Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 413
lượt xem 0
download
Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 413" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 413
- SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi: 413 Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ........................................... Câu 1: Trong những năm 90 của thế kỉ XX, quốc gia nào có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nhanh nhất thế giới? A. Xingapo. B. Nhật Bản. C. Việt Nam. D. Trung Quốc. Câu 2: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Pháp. B. Mĩ. C. Anh. D. Nhật. Câu 3: Cho dữ kiện lịch sử sau: 1) Nhân dân Việt Nam giành chiến thắng Đường 14 – Phước Long. 2) Chiến dịch Huế Đà Nẵng kết thúc. 3) Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút hết quân đội Sài Gòn ở Tây Nguyên. Cách sắp xếp các dữ kiện lịch sử trên theo đúng trình tự thời gian là A. 2, 1, 3. B. 1, 3, 2. C. 2, 3, 1. D. 3, 1, 2. Câu 4: Sau khi quân Pháp ở Đông Dương đã đầu hàng, quân Nhật vẫn giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp ở đây vì A. Nhật muốn giữ mối quan hệ hòa hảo với Pháp. B. Nhật chưa đủ sức đuổi hoàn toàn quân Pháp ra khỏi Đông Dương. C. Pháp đã đầu hàng và muốn liên minh chặt chẽ với Nhật. D. Nhật muốn sử dụng bộ máy đó để vơ vét và đàn áp phong trào cách mạng. Câu 5: Hội nghị Ianta (2 – 1945) diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu là do A. quan điểm của các nước có sự đối lập về vấn đề tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. B. các nước tham dự đều muốn giành quyền lợi tương xứng với địa vị, vai trò của mình. C. mâu thuẫn quan điểm của các cường quốc về vấn đề thuộc địa sau chiến tranh. D. Liên Xô muốn duy trì, củng cố hòa bình thế giới; Mĩ muốn làm bá chủ của thế giới. Câu 6: Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3 – 1945 đã ra văn kiện lịch sử nào? A. “Phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói”. B. Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”. C. Lời kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung”. D. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Câu 7: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) vào thời điểm nào? A. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. B. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Chiến tranh thế giới thứ nhất ác liệt. Câu 8: Đại hội lần VI Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nội dung trọng tâm là đổi mới về A. kinh tế. B. chính trị. C. đối ngoại D. văn hóa. Câu 9: Luận cương chính trị (10 1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là A. đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai. B. đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng. C. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. D. đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng. Trang 1/5 Mã đề thi 413
- Câu 10: Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của Việt Nam là gì? A. Ổn định tình hình chính trị xã hội ở miền Nam. B. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước. C. Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước. D. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế. Câu 11: Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, quân đội những nước nào được vào Đông Dương làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam? A. Quân Liên Xô, Mỹ và Trung Hoa dân quốc. B. Quân Pháp và Trung Hoa Dân quốc. C. Quân Pháp, Anh và Trung Hoa dân quốc. D. Quân Anh, Trung Hoa dân quốc. Câu 12: Đâu không phải là khó khăn của miền Nam Việt Nam sau năm 1975? A. Hậu quả nặng nề của chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân. B. Số người mù chữ, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao. C. Nhiều làng mạc ruộng đồng bị tàn phá. D. Cơ sở của chính quyền cũ còn tồn tại ở một số địa phương. Câu 13: Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hơn một năm sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Ngân sách Nhà nước trống rỗng, rối loạn. B. Hơn 90% dân số không biết chữ. C. Nạn đói chưa được khắc phục. D. Ngoại xâm và nội phản. Câu 14: Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đặt tại A. Thượng Hải (Trung Quốc). B. Quảng Châu (Trung Quốc). C. Ma Cao (Trung Quốc). D. Hương Cảng (Trung Quốc). Câu 15: Vấn đề nào không được các cường quốc thảo luận tại Hội nghị Ianta (2 – 1945)? A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. B. Khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. C. Phân chia phạm vi đóng quân và khu vực ảnh hưởng. D. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. Câu 16: Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai bắt đầu diễn ra từ khoảng thời gian nào? A. Những năm 80 của thế kỉ XX. B. Những năm 40 của thế kỉ XX. C. Những năm 90 của thế kỉ XX. D. Những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 17: Biện pháp quan trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Tăng gia sản xuất. B. Tổ chức “ngày đồng tâm” C. Chia ruộng đất công cho nông dân. D. Lập “Hũ gạo cứu đói”. Câu 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3 – 2 – 1930) là sản phẩm của sự kết hợp giữa những yếu tố nào dưới đây? A. