intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - THPT Nguyễn Huệ

Chia sẻ: Tỉ Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

9
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - THPT Nguyễn Huệ để giúp các bạn biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - THPT Nguyễn Huệ

  1. SỞ GIÁO DỤC PHÚ YÊN ĐỀ THI MINH HỌA THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2018 – 2019 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC ------ Thời gian làm bài 50 phút Đề thi có 40 câu/4trang Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Au = 197. Câu 1: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? A. Pb B. Au C. W D. Hg Câu 2: Muối nào sau đây không phải là muối axit? A. NaHSO4 B. Ca(HCO3)2 C. Na2HPO3 D. Na2HPO4 Câu 3: Cho 6 nguyên tử có cấu hình electron với phân mức năng lượng cao nhất là 3s1, 3d7, 3p5, 3p 3, 4p6, 2p4. Số lượng nguyên tử kim loại, phi kim, khí hiếm trong số 6 nguyên tử trên lần lượt là: A. 4 ; 1 ; 1 B. 3 ; 2 ; 1 C. 2 ; 2 ; 2 D. 2 ; 3 ; 1 Câu 4: Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào sẽ dịch chuyển về bên phải nếu tăng áp suất : A. 2H2(k) + O2(k) 2H2O(k). B. 2SO3(k) 2SO2(k) + O2(k) C. 2NO(k) N2(k) + O2(k) D. 2CO2(k) 2CO(k) + O2(k) Câu 5: Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì: A. Gây ô nhiễm môi trường. B. Gây hại cho da tay. C. Xuất hiện kết làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải. D. Tạo ra kết tủa CaCO3, MgCO3 bám lên sợi vải. Câu 6: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây? A. đám cháy do xăng, dầu. B. đám cháy nhà cửa, quần áo. C. đám cháy do magie hoặc nhôm. D. đám cháy do khí ga. Câu 7: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaCO3 và CaSO3: Khí Y là: A. SO2. B. H2. C. CO2. D. Cl2. Câu 8: X và Y đều là hợp chất ion cấu tạo thành từ các ion có chung cấu hình elactron: 1s22s22p6. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong phân tử X và Y lần lượt là 92 và 60. Vậy X và Y lần lượt là : A.MgO; MgF2 B. MgF2 hoặc Na2O; MgO C. Na2O; MgO hoặc MgF2 D. MgO; Na2O. Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. SiO2 là oxit axit. B. Đốt cháy hoàn toàn CH4 bằng oxi, thu được CO2 và H2O. C. SiO2 tan tốt trong dung dịch HCl. D. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, dung dịch bị vẩn đục. Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Thành phần chính của supephotphat đơn là Ca(H2PO4)2. B. Amophot là hỗn hợp gồm (NH4)2HPO4 và NH4 H2PO4. C. Nitrophotka là hỗn hợp gồm KNO3 và NH4 H2PO4 D. Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 và CaSO4. Câu 11: Chất hữu cơ X mạch hở, có đồng phân hình học. Công thức phân tử nào sau đây thỏa mãn X ? A. C4H6. B. C4H8. C. C4H10. D. C3H6. Câu 12: Một chất béo có công thức: CH2(OCOC17H33)–CH(OCOC15H31)–CH2(OCOC17H29). Số mol H2 cần để hiđro hoá hoàn toàn 1 mol chất béo là: A. 4 B. 5 C. 3 D. 1 Trang 1
  2. Câu 13: Phát biểu không đúng là: A. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O B. Thủy phân (xúc tác H+ ,t0 ) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit C. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2 D. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+ ,to ) có thể tham gia phản ứng tráng gương Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong dung dịch, H2N – CH2 – COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực NH3+ – CH2 – COO- B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, không màu, dễ tan trong nước và có vị ngọt. D. Hợp chất H2N – CH2 – COOH3N – CH3 là este của glyxin. Câu 15: Trong các phản ứng giữa các cặp chất dưới đây, phản ứng nào làm giảm mạch polime? t t A. Poli (vinyl clorua) + Cl2   B. Cao su thiên nhiên + HCl     H ,t  OH ,t  C. Tơ nilon-6 + H2O   D. Poli (vinyl axetat)   Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Criolit có tác dụng hạ nhiệt độ nóng chảy của Al. B. Trong ăn mòn điện hóa trên cực âm xảy ra quá trình oxi hóa. C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu. D. Trong đpdd NaCl trên catot xảy ra quá trình oxi hóa nước. Câu 17: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2 , phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là: A. 4 B. 5 C. 9 D. 8 Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng: CH2=CH2 + KMnO4 + H2SO4  (COOH)2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O