intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tham khảo môn Hoá học (Có kèm đáp án)

Chia sẻ: Thanh Cong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

170
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập môn Hoá đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập Hoá chưa từng gặp, hãy tham khảo 4 Đề thi tham khảo môn Hoá học có kèm đáp án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tham khảo môn Hoá học (Có kèm đáp án)

  1. ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA HỌC - SỐ 36 Thời gian làm bài 45 phút 1. Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất, trong số tất cả các kim loại? A. Vàng B. Bạc C. Đồng D. Nhôm 2. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong số tất cả các kim loại? A. Vonfam (W) B. Sắt (Fe) C. Đồng (Cu) D.Kẽm (Zn) 3. Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong số tất cả các kim loại? A. Liti ( Li) B. Natri (Na) C. Kali (K) D. Rubiđi (Rb) 4. Có 4 kim loại là: Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là A. Al B. Fe C. Mg D. Không có kim loại nào 5. Hai thanh sắt có khối lượng bằng nhau nhúng vào 2 dung dịch có số mol muối bằng nhau - Thanh số 1 nhúng vào dung dịch AgNO3 - Thanh số 2 nhúng vào dung dịch Cu(NO3)2 Khi phản ứng kết thúc, lấy thanh sắt ra, sấy khô và cân sẽ cho kết quả nào sau đây? A. Khối lượng 2 thanh vẫn như ban đầu B. Khối lượng thanh 1 lớn hơn C. Khối lượng thanh 2 lớn hơn D. Khối lượng 2 thanh bằng nhau nhưng khác ban đầu 6. Kim loại X tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H2. Dẫn khí H2 đi vào ống đựng oxit kim loại Y, đun nóng, oxit này bị khử cho kim loại Y. X và Y có thể là A. Cu và Pb B. Pb và Zn C. Zn và Cu D. Cu và Ag 7. Dung dịch FeSO4 có lẫn CuSO4. Để loại bỏ CuSO4 có thể ngâm vào dung dịch trên kim loại nào sau đây? A. Fe B. Al C. Zn D. Pb 8. Kim loại M có hóa trị I. Cho 5,85g kim loại này tác dụng hết với nước sinh ra 1,68 lít H2 (đktc). M có NTK là bao nhiêu u? A. 7 B. 23 C. 39 D. 85,5 9. Cho 12,1g hỗn hợp Zn và Fe tác dụng vừa đủ với m g dung dịch HCl 10%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 26,3g muối khan. Giá trị của m là A. 116g B. 126g C. 146g D. 156g 10. Cho hỗn hợp Fe và Zn tác dụng với hỗn hợp gồm 0,01 mol HCl và 0,05 mol H2SO4. Sau phản ứng thu được chất rắn A dung dịch B và khí C. Cho C đi qua CuO dư đun nóng thu được mg Cu. m có giá trị là A. 5,32g B. 3,52g C. 2,35g D. 2,53g 11. X và Y là hai nguyên tố halogen ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Để kết tủa hết ion X–, Y– trong dung dịch chứa 4,4g muối natri của chúng cần 150ml dung dịch AgNO3 0,4M. X và Y là A. flo, clo B. clo, brom C. brom, iot D. không xác định được
  2. 12. Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là A. sự khử kim loại B. sự ăn mòn kim loại C. sự ăn mòn hoá học D. sự ăn mòn điện hoá 13. Cho 3 kim loại là Al, Fe Cu và 4 dung dịch muối là ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả 4 dung dịch muối? A. Al B. Fe C. Cu D. Không kim loại nào tác dụng được 14. Dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối thì phương pháp đó gọi là A. phương pháp nhiệt luyện B. phương pháp thuỷ luyện C. phương pháp điện luyện D. phương pháp thuỷ phân 15. Ngâm lá sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Hiện tượng nào sau đây đã xảy ra ? A. Không có hiện tượng gì xảy ra B - Đồng được giải phóng nhưng sắt không biến đổi C. Sắt bị hòa tan một phần và đồng được giải phóng D. Không có chất nào mới được sinh ra, chỉ có sắt bị hòa tan 16. Cho 1,4g kim loại hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,56 lít H2 ở (đktc). Hỏi đó là kim loại nào trong số các kim loại sau? A. Mg B. Zn C. Fe D. Ni 17. Tính chất hoá học chung của kim loại là tính chất nào sau đây? A. Dễ bị oxi hoá B. Dễ bị khử C. Dễ nhường proton D. Dễ nhận electron 18. Trong số các kim loại: Ag, Hg, Cu, Al kim loại nào nặng nhất? A. Ag B. Hg C. Cu D. Al 19. Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong số tất cả các kim loại? A. W (vonfam) B. Cr (crom) C. Fe (sắt) D. Cu (đồng) 20. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong một nguyên tử là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Số khối A của nguyên tử đó là A. 108 B. 188 C. 148 D. kết quả khác 21. Hòa tan m gam hỗn hợp Zn và Fe cần vừa đủ 1 lít dung dịch HCl 3,65 M (d = 1,19g/ml) thấy thoát ra một chất khí và thu được 1250g dung dịch A. m có giá trị là A. 60,1g B. 60g C. 63,65g D - kết quả khác 22. Chọn câu phát biểu đúng nhất? Sắt, đồng, nhôm đều có những tính chất vật lý giống nhau là
