intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Phan Châu Trinh lần 1 năm 2012 đề 169

Chia sẻ: Phạm Thị Thúy Hằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

91
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp bạn thêm phần tự tin trước kì thi tuyển sinh Đại học. Hãy tham khảo đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Phan Châu Trinh lần 1 năm 2012 đề 169 để đạt được điểm cao hơn nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Phan Châu Trinh lần 1 năm 2012 đề 169

  1. SỞ GD-ĐT TP. ĐÀ NẴNG ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2012- LẦN 1 Tr. THPT PHAN CHÂU TRINH Môn: HÓA HỌC_ Khối A, B Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Đề thi này gồm có 04 trang MÃ ĐỀ: 169 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Học sinh dùng bút chì tô kín vào vòng tròn có chữ cái tương ứng với lựa chọn đúng trong giấy làm bài Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm Al và Fe vào 500 ml dung dịch HNO3 0,1M thu được 0,224 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch Y. Thể tích dung dịch NH3 0,1M cần thêm vào để kết tủa hết cation trong dung dịch Y là A. 300 ml. B. 400 ml. C. 200 ml. D. 700 ml. Câu 2: Đốt 5,8 gam chất hữu cơ mạch hở X cần 0,15 mol O2 thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 2:1. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 29. Số công thức cấu tạo của X là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 3: Cho Cu dư vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và HNO3 1M, thu được sản phẩm khử duy nhất là NO. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là A. 12,7 gam. B. 14,1 gam. C. 12 gam. D. 26,1 gam. Câu 4: Hỗn hợp khí X gồm H2, CO, C4H10. Để đốt cháy hoàn toàn 17,92 lít X cần 76,16 lít O2. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, thành phần % thể tích C4H10 trong X là A. 48,7%. B. 45,2%. C. 54,4%. D. 62,5%. 32 Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm một olefin M và H2 có phân tử khối trung bình qua Ni nung nóng đến phản 3 ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 8. Công thức phân tử của M là A. C3H6. B. C5H10. C. C4H8. D. C2H4. Câu 6: Cho 1,12 lít hỗn hợp khí H2, Cl2 và HCl vào dung dịch KI dư, thu được 2,54 gam I2 và phần khí còn lại có thể tích 0,56 lít. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, phần trăm thể tích của H2, HCl trước phản ứng lần lượt là A. 50% và 30%. B. 30% và 20%. C. 20% và 30%. D. 50% và 25%. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm anđehit fomic, axeton, axit acrylic rồi dẫn toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 16,1 gam. Khối lượng axit acrylic trong hỗn hợp là A. 5,4 gam. B. 2,4 gam. C. 3,6 gam. D. 1,8 gam. Câu 8: Khử hoàn toàn 0,8 gam oxit kim loại X cần dùng 336 ml khí H2 và thu được a gam kim loại. Cho a gam kim loại phản ứng với dung dịch axit HCl dư sinh ra 224 ml khí H2. Nếu cho a gam kim loại X phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được là bao nhiêu? (Các khí đều đo ở đktc) A. 224 ml B. 336 ml C. 560 ml D. 672 ml Câu 9: Dung dịch CH3COOH 0,01M có A. pH = 2. B. pH = 12. C. 2 < pH < 7. D. 7 < pH < 12. Câu 10: Cho các chất rắn sau: FeI2, FeCl2, Fe3O4, AlBr3, MgI2, NaCl. Dung dịch H2SO4 đặc nóng có thể oxi hóa bao nhiêu chất? A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 11: Cho thanh kim loại R (hóa trị không đổi) vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,3M. Sau khi các muối phản ứng hết, thấy khối lượng thanh kim loại tăng 1,48 gam. Vậy R là A. Cu. B. Zn. C. Mg. D. Al. Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 4,3 gam chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X chỉ được hỗn hợp gồm 8,8 gam CO2 và 2,7 gam nước. Nhận định nào sau đây không đúng? A. X có thể tác dụng được với NaOH. B. X làm mất màu nước brom. C. X là hợp chất hữu cơ no, mạch hở. D. X chứa 2 liên kết  trong phân tử. Câu 13: Monoclo hóa ankan X tạo 9,64 gam hỗn hợp hai dẫn xuất monoclo đồng phân. Để trung hòa hết HCl sinh ra cần vừa đúng 80ml dung dịch NaOH 1M. X có tên gọi là A. 2-metylpropan. B. 3-metylpentan. C. 2,3-đimetylbutan. D. 2,2,5,5-tetrametylhexan. Trang 1/4 - Mã đề thi 169
