intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT chuyên Hà Tĩnh lần 2 (2011-2012) đề 357

Chia sẻ: đinh Thị Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp cho các bạn học sinh lớp .. có thể chuẩn bị ôn tập tốt hơn cho kỳ thi tuyển sinh Đại học môn Hóa học, mời các thầy cô và các bạn tham khảo đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT chuyên Hà Tĩnh lần 2 (2011-2012) đề 357.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT chuyên Hà Tĩnh lần 2 (2011-2012) đề 357

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG LẦN 2 NĂM 2011-2012 HÀ TĨNH MÔN: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 90 phút; Mã đề thi 357 Họ, tên thí sinh:..................................................................Số báo danh:.................. Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Cs = 133; Ba = 137; Pb=207. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Cho các chất axit fomic(X), andehit fomic(Y), axeton(Z), ancol etylic(T). Dãy chất được sắp xếp theo chiều tăng nhiệt độ sôi là A. Y, Z, T, X B. Y, T, Z, X C. Y, X, Z, T D. X, Y, X, T Câu 2: Các khí có thể tồn tại trong một hỗn hợp là A. NH3 và Cl2. B. H2S và Cl2. C. HCl và CO2 . D. NH3 và HCl Câu 3: Cho các dung dịch của các hợp chất sau: H2N-CH2-COOH ; ClH3N-CH2-COOH ; H2N-CH2-COONa; H2N-(CH2)2 CH(NH2)-COOH ; HOOC-(CH2)2CH(NH2 )-COOH . Số dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là: A. 5. B. 4 C. 2 D. 3 Câu 4: Hợp chất X có công thức phân tử C7H6O3. Biết X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc, 1 mol X tác dụng được tối đa với 3 mol NaOH. Số cấu tạo thỏa mãn với X là A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 5: Cho dãy các chất: KHCO3, KHSO4, K[Al(OH)4], CH3COONH4, Al, Al(OH)3, Cr(OH)2, AgNO3, NaH2PO4. Số chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 5 B. 4 C. 6 D. 7 Câu 6: Cho các chất etanal, metanol, propenal, etyl axetat, etanol, natri axetat. Số chất mà chỉ bằng một phản ứng điều chế được axit axetic là A. 4 B. 6 C. 3 D. 5 Câu 7: Tổng số nguyên tố p trong các chu kỳ 1,2,3,4 bằng A. 18. B. 28. C. 20. D. 24. Câu 8: Hiện tượng thí nghiệm nào sau đây mô tả đúng? A. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan. B. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 dư không thấy khí thoát ra. C. Cho dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch BaCl2 thấy xuất hiện kết tủa màu da cam. D. Cho AgNO3 vào dung dịch H3PO4 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Câu 9: X là một hợp chất có công thức phân tử C6H10O5 : 0 X + 2NaOH t 2Y + H2 O C Y + HCl(loãng)   Z + NaCl Hãy cho biết khi cho 0,1mol Z tác dụng với Na dư thu được bao nhiêu mol H2 ? A. 0,2 mol B. 0,1 mol C. 0,05 mol D. 0,15 mol Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol đơn chức X thu được 0,56 lít CO2(đktc) và 0,54 gam H2O. Cho X tác dụng với CuO đun nóng thu được andehit. Số cấu tạo thỏa mãn của X là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 11: Có một loại hiđro chỉ chứa 2 đồng vị là 11 H và 21H. Một lít khí hiđro này ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,10gam. Thành phần phần trăm khối lượng của 11H trong loại hiđro này là: A. 12,00% B. 78,57% C. 88,00%. D. 21,43% Câu 12: Hai chất nào dưới đây khi tham gia phản ứng trùng ngưng tạo tơ nilon-6,6? A. Axit ađipic và hexametylenđiamin