  3. A. đều có ánh kim C. đều có thể kéo dài và dát mỏng B. đều có tính dẫn điện, dẫn nhiệt D. cả A, B, C 23. Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối tan trong nước xảy ra đối với trường hợp nào sau đây? A. Na + CuSO4  B. Zn + FeCO3  C. Cu + NaCl  D. Fe + CuSO4  24. Trong số các kim loại thì kim loại nào cho dưới đây có độ dẫn điện kém nhất? A. Hg (thủy ngân) B. Ti (Ti tan) C. Pb(chì) D.Thiếc(Sn) 25. Cho 14,5 g hỗn hợp bột Mg, Zn, Fe tác dụng với dung dịch HCl thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là A. 35,8g B. 36,8g C. 37,2 g D. 37,5g 26. Cho dư hỗn hợp Na và Mg vào 100g dung dịch H2SO4 20% thì V H 2 (đktc) thoát ra là A. 104,126 lít B. 14,526lít C. 14,600lít D. 14,700lít 27. Độ dẫn điện, dẫn nhiệt của kim loại phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Bản chất của kim loại B. Nhiệt độ của môi trường C. Pha thể tích bên trong hay pha bề mặt bên ngoài của kim loại. D. Cả A, B, C đều đúng. 28. Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit, bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO? A. Fe, Al, Cu. B. Zn, Mg, Fe. C. Fe, Mn, Ni. D. Ni, Cu, Ca. 29. Kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thêm vào đó vài giọt dung dịch CuSO4. Lựa chọn hiện tượng bản chất trong số các hiện tượng sau: A. Ăn mòn kim loại. B. Ăn mòn điện hoá học. C. Hiđro thoát ra mạnh hơn. D. Màu xanh biến mất. 30. Hoà tan 25g CuSO4.5H2O vào nước cất được 500ml dung dịch X. Đánh giá gần đúng pH và nồng độ M của dung dịch X thu được là: A. = 7 và 0,1M B. > 7 và 0,01M C. < 7 và 0,2M D.> 8 và 0,02M Đáp án 1. B 2. A 3. D 4. D 5. B 6. C 7. A 8. C 9. C 10. B 11. B 12. C 13. D 14. B 15. C 16. C 17. A 18. B 19. B 20. A 21. C 22. D 23. D 24. B 25. A 26. A 27. D 28. C 29. B 30. C
  4. ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA HỌC - SỐ 37 Thời gian làm bài 45 phút 1. Cho dần dần bột sắt vào 50ml dung dịch CuSO4 0,2M, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch mất màu xanh. Lượng mạt sắt đã dùng là: A. 5,6g B. 0,056g C. 0,56g D. Phương án khác 2. Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hoá? A. Thép để trong không khí ẩm. B. Kẽm trong dung dịch H2SO4 loãng. C. Kẽm bị phá huỷ trong khí clo. D. Natri cháy trong không khí. 3. Sự biến đổi tính chất khử của các nguyên tố trong dãy Al - Fe - Ca - Ba là: A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi . D. vừa giảm vừa tăng. 4. Độ dẫn điện của kim loại thay đổi thế nào khi nhiệt độ môi trường giảm ? A. Độ dẫn điện tăng B. Độ dẫn điện giảm C. Độ dẫn điện không đổi. D. vừa giảm vừa tăng. 5. Khi nhiệt độ tăng, độ dẫn điện của các kim loại thay đổi theo chiều: A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. vừa giảm vừa tăng. 6. Cho các dãy kim loại sau, dãy nào được sắp xếp theo chiều tăng của tính khử ? A. Al, Fe, Zn, Mg. B. Ag, Cu, Mg, Al. C. Na, Mg, Al, Fe. D. Ag, Cu, Al, Mg. 7. Hiện tượng hợp kim dẫn điện và dẫn nhiệt kém kim loại nguyên chất vì liên kết hoá học trong hợp kim là: A. liên kết kim loại. B. liên kết ion. C. liên kết cộng hoá trị làm giảm mật độ electron tự do. D. liên kết kim loại và liên kết cộng hoá trị. 8. Cho a gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,896 lít hỗn hợp khí X, gồm N2O và NO ở đktc, tỷ khối của X so với hiđro bằng 18,5. Tìm giá trị của a? A. 1,98 gam. B. 1,89 gam. C. 18,9 gam. D. 19,8 gam. 9. Trong số các phương pháp điều chế kim loại sau, phương pháp nào được sử dụng để sản xuất gang? A. Điện phân dung dịch muối của sắt.
