ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN HÓA HỌC KHỐI A-B 2013 THPT NGUYỄN TRÃI
lượt xem 17
download
Câu 1. Hợp chất ion G tạo nên từ các ion đơn nguyên tử M2+ và X2-. Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong phân tử G là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt. Số hạt mang điện của ion X2- ít hơn số hạt mang điện của ion M2+ là 20 hạt. Trong bảng tuần hoàn M thuộc A. ô 8, chu kì 2, nhóm VIA. B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. C. ô 12, chu kì 3, nhóm IIA. D. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA. Câu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN HÓA HỌC KHỐI A-B 2013 THPT NGUYỄN TRÃI
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 12 MÔN: HÓA HỌC KHỐI A-B Năm học 2012-2013 Đề thi gồm có 06 trang Thời gian làm bài: 90 phút Họ, tên thí sinh ....................………………….. …………………................ Mã đề : 2013 Số báo danh:..................................................................................................... Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, O = 16, N = 14, Fe = 56, S = 32, Se = 79, Te = 128, Zn = 65, Cu = 64, Ag = 108; Ni = 59 Cr = 52, Na = 23, K = 39, Ca = 40, Ba = 137, Mg = 24; Sr = 88; Cl = 35,5; Br = 80; Sn = 119, Si = 28 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1. Hợp chất ion G tạo nên từ các ion đơn nguyên tử M2+ và X2-. Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong phân tử G là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt. Số hạt mang điện của ion X2- ít hơn số hạt mang điện của ion M2+ là 20 hạt. Trong bảng tuần hoàn M thuộc A. ô 8, chu kì 2, nhóm VIA. B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. C. ô 12, chu kì 3, nhóm IIA. D. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA. Câu 2: Một thanh đồng chứa 2 mol đồng. Trong thanh đồng có hai loại đồng vị là 63Cu và 64Cu với hàm lượng tương ứng bằng 25% và 75%. Thanh đồng đó nặng A. 127 gam B. 127,5 gam C. 128 gam D. 128,5 gam Câu 3: Cho 5,6 gam Fe tan hết trong dd HNO3 thu được 21,1 gam muối và V lit NO2 (đktc). Giá trị của V là A.5,6 lit B.6,72 lit C.3,36 lit D.4,48 lit Câu 4: Chọn nội dung sai: A. Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất. B. Nước giải khát được nén khí CO2 vào ở P cao hơn sẽ có độ chua (axit) lớn hơn C. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn. D. Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí. Câu 5: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, K2SO4, Ca(OH)2, NaHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là A. HNO3, Ca(OH)2, NaHSO4, Mg(NO3)2 B. HNO3, NaCl, K2SO4 C. HNO3, Ca(OH)2, NaHSO4, K2SO4 D. NaCl, K2SO4, Ca(OH)2 Câu 6: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học: A. Sục khí clo vào dung dịch FeCl2 B. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch FeCl2 C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2 D. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2 Câu 7: Dẫn khí H2S đi vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4, nhận thấy màu tím của dung dịch bị nhạt dần và có kết tủa vàng xuất hiện. Phản ứng thể hiện kết quả của phản ứng trên là: A. 2KMnO4 + 5H2S + 3H2SO4 2MnSO4 + 5S + K2SO4 + 8H2O B. 6KMnO4 + 5H2S + 3H2SO4 6MnSO4 + 5SO2 + 3K2SO4 + 8H2O C. 2KMnO4 + 3H2S + H2SO4 2MnO2 + 2KOH + 3S + K2SO4 + 3H2O D. 6KMnO4 + 5H2S + 3H2SO4 2MnSO4 + 5SO2 + 3H2O + 6KOH Câu 8: Cho 50 gam hỗn hợp Al, Ag vào trong axit HNO3 đặc, nguội. Sau phản ứng thu được 4,48 lit khí màu nâu đỏ duy nhất (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là A. 64,4 gam B. 13,4 gam C. 34 gam D. 14,2 gam Câu 9: Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200 ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch A. Thêm 400 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được 26,44 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng với Cu là: A. 0,48 mol B. 0,58 mol C. 0,56 mol D. 0,4 mol 1
- Câu 10: Cho các phản ứng sau: 1/ Al + NaOH → NaAlO2 + H2 2/ Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O 3/ Al2O3 + 3H2 → 2Al + 3H2O 4/ Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + H2 5/ AlCl3 + Na2CO3 + H2O → Al(OH)3 + NaCl + CO2 6/ NaAlO2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + Na2CO3 7/ C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 8/ C2H5ONa + H2O→ C2H5OH + NaOH 9/ Al(OH)3 Al2O3 + H2O t0 10/ Al2O3 Al + O2 t0 Các phản ứng viết đúng là: A. 2, 4, 5, 7, 8, 9 B. 2, 5, 6, 7, 8, 9 C. 2, 4, 7, 8, 9 , 10 D. 2, 5, 6, 7, 9 Câu 11: Cho 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x(M) thu được 42,75 gam kết tủa. Thêm tiếp 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 94,2375 gam. Giá trị của x là A. 0,25 B. 0,15 C. 0,3 D. 0,45 Câu 12: Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp do A. kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc rỗng và có liên kết kim loại yếu. B. các kim loại kiềm đều có khối lượng nhỏ. C. các kim loại kiềm có nguyên tử khối nhỏ. D. trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu. Câu 13: Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước). Kết thúc phản ứng thu được 17,76 gam chất rắn gồm hai kim loại. Tỉ lệ số mol FeCl3:CuCl2 trong hỗn hợp Y là : A.2:1 B.3:2 C. 3:1 D.5:3 Câu 14: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với nhôm? A. O2, dung dịch NaOH, dung dịch NH3, CuSO4. B. Cl2, Fe2O3, dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc nguội C. S, Cr2O3, dung dịch HNO3 loãng, HNO3 đặc nóng. D. Br2, CuO, dung dịch HCl, HNO3 đặc nguội. Câu 15: X là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2. Trong đó O chiếm 9,6% về khối lượng. Nung 50 gam X trong bình kín không có oxi đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam oxit. Giá trị của m là A. 44,6 B. 39,2 C. 17,6 D. 47,3 Câu 16: Cho dd chứa các ion sau (Na , Ca , Mg , Ba , H , Cl ). Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung + 2+ 2+ 2+ + - dịch mà không đưa ion lạ vào, ta có thể cho dung dịch tác dụng với các chất nào trong các chất sau đây: A. d/d K2CO3 vừa đủ B. d/d Na2SO4 vừa đủ C. d/d NaOH vừa đủ D. dd Na2CO3 vừa đủ Câu 17: Một khoáng chất có chứa 20,93%Nhôm; 21,7%Silic và còn lại là oxi và Hidro (về khối lượng). Khoáng chất là A. Al2O3.2SiO2.3H2O B. Al2O3.6SiO2.2H2O C. 3Al2O3.6SiO2.H2O D. Al2O3.2SiO2.2H2O Câu 18: Một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là CxHyO2 , trong đó oxi chiếm 25,81% về khối lượng. X tác dụng được với NaOH theo tỷ lệ mol là 1: 1 và phản ứng được với Br2 theo tỷ lệ mol là 1:3. Khi cho X tác dụng với HNO3 đặc (xt H2SO4 đặc) thu được chất Z có công thức là C7HyOzN4. Vậy y và z có các giá trị là : A. y= 4 ; z = 7 B. y = 5 ; z = 8 C. y = 4 ; z = 10 D. y = 5 ; z = 9 Câu 19: Trong các chất: CuSO4, FeCl3, HNO3, CaCl2, Ba(OH)2, số chất khi cho vào dung dịch Na2CO3 thì sinh ra khí CO2 là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 20:Trong các chất Zn(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3, AgNO3; Al(OH)3 số chất vừa tác dụng được với dung dịch NH3, vừa tác dụng được với dung dịch HCl là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. 2