Tỉ lệ về hệ số giữa chất khử và chất oxi hoá tương ứng là: A. 5 : 2. B. 2 : 5. C. 2 : 1. D. 1 : 2. Câu 19: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: HCOOH, C6 H5NH2 (anilin), CH3COOH và HCl. Ở 25oC, pH của các dung dịch (cùng có nồng độ 0,01M) được ghi lại trong bảng sau: Chất X Y Z T pH 8,42 3,22 2,00 3,45 Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. X có phản ứng tráng gương. B. Y có thể điều chế trực tiếp từ ancol etylic. C. Z tạo kết tủa trắng với nước Br2. D. T có thể dùng trong công nghiệp thực phẩm. Câu 20: Chất nào dưới đây là polime trùng hợp? A. Nhựa novolac. B. Xenlulozơ. C. tơ enang. D. Teflon. Câu 21: Nhúng các cặp kim loại dưới đây (tiếp xúc trực tiếp với nhau) vào dung dịch HCl. Trường hợp nào Fe không bị ăn mòn điện hóa? A. Fe và Cu. B. Fe và Zn. C. Fe và Pb. D. Fe và Ag. Câu 22: X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức đồng đẳng liên tiếp. Cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với CuO đun nóng được hỗn hợp Y gồm 2 anđehit. Cho Y tác dụng với lượng dung dịch AgNO3/NH3 được 86,4 gam Ag. X gồm: A. C2H5OH và C3H5OH. B. CH3OH và C2H5OH. C. C3H7OH và C4H9OH. D. C2H5OH và C3H7OH. Câu 23: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là: A. C3H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C4H9N. Câu 24: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là: A. 89 gam. B. 101 gam. C.85 gam. D.93 gam. Trang 2
  3. Câu 25: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Br2 , as NaOH CuO O , Mn 2 Hiđrocacbon A  B  C   D  2  HOOCCH2COOH. Vậy A là: A.  (xiclopropan) B. C3H8. C. CH2=CHCH3. D. CH2=CHCOOH. Câu 26: Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3 H6O và có các tính chất: X, Z đều phản ứng với nước brom; X, Y, Z đều phản ứng với H2 nhưng chỉ có Z không bị thay đổi nhóm chức; chất Y chỉ tác dụng với brom khi có mặt CH3COOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. CH2=CH–CH2OH, C2H5–CHO, (CH3)2CO. B. C2H5–CHO, (CH3)2CO, CH2=CH–CH2OH. C. C2H5–CHO, CH2=CH–O–CH3, (CH3)2CO. D. CH2=CH–CH2OH, (CH3)2CO, C2H5–CHO. Câu 27: Cho các phát biểu sau: (1) Amino axit là những chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước. (2) Công thức phân tử của axit glutamic là C5 H9NO4. (3) Tất cả peptit đều có phản ứng màu biure. (4) Axit ađipic và hexametylen là nguyên liệu dùng để sản xuất tơ nilon-6,6. (5) Amin là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm NH2. Số phát biểu đúng là: A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 28: Cho các phát biểu sau: (1). Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước. (2). Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng). (3). Crom bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ. (4). Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa ba muối. (5). Hỗn hợp Al và BaO (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư. (6). Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 29: Cho các phát biểu sau: (1). Chất béo là trieste của glyxerol với axit béo. (2). Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. (3). Glucozơ thuộc loại monosaccarit. (4). Các este bị thủy phân trong mt kiềm đều tạo muối và ancol. (5). Trong phân tử nilon-6 có chứa liên kết peptit. (6). Tất cả các peptit đều có pứ với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím. (7). Dd saccarozơ không tham gia pứ tráng bạc. Số phát biểu đúng là : A. 6. B. 5. C. 3. D. 4 Câu 30: Cho 200 gam dung dịch chứa glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, khối lượng Ag sinh ra cho vào dung dịch HNO3 đậm đặc dư thấy sinh ra 0,2 mol khí NO2. Nồng độ của glucozơ trong dung dịch ban đầu là: A. 18% B. 9% C. 27% D. 36% Câu 31: Hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ đều có cùng công thức phân tử C2 H8O3N2. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M vào đun nóng, thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 3 amin. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 29,28 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là: A. 420 B. 480 C. 960 D. 840 Câu 32: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,615 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,40 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là A. 0,06 B. 0,07. C. 0,08 D. 0,09 Câu 33: Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl (dư) và KNO3 thu được dung dịch X chứa m gam muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là: A. 34,68. B. 19,87. C. 24,03. D. 36,48. Trang 3
  4. Câu 34: Nung bột Fe2O3với a gam bột Al trong khí trơ, thu được 11,78 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào lương dư NaOH, thu được 1,344 lít H2(dktc). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.Giá trị của a là: A. 1,95 B. 3,78 C. 2,56 D. 2,43 Câu 35: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là: A. 16,0. B. 32,0. C. 3,2. D. 8,0. Câu 36: Điện phân 200 ml dung dịch gồm CuSO4 1,25M và NaCl a mol/lít (điện cực trơ, màn ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 2A trong thời gian 19300 giây. Dung dịch thu được có khối lượng giảm 24,25 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là: A. 0,75. B. 0,50. C. 1,00 D. 1,50. Câu 37: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 trong nước dư, thu được a mol H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch H2 SO4 1,5M vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau: Giá trị của m là: A. 47,04 gam B. 61,20 gam C. 48,96 gam D. 59,28gam Câu 38: Thủy phân hoàn toàn một este E trong 500ml dung dịch NaOH 3M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 135,6 gam chất rắn và m gam hơi một ancol no, đơn chức, mạch hở X. Oxi hóa m gam ancol X thu được hỗn hợp Y gồm anđehit, axit, ancol dư và nước. Chia hỗn hợp Y thành 3 phần bằng nhau: Phần 1: Cho vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 54 gam Ag. Phần 2: Cho phản ứng vừa đủ với dung dịch nước Brom thu được 3,36 lít khí Z (đktc) duy nhất. Phần 3: Cho tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của E là: A. CH3CH2COOCH3 B. CH2=CHCOOCH3 C. CH3COOCH2CH3 D. C2H3COOC2 H5 Câu 39: X có công thức phân tử là C4 H9NO2, Y, Z là hai peptit (M Y< MZ ) có số nguyên tử nitơ liên tiếp nhau, X, Y, Z đều ở dạng mạch hở. Cho 58,57 gam hỗn hợp A gồm X, Y, Z tác dụng vừa đủ với 0,69 mol NaOH, sau phản ứng thu được 70,01 gam ba muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,13 mol muối của alanin) và 14,72 gam ancol. Phần trăm khối lượng của Y có trong A là: A. 22,14%. B. 32,09%. C. 16,73%. D. 15,47%. Câu 40: Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 và KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO2; NO; NO2; H2) có tỉ khối hơi so với H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl2 dư vào Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác, cho NaOH dư vào Z thì thấy có 1,085 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho các nhận định sau: (a) Giá trị của m là 82,285 gam. (b) Số mol của KNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,225 mol. (c) Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X là 18,638%. (d) Số mol của Fe3O4 trong X là 0,05 mol. (e) Số mol Mg trong X là 0,15 mol Số nhận định đúng là: A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 ---HẾT--- Trang 4
  5. ĐÁP ÁN Câu 1: D Câu 2: C Câu 3:D Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: C Câu 7:C Câu 8: B Câu 9: C Câu 10: B Câu 11:B Câu 12:A Câu 13: B Câu 14:D Câu 15:C Câu 16:B Câu 17:B Câu 18:D Câu 19:D Câu 20:D Câu 21:B Câu 22: B Câu 23:A Câu 24:A Câu 25:A Câu 26:B Câu 27:D Câu 28:D Câu 29:D Câu 30:B Câu 31:C Câu 32:C Câu 33:A Câu 34:B Câu 35:A Câu 36:D Câu 37:A Câu 38:A Câu 39:D Câu 40:B Câu 30: Cho 200 gam dung dịch chứa glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, khối lượng Ag sinh ra cho vào dung dịch HNO3 đậm đặc dư thấy sinh ra 0,2 mol khí NO2. Nồng độ của glucozơ trong dung dịch ban đầu là: A. 18% B. 9% C. 27% D. 36% Câu 30: Đáp án B Bảo toàn electron: nAg = nNO2 = 0,2 (mol) 1glu → 2Ag  nglu = 1/2nAg = 0,2/ 2 = 0,1 (mol)  mglu = 0,1.180 = 18 (g) 18 C% glu  .100%  9% 200 Câu 31: Hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ đều có cùng công thức phân tử C2 H8O3N2. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M vào đun nóng, thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 3 amin. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 29,28 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là: A. 420 B. 480 C. 960 D. 840 Câu 31: Đáp án C Câu 32: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,615 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,40 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là A. 0,06 B. 0,07. C. 0,08 D. 0,09 Câu 32: Đáp án C Câu 33: Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl (dư) và KNO3 thu được dung dịch X chứa m gam muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là: A. 34,68. B. 19,87. C. 24,03. D. 36,48. Câu 33: Đáp án A nMg = 7,2: 24 = 0,3 (mol); nY = 2,688: 22,4 = 0,12 (mol) Gọi nN2 = x (mol); nH2 = y (mol) Ta có:  x  y  0,12  x  0, 02    28x  2y  0, 76  y  0,1 Ta thấy ne(khí nhận) = 0,02. 10 + 0,1.2 = 0,4 < ne (nhường của Mg) = 0,3. 2= 0,6 => Tạo muối NH4+ nNH4+ = ( 0,3.2 – 0,02.10 – 0,1.2)/8 = 0,025 (mol) m muối = mMgCl2 + m NH4Cl + mKCl = 0,3. 95 + 0,025. 53,5 + ( 0,02.2+ 0,025). 74,5 = 34,68(g) Trang 5
  6. Câu 34: Nung bột Fe2O3với a gam bột Al trong khí trơ, thu được 11,78 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào lương dư NaOH, thu được 1,344 lít H2(dktc). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.Giá trị của a là: A. 1,95 B. 3,78 C. 2,56 D. 2,43 Câu 34: Đáp án B Vì X + NaOH có khí nên Al có dư. Fe : 2x  Fe 2 O3 : x(mol) t 0  Ta có:  11,78 Al 2 O3 : x  Al : a(gam) Al : 0,04  BTKL   56.2x  102x  0,04.27  11,78  x  0,05 BTKL   a  160.0,05  11,78  a  3,78(gam) Câu 35: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là: A. 16,0. B. 32,0. C. 3,2. D. 8,0. Câu 35: Đáp án A  H : 0,3 Ta có:  2  m X  5,8   n Hphan  n Y  0,2  ung  0, 2 C H  4 4 : 0,1 2 BTLK.   0,1.3  n phan H2 ung  n Br2   n Br2  0,1   m  16 Câu 36: Điện phân 200 ml dung dịch gồm CuSO4 1,25M và NaCl a mol/lít (điện cực trơ, màn ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 2A trong thời gian 19300 giây. Dung dịch thu được có khối lượng giảm 24,25 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là: A. 0,75. B. 0,50. C. 1,00 D. 1,50. Câu 36: Đáp án D   It 2.19300  Cu : 0, 2  ne    0, 4  Ta có:  F 96500   24, 25  Cl 2 : 0,1a BTKL   a  1,5  n 2  0, 25  0, 4  0, 2a  Cu  BTE  n O2   4 Câu 37: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 trong nước dư, thu được a mol H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch H2 SO4 1,5M vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau: Giá trị của m là: A. 47,04 gam B. 61,20 gam C. 48,96 gam D. 59,28gam Câu 37: Đáp án A Câu 38: Thủy phân hoàn toàn một este E trong 500ml dung dịch NaOH 3M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 135,6 gam chất rắn và m gam hơi một ancol no, đơn chức, mạch hở X. Oxi hóa m gam ancol X thu được hỗn hợp Y gồm anđehit, axit, ancol dư và nước. Chia hỗn hợp Y thành 3 phần bằng nhau: Phần 1: Cho vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 54 gam Ag. Phần 2: Cho phản ứng vừa đủ với dung dịch nước Brom thu được 3,36 lít khí Z (đktc) duy nhất. Phần 3: Cho tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của E là: A. CH3CH2COOCH3 B. CH2=CHCOOCH3 Trang 6
  7. C. CH3COOCH2CH3 D. C2H3COOC2 H5 Câu 38: Đáp án A Vì Y tác dụng với nước Br2 có khí nên ancol phải là CH3OH → loại C, D nE=1,35  C2 H5 COOCH3 Câu 39: X có công thức phân tử là C4 H9NO2, Y, Z là hai peptit (M Y< MZ ) có số nguyên tử nitơ liên tiếp nhau, X, Y, Z đều ở dạng mạch hở. Cho 58,57 gam hỗn hợp A gồm X, Y, Z tác dụng vừa đủ với 0,69 mol NaOH, sau phản ứng thu được 70,01 gam ba muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,13 mol muối của alanin) và 14,72 gam ancol. Phần trăm khối lượng của Y có trong A là: A. 22,14%. B. 32,09%. C. 16,73%. D. 15,47%. Câu 39: Đáp án D Câu 40: Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 và KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO2; NO; NO2; H2) có tỉ khối hơi so với H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl2 dư vào Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác, cho NaOH dư vào Z thì thấy có 1,085 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho các nhận định sau: (a) Giá trị của m là 82,285 gam. (b) Số mol của KNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,225 mol. (c) Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X là 18,638%. (d) Số mol của Fe3O4 trong X là 0,05 mol. (e) Số mol Mg trong X là 0,15 mol Số nhận định đúng là: A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 40: Đáp án B Trang 7
  8. Trang 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2