B. Axit ađipic và etylen glicol C. Axit glutamic và hexametylenđiamin D. Axit picric và hexametylenđiamin Câu 13: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm một kim loại hóa trị 1 và oxit kim loại hóa trị 2 vào nước dư. Sau khi phản ứng xong được 500 ml dd X chỉ chứa một chất tan duy nhất và 4,48 lít khí H2. Nồng độ mol/l của dung dịch X là A. 0,25 M B. 0,3M C. 0,2M D. 0,4 M Câu 14: Cho 7,0 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. Số đồng phân chức anđehit của X là A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,06M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 aM vào dung dịch X thu được 5,91 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,020 B. 0,030 C. 0,040 D. 0,015 Trang 1/4 - Mã đề thi 357
  2. Câu 16: Sau khi đã cân bằng phương trình phản ứng FexSy + HNO3 → NO + NO2 + H2SO4 + Fe(NO3)3 + H2O (với tỷ lệ mol nNO:nNO2=1:3) Nếu hệ số của FexSy là 2 thì hệ số của H2O là A. 5x-4y. B. 10x+8y. C. 10x-4y. D. 5x+2y. Câu 17: Hỗn hợp X gồm 0,2 mol C2H2 và 0,4 mol H2 được chứa trong bình kín có sẵn bột Ni (thể tích không đáng kể). Đun nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y( tỉ khối của Y so với H2 là 6). Cho Y đi chậm qua dung dịch Br2 /CCl4 dư thấy có m gam brom phản ứng. Giá trị của m là A. 16 B. 48 C. 36 D. 24 Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ancol anlylic, axeton, andehit propionic cần vừa đủ V lít O2, thu được 6,72 lít CO2. Biết các khí đo ở đktc. Giá trị của V là A. 10,08 B. 6,72 C. 8,96 D. 4,48 Câu 19: Cho m gam hỗn hợp Fe, Cu vào dung dịch chứa 0,03 mol Fe(NO3)3 và 0,09 mol AgNO3 sau một thời gian phản ứng lọc tách được 9,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Cho thêm 2,16 gam bột Al vào Y đến khi các phản ứng hoàn toàn thu được 8,74 gam hỗn hợp kim loại và được dung dịch Z. Giá trị của m bằng A. 5,02. B. 6,99. C. 5,66. D. 6,56. Câu 20: Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm FeO vào Fe2 O3 bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch B. Cho ½ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 40 gam chất rắn. Cho ½ dung dịch A còn lại tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 208,15 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 38,4 B. 62,4 C. 76,8 D. 124,8 Câu 21: Cho từ từ và khuấy đều 100ml dung dịch chứa HCl 0,4M và H2SO4 0,1M vào 100ml dung dịch chứa NaHCO3 0,6M và K2CO3 0,4M thấy có V lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của V bằng A. 1,344. B. 0,448. C. 2,24. D. 1,12. Câu 22: Trong các hỗn hợp sau: (1) 0,1mol Fe và 0,1 mol Fe3O4; (2) 0,1mol FeS và 0,1 mol CuS; (3) 0,1 mol Cu và 0,1 mol Fe3O4; (4) 0,02 mol Cu và 0,5mol Fe(NO3)2;(5) 0,1 mol MgCO3 và 0,1 mol FeCO3. Những hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư là A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (3), (5). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (5). Câu 23: Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl-; x mol HCO3-. Cô cạn dung dịch X được chất rắn Y. Nung Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 37,4 B. 28,6 C. 49,8 D. 25,4  NaOH ,t 0 KOH Câu 24: Cho sơ đồ sau: X (C4H9 O2N)   X1   HCl  X2  CH X3  H2N-CH2COOK  du  3OH, HCl khan  Vậy X2 là: A. ClH3N-CH2COOH B. H2N-CH2-COOH C. ClH3N-CH2-COONa D. H2N-CH2-COOC2H5 Câu 25: Cho nonapeptit có công thức viết tắt là Arg – Pro – Pro – Gly – Phe – Ser – Pro – Phe – Arg. Khi thủy phân từng phần peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit có chứa phenyl alanin (Phe)? A. 5 B. 6 C. 7 D. 4 Câu 26: Khi hòa tan một mẫu đá vôi trong dung dịch HCl một học sinh dùng các cách sau: - Cách 1: Đập nhỏ mẩu đá. - Cách 2: Đun nóng hỗn hợp sau khi trộn. - Cách 3: Lấy dung dịch HCl đặc hơn. - Cách 4: Cho thêm mẫu Zn vào hỗn hợp. - Cách 5: Cho thêm ít Na2CO3 vào hỗn hợp. Những cách có thể làm mẫu đá tan nhanh hơn là A. 3,4,5. B. 2,3,4. C. 1,2,3,4. D. 1,2,3. Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Sục H2 S vào dung dịch K2Cr2 O7 trong H2SO4 loãng. (2) Cho CaC2 vào dd HCl dư. (3) Cho nước vôi trong vào nước có tính cứng toàn phần. (4) Cho xà phòng vào nước cứng. (5) Sục SO2 vào dung dịch BaCl2. (6) Cho supephotphat kép vào nước vôi trong. Số thí nghiệm có kết tủa xuất hiện là A. 6 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 28: Hỗn hợp X có C2H5OH, C2H5COOH, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 6,12 gam H2O và 6,272 lít CO2 (đktc). Mặt khác 13,2 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có p gam Ag kết tủa. Giá trị của p là A. 4,32. B. 8,64. C. 9,72. D. 10,8. Câu 29: Cho những nhận xét sau : 1- Metyl salixylat được điều chế từ axit salixylic và metanol. 2- Tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit terephtalic với etylen glicol. 3- Tơ nitron hay tơ olon được tổng hợp từ vinyl xianua. 4- CH2O2 và C2 H4O2 (chỉ có chức -COO-) thuộc cùng đồng đẳng. 5- Natri glutamat có công thức cấu tạo là HOOC-CH2-CH2-CH(NH2 )-COONa. Số nhận xét đúng là A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Trang 2/4 - Mã đề thi 357
  3. Câu 30: Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol axit X có công thức phân tử C4H6O4 với 1 mol CH3OH ( xt: H2SO4 đặc) thu được 2 este E và F ( MF>ME). Biết mE = 1,81mF và chỉ có 72% lượng ancol bị chuyển hóa thành este. Khối lượng (gam) E và F lần lượt là A. 38,42 và 21,34 B. 28,26 và 15,72 C. 47,52 và 26,28 D. 50,87 và 28,26 Câu 31: Trong các thí nghiệm sau: 1. Cho dung dịch HCl vào dung dịch AgNO3. 2. Sục H2S vào dung dịch SO2. 3. Cho dung dịch Cl2 vào dung dịch KBr. 4. Sục CO2 vào dung dịch KMnO4. Số thí nghiệm có kết tủa và số thí nghiệm có sự đổi màu của dung dịch lần lượt là A. 3 và 1. B. 1 và 2. C. 2 và 1. D. 2 và 2. Câu 32: Để phân biệt glucozơ và fructozơ người ta có thể dùng A. nước vôi trong B. dung dịch AgNO3/NH3 C. Cu(OH)2/NaOH D. nước brom Câu 33: Sục H2S đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa FeCl3, CuCl2, ZnCl2, BaCl2, HCl sau khi các phản ứng hoàn toàn thì số chất kết tủa tạo thành và số ion dương kim loại trong dung dịch còn lại lần lượt bằng A. 1 và 3. B. 1 và 4. C. 2 và 3. D. 3 và 1. Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic hai chức cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), cho toàn bộ sản phẩm vào bình chứa nước vôi trong dư thu được 30 g kết tủa và khối lượng bình nước vôi tăng 16,8 g. Giá trị của V là A. 8,96. B. 6,72. C. 11,2. D. 4,48. Câu 35: Cho dãy các oxit sau: CO2, NO, P2O5, SO2 , Cl2O7, Al2O3, N2O, CrO3, FeO, K2O. Số oxit trong dãy tác dụng được với dung dịch KOH ở điều kiện thường là A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 36: Hợp chất X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H6Cl2. Thủy phân