- Câu 21: Cho các phản ứng: (1) O3 + dung dịch KI ; (2) F2 + H2O ; (3) MnO2 + HCl (to) ; (4) Cl2 + dung dịch H2S ; (5) Cl2 + NH3 dư ; (6) CuO + NH3 (to); (7) KMnO4 (to) ; (8) H2S + SO2 ; (9) NH4Cl + NaNO2 (to) ; (10) NH3 + O2 (Pt, 800oC). Số phản ứng tạo ra đơn chất là A. 7 B. 6 C. 9 D. 8 Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi hợp chất hữu cơ A cần 10 thể tích oxi (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất), sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và H2O với mCO 2 : mH 2 O = 44 : 9. Biết MA < 150. A có công thức phân tử là A. C4H6O. B. C8H8O. C. C8H8. D. C2H2. Bài 23: Một hỗn hợp A gồm etanal và metanal. Khi oxi hoá m gam hỗn hợp A thu được hỗn hợp B gồm hai axit hữu cơ tương ứng có tỉ khối hơi so với A bằng a. Hiệu suất phản ứng là 100%. Khoảng giới hạn của a là A. 1,36
- Câu 33: Cho các chất: etilen; saccarozơ; axetilen; fructozơ; anđehit axetic; tinh bột; axit fomic; xenlulozơ; glucozơ. Số chất phản ứng với dung dịch AgNO3 /NH3 tạo kết tủa là A. 3. B. 7. C. 5. D. 6. Câu 34: Phương pháp điều chế polime nào sau đây đúng ? A. Đồng trùng hợp axit terephtalic và etylen glicol để được poli(etylen - terephtalat). B. Trùng hợp caprolactam tạo ra tơ nilon-6. C. Trùng hợp ancol vinylic để được poli(vinyl ancol). D. Đồng trùng ngưng buta-1,3-đien và vinyl xianua để được cao su buna-N. Câu 35: Cho 18,32 gam axit picric vào một bình đựng bằng gang có dung tích không đổi 560cm3 (không có không khí), rồi gây nổ ở 19110C. Áp suất trong bình tại nhiệt độ đó là P atm, biết rằng sản phẩm nổ là hỗn hợp CO, CO2, N2, H2 và áp suất thực tế nhỏ hơn áp suất lý thuyết 8%. P có giá trị là A. 194,488. B. 230,256. C. 211,836. D. 250,278. Câu 36: Cho cân bằng hóa học: a A + b B pC + q D. Ở 105 C, số mol chất D là x mol; ở 180 C, số 0 o mol chất D là y mol. Biết x > y, (a + b) > (p + q), các chất trong cân bằng trên đều ở thể khí. Kết luận nào sau đây đúng? A. Phản ứng thuận tỏa nhiệt và tăng áp suất. B. Phản ứng thuận thu nhiệt và giảm áp suất. C. Phản ứng thuận thu nhiệt và tăng áp suất. D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt và giảm áp suất. Câu 37: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là A. 40%. B. 20%. C. 25%. D. 50%. Câu 38: Hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C2HyNO2 vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, khi tác dụng với dung dịch bazơ thì xuất hiện khí. Giá trị của y là A. 5. B. 7. C. 3. D. 4. Câu 39: Cho các phản ứng sau: (A) + Cl2 → (B) + (C) (B) + NaOH → (D) + ( E) . (C) + NaOH → (E) + (F) (A) + O2 → (G) + (F) (D) + O2 → (G) + (F) (G) + (H) → HCOOH + Ag (G) + (H) → (F) + (l)↑ + Ag (G) + ? → (Z)↓ (màu trắng) Các chất A, G và Z có thể là: A. CH3COOH; CH3CHO và CH3-CH(OH)(SO3Na) B. C2H6; CH3CHO và CH2(OH)(SO3Na) C. C2H5OH; HCHO và CH3-CH(OH)(SO3Na) D. CH4; HCHO và CH2(OH)(SO3Na) Câu 40: Đun nóng hợp chất X với H2O (xúc tác H+) được axit hữu cơ Y và ancol Z đơn chức. Cho hơi Z đi qua ống đựng CuO, t0 được hợp chất T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam X phải dùng hết 3,92 lít oxi (ở đktc), được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích: VCO2 : VH2O 3: 2 . Biết dY/N 2 = 2,57. Công thức cấu tạo của X là A. CH2 = CHCOOC3H7. B. CH2 = CHCOOCH2CH = CH2. C. C2H5COOCH = CH2. D. CH2 = CHCH2COOCH = CH2. 4
- II. PHẦN RIÊNG: THÍ SINH CHỈ ĐƯỢC LÀM MỘT TRONG HAI PHẦN (phần A hoặc B) A. Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Cho 2 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HCl (dư), giải phóng 0,1 gam khí. Cũng 2 gam hỗn hợp trên tác dụng với khí Cl2 (dư), thu được 5,763 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp trên là A. 16,8%. B. 22,4%. C. 19,2%. D. 8,4%. Câu 42: Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl (thơm), HCOOC6H5 (thơm), C6H5COOCH3 (thơm), HO-C6H4-CH2OH (thơm), CH3CCl3. CH3COOC(Cl2)-CH3. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với NaOH đặc dư, ở nhiệt độ và áp suất cao cho sản phẩm có 2 muối? A. 4 B. 6 C. 7 D. 5 Câu 43: Nitro hoá toluen được hai sản phẩm thế A,B hơn kép nhau 1 nhóm NO2. Khi chuyển toàn thể nitơ trong 0,6 mol hỗn hợp A,B thành khí N2 ta thu được 8,96 lít N2 (đktc) . Tên A,B và số mol của chúng là: A. 0,4 mol đinitrotoluen; 0,2 mol trinitrotoluen. B. 0,3 mol nitrotoluen; 0,3 mol đinitrotoluen. C. 0,2 mol đnitrotoluen; 0,4 mol trinitrotoluen. D. 0,4 mol nitrotoluen; 0,2 mol đinitrotoluen. Câu 44: Cho x mol Mg vào dung dịch chứa y mol Cu(NO3)2 và z mol AgNO3, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch gồm 2 muối. Mối quan hệ giữa x, y, z là A. 0,5z ≤ x < 0,5z + y B. z ≤ a < y + z C. 0,5z ≤ x ≤ 0,5z + y D. x < 0,5z + y Câu 45: Hòa tan 4,5 gam tinh thể MSO4.5H2O vào nước được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ và cường độ dòng điện 1,93A. Nếu thời gian điện phân là t (s) thì thu được kim loại M ở catot và 156,8 ml khí tại anot. Nếu thời gian điện phân là 2t (s) thì thu được 537,6 ml khí. Biết thể tích các khí đo ở đktc. Kim loại M và thời gian t lần lượt là: A. Fe; 2800 s B. Ni; 2800 s C. Cu;1400 s D. Zn; 3600 s Câu 46: Sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch hỗn hợp chứa x mol NaOH và y mol Ba(OH)2. Để kết tủa thu được là cực đại thì giá trị của V là x A. V = 22,4.y B. V = 22,4.(x+y) C. 22,4.y ≤ V ≤ (y + ).22,4 D. 22,4.y ≤ V ≤ (x + y).22,4 2 Câu 47: Muốn đinh đóng lâu ngày vẫn không bị long khi đóng, người ta thường nhúng đầu đinh vào nước muối trước khi đóng. Điều này được giải thích là do: A. Giúp đinh trơn hơn để khi đóng vào tường tường không bị lủng nên lâu ngày vẫn không bị long. B. Đinh bị ăn mòn hóa học, tạo thành lớp oxit sần sùi, lớp oxit này giúp đinh bám chắc vào tường. C. Đinh bị ăn mòn điện hóa, tạo thành lớp oxit sần sùi, lớp oxit này giúp đinh bám chắc vào tường. D. Xung quanh đinh có một lớp dung dịch nước muối, giúp đinh cố định, khó bị rơi ra. Câu 48: Dãy gồm các chất là keo dán tự nhiên : A. Nhựa vá săm, keo hồ tinh bộ. B. Ure-fomanđehit, nhựa vá săm, poliacrilonitrin. C. Epoxi, ure-fomanđehit, nhựa vá săm. D. Poliacrilonitrin, nhựa vá săm, keo hồ tinh bột. Câu 49: Cho hỗn hợp X (gồm CH3OH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3) có khối lượng m gam. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 5,6 lít khí CO2 (ở đkc). Cũng m gam hỗn hợp X trên cho tác dụng với kali thu được V lít khí (đktc). Gía trị của V bằng A. 11,2 B. 2,8 C. 3,36 D. 5,6 Câu 50: Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, cô cạn dung dịch được 31,68 gam hỗn hợp muối. Nếu cho 3 amin trên trộn theo tỉ lệ mol 1:10:5 và thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của 3 amin là: A. C2H7N, C3H9N, C4H11N. B. C3H9N, C4H11N, C5H13N. C. C3H7N, C4H9N, C5H11N. D. CH5N, C2H7N, C3H9N. 5
- B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Trộn CuO với một oxit kim loại hóa trị II theo tỷ lệ mol 1:2 được hh A. Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua 3,6 gam A nung nóng thu được hh B. Để hòa tan hết B cần 60 ml dd HNO3 nồng độ 2,5M và thu được V lít khí NO duy nhất(đktc) và dd chỉ chứa nitat kim loại. Oxit kim loại hóa trị II là A. MgO B. FeO C. CaO D. ZnO Câu 52: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp A gồm glucozơ, anđehit fomic, axit axetic cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là A. 6,2 B. 4,4 C. 3,1 D. 12,4 Câu 53: Lên men nước quả nho thu được 100,0 lít rượu vang 10 (biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95,0% và 0 ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml). Giả thiết trong nước quả nho chỉ có một loại đường là glucozơ. Khối lượng glucozơ có trong lượng nước quả nho đã dùng là: A. 20,595 kg. B. 19,565 kg. C. 16,476 kg. D. 15,652 kg. Câu 54: Cho 36,5 gam hỗn hợp X gồm hiđroquinon, catechol và axit axetic tác dụng với kali (dư) thu được 7,28 lít (đktc) khí