intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 13

Chia sẻ: Ochuong_999 Ochuong_999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

180
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 13 dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 13

  1. ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 13 BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:  Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh   tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp chú kiến đi ngang qua, kiến   đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây   trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới.   Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ   một cách chăm chỉ và cần mẫn. Thế  rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở  nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi   không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Nó đến cầu cứu và được con kiến giúp   đỡ. Còn kiến thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà nó đã chăm chỉ tha về   suốt cả mùa hè. (Nguồn: Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Dựa vào văn bản, hãy cho biết khi nghe châu chấu rủ  rê, kiến đã hành động như  thế  nào? Câu 3. Theo anh/chị, châu chấu và kiến là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào  trong cuộc sống? Câu 4. Bài học tâm đắc nhất mà anh/chị rút ra từ câu chuyện? II. LÀM VĂN (7,0 điểm)          Câu 1 (2,0 điểm)  Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý  nghĩa của sự chăm chỉ. Câu 2 (5,0 điểm)  Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, khi miêu tả dòng sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết:  “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên.   Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng   gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng   vầu, rừng tre nứa nổ  lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy   bùng bùng.” Trong một đoạn khác, tác giả  lại viết: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như  một áng tóc trữ   tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở  hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn   cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi   đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích,   chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà   lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất   mãn bực bội gì mỗi độ thu về…”
  2. Cảm nhận của anh/chị về hình tượng con sông Đà trong hai lần miêu tả trên. ­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­­­­­­­ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 13 BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
  3. Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự. 0,5 Khi nghe châu chấu rủ rê, kiến đã từ  chối, vẫn một mực chăm  2 0,5 chỉ làm công việc của mình, khuyên châu chấu hãy chăm chỉ. ­ Châu chấu: đại diện cho những kẻ vô lo, lười biếng, chỉ biết  hưởng thụ, bị động. 3 1,0 ­ Kiến: đại diện cho những người chăm chỉ, biết lo xa, luôn  chuẩn bị tốt cho tương lai. I  ­ Từ câu chuyện, rút ra bài học tâm đắc nhất.   Ví dụ:   + Trong cuộc sống, cần phải chăm chỉ, lo toan cho tương lai để  không rơi vào những tình huống xấu. 4 1,0  + Không được lười biếng, không nên hưởng thụ  một cách quá  đà mà quên mất thực tế, không đợi nước đến chân mới nhảy.  vv… ­ Lí giải hợp lí. LÀM VĂN Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một   2,0 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của sự chăm chỉ. a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,  0,25 tổng ­ phân ­ hợp, móc xích hoặc song hành. b) Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25    Ý nghĩa của sự chăm chỉ. c) Triển khai vấn đề  nghị  luận thành các luận điểm; vận dụng  tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ  giữa lí lẽ  và dẫn  chứng; dẫn chứng phải lấy từ  thực tiễn đời sống, cụ  thể  và   sinh động. Có thể triển khai theo hướng sau: 1,0 1 ­ Chăm chỉ là sự cần cù, nhẫn nại, chịu khó, là đức tính tốt đẹp   của con người. ­ Chăm chỉ giúp ta luôn có sự chuẩn bị chu đáo, chủ động trước  mọi tình huống và dễ dàng xử lí các tình huống xảy ra. ­ Chăm chỉ còn tạo ra năng lượng, giúp ta bứt phá, gặt hái nhiều  thành công.     (Dẫn chứng trong cuộc sống, trong học tập…) d) Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25   Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e) Sáng tạo    Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể  hiện được  0,25
  4. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2