hoàn toàn X trong NaOH đặc dư, t0 cao, p cao thu được chất Y có CTPT là C7H7O2Na. Số cấu tạo thỏa mãn của X là A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 37: Nung hỗn hợp khí X gồm NH3 và H2 một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác) để phản ứng phân hủy NH3 xẩy ra với hiệu suất 15%, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 550/109. Thành phần % thể tích của NH3 trong hỗn hợp ban đầu bằng A. 60%. B. 40%. C. 90%. D. 50%. Câu 38: Nhận định nào sau đây không đúng ? A. Các amino axit đều tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polipeptit B. Thủy phân đến cùng các protein đều thu được các -amino axit. C. Trong các dung dịch amino axit đều có cân bằng giữa dạng phân tử với dạng ion lưỡng cực. D. Các amin đều có tính bazơ do nguyên tử nitơ có đôi electron ở lớp ngoài cùng chưa tham gia liên kết. Câu 39: Dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và HCl. Điện phân ½ dung dịch X (điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi), sau một thời gian thu được 0,14 mol một khí duy nhất ở anot. Dung dịch sau điện phân phản ứng vừa đủ 550 ml dung dịch NaOH 0,8M, thu được1,96 gam kết tủa. Khối lượng Cu tối đa có thể hòa tan trong ½ dung dịch X (giải phóng khí NO, sản phẩm khử duy nhất) là A. 6,4 B. 19,2 C. 12,8 D. 9,6. Câu 40: Cho 320 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch Al2(SO4 )3 xM thu được 6,24 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 0,4 B. 0,5 C. 0,8 D. 1,0 II. PHẦN RIÊNG [10 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Phân tử khối trung bình của poli (hexametylen - ađipamit) là 30000, của cao su thiên nhiên là 105000 (đvC). Số mắt xích (trị số n) gần đúng trong công thức phân tử của mỗi loại polime nói trên lần lượt là A. 153 và 1544. B. 186 và 1455. C. 133 và 1544. D. 167 và 1554. Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn 47 gam hỗn hợp X gồm Zn, Mg, Sn trong oxi dư, thu được 61,4 gam hỗn hợp chất rắn. Mặt khác nếu hoà tan hết 47 gam hỗn hợp X trong dung dịch HCl dư thì thu được 13,44 lít khí (ở đktc). Thành phần (%) khối lượng của Sn trong hỗn hợp X là A. 25,32. B. 75,96. C. 37,98. D. 50,63. Câu 43: Trong số các cặp chất (trong dung dịch) sau: HClO3 và HCl; NH4 Cl và NaNO2; HF và SiO2; CaOCl2 và HCl; H2S và Cl2 ; SO2 và KMnO4; HBr và H2SO4 đặc, số cặp có xảy ra phản ứng oxi hoá khử trong điều kiện thích hợp là A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 44: Hỗn hợp X gồm 0,2 mol hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có khối lượng m gam. Oxi hoá hết hỗn hợp X bằng CuO, đun nóng, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 , dư, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là A. 8,5. B. 8,4. C. 7,8. D. 7,1. Trang 3/4 - Mã đề thi 357
  4. Câu 45: Hoà tan hết x gam CuO trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 25,2%, thu được dung dịch X. Cô cạn 50 gam X thu được y gam muối khan. Giá trị của y là A. 28,362. B. 16,207. C. 24,311. D. 20,259. Câu 46: Nhiệt phân 2m gam kaliđicromat một thời gian, thu được 1,68m gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là A. 84%. B. 86%. C. 94%. D. 98%. HNO 2 CuO 1) HCN Câu 47: Cho sơ đồ phản ứng: Amin đơn chức X  Y  Z  Axit 2 – hiđroxibutanoic.  t0  2)H O 3 Tên gọi của X là A. etylmetylamin. B. propylamin. C. trimetylamin. D. isopropylamin. T M N Câu 48: Cho sơ đồ phản ứng: X (C9H8O2)  Y  Z  metyl acrylat.  