intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử ĐH lần 2 Ngữ văn khối C, D (2013-2014) - THPT chuyên Lê Quý Đôn (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Le Diem Huong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

151
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để chuẩn bị hành trang bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới, nhằm củng cố và trau dồi kiến thức về môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi thử Đại học lần 2 môn Ngữ văn năm 2014 của sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử ĐH lần 2 Ngữ văn khối C, D (2013-2014) - THPT chuyên Lê Quý Đôn (Kèm Đ.án)

  1. SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊN THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ 2 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn , khối C + D ĐỀ THI THỬ Thời gian làm bài: 180 phút( không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI I. Phần bắt buộc (dành cho tất cả các thí sinh) Câu 1 (2 điểm) Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi) được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào ? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật ? Câu 2 (3 điểm) Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 600 từ) bàn về tính “hiếu thắng”. II. Phần tự chọn (Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu 3a hoặc 3b) Câu 3a (5 điểm) “ Sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường có vẻ đẹp vừa đa dạng vừa thống nhất”. Phân tích hình tượng con sông Hương trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông” để làm sáng tỏ ý kiến trên. Câu 3b (5 điểm) “Tư tưởng Đất Nước của nhân dân là tư tưởng không mới nhưng trong cảm nhận và biểu đạt của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng ấy có nhiều nét mới”. Phân tích đoạn thơ sau đây để làm sáng tỏ nhận định trên: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau còn góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ước ao, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta… Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn ngàn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
  2. Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Những em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn ngìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết “ yêu em từ thuở trong nôi” Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu Ôi những dòng sông bắt nước từ lâu Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi” (Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12)
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C+D LẦN THỨ 2 MÔN NGỮ VĂN Câu Ý Nội dung Điểm 1 Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi) được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào ? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật − Truyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt- một chiến sĩ Quân giải phóng - bị thương phải nằm lại chiến trường. − Dòng nội tâm của nhân vật Việt khi liền mạch ( lúc tỉnh), khi gián đoạn ( lúc ngất đ). − Cách trần thuật này làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn ; kết cấu truyện linh hoạt, tự nhiên : có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình. . . − Mỗi lần Việt hồi tưởng , một số sự kiện được chắp nối và các thành viên trong gia đình lần lượt hiện ra, được tô đậm dần dần. Đồng thời bản thân nhân vật cũng thể hiện rõ bản lĩnh, tính cách của mình, đặc biệt là trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Cách trần thuật này chứng tỏ Nguyễn Thi là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo. 2 Viết bài văn nghị luận khoảng 600 bàn về “tính hiếu thắng” 3.0 1. Giải thích vấn đề : 0,5 - Hiếu thắng là một nét tâm lí, tính cách của con người. Đây là nét tâm lí khá phổ biến. Khi nét tâm lí này tập trung vượt trội ở một người sẽ làm thành tính cách của người đó. - Biểu hiện nổi bật của tính hiếu thắng là luôn muốn hơn người, muốn mình bao giờ cũng phải ở vị trí cao nhất, vượt trội so với những người xung quanh. 2. Bàn luận vấn đề: (học sinh có thể kết hợp lí lẽ và dẫn chứng) 1,5 0,5
  4. a. Mặt tích cực của tính hiếu thắng: - Trước hết cần phải thừa nhận người hiếu thắng thường là những người có tài, có trí (tất nhiên không phải là bậc đại trí vì người đại trí bao giờ cũng điềm đạm, khiêm nhường), năng động, có tính cách mạnh mẽ, có chí tiến thủ, có ý thức vươn lên. - Tự tin, có ý thức về năng lực của bản thân, khao khát được khẳng định mình. b. Mặt tiêu cực : 1,0 - Thiếu phẩm chất khiêm nhường, thích khoe tài, phô trương cái tài của mình trước thiên hạ để mọi người phải nhìn mình với ánh mắt trầm trồ thán phục (dẫn chứng). - Vì muốn mình phải là “Sao”, lấy hơn thua làm mục đích, người hiếu thắng luôn tìm mọi cơ hội để tô điểm, đánh bóng cho mình, kể cả việc hạ bệ, nói xấu người khác. - Hiếu thắng thường đi liền với tự cao, tự phụ, ngộ nhận về bản thân dễ dẫn đến hạn chế về tầm nhìn, không biết rằng “ngoài núi còn có núi cao hơn”. - Vì nóng vội trong cuộc ganh đua, người hiếu thắng có thể sẽ thiếu chín chắn trong suy nghĩ và hành động: xốc nổi, hấp tấp, đốt cháy giai đoạn...có thể dẫn đến lợi bất cập hại. - Vì tự tin một cách thái quá, người hiếu thắng dễ có tâm lí chủ quan, xem thường người khác...điều đó dễ dẫn đến thất bại. - Vì lấy hơn thua làm mục đích, khi thất bại, người hiếu thắng dễ rơi vào tâm trạng cay cú, hằn học, có thể dẫn đến những phản ứng cực đoan. Như vậy: căn nguyên của tính hiếu thắng là tính ích kỉ của con người. 3 Bàn luận mở rộng: 0,5 - Tâm lí hiếu thắng có ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường gắn với thời trẻ của con người (Ngựa non háu đá). Tuổi càng cao, con người càng trở nên chín chắn, điềm đạm do đã đúc rút được những bài học từ cuộc sống. - Hiếu thắng có thể có ở mọi giới, mọi lĩnh vực. Trong môi trường học đường, hiếu thắng gắn với bệnh thành tích và những gian lận trong thi cử.... 4 Bài học rút ra: Hiếu thắng có cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Cần phát huy 0.5 mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực. Con người cần phải nỗ lực khẳng định mình, nhưng trong những cuộc đua cần có thái độ cạnh tranh lành mạnh, với mục đích trong sáng: không phải để xác định ai hơn ai mà để biết mình là ai, mình đang ở đâu trong cuộc đời rộng lớn này.
  5. 3a “ Sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường có vẻ đẹp vừa đa dạng vừa thống nhất”. Phân tích hình tượng con sông Hương trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông” để làm sáng tỏ ý kiến trên. 1, Giới thiệu vấn đề 2, Vẻ đẹp da dạng phong phú của sông Hương a) Nhìn từ góc độ địa lí (Thủy trình của Hương giang) + Sông Hương khúc thượng nguồn: Sông Hương có vẻ đạp hoang dại, đầy cá tính, là bản trường ca của rừng già, là cô gái di-gan phóng khoáng và man dại, là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. + Sông Hương ở ngoại vi TP Huế: Sông Hương như người gái nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến dánh thức. Thủy trình của SH khi bắt đầu về xuôi tựa một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích. + Sông Hương trong lòng thành phố Huế: SH như tìm được chính mình vui hẳn lên…mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu . Nó có những đường nét tinh tế, đẹp như điệu “slow” tình cảm dành riêng cho Huế, như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya… + Trước khi từ biệt Huế: SH giống như người tình dịu dàng và chung thủy. Con sông như nàng Kiều trong đêm tình tự, trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa… b) Nhìn từ góc độ lịch sử: Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc. c) Trong đời thường, SH mang vẻ đẹp giản dị của một người con gái dịu dàng của đất nước. d) Sông Hương là dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. 3 Vẻ đẹp thống nhất 3.b “Tư tưởng Đất Nước của nhân dân là tư tưởng không mới nhưng trong cảm nhận và biểu đạt của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng ấy có nhiều nét mới”. Phân tích đoạn thơ sau đây để làm sáng tỏ nhận định trên:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2