intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử kỳ thi THPT lần thứ ba có đáp án môn: Ngữ văn - Trường THPT Hai Bà Trưng (Năm học 2014-2015)

Chia sẻ: Ngọc Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

63
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là đề thi thử kỳ thi THPT lần thứ ba có đáp án môn "Ngữ văn - Trường THPT Hai Bà Trưng" năm học 2014-2015. Mời các bậc phụ huynh, thí sinh và thầy cô giáo cùng tham khảo để để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử kỳ thi THPT lần thứ ba có đáp án môn: Ngữ văn - Trường THPT Hai Bà Trưng (Năm học 2014-2015)

  1. SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ THI THỬ KỲ THI THPT NĂM HỌC 2014-2015 TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG Lần thứ ba - Môn: Ngữ văn (ĐỀ CHÍNH THỨC) Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh: ................................................................... Số báo danh: ………………… Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: “… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình...” (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90) Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên. (0,25 điểm) Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm) Câu 3. Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc? (0,25 điểm) Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh hiện nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 6 đến Câu 8: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (Trích Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục, 2007, trang 39). Câu 5. Xác định phong cách ngôn ngữ đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 6. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì ? (0.25 điểm) Câu 7. Chỉ ra những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0.5 điểm) Câu 8. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0.5 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm). Ai ngủ trong mùa xuân sẽ phải khóc trong mùa hè. Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói trên. Câu 2 (4,0 điểm). Về truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: Đặc sắc nổi bật của thiên truyện ngắn này là hồn vía Tây Nguyên thấm đẫm trên từng trang viết, từng dòng chữ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Đặc sắc chủ yếu của truyện Rừng xà nu là khúc ca bi tráng về những người con anh hùng của núi rừng Tây Nguyên, đã thắp sáng lên chân lí của một thời đau thương nhưng vô cùng anh dũng. Bằng cảm nhận truyện ngắn Rừng xà nu, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. ---HẾT---
  2. SỞ GD& ĐT THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG NĂM HỌC 2014-2015 MÔN NGỮ VĂN ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: Phong cách ngôn ngữ chính luận. - Điểm 0,25: Nêu đúng phong cách ngôn ngữ. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bình luận/ thao tác bình luận - Điểm 0,5: Trả lời đúng theo một trong các cách trên. - Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3. Tiếng nói có tầm quan trọng đối với vận mệnh dân tộc: Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. - Điểm 0,25: Ghi lại đúng câu văn trên; - Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời. Câu 4. Thí sinh nêu được quan điểm của bản thân về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh hiện nay, không nhắc lại quan điểm của tác giả đã nêu trong đoạn trích. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Điểm 0,5: Nêu được quan điểm của bản thân về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh hiện nay. - Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau: + Không nêu được quan điểm của bản thân, hoặc nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích; + Nêu quan điểm của bản thân nhưng không hợp lý; + Câu trả lời chung chung, không rõ ràng, không thuyết phục. + Không trả lời. Câu 5. Phong cách ngôn ngữ đoạn thơ: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. - Điểm 0,25 Xác định đúng phong cách ngôn ngữ. - Điểm 0,0 Trả lời sai sai hoặc không nêu. Câu 6. Phương thức biểu đạt trong đoạn thơ: Miêu tả, biểu cảm. - Điểm 0.25: Xác định đúng phương thức biểu đạt trên. - Điểm 0,0: Trả lời sai phương thức biểu đạt hoặc không viết Câu 7. Các biện pháp tu từ: + Câu hỏi tu từ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? +Điệp từ: Nắng. +So sánh: Xanh như ngọc. -Điểm 0,5: Nêu được ít nhất 2 biện pháp. -Điểm 0,0: Trả lời sai hoặc chỉ nêu 1 biện pháp. Câu 8. Tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình: -Điểm 0,5 :Vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ lúc bình minh. Đằng sau bức tranh phong cảnh ấy là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả. -Điểm 0,25 Trả lời chưa đủ ý. -Điểm 0,0: Trả lời sai hoặc không nêu.