  5. B. Điện phân muối nóng chảy của sắt. C. Dùng phản ứng nhiệt nhôm. D. Dùng chất khử là CO để khử oxit sắt trong lò cao. 10. Dãy kim loại nào sau đây được xếp theo chiều tính dẫn điện tăng? A. Cu, Ag, Au, Ti. B. Fe, Mg, Au, Hg. C. Fe, Al, Cu, Ag. D. Ca, Mg, Al, Fe. 11. Các kim loại ở trạng thái lỏng và rắn đều có khả năng dẫn điện vì lí do nào sau đây? A. vì chúng có cấu tạo tinh thể. B. kim loại có các electron, liên kết yếu với hạt nhân, chuyển động tự do trong toàn mạng. C. vì kim loại có bán kính nguyên tử lớn. D. Kim loại có tính khử mạnh. 12. Cặp nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hoá học giống nhau nhất? A. Ca, Be. B. Fe, Co. C. Ag , Ni. D. B, Al. 13. So sánh độ dẫn điện của hai dây dẫn bằng đồng tinh khiết, có khối lượng bằng nhau. Dây thứ nhất chỉ có một sợi. Dây thứ hai gồm một bó hàng trăm sợi nhỏ. Độ dẫn điện của hai dây dẫn là: A. bằng nhau. B. dây thứ hai dẫn điện tốt hơn dây thứ nhất. C. dây thứ hai dẫn điện kém hơn dây thứ nhất. D. không so sánh được. 14. Hòa tan hoàn toàn 10,0g hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,24l khí H2(đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 1,71g B. 17,1g C. 3,42g D. 34,2g. 15. Tại sao khi điện phân các dung dịch KNO3 và dung dịch KOH với các điện cực trơ, sản phẩm thu được lại giống nhau? Cách giải thích nào sau đây là đúng? A. Các ion K+, NO3-, OH- chỉ đóng vai trò các chất dẫn điện. B. Trường hợp điện phân dung dịch KNO3 thực chất là điện phân H2O. C. Trường hợp điện phân dung dịch KOH, ở cực âm H2O nhận e, ở cực dương nhóm OH- nhường e. D. B và C đúng. 16. Khi điện phân dung dịch muối bạc nitrat trong 10 phút đã thu được 1,08 gam
  6. bạc ở cực âm. Cường độ dòng điện là: A. 1,6A B. 1,8A C. 16A D. 18A. 17. Hợp kim của magie và sắt được dùng để bảo vệ mặt trong của các tháp chưng cất và crackinh dầu mỏ. Vai trò của magie trong hợp kim này là: A. anot hy sinh để bảo vệ kim loại. B. tăng tuổi thọ của tháp chưng cất và crackinh dầu mỏ. C. tăng độ bền của hợp kim so với sắt nguyên chất. D. A, B, C đều đúng. 18. Những kim loại nào có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Kim loại có tính khử mạnh như Na, K, Ca. B. Kim loại có tính khử trung bình như Zn, Fe, Sn. C. Các kim loại như Al, Zn, Fe D. Các kim loại như Hg, Ag, Cu 19. Khi nung 23,2 gam một muối sunfua của kim loại hoá trị II ở trong không khí rồi làm lạnh sản phẩm thì thu được một chất lỏng và một chất khí. Lượng sản phẩm khí này làm mất màu 25,4 gam iot. Kim loại đã cho là: A. Hg B. Ag C. Cu D. Fe 20. Dung dịch FeCl3 có pH là: A. < 7 B. = 7 C. > 7 D.  7 21. Những kim loại nào sau đây có phản ứng với dung dịch CuSO4? A. Mg, Al, Ag. B. Fe, Mg, Na. C. Ba, Zn, Hg. D. Na, Hg, Ni. 22. X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. X tác dụng với Y thành Z. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao thu được Z, hơi nước và khí E. Biết E là hợp chất của cacbon, E tác dụng với X cho Y hoặc Z. X, Y, Z, E lần lượt là những chất nào sau đây? A. NaOH, Na2CO3, NaHCO3, CO2. B. NaOH, NaHCO3, Na2CO3, CO2. C. NaOH, NaHCO3, CO2, Na2CO3. D. NaOH, Na2CO3, CO2, NaHCO3. 23. Nhúng một thanh nhôm nặng 50g vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38g. Khối lượng Cu thoát ra bám vào
  7. thanh nhôm là: A. 0,64g B. 1,28g C. 1,92g D. 2,56 24. . Để sản xuất magie từ nước biển, người ta điện phân muối MgCl2 nóng chảy. Trong quá trình sản xuất magie, người ta đã sử dụng các tính chất nào của các hợp chất magie? A. Độ tan trong nước rất nhỏ của Mg(OH)2. B. Nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp của muối MgCl2 (705oC). C. Mg(OH)2 tác dụng dễ dàng với dung dịch axit HCl. D. A, B, C đều đúng. 25. Chất nào sau đây được sử dụng trong y học, bó bột khi xương bị gãy? A. CaSO4.2H2O. B. MgSO4.7H2O. C. CaSO4. D. 2CaSO4.H2O 26. Hoà tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối cacbonat của kim loại hoá trị II vào dd HCl thấy thoát ra 0,2mol khí. Khi cô cạn dd sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 26,0 B. 28,0 C. 26,8 D. 28,6 27. Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dd muối XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan trong dd Y giảm 4,06g so với dd XCl3. Xác định công thức của muối XCl3 là chất nào sau đây? A. FeCl3 B. CrCl3 C. BCl3 D. Không xác định được. 28. Kim loại kiềm có thể được điều chế từ muối hay hiđroxxit tương ứng trong công nghiệp theo phương pháp nào sau đây ? A. Nhiệt luyện. B. Thuỷ luyện. C. Điện phân nóng chảy. D. Điện phân dung dịch. 29. Cho các chất: CO2, CO, MgO, MgCO3. Hai chất có phần trăm khối lượng oxi bằng nhau là: A. MgO và CO. B. CO2 và MgCO3. C. MgCO3 và CO. D. không có cặp chất nào. 30. Criolit Na3AlF6 được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, để sản xuất nhôm vì lí do nào sau đây? A. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, cho phép điện phân ở nhiệt độ thấp nhằm tiết kiệm năng lượng. B. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy.
  8. C. Tạo một lớp ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hoá. D. A, B, C đúng. Đáp án đề số 37 1. C 2. A 3. D 4. A 5. B 6. D 7. D 8. A 9. D 10. C 11. B 12. B 13. B 14. B 15. D 16. A 17. A 18. D 19. A 20. A 21. A 22. B 23. C 24. D 25. D 26. A 27. A 28. C 29. C 30. D 23. Đáp án C. Giải : Theo phương trình cứ 2mol Al  3mol Cu khối lượng tăng là: 3 x (64 - 54) = 138g Vậy khối lượng tăng: 51,38 - 50 = 1,38g  0,03mol Cu  mCu = 0,03 x 64 = 1,92 (g) 26. Đáp án: A Giải Kí hiệu kim loại hoá trị I là M, số mol là x kim loại, hoá trị II là R, số mol là y. M2CO3 + 2HCl  2MCl + CO2 + H2O (1) 1mol(2M+60)g 2(M+35,5) tăng (2M+71)-(2M+60) = 11gam xmol 11gam RCO3 + 2HCl  RCl2 + CO2 + H2O (2) 1mol(R+60)g (R+71) tăng (R+71)-(R+60) = 11g ymol 11ygam Từ (1) và (2): mhh = x + y = nCO2 = 0,2 Theo (1), (2): (x + y)mol hỗn hợp phản ứng thì khối lượng hh muối tăng (11x + 11y)g = 11(x + y) = 11.0,2 = 2,2g. Vậy khối lượng muối thu được bằng khối lượng muối ban đầu cộng với khối tượng tăng thêm. m muối = 23,8 + 2,2 = 26g 27. Đáp án: A Hướng dẫn: Gọi A là nguyên tử khối của kim loại X. Al + XCl3  AlCl3 + X
  9. 3,78  0,14  0,14 0,14 27 Ta có: (A + 35,5.3).0,14 – (133,5.0,14) = 4,06 Giải ra A = 56. Kim loại X là Fe và muối FeCl3.
