intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

49
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi

  1. SỞ GD ­ ĐT QUẢNG NGÃI KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 Bài thi: KHOA HỌC XàHỘI ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ (Đề thi co 06 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:............................................................... Số báo danh : .................................................................. Câu 1: Đai ôn đới gió mùa trên núi thường không phổ biến loại đất feralit là do: A. Quá trình phong hóa yếu. B. Không có mưa. C. Không có đá feralit. D. Xác thực vật quá nhiều. Câu 2: Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển là vùng A. nội thủy. B. đặc quyền kinh tế. C. lãnh hải. D. thềm lục địa. Câu 3: Ba tháng nào sau đây chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa? A. Tháng 6,7,8. B. Tháng 7,8,9 C. Tháng 8,9,10. D. Tháng 9,10,11. Câu 4:  Đâu là yếu tố chính tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc? A. Địa hình cao. B. Gió mùa Đông Bắc. C. Giáp Biển Đông D. Gió Tín Phong . Câu 5: Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do: A. Nước ta không có nhiều thành phố lớn.                      B. Người dân thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp. C. Trình độ phát triển nông nghiệp của nước ta chưa cao. D. Kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước. Câu 6: Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển được thể  hiện rõ nhất qua yếu  tố: A. Tài nguyên du lịch đa dạng.   B. Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn nhiều. C. Số lượt khách và doanh thu tăng nhanh. D. Có nhiều lễ hội, làng nghề. Câu 7: Trong cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính, hộ chiếm tỉ trọng lớn   nhất là: A. Dịch vụ . B. Nông­lâm ­thủy sản. C. Công nghiệp­xây dựng. D. Hộ khác. Câu 8:  Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự  suy thoái tài nguyên rừng của   nước ta là A. khai thác bừa bãi, quá mức. B. nạn cháy rừng. C. phá rừng để nuôi tôm. D. sự tàn phá của chiến tranh. Câu 9: Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng: 1
  2. A. giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác và chế biến. B. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp sản xuất , phân phối điện, khí đốt và nước. C. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác.Công nghiệp sản xuất , phân phối điện, khí  đốt và nước. D. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, công  nghiệp sản xuất , phân phối điện, khí đốt và nước.. Câu 10: Tuyến đường biển quan trọng nhất của nước ta hiện nay? A. Đà Nẵng ­ Qui Nhơn. B. Phan Rang­ Sài Gòn. C. Đà Nẵng ­ TP Hồ Chí Minh. D. Hải Phòng ­ TP Hồ Chí Minh. Câu 11: Vùng tập trung than nâu với quy mô lớn ở nước ta là: A. Quảng Ninh. B. Đồng bằng Sông Hồng. C. Đồng bằng Sông Cửu Long. D. Lạng Sơn Câu 12: Cho biểu đồ sau:  Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và Tp.HCM. B. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và Tp.HCM. C. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và Tp.HCM. D. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và Huế. Câu 13: Thế mạnh nào sau đây không phải của Trung du miền núi Bắc Bộ? A. Phát triển kinh tế biển và du lịch B. Khai thác khoáng sản và thủy điện. C. Phát triển chăn nuôi đại gia súc. D. Trồng cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm. Câu 14: Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của nước ta giai đoạn 2005 –  2014 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2005 2010 2014 Đánh bắt 1 988 2 414 2 920 Nuôi trồng 1 478 2 728 3 413 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB thống kê, 2015) 2
  3. Nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng   của nước ta giai đoạn 2005 – 2014 ? A. Nuôi trồng tăng nhanh hơn đánh bắt. B. Đánh bắt và nuôi trồng đều tăng. C. Đánh bắt tăng chậm hơn nuôi trồng. D. Đánh bắt tăng, nuôi trồng giảm. Câu 15:  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào có sản   lượng khai thác thủy sản lớn nhất nước ta ? A. Cà Mau.           B. Kiên Giang.               C. Bà Rịa – Vũng Tàu. D. Bình Thuận. Câu 16: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than của nước ta chủ yếu phân bố ở: A. Tây Nguyên. B. Miền Bắc. C. Miền Trung. D. Miền  Nam. Câu 17: Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất của nước ta là: A.  Đồng bằng sông Hồng                                    B. Bắc Trung Bộ                    C. Đồng bằng sông Cửu Long                              D. Đông Nam Bộ. Câu 18: Tỉnh  nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ? A. Tây Ninh. B. Đồng Nai. C. Bình Phước. D. Long An. Câu 19: Yếu tố tạo nên sự khác nhau cơ bản về cơ cấu cây công nghiệp của vùng  Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ là A. địa hình. B. khí hậu. C. nguồn nước. D. diện tích. Câu 20: Cho biểu đồ sau:  Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng  nhất về sự chuyển   dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 1990 – 2010 ? A. Tỉ trọng khu vực III tăng liên tục. B. Tỉ trọng khu vực II giảm liên tục. C. Tỉ trọng khu vực I giảm liên tục từ năm 1990 đến 2005. D. Tỉ trọng khu vực I giảm  và hiện nay chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Câu 21: Hướng chính trong khai thác kinh tế  biển  ở  Đồng bằng sông Cửu Long là  kết hợp 3
  4. A. khai thác sinh vật biển, khoáng sản và phát triển du lịch biển . B. mặt biển, đảo, quần đảo và đất liền tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.       C. kết hợp du lịch biển, phát triển giao thông vận tải biển và du lịch sinh thái. D.vùng bờ biển với đất liền và hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Câu 22: Yếu tố  nào tạo điều kiện cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác, hữu  nghị với các nước trong khu vực Đông Nam Á: A. Sử dụng chung một hệ ngôn ngữ.         B. Có giao thông đường bộ kết nối 11 quốc gia. C. Có sự tương đồng về lịch sử, văn hóa ­ xã hội.    D. Tương đồng về trình độ phát triển. Câu 23: Phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta không thể hiện đặc điểm nào sau đây? A. Đồng bằng chiếm 75% dân số.                      B. Dân thành thị chiếm tỉ lệ thấp và có xu hướng tăng. C. Dân cư tập trung chủ yếu ở thành phố lớn.   D. Miền núi có mật độ dân cư thấp. Câu 24: Thế mạnh nào sau đây không phải của khu vực đồng bằng nước ta? A. Nguồn lợi khác như khoáng sản, lâm sản, thủy sản. B. Phát triển cây công nghiệp lâu năm. C. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. D. Phân bố các khu công nghiệp, thành phố. Câu 25: Điểm giống nhau về đặc điểm địa hình của vùng núi Tây Bắc và Trường  Sơn Bắc là: A. Hướng núi Tây Bắc ­  Đông Nam. B. Hướng Bắc ­ Đông Bắc. C. Hướng vòng cung. D. Hướng Đông Nam ­ Tây Bắc. Câu 26:  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các dãy núi thuộc   vùng núi Tây Bắc ? A. Pu Đen Đinh, Pu sam sao. B. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti. C. Pu Si Lung, Hoành Sơn. D. Khoan La San, Bạch Mã. Câu 27:  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công   nghiệp Đà Nẵng có các ngành công nghiệp nào sau đây? A. Vật liệu xây dựng, luyện kim màu, cơ khí. B. Chế biến nông sản, điện tử, đóng tàu. C. Chế biến nông sản, điện tử, cơ khí. D. Đóng tàu, cơ khí, dệt­may. Câu 28: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được qui định bởi: A. Phía đông giáp biển. B. Địa hình chủ yếu là đồi núi. C. Nằm trong khu vực Châu Á gió mùa. D. Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. Câu 29: Mặc tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế là A. tăng khoảng cách giàu nghèo, tăng sự phụ thuộc  4
