CO2 tan trong nước, khi sản xuất nước ngọt thì khí CO2 trong không khí tan vào nước ngọt. Khi mở bình nước ngọt ra lập tức khí CO2 bay vào không khí
  8. D. Vì các chất trong nước ngọt phản ứng với nhau sinh ra CO2, khi mở bình nước ngọt ra thì khí CO2 bay vào không khí 28. Thể tích NaOH 2M tối thiểu cần để hấp thụ hết 2 lít CO2 ở 27,30C và 1,232 atmốtphe là: A. 100 ml B. 75 ml C. 50 ml D. 150 ml 29. Dẫn khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 19,7 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, rồi đem nước lọc cho tác dụng với một lượng dư dung dịch H2SO4 thu được 23,3 gam kết tủa nữa. Thể tích khí CO2 đã dùng (đktc) là: A. 4,48 lít hoặc 6,72 lít B. 2,24 lít hoặc 4,48 lít C. 6,72 lít D. 4,48 lít 30. Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng a gam hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe3O4 đun nóng.Sau một thời gian thì ngừng phản ứng, thấy khối lượng chất rắn trong ống còn lại là 14,14 gam. Khí thoát ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết bằng dung dịch nước vôi trong dư, thu được 16 gam kết tủa. Giá trị của a là: A. 17,6 gam B.16,7 gam C. 12,88 gam D. 18,82 gam Đáp án đề số 32 1. A 2. D 3. C 4. C 5. C 6. C 7. D 8. B 9. C 10. B 11. A 12. B 13. C 14. A 15. D 16. D 17. A 18. C 19. C 20. A 21. C 22. C 23. B 24. A 25. B 26. A 27. A 28. C 29. C 30. D 11. Đáp án A Giải: Chỉ có NaHCO3 bị phân hủy. Đặt x là số gam NaHCO3. 0 2NaHCO3 t  Na2CO3 + CO2 + H2O 2.84g Khối lượng giảm: 44 + 18 = 62g xg Khối lượng giảm: 100 – 69 = 31g 2,84 62 Ta có:   x  84 g x 31 Vậy NaHCO3 chiếm 84% và Na2CO3 chiếm 16%.
  9. ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA HỌC - SỐ 33 Thời gian làm bài 45 phút 1. Về công nghiệp silicat, nhận định đúng là: A. Sứ là vật liệu cứng, xốp, không màu, gõ kêu B. Thuỷ tinh có cấu trúc tinh thể và cấu trúc vô định hình nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định C. Sành là vật liệu cứng, gõ không kêu, màu nâu hoặc xám D. Thuỷ tinh, sành, sứ, xi măng đều có chứa một số muối silicat trong thành phần của chúng 2. Nhận định sai là: A. Cacbon monoxit không tạo muối và là một chất khử mạnh B. Ở nhiệt độ cao cacbon có thể khử được tất cả các oxit kim loại giải phóng kim loại. C. Than gỗ được dùng để chế thuốc súng đạn, thuốc pháo, chất hấp phụ D. Than muội được dùng để làm chất độn khi lưu hóa cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy... 3. Nhận định sai khi xét về khí cacbon đioxit là: A. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống B. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại C. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí D. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính 4. Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Màu của dung dịch chuyển thành: A. Tím B. Không màu C. Xanh D. Hồng 5. Điều chế than cốc theo cách nào là đúng nhất? A. Nung than đá ở nhiệt độ khoảng 1000 - 12000C trong điều kiện không có không khí. B. Nung than đá ở nhiệt độ khoảng 1000 - 12000C ở ngoài không khí C. Nung than gỗ ở ngoài không khí D. Nung than mỡ ở nhiệt độ khoảng 1000 - 12500C trong điều kiện không có không khí 6. Từ C đến Pb khả năng thu thêm electron để đạt đến vỏ electron bền của khí hiếm là: A. giảm dần C. không biến đổi B. tăng dần D. không xác định được