  10. ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA HỌC - SỐ 38 Thời gian làm bài 45 phút 1. Cấu hình electron nào sau đây là của cation Fe2+, biết Fe có số thứ tự 26 trong bảng tuần hoàn. A. 1s22s2 2p63s23p63d5 B. 1s22s2 2p63s23p63d64s2 C. 1s22s2 2p 63s23p63d54s1 D. 1s22s2 2p63s23p63d6. 2. Sự phá hủy thép trong không khí ẩm được gọi là: A. sự khử B. sự ăn mòn điện hóa học. C. sự oxi hóa D. sự ăn mòn hóa học 3. Có các chất bột sau: K2O, CaO, Al2O3, MgO, chọn một hóa chất dưới đây để phân biệt từng chất. A. H2O B. HCl C. NaOH D. H2SO4 4. Nguyên tử nào sau đây có thể tạo liên kết ion với Na? A. Ne (Z = 10) B. Ca (Z = 20) C. O (Z = 8). D. N (Z = 7) 5: Cho mẩu kim loại Na nhỏ vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau đó thêm dung dịch NaOH đến dư thì có hiện tượng gì xảy ra ? A. có kết tủa màu nâu đỏ. B. có khí thoát ra, có kết tủa màu nâu đỏ. C. có kết tủa rồi tan D. kết tủa trắng xanh, hóa nâu trong không khí. 6. Để điều chế Na người ta dùng phương pháp nào sau đây? A. Nhiệt phân NaNO3 B. Điện phân dung dịch NaCl C. Điện phân NaCl nóng chảy. D. Cho K phản ứng với dung dịch NaCl. 7. Hoà tan hoàn toàn hợp kim Li, Na và K vào nước thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn X, rồi làm khan thu được 16,2 gam chất rắn. Khối lượng hợp kim đã dùng là: A. 9,4 gam B. 12,8 gam C. 16,2 gam D. 12,6 gam 8. Các chất NaHCO3, NaHS, Al(OH)3, Zn(OH)2 đều là: A. Axit B. Bazơ C. Chất trung tính D. Chất lưỡng tính.
  11. 9. Cho các dung dịch HCl vừa đủ, khí CO2, dung dịch AlCl3 lần lượt vào 3 cốc đựng dung dịch NaAlO2 đều thấy: A. có khí thoát ra B. dung dịch trong suốt C. có kết tủa trắng. D. có kết tủa sau đó tan dần. 10. Cho 5,1 gam Mg và Al vào dung dịch X gồm HCl dư 5,6 lít H2 ở đktc. Phần trăm của Mg và Al theo số mol trong hỗn hợp lần lượt là; A. 75% và 25% B. 50% và 50% C. 25% và 75% D. 45% và 55% 11. Cho 8,8 gam hai kim loại thuộc nhóm IIA và ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với HCl dư, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là: A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Mg và Zn D. Ca và Ba 12. Điện phân dung dịch KCl bão hòa, điện cực trơ, có màng ngăn. Sau một thời gian điện phân, dung dịch thu được có môi trường: A. axit B. kiềm C. trung tính D. không xác định được 13. Lượng quặng boxit chứa 60% Al2O3 để sản xuất 1 tấn Al (hiệu suất 100%) là: A. 3,148 tấn B. 4,138 tấn C. 1,667 tấn D. 1,843 tấn 14. Đồng (Cu) tác dụng với dung dịch axit nitric đặc thì thu được khí nào sau đây? A. H2 B. N2 C. NO2 D.NO 15. Oxit cao nhất của nguyên tố X là XO2. Hợp chất hiđrua của X có công thức là: A. XH B. XH2 C. XH3 D. XH4 16. Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của bảng tuần hoàn thì kim loại mạnh nhất (trừ nguyên tố phóng xạ) và phi kim mạnh nhất là: A. Franxi và iot B. Liti và flo C. Liti và iot D. Xesi và flo 17. Điện phân dung dịch chứa HCl và KCl với màng ngăn xốp, sau một thời gian thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và có pH=12. Vậy: A. chỉ có HCl bị điện phân B. chỉ có KCl bị điện phân C. HCl bị điện phân hết, KCl bị điện phân một phần D. HCl và KCl đều bị điện phân hết.