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước, phong trào của tư sản dân tộc. B. Chủ nghĩa Mác – Lê nin, phong trào công nhân. C. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước, phong trào của tiểu tư sản. D. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước. Câu 19: Ý nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa? A. Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập của các quốc gia. B. Mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn. C. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo. D. Đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh. Câu 20: Đặc điểm nổi bật nhất của tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ là gì? Trang 2/5 Mã đề thi 413
- A. Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau. B. Cả nước vừa hòa bình, vừa có chiến tranh. C. Chiến tranh để lại hậu quả rất nặng nề. D. Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định, tiến hành xâm lược miền Nam. Câu 21: Nhiệm vụ cách mạng của miền Bắc Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa làm nghĩa vụ hậu phương. C. chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp, sang đấu tranh chống Mĩ và tay sai. D. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Câu 22: Ý nào sau đây là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Nhận được sự viện trợ lớn từ bên ngoài. B. Chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP). C. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn có sức cạnh tranh lớn. D. Con người được coi là nhân tố quyết định hàng đầu. Câu 23: Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 – 1954) là cuộc chiến đấu ở A. Hà Nội. B. Sài Gòn. C. Cao Bằng. D. Thái Nguyên. Câu 24: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trước sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng ở Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch đã thực hiện hành động gì? A. Phát động nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản và lực lượng cách mạng Trung Quốc. B. Mở ngay cuộc tiến công vào vùng giải phóng do Đảng Cộng sản kiểm soát. C. Rút toàn bộ lực lượng sang Đài Loan, chờ cơ hội tổ chức phản công. D. Cấu kết với đế quốc Mĩ để tiêu diệt Hồng quân Liên Xô ở Đông Bắc Trung Quốc. Câu 25: Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (6 – 1 – 1946) được đánh giá là thắng lợi của A. cuộc đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang quyết liệt nhân dân Việt Nam. B. cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. C. cuộc vận động chính trị đồng thời là thắng lợi của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp. D. cuộc đấu tranh giai cấp, đưa giai cấp vô sản lên cầm quyền. Câu 26: Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa các chiến lược chiến tranh của Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam những năm 1954 – 1975 là gì? A. Đều sử dụng quân đội Sài Gòn. B. Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. C. Đều nhằm đàn áp lực lượng cách mạng và nhân dân Việt Nam. D. Đều dựa vào vũ khí trang bị của Mĩ và do hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy. Câu 27: Hành động nào thể hiện sự khiêu khích trắng trợn nhất của thực dân Pháp với nhân dân Việt Nam sau Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946)? A. Khiêu khích, tấn công Hải Phòng, Lạng Sơn. B. Tiến công các vùng tự do ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. C. Gửi tối hậu thư buộc Việt Nam giao cho quyền kiểm soát Hà Nội. D. Thảm sát đồng bào Hà Nội ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh. Câu 28: Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 chứng tỏ điều gì? A. Khuynh hướng cách mạng tư sản đang chiếm ưu thế ở Việt Nam. B. Khuynh hướng cách mạng vô sản đang mất dần ưu thế ở Việt Nam. C. Khuynh hướng cách mạng vô sản đang chiếm ưu thế ở Việt Nam. D. Khuynh hướng cách mạng tư sản và vô sản đang chiếm ưu thế ở Việt Nam. Trang 3/5 Mã đề thi 413
- Câu 29: Đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 là gì? A. Cùng một lúc tiến hành chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. B. Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. C. Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đến cách mạng cả nước. Miền Nam có vai trò quyết định đến sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. D. Cách mạng Việt Nam tiếp tục giữ vững thế chiến lược tiến công, tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Câu 30: Sự kiện nào chứng tỏ công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam đã hoàn thành? A. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI được tiến hành. B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 thắng lợi (30 – 4 – 1975). D. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI kết thúc. Câu 31: Ý nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. yếu tố con người được coi là vốn quý nhất. B. chi phí cho quốc phòng thấp. C. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. D. áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Câu 32: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản ra đời năm 1930 đến nay là A. dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. B. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. C. giải phóng dân tộc, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. D. giải phóng dân tộc, giải phóng tất cả các giai cấp khỏi thân phận nô lệ. Câu 33: Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học nào từ sau sự kiện gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc xai (1919)? A. Phân biệt rõ bạn thù của dân tộc. B. Quyết tâm đi theo con đường cách mạng vô sản. C. Nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc. D. Phải dựa vào sức mình để tự giải phóng. Câu 34: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 là gì? A. Chuẩn bị, tham dự hội nghị. B. Chuẩn bị, triệu tập, chủ trì hội nghị. C. Là đại biểu dự Hội nghị. D. Là người chuẩn bị cho Hội nghị. Câu 35: Việt Nam có thể vận dụng nguyên tắc hoạt động nào của Liên hợp quốc để đấu tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay? A. Tôn trọng độc lập chính trị và không can thiệp vào công việc của bất cứ quốc gia nào. B. Bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. Cùng chung sống và sự nhất trí của 5 nước lớn (Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc). C. Cùng chung sống và sự nhất trí của 5 nước lớn (Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc). D. Tôn trọng độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của các nước; giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. Câu 36: Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp có dã tâm trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai? A. Thực dân Pháp xả súng đoàn mít tinh mừng ngày độc lập tại Sài Gòn (2 – 9 – 1945). B. Thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ ở Sài Gòn (23 – 9 – 1945). Trang 4/5 Mã đề thi 413
- C. Thực dân Pháp gửi tối hậu cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (18 – 12 – 1946). D. Thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn (17 – 11 – 1946). Câu 37: Nguyên nhân quyết định dẫn tới phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh là A. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. B. đời sống của nhân dân lao động đói khổ trầm trọng. C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào. D. thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. Câu 38: Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á? A. Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo. B. Hồng Kông, Đài Loan, Xingapo. C. Hàn Quốc, Hồng Kông, Xingapo. D. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Câu 39: “Ngày 10 – 10 – 1954, quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội. Ngày 1 – 1 – 1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt đồng bào Thủ đô. Ngày 16 – 5 – 1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng)”. Những sự kiện trên chứng tỏ A. khí thế của lực lượng cách mạng ở Việt Nam. B. miền Bắc hoàn toàn giải phóng. C. lực lượng cách mạng đã thắng lợi. D. quân dân Việt Nam mạnh hơn Pháp ở miền Bắc Việt Nam. Câu 40: Những quyết định của Hội nghị Ianta (2 – 1945) đã tác động trực tiếp đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) như thế nào? A. Đã đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, kết thúc chiến tranh. B. Làm cho Liên Xô và Mĩ có nhiều lợi ích từ Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Làm cho chiến tranh ngày càng căng thẳng, quyết liệt. D. Tạo điều kiện nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh. HẾT Trang 5/5 Mã đề thi 413
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng
8 p | 154 | 8
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
6 p | 152 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 3 có đáp án - Trường THPT chuyên Sư Phạm
5 p | 131 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Hoàng Lệ Kha
4 p | 125 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
10 p | 61 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH Vinh
5 p | 67 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
8 p | 48 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
6 p | 63 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
5 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Phú Bình
5 p | 43 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
5 p | 127 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lam Sơn
6 p | 99 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
8 p | 79 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2
5 p | 109 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh
7 p | 45 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Sơn La (Lần 2)
7 p | 46 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
7 p | 121 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn