intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

13
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng" để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng

  1. TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG            ĐỀ THI  THPT QUỐC GIA                                                                                     MÔN: Lịch Sử  ­THỜI GIAN: 50 PHÚT             Câu 1: Trật tự hai cực Ianta được hình thành trong thời gian A.  năm 1945. B. những năm 1945­1949. C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. D. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Câu 2. Sự kiên  m ̣ ở đầu ky nguyên chinh phuc vu tru cua loai ng ̉ ̣ ̃ ̣ ̉ ̀ ươi là ̀ A. I. Gagarin bay vong quanh trai đât. ̀ ́ ́ ̣ ̣ B. Neil Armstrong đăt chân lên măt trăng. ̣ ́ ̀ ̃ ̣ C. Laika­ sinh vât sông đâu tiên bay vao vu tru. ̀ ̣ ̣ D. Liên Xô phong thanh công vê tinh nhân tao. ́ ̀ Câu  3. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919­1929) ở Việt   Nam nhằm A. đầu tư xây dựng các đô thị mới ở Việt Nam. B. củng cố địa vị của Pháp trong thế giới tư bản. C. tiếp tục kiểm soát thị trường Đông Dương. D. bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra. Câu 4. Tờ  báo nào dưới đây là cơ  quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng   Thanh niên? A. Thanh niên. B. An Nam trẻ. C. Người nhà quê. D. Người cùng khổ. Câu 5. Tháng 3/1938, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đã được   đổi tên là A. Mặt trận Việt Minh.  B. Mặt trận Liên Việt. C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương. Câu 6.  Quân đôi các n ̣ ươc Đông minh  ́ ̀ ̀ ̣ ̉ ̉ ̣  vao Viêt Nam đê giai giáp quân Nhât sau   ́ ́ ới thư hai là Chiên tranh thê gi ́ A. Liên Xô, Mi.̃
  2. B. Liên Xô, Anh.   C. Trung Hoa Dân Quôć , Anh. D. Trung Hoa Dân Quôć , Phap. ́ Câu 7. “Không! chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất  định không chịu làm nô lệ”. Câu này trích từ văn bản nào sau đây? A. Tuyên ngôn độc lập. B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. C. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”. D. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”. Câu 8.  Chiến thắng của quân dân miền Nam   mở  đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh,   lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam là A. phong trào Đồng khởi. B. chiến thắng Ấp Bắc. C. chiến thắng Vạn Tường. D. chiến thắng trong 2 mùa khô 1965­1966 và 1966­1967. Câu 9. Năm 1975, kinh tế  miền Nam Việt Nam trong chừng mực nh ất  định phát  triển theo hướng A. phong kiến. B. thuộc địa nửa phong kiến. C. tư bản chủ nghĩa. D. quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Câu 10. Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại  A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21.                             B. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 24. C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.    D. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI. Câu 11. Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là  một quốc gia A. thuộc địa. B. phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài. C. nửa thuộc địa nửa phong kiến. D. phong kiến độc lập, có chủ quyền. Câu 12. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888 phong trào Cần vương được  đặt dưới sự chỉ huy của ai? A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
  3. C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn. D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch. Câu 13. Sự  kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ  bản cuộc xâm lược   Việt Nam? A. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai B. Sau khi Hiệp ước Hác­măng và Pa­tơ­nốt kí kết. C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế. D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng. Câu 14. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt vì do A. Trương Quang Ngọc phản bội. B.  Phan Đình Phùng hi sinh. C.  Cao Thắng hi sinh. D. Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc.  Câu 15.Sự kiên  xảy ra vào tháng 11 năm 1917 ở Nga là A. Nga kí hòa ước Brét ­ Li­tốp với Đức. B. Cách mạng tháng 10 thành công . C. Cách mạng dân chủ tư sản thành công. D.Chính phủ tư sản tuyên bố Nga rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ Nhất Câu 16. Tiểu thuyết «Những người khốn khổ» là của tác giả nào?  A.LépTôn­xtôi (Nga)                                      B. Mác­Tuên (Mĩ)                    C.Vích­to –Huy­Gô (Pháp)                             D.Pu­skin (Nga)    Câu 17. Ngày 15/8/1945, diễn ra sự kiện nào sau đây trong Chiến tranh thế giới thứ  hai?  A.  Mĩ thả bom nguyên tử xuống  thành phố Hirôsima. B. Hồng quân Liên Xô đánh bại quân Quan Đông của Nhật. C. Quả bom nguyên tử thứ hai của Mĩ thả xuống Nagasaki. D. Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện quân Đồng Minh. Câu18.  Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống thực dân Pháp của nhân dân Lào trong 30 năm   đầu thế kỉ XX là cuộc khởi nghĩa của A. Ong Kẹo và Commađam. B. Phacađuốt C. Chậu Pachay. D. người Mèo. Câu 19. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chế độ độc tài thân Mĩ. B. chủ nghĩa thực dân cũ.  C. chủ nghĩa thực dân mới.  D. chế độ phân biệt chủng tộc. Câu 20. Văn kiện đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN là A. Hiến chương ASEAN.                                B. Tuyên bố nhân quyền ASEAN.