  3. Phần 2. Làm văn (7 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức bài thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận, thể hiện rõ quan điểm, thái độ, đánh giá của mình về vấn đề được bàn luận. - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c)Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặtchẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động - Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: * Giải thích: -Mùa xuân là mùa gieo trồng, mùa hè là mùa thu hoạch; cũng có nghĩa mùa xuân là khi tuổi còn trẻ, mùa hè là khi tuổi trưởng thành. -Ngủ là không hoạt động, là nghỉ ngơi, nó gợi cho chúng ta đến sự lười nhác; Khóc gợi sự đau buồn, tiếc nuối. - Ý nghĩa: Câu nói trên cho chúng ta một lời cảnh tỉnh; trong giai đoạn trước- giai đoạn gieo trồng, lúc tuổi trẻ ta lười nhác, ngủ, nghỉ ngơi,… thì đến giai đoạn sau ta sẽ phải hối tiếc. *Bàn luận: -Nếu trong giai đoạn trước, ta chuẩn bị tốt, thì đến giai đoạn sau ta sẽ có hi vọng thu nhận được những kết quả tích cực. - Nếu giai đoạn trước ta lười nhác, thiếu ý thức thì đến giai đoạn sau ta sẽ phải nhận những hậu quả tiêu cực. -Cũng có khi hiện tại ta không lười nhác, có ý thức nhưng cũng có thể thất bại do những yếu tố khách quan tác động ngoài mong muốn. * Bài học nhận thức và hành động: - Cần phải sống có ý thức rằng: Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay và những điều ta làm hôm nay đang là sự chuẩn bị cho ngày mai. -Chúng ta không được lười biếng, lơi là; không được ngủ hôm nay để ngày mai phải khóc. - Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
  4. - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. đ) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 2. (4,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận, đó là hai ý kiến đánh giá về nét đặc sắc trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận hoặc chỉ nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. (2,0 điểm): - Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và luận đề. + Giải thích ý kiến. ++ Ý kiến thứ nhất:
  5. Vẻ đẹp làm nên giá trị nổi bật, gây ấn tượng mạnh của truyện ngắn Rừng xà nu là hồn vía Tây Nguyên đã tạo ra được nét riêng về thiên nhiên, con người, truyền thống,… Tây Nguyên đậm đà. ++ Ý kiến thứ hai: Vẻ đẹp chủ yếu làm nên giá trị về chiều sâu tư tưởng của truyện Rừng xà nu là ngợi ca những người con anh hùng của núi rừng Tây Nguyên. Số phận, cuộc đời bi tráng của họ đã làm sáng rõ chân lí của thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù tàn ác: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” như là một hiệu lệnh chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giải phóng dân tộc. + Chứng minh ý kiến ++ Ý kiến 1: Đặc sắc nổi bật của thiên truyện ngắn này là hồn vía Tây Nguyên thấm đẫm trên từng trang viết, từng dòng chữ. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần bám sát ý kiến nêu trong đề và cơ bản làm nổi bật được hồn vía Tây Nguyên thấm đẫm trên từng trang viết, từng dòng chữ thể hiện trong cách: Trong cảnh sắc thiên nhiên, chi tiết sinh hoạt, truyền thống văn hóa, trong cách cảm, cách nghĩ, tính cách nhân vật, trong tên của bản làng, tên người,… Đặc sắc nghệ thuật: Đặt nhan đề, xây dựng nhân vật, lời kể, giọng kể,… ++ Ý kiến 2: Đặc sắc chủ yếu, cơ bản của truyện Rừng xà nu là khúc ca bi tráng về những người con anh hùng của của núi rừng Tây Nguyên, đã thắp sáng lên chân lí của một thời đau thương và vô cùng anh dũng. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần bám sát ý kiến nêu trong đề và cơ bản làm nổi bật được: Khúc ca bi tráng về những người con anh hùng của núi rừng Tây Nguyên thể hiện qua số phận, cuộc đời, tính cách của các nhân vật tiêu biểu (cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Heng,…) đã quật khởi đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Thông qua số phận, cuộc đời bi tráng của họ, tác phẩm thể hiện rõ chân lí của thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù tàn ác: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” như là một hiệu lệnh chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giải phóng dân tộc. Đặc sắc nghệ thuật: Giọng kể bi tráng, tính sử thi,… + Bình luận về ý kiến: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đánh giá được: ++ Cả hai ý kiến đều có tính khái quát, sâu sắc, nhấn mạnh những vẻ đẹp làm nên những mặt giá trị khác nhau của truyện: bức tranh thiên nhiên và con người Tây Nguyên là vẻ đẹp nổi bật; khẳng định chân lí của thời đại là vẻ đẹp tư tưởng chủ yếu, xuyên suốt trong chiều sâu của tác phẩm. +++ Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp tạo nên những đặc sắc làm nên giá trị nhiều mặt từ nội dung đến nghệ thuật của truyện Rừng xà nu. Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. - Điểm 1,5-1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Điểm 1,0-1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5-0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
  6. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; văn giàu cảm xúc; có thái độ và quan điểm , tư tưởng đúng đắn. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo, sâu sắc; phù hợp với chuẩn mực đạo đức. đ) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5điểm) - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. --------------------------------------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1