  5. B. ô nhiễm môi trường gia tăng C. gia tăng nạn di dân tự do.            D. cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên  Câu 30: Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây? A. EU. B. MERCOSUR. C. NAFTA. D. APEC. Câu 31: Đặc điểm nào sau đây là biểu hiện của nước có dân số già? A. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi ngày càng cao. B. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm. C. Tỉ lệ dân trên 65 tuổi ngày càng thấp.                                         D. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp và trên 65 tuổi ngày càng cao. Câu 32: Ngành công nghiệp chế biến cà phê phân bố nhiều ở Tây Nguyên và Đông   Nam Bộ vì có A. nguồn nhiên liệu nhiều. B. nguồn nguyên liệu nhiều. C. thị trường tiêu thụ lớn. D. vốn đầu tư nhiều. Câu 33: Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là: A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng Sông Cửu Long. D. Đồng bằng Sông Hồng. Câu 34: Vấn đề nào sau đây không phải là vấn đề mang tính toàn cầu? A. Mất cân bằng giới tính. B. Suy giảm đa dạng sinh học. C. Biến đổi khí hậu. D. Bùng nổ dân số. Câu 35: Cho bảng số liệu:  GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2000  và 2014 (Đơn vị: tỉ đồng) Nông ­ lâm ­  Công nghiệp  Năm Tổng số Dịch vụ thủy sản – xây dựng 2000 441 646 108 356 162 220 171 070 2014 3 542 101    696 969 1 307 935 1 537 197 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016) Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2000 – 2014, tỉ trọng   GDP của khu vực nông – lâm – thủy sản giảm gần: A. 3,9%. B. 4,9%. C. 5,9%. D. 2,0%. Câu 36: Chế độ nước của hệ thống sông ngòi nước ta phụ thuộc vào: A. Đặc điểm địa hình mà sông chảy qua. B. Hướng dòng chảy. C. Độ dài của các con sông. D. Chế độ mưa theo mùa. Câu 37: Cho bảng số liệu: GDP/người của một số quốc gia ASEAN năm 2013                                                                                                          (Đơn vị:   USD/người) Quốc Gia GDP/người Quốc Gia GDP/người Bru­nây 38567 Phi­lip­pin 2765 Cam­pu­chia 1007 Thái Lan 5779 5
  6. In­đô­nê­xi­a 3475 Việt Nam 1907 Lào 1661 Xin­ga­po 55182 Ma­lai­xi­a 10583 Căn cứ vào bảng số liệu nhận xét nào sau đây không đúng về GDP/người của các   quốc gia ASEAN A.  Xin­ga­po là quốc gia có GDP/người cao nhất khu vực. B.  GDP/người  của khu vực có sự phân hóa rõ rệt. C.  GDP/người của các quốc gia trong  khu vực điều trên 1000 USD . D.  Việt Nam là nước có GDP/người thấp nhất trong khu vực . Câu 38:  Cho bảng số  liệu:    Giá trị  xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta, giai  đoạn 1990­2010 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1994 1998 2000 2005 2010 2014 Xuất khẩu 2,4 4,1 9,4 14,5 32,4 74,8 150,2 Nhập khẩu 2,8 5,8 11,5 15,6 36,8 84,8 147,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016) Để  thể  hiện biến động giá trị  xuất khẩu, nhập khẩu nước ta trong giai đoạn  1990­2014, biểu đồ thích hợp nhất là: A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ kết hợp. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ  đường. Câu 39: Khu vực Đông Nam Á gồm có bao nhiêu quốc gia? A.  12                             B. 11                                    C.10                                  D. 9 Câu 40: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây   của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ  không có chung  đường biên giới với Trung  Quốc? A. Quảng Ninh. B. Sơn La. C. Cao Bằng. D. Điện Biên. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­   ­ Học sinh được sử  dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt   Nam phát hành. ­ Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. 6
  7.                                                                      ĐÁP ÁN Câu1 câu2 câu 3 câu 4 câu 5 câu 6 câu 7 câu 8 câu 9 câu 10 A A C B D C B A D D Câu11 Câu12 Câu13 Câu14 Câu15 Câu16 Câu17 Câu18 Câu19 Câu20 B C D D B B A D B D câu21 câu22 câu23 câu24 câu25 câu26 câu27 câu28 câu29 câu30 B C C C A A D D A D câu31 câu 32 câu33 câu34 câu35 câu36 câu37 câu38 câu39 câu40 D B A A B D D D B B Người ra đề 7
  8. Nguyễn Thị Bích Hà 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1