  4. C. Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông. D. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á. Câu 21. Năm 1991, đánh dấu sự thay đổi nào trong quan hệ quốc tế? A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ. B. Mĩ­ Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. C. Mĩ­ Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại. D. Mĩ và Liên Xô tuyên bố hợp tác với nhau. Câu 22. Sự kiện  đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ  đấu  tranh tự phát sang đấu tranh tự giác là A. bãi công của công nhân Ba Son (8­1925). B. phong trào “vô sản hóa” (1928). C. bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929). D. bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928). Câu 23: Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”  là A. “dùng người Việt đánh người Việt”. B. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. C.  dùng người Mỹ để tiến hành chiến tranh. D.  mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. Câu 24. Chiến thắng quân sự nào của ta làm phá sản về cơ bản  chiến lược “Chiến  tranh đặc biệt” của Mĩ? A. Chiến thắng Ấp Bắc.            B. Chiến thắng Bình Giã. C. Chiến thắng Đồng Xoài. D. Chiến thắng Ba Gia.  Câu 25. Tại sao đường lối đổi mới năm 1986 của Đảng  lấy đổi mới kinh tế  làm  trọng tâm? A. Kinh tế phát triển là cơ sở để đổi mới các lĩnh vực khác. B. Do kinh nghiệm đổi mới của các nước XHCN.  C. Những khó khăn của nước ta bắt nguồn từ kinh tế. D. Do hậu quả của chiến tranh tàn phá về kinh tế. Câu 26.   Mâu thuẫn chủ  yếu của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế  giới thứ  nhất là giữa  A. giai cấp vô sản với  tư sản. B. giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến. C. toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp. D. toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và tay sai.
  5. Câu 27. Mục đích sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô co gi khac v ́ ̀ ́ ới Mĩ?  A. Duy trì nền hoà bình thế giới. B. Khống chế và chi phối các nước khác. C. Đàn áp phong trào giải phong dân tộc trên thế giới. D. Đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Câu 28. Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau   thế kỉ XX? A. Các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng.  B. Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi.  C. Sự phát triển và tác động mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế. D. Sự phát triển  vũ bão của cuộc cách mạng khoa học ­ kĩ thuật hiện đại. Câu 29. So với giai cấp tư sản, hoạt động của giai cấp tiểu tư sản từ 1919­1925 có  điểm khác biệt nào? A. Mục tiêu đấu tranh triệt để. B. Lực lượng lãnh đạo tiên tiến. C. Phương pháp đấu tranh bí mật. D. Đông đảo quần chúng tham gia. Câu 30. Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam  (1919 ­1930) là  A. hợp nhất ba tổ chức cộng sản.  B. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.  C. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.  D. soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.  Câu 31. Mục tiêu đấu tranh“ Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được thể  hiện rõ  nhất trong giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam? A.1930­1931. B.1936­1939. C.1939­1945. D. 1945­1946. Câu 32. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm   1945 ở Việt Nam là gì? A. Điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi. B. Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết nhất trí. C. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, bất khuất. D. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  6. Câu 33. Trong kháng chiến chống Pháp, thắng lợi  nào giúp ta giành được quyền   chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ? A. Chiến dịch Việt Bắc 1947. B. Chiến dịch Biên Giới 1950. C. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 34. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào   bàn đàm phán ở hội nghị Pari? A. Chiến thắng Ấp Bắc (1963). B. Chiến thắng Vạn Tường (1965). C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968). D. Cuộc tiến công chiến lược 1972.  Câu 35. Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến  lược “Chiến tranh cục bộ”  là A.  tiến hành bằng quân đội Mỹ. B.  loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ. C.  tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”. D.  đều mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Câu 36. Bài học kinh nghiệm xuyên suốt nhất trong thực tiễn cách mạng  Việt Nam   từ 1930 đến nay là A. sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. B. kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. C. không ngừng củng cố tăng cường khối đoàn kết toàn dân. D. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Câu 37. Trong xu thế toàn cầu hoá,  Việt Nam phải đối mặt với thách thức lớn nhất  trong lĩnh vực kinh tế là gì? A. Sự bất bình đẳng trong quan hệ thương mại quốc tế. B. Sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới. C. Sự chênh lệch về trình độ KHKT khi tham gia hội nhập. D. Quản lí, sử dụng chưa hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài.  Câu 38. Cuộc đấu tranh của tư  sản, tiểu tư  sản Việt Nam những năm 20 của thế  kỷ XX chịu ảnh hưởng của tư tưởng nào dưới đây? A. Chủ nghĩa Tam dân. B. Chủ nghĩa Mác ­ Lênin. C. Tư tưởng Triết học Ánh sáng. D. Tư tưởng duy tân Nhật Bản.
  7. Câu 39. Bài học cơ bản nào cho cách mạng Việt Nam hiện nay được rút ra từ  sự  thất bại của phong trào 1930­1931? A. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất B. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc C. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh D. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai Câu 40. Tính đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta được thể  hiện như  thế  nào trong   cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954­1975)? A. Tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở hai miền đất nước. B. Xây dựng miền Bắc là hậu phương lớn và miền Nam là tiền tuyến lớn. C. Đưa miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện giải phóng miền Nam. D. Tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân  tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
  8. ĐÁP ÁN Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu10 B A D A C C D C C D Câu11 Câu12 Câu13 Câu14 Câu15 Câu16 Câu17 Câu18 Câu19 Câu20 D B B A B C D A B D Câu21 Câu22 Câu23 Câu24 Câu25 Câu26 Câu27 Câu28 Câu29 Câu30 A A A A A D A A D C Câu31 Câu32 Câu33 Câu34 Câu35 Câu36 Câu37 Câu38 Câu39 Câu40 A D B C B D B A A D
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0