  10. 7. Hấp thụ hoàn toàn 0,5 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,4 mol Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là: A. 19,7 gam B. 59,1 gam C. 39,4 gam D. 78,8 gam 8. Cho V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thu được 10,0 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 6,72 lít B. 2,24 lít C. 2,24 hoặc 4,48 lít D. 2,24 lít hoặc 6,72 lít 9. Cho 2,24 lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 6,0 gam kết tủa. Số mol Ca(OH)2 là: A. 0,08 Mol B. 0,06 Mol C. 0,04 Mol D. 0,03 Mol 10. Thể tích dung dịch KOH 1 M tối thiểu dùng để hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 ở đktc là: A. 100ml B. 200ml C. 300ml D. 250ml 11. Thổi luồng khí CO dư đi qua ống đựng hỗn hợp 2 oxit Fe3O4 và CuO đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp 2 kim loại. Khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng Ca(OH)2 dư thấy có 5,0 gam kết tủa trắng. Khối lượng hỗn hợp 2 oxit ban đầu là bao nhiêu gam? A.3,12g B.2,13g C.1,32g D.2,31g 12. Làm thế nào để ngăn chặn hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu? A. Cắt giảm lượng khí thải CO2. B. Trồng thêm nhiều cây xanh. C. Bảo vệ rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn và các loài rong tảo biển. D. Tất cả các biện pháp nêu trên. 13. Chất khí cacbon monoxit có trong thành phần của: A. Khí tự nhiên B. Khí mỏ dầu C. Khí lò cao D. Không khí 14. Phòng độc với khí CO, người ta có thể dùng mặt nạ với chất hấp phụ: A. CaO B. Than hoạt tính C. CuO D. P2O5 15. Khi kim loại Mg cháy có thể dùng chất nào để dập tắt đám cháy ? A. Khí CO2 B. Cát C. Khí H2 D. Nước 16. Bột nở khi làm bánh có công thức phân tử là: A. NH4HCO3 B. NaHCO3
  11. C. Na2CO3 D. (NH4)2SO4 17. Điều giải thích đúng trong số các câu sau: Người ta dùng NH4 HCO3 để làm bột nở vì khi bị nhiệt phân sẽ tạo ra các chất khí: A. NH3, CO2, H2O B. CO2, NH3, H2 C. Nitơ, hiđro, CO2 D. Nitơ, hiđro, O2 18. Thổi một luồng khí CO dư qua hỗn hợp gồm Al2O3, CuO, Fe2O3 nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Chất rắn X gồm: A. Al2O3, Cu, Fe B. CuO, Al, Fe C. Cu, Al, Fe D. Cu, Al, FeO 19. Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố có dạng RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,33% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là: A. Clo B. Cacbon C. Silic D. Lưu huỳnh 20. Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng RO2. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố đó có 25% hiđro về khối lượng. Nguyên tố đó là: A. Silic B. Lưu huỳnh C. Clo D. Cacbon 21. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Sản phẩm thu được sau phản ứng gồm: A. Chỉ có CaCO3 B. Chỉ có Ca(HCO3)2 C. Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2 D. Không có cả hai chất CaCO3 và Ca(HCO3)2 22. Chất góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit là: A. Lưu huỳnh đioxit B. Cacbon đioxit C. Ozon D. Dẫn xuất clo của hiđrocacbon 23. Công thức hóa học của natri hiđrocacbonat được dùng trong công nghiệp thực phẩm là: A. NaHCO3 B. Na2CO3 C. Na2CO3. 10 H2O D. Na2CO3. 2 H2O 24. Thuốc muối nabica để chữa đau dạ dày, có thành phần chính được chế tạo từ: A. Na2CO3.10 H2O B. NaHCO3 C. Na2CO3 D. NaHCO3 và Na2CO3
  12. 25. Khi trộn khí than (CO và H2) với hơi nước có xúc tác Fe2O3 thu được CO2 và H2. Đây là một phản ứng hóa học tỏa nhiệt, để chuyển dịch cân bằng sang chiều thuận, người ta tiến hành biện pháp nào sau đây? A. Hạ thấp nhiệt độ của phản ứng. B. Tăng nồng độ hơi nước gấp 4 đến 5 lần theo tỷ lệ mol. C. Tăng áp suất chung của hệ D. Giảm áp suất chung của hệ. 26. Để tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp khí gồm CO và CO2, có thể thực hiện bằng cách: A. cho hỗn hợp khí qua H2SO4 đặc B. cho hỗn hợp khí qua nước C. cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong D. cho hỗn hợp khí qua dung dịch H2SO4 loãng 27. Chọn biện pháp thích hợp để dập tắt đám cháy của kim loại Na trong số các biện pháp sau: A. Dùng khí CO2 B. Dùng cát B. Dùng H2O D. Dùng khăn ướt phủ lên 28. Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch: A. Dung dịch H2SO4 B. Dung dịch HCl C. Dung dịch HF D. Dung dịch NaOH loãng 29. Hiện tượng xảy ra khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 là: A. Xuất hiện kết tủa màu lục nhạt B. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu C. Có các bọt khí thoát ra khỏi dung dịch D. Cả B và C đều đúng 30. Chỉ có hai cốc chia độ, dung dịch NaOH, bình nén khí CO2. Làm theo cách nào để thu được dung dịch Na2CO3? A. Sục từ từ CO2 đến dư vào cốc đựng dung dịch NaOH đã lấy sẵn B. Lấy sẵn vào 2 cốc chia độ một lượng NaOH bằng nhau. Sục CO2 từ từ cho đến dư vào cốc đựng dung dịch NaOH thứ nhất. Sau đó đổ cốc đựng NaOH thứ hai vào dung dịch vừa thu được ở cốc thứ nhất
  13. C. Sục CO2 từ từ cho đến dư vào cốc đựng dung dịch NaOH thứ nhất. Lấysẵn một lượng NaOH vào cốc thứ hai (bằng 2 lần lượng NaOH ở cốc thứ nhất) rồi đem đổ vào dung dịch thu được ở cốc thứ nhất D. Lấy sẵn vào 2 cốc chia độ một lượng NaOH bằng nhau. Sục CO2 từ từ vào cốcđựng dung dịch NaOH thứ nhất. Sau đó đổ cốc đựng NaOH thứ hai vào dung dịch vừa thu được ở cốc thứ nhất 1. D 2. B 3. B 4. D 5. D 6. A 7. B 8. D 9. A 10. B 11. A 12. D 13. C 14. B 15. B 16. A 17. A 18. A 19. C 20. D 21. C 22. A 23. A 24. B 25. B 26. C 27. B 28. C 29. D 30. B
  14. ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA HỌC - SỐ 34 Thời gian làm bài 45 phút 1. Để phân biệt hai khí CO2 và SO2 người ta dùng thuốc thử nào sau đây? A. Br2 B. BaCl2 C. Ca(OH)2 D. N2 2. CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên CO2 không dùng để dập tắt: A. đám cháy khí gas B. đám cháy natri, magie hoặc nhôm C. đám cháy xăng, dầu D. đám cháy nhà cửa, quần áo 3. Mùa đông, khi mất điện lưới quốc gia, nhiều gia đình phải sử dụng động cơ điezen để phát điện, phục vụ nhu cầu thắp sáng, chạy tivi...Tại sao không nên chạy động cơ điezen trong phòng đóng kín các cửa? A. Do sinh ra khí SO2 B. Do tiêu thụ nhiều khí O2 sinh ra khí CO2 là một khí độc C. Do tiêu thụ nhiều khí O2, sinh ra khí CO là một khí rất độc D. Do nhiều hiđrocacbon chưa cháy hết là những khí độc 4. Tên gọi chất sau đây chứa CaCO3 trong thành phần hoá học là: A. Pirit B. Xiđerit