  12. 18. Có 2 bình điện phân mắc nối tiếp bình 1 chứa CuCl2, bình 2 chứa AgNO3. Khi ở anot của bình 1 thoát ra 22,4 lit một khí duy nhất thì ở anot của bình 2 thoát ra bao nhiêu lit khí? A. 11,2 lit B. 22,4 lit C. 33,6 lit D. 44,8 lit 19. Hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl dư thu được 0,4 mol H2 . Nếu cũng cho lượng hỗn hợp nói trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Khối lượng mỗi kim loại lần lượt là; A. 4,8 gam và 5,4 gam. B. 5,4 gam và 4,8 gam C. 2,4 gam và 5,4 gam D. 2,4 gam và 2,7 gam. 20. Phản ứng nào không xảy ra với dung dịch NaHCO3 khi: A. đun nóng B. tác dụng với axit C. tác dụng với bazơ D. tác dụng với BaCl2 21. Cho 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn: X Y Z NaOH - - + HCl + + + HNO3 đặc nguội - + - X, Y, Z lần lượt là: A. Fe, Mg, Al. B. Fe, Mg, Zn C. Cu, Mg, Al D. Mg, Fe, Al 22. Cho Al vào hỗn hợp FeCl3 và HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được các muối : A. AlCl3 và FeCl3 B. AlCl3 và FeCl2 C. AlCl3 D. FeCl3 23. Sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 chứa 0,002mol thấy xuất hiện 0,1g kết tủa trắng, lọc kết tủa rồi đem đun nóng dung dịch thu được 0,1g kết tủa nữa. Tính V CO2 ? A. 22,4ml B. 44,8ml C. 67,2ml D. 67,2 lit 24. Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu thiếc bị xước thì kim loại nào bị ăn mòn trước? A. sắt B. thiếc C. cả 2 bị ăn mòn như nhau D. không xác định được
  13. 25. Cho 3 kim loại thuộc chu kỡ 3: 11Na, 12Mg, 13Al. Tớnh khử của chỳng giảm theo thứ tự sau: A. Na > Mg > Al B. Al > Mg > Na C. Mg > Al > Na D. Mg > Na > Al 26. Điện phân nóng chảy 34,0g một oxit kim loại thu được 10,8g kim loại ở catot và 6,72 lit khí (đktc) ở anot. Công thức của oxit trên là: A. Fe2O3 B. Al2O3 C. Na2O D. CaO 27. Muốn mạ đồng lên một thanh sắt bằng phương pháp điện hoá thì phải tiến hành điện phân với điện cực gì và dung dịch nào sau đây? A. cực âm là đồng, cực dương là sắt, dung dịch muối sắt B. cực âm là đồng, cực dương là sắt, dung dịch muối đồng C. cực âm là sắt, cực dương là đồng, dung dịch muối sắt D. cực âm là sắt, cực dương là đồng, dung dịch muối đồng. 28. Cho oxit sắt từ (Fe3O4) phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được: A. muối sắt (II) B. muối sắt (III) C. hỗn hợp cả muối sắt (II) và (III). D. chất rắn không tan 29. Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức của muối đã điện phân là: A. NaCl B. LiCl C. KCl D. CsCl 30. Để điều chế các hiđroxit Cu(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3 ta cho dung dịch muối của chúng tác dụng với : A. dung dịch NaOH vừa đủ B. dung dịch NaOH dư C. dung dịch NH3 dư D. dung dịch Ba(OH)2 dư Đáp án đề số 38 1. D 2. B 3. A 4. C 5. B 6. C 7. A 8. D 9. C 10. B 11. B 12. B 13. A 14. C 15. D 16. D 17. D 18. A 19. A 20. D 21. A 22. B 23. C 24. A 25. A 26. B 27. D 28. C 29. C 30. A 7. Đáp án A Giải
  14. 2M + 2H2O  2MOH + H2 2mol 2mol 1mol 4, 48 0,4mol 0,4mol =0,2mol 22, 4 16, 2 Khối lượng mol trung bình MOH = =40,5 0, 4  Khối lượng mol trung bình M = 40,5 -17 = 23,5; mHH = 0,4 x 23,5 =9,4g. 10. Đáp án B Giải Mg + 2HCl  MgCl2 + H2 (1) xmol xmol 2Al + 6HCl  AlCl3 + 3H2 (2) ymol 1,5ymol Khối lượng hỗn hợp = 24x + 27y = 5,1 (I) Thể tích khí H2 = (x + 1,5y)22,4 =5,6 (II)  x = y = 0,1mol % theo số mol Mg = %Al = 50%.
  15. CHƯƠNG 11. KIM LOẠI KIỀM -KIỀM THỔ - NHÔM
  16. ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA HỌC - SỐ 39 Thời gian làm bài 45 phút 1. Các ion và nguyên tử nào sau đây có cấu hình electron 1s22s22p6? A. Na+ , Mg2+ , Al3+ , Cl- và Ne B. Na+ , Mg2+ , Al3+ , Cl- và Ar C. Na+ , Mg2+ , Al3+ , F- và Ne D. K+ , Ca2+ , Cr3+ , Br- và Kr 2. Kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể kiểu nào? A. Lập phương tâm khối (Na, K) và lập phương tâm diện (Rb, Cs) B. Lập phương tâm diện C. Lập phương D. Lập phương tâm khối 3. Câu nào sau đây không đúng đối với kim loại nhóm IIA? A. Các kim loại nhóm IIA có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy biến đổi không theo quy luật nhất định B. Các kim loại nhóm IIA đều là kim loại nhẹ (trừ ba) C. Các kim loại nhóm IIA đều là kim loại có độ cứng lớn D. Các kim loại nhóm IIA đều là kim loại có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp (trừ Be) 4. Cho 17g hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm đứng kế tiếp nhau trong nhóm IA tác dụng hết với nước thu được 6,72 lít H2 (đktc). và dung dịch Y. 1. Hỗn hợp X gồm các loại kim loại sau A. Li, Na B. Na, K C. K, Rb D. Rb, Cs 2. Thể tích dung dịch HCl 2M cần thiết để trung hòa dung dịch Y là A. 200ml B. 250ml C. 300ml D. 350ml 5. Oxi hóa hoàn toàn m g hỗn hợp Zn, Pb, Ni thu được m1 g hỗn hợp oxit ZnO, PbO, NiO. Hòa tan hoàn toàn m1 g hỗn hợp oxit trên trong dung dịch HCl loãng thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được hỗn hợp muối khan có khối lượng là (m1 + 55) g. Khối lượng của hỗn hợp kim loại ban đầu (m) là A. m = m1 – 16 B. m = m1 - 32 C. m = m1- 24 D. không tính được 6. Có 4 chất ở dạng bột: Al, Cu, Al2O3, CuO chỉ dùng một chất nào sau đây để nhận biết? A. Nước B. Dung dịch HCl C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng 7. Cho 3,9g K tác dụng với 101,8 g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là A. 3,5% B. 5,3% C. 6,3% D. 3,6% 8. Những tính chất vật lí nào sau đây không phải là của Al? A. Dẫn điện yếu hơn Fe B. Nhẹ hơn Cu khoảng 3 lần C. Dẫn điện tốt, bằng khoảng 2/3 lần độ dẫn điện của Cu D. Có màu trắng bạc, rất dẻo 9. Kim loại kiềm khi cháy trong O2 cho ngọn lửa màu tím là
  17. A. Li B. K C. Na D. Rb 10. Để bảo quản kim loại kiềm người ta ngâm kim loại kiềm trong A. H2O B. NH3 C. Dầu hỏa D. dd H2SO4đặc, nguội 11. Những tính chất nào sau đây không phải của NaHCO3 ? A. Kém bền với nhiệt B. Tác dụng với bazơ mạnh C. Tác dụng với axit mạnh D. Thủy phân trong môi trường kiềm mạnh 12. Kết luận nào sau đây không đúng với Al? A. Là nguyên tố họ p B. ở trạng thái cơ bản có 1 electron độc thân C. Có nhiều tính chất hóa học giống Be D. Có bán kính nguyên tử lớn hơn Mg 13. Nước cứng là A. nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ B. nước chứa ít ion Ca2+ và Mg2+ C. nước không chứa ion Ca2+ và Mg2+ D. B và C đúng 14. Người ta thực hiện các phản ứng sau (1) Điện phân NaOH nóng chảy (2) Điện phân dd NaCl có vách ngăn (3) Điện phân NaCl nóng chảy (4) Cho dd NaOH tác dụng với dd HCl (5) Cho dd NaOH tác dụng với kim loại K Phản ứng nào ion Na+ thành Na? A. (1) B. (1), (2) C. (3), (4) D. (1), (3) 15. Công dụng nào sau đây không phải của NaCl? A. Để điều chế kim loại Na B. Để điều chế Cl2, HCl, nước Gia-ven C. Khử chua cho đất D. Làm dịch truyền trong y tế 16. Ứng dụng nào sau đây không phải của phèn chua? A. Làm trong nước B. Diệt trùng nước C. Làm chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm D. Thuộc da 17. Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dd HCl đến dư vào dd NaAlO2? A. Không có hiện tượng gì B. Lúc đầu có kết tủa sau đó tan hết C. Có kết tủa sau đó tan một phần
  18. D. Có kết tủa 18. Đốt Al trong bình khí Cl2, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 7,1g. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là A. 27g B. 18g C. 40,5g D. 54g 19. Cho 17g oxit M2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thu được 57g muối sunfat. NTK của M là bao nhiêu u? A. 56 B. 52 C. 55 D. 27 20. Cho 5,1g hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,8lít khí (đktc) . Cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là A. 14g B. 13,975g C. 13,5g D. 14,5g 21 Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 25g hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3 thu được hỗn hợp B. Cho B tác dụng với dd NaOH dư được 14,8g hỗn hợp C, không thấy khí thoát ra. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A là A. 86,4% B. 84,6% C. 78,4% D. 74,8% 22. Có thể nhận biết được ba chất rắn là: CaO, MgO, Al2O3 bằng hóa chất nào sau đây? A. Dd HNO3 đặc B. Dd NaOH đặc C. Dd HCl D. H2O 23. Phương pháp nào đây tốt nhất để điều chế Al(OH)3? (1) Cho Al tác dụng với H2O (2) Cho dd NaAlO2 tác dụng với dd HCl (3) Cho dd NaAlO2 tác dụng với CO2 dư (4) Cho dd muối Al3+ tác dụng với dd NaOH (5) Cho dd muối Al3+ tác dụng với Na2CO3 dư (6) Cho dd muối Al3+ tác dụng với NH3 dư A. (2) và (4) B. (3) và (6) C. (1) và (2) D. (1), (3) và (4) 24. Cho CO2 tác dụng với dd NaOH với tỉ lệ mol nCO2 : nNaOH = 1:2 thì dd thu được có pH bằng bao nhiêu? A. pH = 0 B. pH < 7 C. pH = 7 D. pH > 7 25. Cho 13,92g một hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn hòa tan trong H2O thu được 5,9136 lít H2 ở 27,30C và 1 atm. Hai kim loại đó là A. Li – Na B. K – Rb C. NA. K D. RB. Cs 26. Trộn 24g Fe2O3 với 10,8g Al rồi nung ở nhiệt độ cao, hỗn hợp sau phản ứng hòa tan vào dd NaOH dư thu được 5,376 lít khí (đktc). . Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là A. 12,5% B. 60% C. 80% D. 16,67% 27. Những kim loại nào sau đây không tác dụng với H2O ngay cả ở nhiệt độ cao? A. Be B. Mg C. Ca D. Sr 28. Điều chế kim loại kiềm người ta dùng phương pháp nào sau đây? A. Nhiệt luyện B. Thủy luyện
  19. C. Điện phân nóng chảy D. Điện phân dung dịch 29. Cho a mol NO2 sục vào dd chứa a mol NaOH, pH của dd thu được là A. pH = 7 B. pH < 7 C. pH > 7 D. pH = 14 30. Có hiện tượng gì xảy ra khi cho dd Na2CO3 từ từ đến dư vào dd FeCl3? A. Không có hiện tượng gì B. Có kết tủa nâu đỏ C. Có sủi bọt khí D. Có kết tủa nâu đỏ và sủi bọt khí Đáp án đề số 39 1.C 2.D 3.C 4.1)B 5.A 6.B 7.B 8.A 9.B 10.C 2)C 11.D 12.D 13.A 14.D 15.C 16.B 17.B 18.B 19.D 20.B 21.C 22.D 23.B 24.D 25.A 26.C 27.A 28.C 29.C 30.D
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2