  2. Câu 14: Cho các thí nghiệm sau: (I) Thổi khí O3 vào dung dịch KI, hồ tinh bột. (II) Cho dung dịch Br2 loãng vào dung dịch KI, hồ tinh bột. (III) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch KI, hồ tinh bột. (IV) Cho dung dịch I2 vào hồ tinh bột. Số thí nghiệm xuất hiện màu xanh là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 15: Cho 5,400 gam Al tác dụng với hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO, Al2O3 với hiệu suất 80% thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là A. 3,584. B. 5,376. C. 4,480. D. 3,360. Câu 16: Điện phân 200ml dung dịch CuSO4 aM với điện cực trơ một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng 300ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của a là A. 1,25. B. 1,375. C. 0,75. D. 1,06. Câu 17: Có 2 ống nghiệm chứa nước brom màu vàng. Dẫn khí A không màu vào ống nghiệm thứ nhất thì dung dịch brom mất màu. Dẫn khí B không màu vào ống nghiệm thứ hai thì dung dịch có màu sẫm hơn. Khí A và khí B có thể là A. O3 và Cl2. B. SO2 và H2S. C. C2H4 và H2S. D. SO2 và HI. Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Để trung hòa 0,3 mol X cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của 2 axit trong hỗn hợp X là A. CH3COOH và HOOC-CH2-COOH. B. HCOOH và HOOC-COOH. C. CH3COOH và HOOC-COOH. D. HCOOH và HOOC-CH2 -COOH. Câu 19: Cho 0,18 mol muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 rất loãng, thu được 0,19 mol hỗn hợp khí CO2, N2 và dung dịch X. Thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X thì được dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu (sản phẩm khử duy nhất là NO). Giá trị của m là A. 58,56. B. 51,84. C. 52,80. D. 65,28. Câu 20: Số đồng phân cấu tạo của các anđehit no, mạch hở, đa chức ứng với hợp chất có công thức đơn giản nhất C2H3O là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 21: Có bao nhiêu phản ứng có thể xảy ra khi cho các đồng phân mạch hở của C2 H4O2 tác dụng với từng chất sau: Na, NaOH, Na2CO3 ? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 22: Tinh bột và xenlulozơ có điểm giống nhau nào sau đây? A. Cùng là polime tự nhiên, thuộc loại polisaccarit, mạch thẳng. B. Cùng là những hợp chất có nhiều nhóm –OH nên hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. C. Là đồng phân của nhau và đều tham gia phản ứng thủy phân sinh ra glucozơ. D. Đều phản ứng với H2 SO4 đặc ở nhiệt độ thường. Câu 23: Cho 4,020 gam hỗn hợp A gồm ancol metylic và một đồng đẳng của nó tác dụng với Na dư thu được 0,672 lít H2 (đktc). Khi cho hỗn hợp A trên tác dụng với 10 gam axit axetic (hiệu suất các phản ứng este hoá đều bằng 80%) thì số gam este thu được là A. 6,540. B. 16,175. C. 8,175. D. 5,232. Câu 24: Trong 4 este có công thức phân tử: C3H4O2, C4H6O2, C3H6O2, C4H8O2, este nào khi bị thuỷ phân tạo ra hai chất đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương? A. Chỉ có C3H4O2. B. Chỉ có C4H6O2. C. C3H4O2 và C4 H6O2. D. C3H6O2 và C4H8O2. Câu 25: Có 7 chất lỏng đựng trong các bình riêng biệt: axit fomic, axit axetic, anđehit propionic, benzen, axit acrylic, glixerol, Gly-Gly-Ala. Nếu chỉ dùng một thuốc thử là Cu(OH)2/NaOH có thể nhận biết được bao nhiêu chất? A. 7. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 26: Nhận định nào sau đây đúng? A. Thủy phân xenlulozơ rồi cho sản phẩm phản ứng với dung dịch I2 thì có màu xanh đen xuất hiện. B. Khi nhai thật kĩ mẩu giấy nhỏ một lúc lâu sẽ có vị ngọt nhẹ xuất hiện. C. Phản ứng quang hợp chỉ xảy ra khi có mặt khí cacbonic. D. Fructozơ tham gia phản ứng tráng gương chứng tỏ fructozơ có nhóm –CHO. Trang 2/4 - Mã đề thi 169