C. Đôlômit D. Cácnalit 5. Có các muối sau: CaCO3; MgCO3; Na2CO3; Ca(HCO3)2; K2CO3; KHCO3; Li2CO3; Mg(HCO3)2 ; NaHCO3 Những muối không bị nhiệt phân tích ở nhiệt độ < 10000C là: A. CaCO3; MgCO3; Na2CO3; KHCO3 B. Na2CO3; K2CO3; Li2CO3 C. K2CO3; KHCO3; Li2CO3; NaHCO3 D. Ca(HCO3)2; Mg(HCO3)2 ; KHCO3 6. Silicđioxit (SiO2) tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, dễ tan trong dung dịch kiềm nóng chảy tạo thành silicat, SiO2 là : A. oxit bazơ. B. oxit lưỡng tính. C. oxit axit. D. oxit trung tính. 7. Cú cỏc chất rắn màu trắng, đựng trong cỏc lọ riờng biệt khụng nhón: CaCO3, Na2CO3, NaNO3. Nếu dựng quỳ tím và nước thỡ cú thể nhận ra: A. 1 chất B. 2 chất
  15. C. 3 chất D. Khụng nhận được 8. Cho từ từ dd HCl vào dd Na2CO3 (tỷ lệ mol 1:1)dd thu được cú PH là: A. 7 B. 7 D. không xác định được 9. Sục từ từ CO2 vào nước vụi trong (dd Ca(OH)2). Hiện tượng xẩy ra là A. nước vôi đục dần rồi trong trở lại B. nước vụi trong khụng cú hiện tượng gỡ C. nước vôi hoá đục D. nước vụi trong một lỳc rồi mới hoá đục 10. Khi cho từ từ dd Fe(NO3)3 vào dd Na2CO3 đun nóng, hiện tượng xẩy ra là A. chỉ cú kết tủa B. chỉ cú sủi bọt khớ C. vừa cú kết tủa vừa cú sủi bột khớ D. khụng cú hiện tượng gỡ. 11. Cho 2,44g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 . Sau phản ứng thu được 3,94g kết tủa. Lọc tách kết tủa, phần dung dịch được cô cạn, làm khan thu được m(g) muối clorua. Vậy m có giá trị là bao nhiêu? A.6,62g B.2,66g C.2,55g D.2,56g 12. Các silicat đều tan trong nước là: A. CaSiO3 ; Na2SiO3 B. MgSiO3 ; K2SiO3 C. Na2SiO3 ; K2SiO3 D. CaSiO3 ; MgSiO3 13. Silic có thể thể hiện các số oxi hóa trong các chất là: A. -4 ; 0 ; +2 ; +4 B. -2 ; 0 ; +2 ; +4 C. -4; -2 ; 0 ; +2 ; +4 D. -2 ; 0 ; +2 ; +4 14. SiO2 có thể phản ứng với tất cả các chất trong nhóm sau: A. KOH ; CO2 : HF ; HCl ; Na2CO3 B. NaOH ; SO2 ; HCl; CaO : KOH C. CaO; KOH ; SO2 ; C ; HCl D. CaO ; KOH ; Na2CO3 ; C ; HF 15. Thuỷ tinh là chất rắn có cấu trúc vô định hình. Thuỷ tinh không có tính chất: A. rắn, dẻo B. trong suốt C. không có điểm nóng chảy cố định D. cho ánh sáng mặt trời đi qua, nhưng giữ lại bức xạ hồng ngoại
  16. 16. Để khắc chữ và hình trên thuỷ tinh người ta dùng dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch HCl B. Dung dịch HF C. Dung dịch HI D. Dung dịch HBr 17. Thuỷ tinh lỏng dùng tẩm lên gỗ chống cháy.Thuỷ tinh lỏng còn làm keo dán thuỷ tinh và sứ và làm phụ gia chống thấm trong xây dựng. Thành phần chính của thuỷ tinh lỏng là: A. K2SiO3 ; MgO B. K2SiO3 ; Na2SiO3 C. Na2SiO3 ; SiO2 B. CaCO3; Na2SiO3 18. Nghiền một lượng nhỏ thuỷ tinh thường thành bột rồi cho vào nước. Nhỏ vào đó vài giọt phenolphtalein, dung dịch sẽ: A. có kết tủa trắng B. có màu hồng C. có màu xanh lam D. không có hiện tượng gì. 19. Sự phõn cực trong phõn tử CO2 là A. phõn cực õm về phớa O B. phõn cực dương về phớa C C. khụng phõn cực D. cả A và B 20. Một dung dịch cú chứa cỏc ion sau :Ba , Ca , Mg2+, Na+, H+, Cl-. Để 2+ 2+ tách được nhiều cation ra khỏi dd mà không đưa thờm ion mới vào dd thỡ ta cú thể cho dd tỏc dụng chất nào trong cỏc chất nào? A. dd Na2SO4 vừa đủ B. dd Na2CO3 vừa đủ C. dd K2CO3 vừa đủ D. dd NaOH vừa đủ 21. Thổi CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư, muối thu được thu được là: A. Ba(HCO3)2 B. BaCO3 C. cả A và B D. Không xác định được 22. Khi đốt cháy hoàn toàn 3,6g C trong bình chứa 4,48lít khí O2 (đktc) sinh ra một hỗn hợp gồm hai khí CO và CO2. Thành phần % của mỗi khí lần lượt là A. 23,3% và 76,7% B. 33,3% và 66,7% C. 66,7% và 33,3% D. 76,7% và 23,3% 23. Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất không thuộc về công nghiệp silicat là: A. Sản xuất xi măng B. Sản xuất thuỷ tinh C. Sản xuất thuỷ tinh hữu cơ D. Sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ)
  17. 24. Chất không phải là nguyên liệu của công nghiệp sản xuất xi măng là: A. Cát B. Thạch cao. C. Đất sét D. Đá vôi 25. Sau khi đổ bê tông 12giờ, người ta thường dùng nước để bảo dưỡng bê tông. Vì quá trình đông cứng của xi măng chủ yếu là sự kết hợp của các hợp chất trong xi măng với nước. Các phản ứng đó là: A. 3CaO. SiO2 + 5H2O  Ca2SiO4. 4 H2O + Ca(OH)2 B. Ca3(AlO3)2 + 6H2O  Ca3(AlO3)2. 6 H2O C. Ca2SiO4 + 4 H2O  Ca2SiO4. 4 H2O D. Cả 3 phản ứng A, B, C 26. Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng rất quan trọng, có ứng dụng rất rộng rãi. Lí do nào khiến cho việc ứng dụng bê tông cốt thép trở nên phổ biến trong công nghiệp xây dựng là: A. Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng rất đắt tiền B. Thép và bê tông có hệ số giãn nở nhiệt bằng nhau. C. Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng rất bền. D. B, C đều đúng. 27. Một cốc thuỷ tinh đựng khoảng 20ml nước cất. Cho một mấu giấy quỳ tím vào cốc nước, màu tím không thay đổi. Sục khí cacbon đioxit vào cốc nước, mẩu giấy chuyển sang màu hồng. Đun nóng cốc nước, sau một thời gian mẩu quỳ lại chuyển thành màu tím. Đó là do: A. Dung dịch axit H2CO3 có pH < 7 B. Nước cất có pH = 7 C. Axit H2CO3 không bền, khi đun nóng phân huỷ thành CO2 và nước D. A, B, C đều đúng 28. Phản ứng chứng minh tính oxi hoá của cacbon trong số các phản ứng sau là: A. 3C + 4Al  Al4C3 B. C + H2O  CO + H2 C. C + O2  CO2 D. C + 2CuO  2Cu + CO2 29. Trong số các phản ứng hoá học sau: (1) SiO2 + 2C  Si + 2CO (2) C + 2H2  CH4 (3) CO2 + C  2CO (4) Fe2O3 + 3C  2 Fe + 3 CO (5) Ca + 2C  CaC2
  18. (6) C + H2O  CO + H2 (7) 4 Al + 3 C  Al4C3 Nhóm các phản ứng trong đó cacbon thể hiện tính khử là: A. (1); (3); (5); (7) B. (1); (3); (4) ; (6) C. (1); (2); (3); (6) D. (4); (5); (6); (7). 30. Để thu được CO2 tinh khiết, trong phòng thí nghiệm, người ta cho CaCO3 phản ứng với axit HCl, dẫn sản phẩm qua bình rửa khí. Dung dịch trong bình rửa khí chứa chất tan nào sau đây? A. Na2CO3 B. NaHCO3 C. NaOH D. Ca(OH)2 Đáp án đề số 34 1. A 2. B 3. C 4. C 5. B 6. C 7. C 8. C 9. A 10. C 11. B 12. C 13. A 14. D 15. A 16. B 17. C 18. B 19. C 20. B 21. B 22. C 23. C 24. B 25. D 26. D 27. D 28. A 29. B 30. B 11. Đáp án B nBaCl2  nBaCO3  0, 02( mol )` Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m hh  m BaCl = mkết tủa + m 2  m = 2,44 + (0,02 x 208) – 3,94 = 2,66 (g)  Đáp số 2,66g 22. Đáp án C Giải 3,6 4,48 nC = = 0,3mol; n O2  = 0,2mol. 12 22, 4 Các phương trình hóa học 2C + O2  2CO (1) x 0,5x xmol C + O2  CO2 (2) y y ymol
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2