xt  Tên gọi của X là A. benzyl axetat. B. benzyl acrylat. C. phenyl metacrylat. D. phenyl acrylat. Câu 49: Cho bột kim loại M vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 . Sau khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn X gồm M và Ag với dung dịch Y chứa 2 muối M(NO3)2 và Fe(NO3)2. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Tính khử theo thứ tự: Fe2+ > M > Ag > Fe3+. B. Tính oxi hoá theo thứ tự: M2+ > Ag+ > Fe3+ > Fe2+. + 3+ 2+ 2+ C. Tính oxi hoá theo thứ tự: Ag > Fe > M > Fe . D. Tính khử theo thứ tự: M > Ag > Fe2+ > Fe3+. Câu 50: Axit hữu cơ no, đa chức, mạch hở (X) chứa n nguyên tử C và a nhóm chức –COOH. Để trung hoà 5,2 gam X cần 16 ml dung dịch NaOH 20% (d=1,25 g/ml). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. C2H4(COOH)2. B. C3 H6(COOH)3. C. CH2(COOH)2. D. C4H8(COOH)2. B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Cho 0,1 mol X tác dụng với 0,5 lít dung dịch NaOH 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Làm khô dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 54,1. B. 72,7. C. 52,7. D. 74,1 Câu 52: Đốt cháy một mẫu FeS2 trong lượng oxi vừa đủ, thu được khí X. Sục X vào dung dịch KMnO4 dư, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y không tác dụng được với chất nào sau đây? A. K2SO4. B. FeSO4. C. HCl. D. Na2SO3. Câu 53: Nhà máy lọc dầu thường gây ô nhiễm môi trường bởi các chất nào sau đây ? A. NO2, CO, SO2, CO2. B. C2H4, CH3OH, C2H5OH, CH4. C. C3H8, C4H10, C2F4, Cl2. D. CH4, C2H6, C3H8, H2SiF6.  H2 O CuO Br2 ,H 3O Câu 54: Cho sơ đồ phản ứng: Stiren  X (sản phẩm chính)  Y  Z. H  ,t 0  t0   Công thức cấu tạo thu gọn của Z là A. C6H5CHBrCOOH. B. C6 H5CH2COOH. C. C6H5CHBrCHO. D. C6H5COCH2Br. Câu 55: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm a mol KCl và b mol CuSO4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cho đến khi dung dịch vừa hết màu xanh thì thu được 1,12 lít khí (đktc) và 500 ml dung dịch có pH bằng 1. Giá trị của a, b lần lượt là A. 0,075 và 0,0625 . B. 0,0725 và 0,085. C. 0,0525 và 0,065. D. 0,0475 và 0,054. Câu 56: Đốt cháy m gam crom trong khí clo dư, thu được chất rắn X. Trong môi trường kiềm, X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch Br2 1,5M. Giá trị của m là A. 9,1. B. 5,2. C. 7,8. D. 6,5. Câu 57: Cho 1 lít dung dịch CH3COOH 0,1M có độ điện li bằng 1,2%. Thêm vào dung dịch này 0,05mol NaOH thu được 1 lít dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y ? A. 3,886 B. 4,836 C. 4,161 D. 3,456 1)O2 NaOH d ­ ddHCl Câu 58: Cho sơ đồ phản ứng: naphtalen  X  Y  Z 2)V O ,t 0    2 5 Tên gọi của Z là A. axit isophtalic. B. axit terephtalic. C. axit phtalic. D. axit benzoic. Câu 59: Khi cho benzen tác dụng với hỗn hợp HNO3 bốc khói và H2SO4 đậm đặc, đồng thời đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ X chứa 16,67% N về khối lượng. Tên gọi của X là A. 1,3-đinitrobenzen. B. 1, 3, 5- trinitrobenzen. C. 1,2-đinitrobenzen. D. 1,4-đinitrobenzen. Câu 60: Trong các dung dịch sau: (1) saccarozơ, (2) 3-clopropan-1,2-điol, (3) etylen glicol , (4) Ala-Gly, (5) axit fomic, (6) Ala-Gly-Ala-Gly, (7) propan-1,3-điol. Số dung dich có thể hòa tan Cu(OH)2 là A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 357
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2