  3. Câu 27: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, phenol, ancol etylic tác dụng vừa đủ với Na thu được 19,6 gam hỗn hợp muối Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 10,6 gam muối cacbonat. Nếu cho 30,4 gam hỗn hợp X trên tác dụng với Na dư thì thể tích khí H2 (đktc) thu được là A. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 9,68 lít. Câu 28: Trong phân tử hiđrocacbon mạch hở X có 7 liên kết  và 3 liên kết . Tên gọi của X có thể là A. đivinyl. B. buta-1,3-đien. C. vinyl axetilen. D. isopren. Câu 29: Nhận xét nào đúng khi điện phân dung dịch chứa hỗn hợp HCl và H2SO4 ? A. pH dung dịch giảm xuống đến giá trị nhất định rồi không thay đổi nữa. B. pH dung dịch tăng lên đến giá trị nhất định rồi giảm xuống. C. pH dung dịch giảm xuống đến giá trị nhất định rồi tăng dần lên. D. pH dung dịch tăng lên đến giá trị nhất định rồi không thay đổi nữa. Câu 30: Nhận định nào sau đây đúng? A. Sợi bông, tơ nhện, lông thú, gốm sứ đều là polime. B. Các polime có thành phần chính là protein đều tham gia phản ứng thủy phân. C. Xenlulozơ, tinh bột, mantozơ đều là các polime thiên nhiên. D. Các polime sau: tơ nilon-6, tơ nilon-7, tơ visco đều có liên kết amit trong phân tử. Câu 31: Cho 21,6 gam Al tác dụng với HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2O và khí Z. Làm bay hơi X thu được 176,4 gam muối khan. Z là A. NH3. B. NO. C. NO2. D. N2. Câu 32: Nhận xét nào sau đây đúng? A. Sự điện phân có thể không có dung môi, còn sự điện li phải có dung môi. B. Sự điện phân là quá trình oxi hóa khử, còn sự điện li thì không. C. Sự điện phân luôn sinh ra kim loại, còn sự điện li thì không. D. Sự điện phân tạo ra dòng điện, còn sự điện li thì không. Câu 33: Cho các hợp chất sau: but-1-en, pent-2-en, 1-brom-2-cloeten; axit 3-metylbut-2-enoic; but-2-en-1-ol; 1,1-điclopropen. Số chất có đồng phân cis-trans là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp đồng số mol gồm một ankanol, một ankanal và hiđro thu được 4,5 gam H2O. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là A. 10 gam. B. 15 gam. C. 5 gam. D. 20 gam. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 2,74 lít hỗn hợp khí A gồm CH4, C3H8 và CO thu được 5,14 lít CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Nhận định nào sau đây đúng? A. dA/N2  1 B. dA/N2 > 1 C. dA/N2 = 1 D. dA/N2 < 1 Câu 36: Nhận định nào sau đây đúng? A. Các nguyên tố có 2 electron lớp ngoài cùng đều ở nhóm IIA hoặc IIB. B. Các nguyên tố có 9 electron hóa trị đều ở nhóm VIIIB. C. Các nguyên tố ở nhóm VIIIA đều có 8 electron lớp ngoài cùng. D. Các nguyên tố có 6 electron hóa trị đều ở nhóm VIB. Câu 37: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Hỗn hợp Na2O + Al2O3 có thể tan hết trong H2O. B. Hỗn hợp Fe2O3 + Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl. C. Hỗn hợp KNO3 + Cu có thể tan hết trong dung dịch NaHSO4. D. Hỗn hợp FeS + CuSO4 có thể tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng. Câu 38: Cho 20,8 gam hỗn hợp gồm FeS, FeS2 , S phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 53,76 lít NO2 (khí duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa, nung trong chân không đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 16. B. 9. C. 8,2. D. 10,7. Câu 39: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Lipit là este của glixerol với các axit monocacboxylic có số cacbon chẵn, không nhánh. B. Có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn. C. Phản ứng giữa glixerol với HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc) không tạo ra este. D. Phản ứng của các chất béo với dung dịch kiềm đều là phản ứng xà phòng hóa. Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước, thu được dung dịch Y và 3,36 lít H2 (đktc). Cho dung dịch Y tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 0,8M thu được kết tủa Z. Nung kết tủa Z đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 1,02. B. 4,08. C. 0,00. D. 2,04. Trang 3/4 - Mã đề thi 169
  4. Câu 41: Cho hợp chất hữu cơ A có công thức C3H9O2 N phản ứng với dung dịch NaOH, đun nhẹ, thu được muối B và khí C làm xanh giấy quỳ ẩm. Nung B với vôi tôi xút thu được một hiđrocacbon D. Nung nóng D ở 1500oC rồi làm lạnh nhanh ta được hiđrocacbon E. Hiđrat hóa E thu được chất F có khả năng cho phản ứng tráng bạc. A là A. đimetylamoni fomat. B. amoni propionat. C. etylamoni fomat. D. metylamoni axetat. Câu 42: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ancol metylic dùng để sản xuất axit axetic. B. Dung dịch natri etylat và dung dịch natri phenolat đều phản ứng với CO2. C. Phenol được dùng làm dung môi hữu cơ. D. Ancol metylic và phenol đều tan trong dung dịch NaOH loãng. Câu 43: Trong các chất sau: HNO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2; có bao nhiêu chất có thể chuyển FeCl2 thành Fe(NO3 )2 chỉ bằng một phản ứng? A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 44: Cho hỗn hợp rắn gồm: AlCl3, Cu(NO3)2, MgCl2, BaCl2, Na2S vào lượng dư dung dịch NH3, số kết tủa thu được là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 45: Cho 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch X chứa 0,025 mol CO32– ; 0,1 mol Na+; 0,25 mol NH4+; 0,3 mol Cl– và đun nóng nhẹ (giả sử nước bay hơi không đáng kể). Tổng khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm đi bao nhiêu gam? A. 4,215 gam B. 5,296 gam C. 6,761 gam D. 7,015 gam Câu 46: Cho m gam dung dịch HCl nồng độ C% tác dụng hết với một lượng dư hỗn hợp kim loại kali và magie, thấy khối lượng khí hiđro bay ra là 0,05m gam. Giá trị của C là A. 19,73. B. 20,00. C. 9,13. D. 18,25. Câu 47: Cho hợp chất X (p-HO-C6 H4-CH2-OH) lần lượt tác dụng với Na, dung dịch NaOH, HBr, CuO ở điều kiện thich hợp. Số trường hợp xảy ra phản ứng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 48: Cho các chất sau: anđehit axetic (1), etyl clorua (2), axit fomic (3), ancol etylic (4). Nhiệt độ sôi của chúng được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: A. (1) < (2) < (4) < (3). B. (1) < (2) < (3) < (4). C. (2) < (1) < (4) < (3). D. (2) < (1) < (3) < (4). Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm 2 ankanal thu được 4,48 lít CO2. Mặc khác hiđro hóa hoàn toàn a gam hỗn hợp X cần vừa đủ 2,24 lít H2 và thu được hỗn hợp Y (các khí đều đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì khối lượng H2O thu được là A. 3,6 gam. B. 5,4 gam. C. 10,8 gam. D. 4,5 gam. Câu 50: Cho phương trình ion rút gọn sau: Al + NO3  + OH + H2O → AlO2 + NH3 . Tổng các hệ số (ở dạng số nguyên, tối giản) của các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng là A. 29. B. 19. C. 18. D. 28. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính cầm tay Trang 4/4 - Mã đề thi 169
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2