H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp X là: A. 32,877%. B. 41,096%. C. 14,438%. D. 24,658%. Câu 55: Cho sơ đồ: Etilen O 2 , to X1 HCN X2 H 2O X3 H X4 / PdCl 2 CuCl 2, / H 2O X4 là 1 axit cacboxylic đơn chức. Vậy CTCT của X4 là: A. CH3CH2COOH B. CH3COOH C. CH2=CHCOOH D. CH3CH=CHCOOH Câu 56: Cho các phản ứng sau: (1) FeCl3 + SnCl2 (2) FeCl3 + Fe (3) ZnCl2 + KI (4) FeCl3 + KI (5) Fe(NO3)2 + AgNO3 (6) FeCl2 + I2 Bết EoZn 2 / Zn = -0.76V; EoFe 2 / Fe = -0.44V; EoSn 4 / Sn 2 = + 0.15V; Eo I 2 /2I = + 0,53V; EoFe 3 /Fe 2 =+0.77V; EoAg /Ag = +0.80V. Các phản ứng hóa học có thể xảy ra là A. Tất cả các phản ứng trên. B. (1), (2), (4), (5). C. (1), (3), (4), (5), (6). D. (1), (2), (3), (4), (6). Câu 57: Khi làm kem que người ta thường làm như sau: Cắm que tre vào ô đựng nước trái cây rồi đặt cả vào khay đá có đựng nước đá hòa tan nhiều muối ăn. Tất cả cho vào làm lạnh. Nước trái cây sẽ nhanh chóng đông lại thành kem que. Người ta đã lợi dụng tính chất gì khi dùng muối làm kem que? A. Nếu cho muối ăn vào nước đá, nhiệt độ phòng sẽ giảm xuống giúp kem chóng đông. B. Muối ăn giúp duy trì nhiệt độ của nước đá ở 00 C giúp kem chóng đông. C. Muối ăn thu nhiệt cùng với độ lạnh của nước đá tác động làm trái cây nhanh chóng đông. D. Nhiệt độ của nước đá là 00C, nếu cho muối ăn, nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 00C. Câu 58: Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng ? A. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm. B. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu vàng nâu sang màu đen. C. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm. D. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm. Câu 59: Cách phân loại nào sau đây đúng ? A. Tơ visco là tơ tổng hợp. B. Tơ xenlulozơ axetat là tơ bán tổng hợp. C. Tơ nilon là tơ nhân tạo. D. Các loại sợi vải, sợi len, tơ vinilon đều là tơ thiên nhiên. Câu 60: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M, sản phẩm khử duy nhất là khí NO. Số gam muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là: A. 8,84 B. 5,64 C. 7,90 D. 10,08 HẾT Chú ý: Thí sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa năm 2013 - Đề 13
7 p | 700 | 361
-
Đề Thi Thử ĐH Môn HOÁ Lần I - THPT Chuyên Bắc Ninh [2009 - 2010]
4 p | 429 | 245
-
Đề Thi Thử ĐH Môn HOÁ - THPT Chuyên Nguyễn Huệ - 2009
5 p | 369 | 207
-
Đề Thi Thử ĐH Môn Hoá - THPT Hà Huy Tập - Hà Tĩnh [2009 - 2010]
5 p | 201 | 87
-
Đề Thi Thử ĐH Môn HOÁ - THPT Giao Thuỷ B [2009 - 2010]
2 p | 174 | 44
-
Tổng hợp đề thi thử ĐH môn Hóa
5 p | 138 | 17
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Cẩm Bình năm 2014 đề 268
6 p | 98 | 8
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Nguyễn Du năm 2014 đề 289
4 p | 103 | 6
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Chuyên Lương Văn Chánh năm 2014 (đề 132)
6 p | 69 | 6
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Hồng Bàng năm 2014 đề 677
4 p | 128 | 5
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Cẩm Bình năm 2014 đề 172
6 p | 92 | 5
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Hồng Bàng năm 2014 đề 671
4 p | 76 | 4
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Cẩm Bình năm 2014 đề 184
5 p | 72 | 4
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Hồng Bàng năm 2014 đề 673
4 p | 112 | 4
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Hồng Bàng năm 2014 đề 679
4 p | 117 | 4
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Hồng Bàng năm 2014 đề 675
4 p | 84 | 4
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Hồng Bàng năm 2014 đề 669
4 p | 73 | 4
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Hồng Bàng năm 2014 đề 681
4 p | 73 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn