Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Tây Trà
lượt xem 2
download
Mời các em học sinh tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Tây Trà sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các em học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Tây Trà
- SỞ GD – ĐT QUẢNG NGÃI KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 TRƯỜNG THPT TÂY TRÀ MÔN : LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ , Anh đã thống nhất thành lập tổ chức nào tại hội nghị Ianta ? A. Liên minh châu Âu EU B. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO C. Hiệp ước VACSAVA D. Liên Hợp Quốc Câu 2. Nước được mệnh danh là “lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh là A. Áchentina B. Cu – ba C. Braxin D. Chilê Câu 3. Chủ trương của Liên xô với các nước tư bản sau khi Đức, Italia, Nhật hình thành liên minh phát xít? A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít. B. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp C. Hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực. D. Khộng hợp tác với các nước tư bản vì các nước tư bản dung dưỡng phe phát xít. Câu 4. Cách mạng Tháng Hai ở Nga năm 1917 không thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây : A. Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng B. Thành lập chính phủ tư sản lâm thời C. Giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột D. Tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 5. Xu thế toàn cầu hoá là hệ quả của A. cách mạng khoa học – công nghệ B. chiến tranh lạnh C. trật tự hai cực Ianta D. chiến lược toàn cầu của Mĩ Câu 6. Sự thất bại của phát xít Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai là cơ hội cho A. Mĩ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới. B. Liên Xô củng cố và phát triển chế độ XHCN. C. các nước Đông Nam Á đấu tranh giành độc lập. D. các nước Châu Phi giành độc lập. Câu 7. Nguy cơ mới đe dọa đến nền hòa bình thế giới từ sau sự kiện 11/9/2001 ở Mĩ là A. chạy đua vũ trang B. ô nhiễm môi trường C. chủ nghĩa khủng bố D. xung đột sắc tộc, tôn giáo 1
- Câu 8. ASEAN là tổ chức khu vực Đông Nam Á, có điểm khác cơ bản với EU ở chỗ A. xem mục tiêu chính trị là hoạt động chủ yếu B. mang tính toàn cầu hóa C. kết nạp rộng rãi các nước ngoài khu vực D. hội nhập tất cả các nước có chế độ chính trị khác nhau Câu 9. Mục đích chính của hai cường quốc Xô –Mĩ khi tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh là để A. tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế B. thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội C. ổn định và củng cố vị thế của mình D. giải quyết các vấn đề của xu thế toàn cầu hóa Câu 10. Sản phẩm được xem là tiêu biểu, khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX là A. điện B. máy vi tính C. máy bay D. vệ tinh nhân tạo Câu 11. Nội dung của hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường quốc Anh, Mĩ, Liên Xô đã góp phần hình thành A. tổ chức Liên Hợp Quốc B. Trật tự hai cực Ianta C. Xu thế toàn cầu hóa D. chiến tranh lạnh Câu 12. Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư nhiều nhất vào ngành nào ? A. Công nghiệp chế biến B. Giao thông vận tải C. Nông nghiệp và khai thác mỏ C. Nông nghiệp và thương nghiệp Câu 13. Hãy xác định hình thức và phương pháp đấu tranh ở giai đoạn 1936 – 1939 ? A. Bí mật, bất hợp pháp B. Đấu tranh nghị trường là chủ yếu C. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang D. Hợp pháp, nửa hợp pháp và công khai, nửa công khai Câu 14. Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của ta trong Đông Xuân 1953 1954? A.Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng. B. Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu. C.Tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán. D. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông Xuân 19531954. Câu 15. Để thực hiện được ba chương trình kinh tế trọng điểm, Đảng ta đưa mặt trận nào lên hàng đầu ? A. Nông nghiệp B. Công nghiệp nặng C. Công nghiệp nhẹ D. Thương nghiệp 2
- Câu 16 Hình ảnh lá cở cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập đã báo hiệu A. sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh. B. chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố đầu hang. C. miền Nam được hoàn toàn giải phóng. D. mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh. Câu 17. Phong trào “Đồng Khởi” mạng lại kết quả là A. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy chính quyền của địch ở nông thôn. B. lực lượng vũ trang hình thành và phát triển. C. nông thôn miền Nam được giải phóng. D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Câu 18. Sự kiến nào đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam: A. Chiều 3181858, Liên quân Pháp Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. B. Sáng 191858, Liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. C. Ngày 1721859, Pháp chiếm thành Gia Định. D. Hiệp ước Nhâm Tuất (năm1862) được ký kết Câu 19. Trong các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu XX, phong trào kéo dài lâu nhất là: A. Khởi nghĩa Ba Đình B. Khởi nghĩa Bãi Sậy C. Khởi nghĩa Hương Khê D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh Câu 20. Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là A. xây dựng CNXH ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. B. tiến hành xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. C. cả nước tập trung kháng chiến chống MĩNgụy ở miền Nam. D. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. Câu 21. Trong thời kì 19541975, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. “Đồng khởi”. B. Chiến thắng Ấp Bắc. C. Chiến thắng Vạn Tường. D. Chiến thắng Bình Giã. Câu 22. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ khác với “Chiến tranh đặc biệt” ở chỗ: A. sử dụng vũ khí hiện đại của Mĩ. B. tổ chức nhiều cuộc tấn công vào quân giải phóng. C. quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ trực tiếp tham chiến. 3
- D. Mỹ giữ vai trò cố vấn. Câu 23. Thực chất hành động phá hoại Hiệp đinh Pari của chính quyền Sài Gòn là A. củng cố niềm tin cho binh lính Sài Gòn. B. hỗ trợ cho “chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào. C. thực hiện chiến lược phòng ngự “quét và giữ”. D. tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. Câu 24. Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam sau CTTG thứ nhất là A. mâu thuẫn giữa địa chủ phong kiến với nông dân. B. mâu thuẫn giữa tư sản Việt Nam với tư sản pháp. C. mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản. D. mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. Câu 25.Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 là A. xu thế vận động khách quan của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dưới tác động của Hội Việt Nam CMTN B. kết quả nhất trí cao của các đại biểu Hội Việt Nam CMTN tại đại hội lần thứ nhất (5/1929) C. thắng lợi của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các tổ chức chính trị đại diện cho nhiều khuynh hướng cách mạng khác nhau D. bước chuẩn bị đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc cho sự thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam. Câu 26. Nội dung quan trọng nhất trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (9/1939) là : A. Xác định Nhật là kẻ thù chủ yếu B. Xác định hai nhiệm vụ trọng tâm là chống đế quốc và phong kiến C. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu D. Xác định cách mạng ruộng đất là chủ yếu Câu 27. Phong trào nào sau đây không được xem là phong trào Cần Vương: A. Khởi nghĩa Ba Đình B. Khởi nghĩa Yên Thế C. Khởi nghĩa Hương Khê D. Khởi nghĩa Bãi Sậy Câu 28. Âm mưu chính của Pháp khi mở cuộc tấn công lênViệt Bắc 1947? A. Pháp chuyển từ chiến lược “tằm ăn dâu” sang chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”. B. Pháp vừa nhận được viện binh. C. Muốn tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. D. Muốn giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân. Câu 29. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ có tác dụng như thế nào đối với phong trào cách mạng thế giới? A. Là biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. Là thời cơ cho các nước thuộc địa đứng lên giành độc lập dân tộc. C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 4
- D. Ảnh hưởng đến cách mạng Lào và Campuchia. Câu 30. Nguyên nhân chủ quan nào quyết định nhất sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? A. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần đoàn kết của nhân dân Đông Dương. B. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. C. Ta có hậu phương vững chắc miền Bắc cung cấp sức người, sức của cho miền Nam. D. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 31. Nội dung nào trong Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam? A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. B. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, phá hết các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. C. Các bên để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do. D. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt. Câu 32. Bộ chính trị Trung ương Đảng đã dựa trên cơ sở nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? A. Quân Mĩ rút khỏi miền Nam, địch mất chỗ dựa. B. So sánh lực lượng có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long. C. Khả năng chi viện của hậu phương miền Bắc ngày càng lớn. D. Mĩ cắt giảm viện chợ cho chính quyền Sài Gòn. Câu 33. Sự khác biệt về phương hướng cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 19591965 so với giai đoạn 1954 – 1959 là A. kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. B. đấu tranh chính trị là chủ yếu. C. đấu tranh vũ trang là chủ yếu D. đấu tranh binh vận là chủ yếu. Câu 34. Đảng ra đời là bước ngoặc vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã A. Chấm dứt sự khủng hoảng về vai trò và đường lối lãnh đạo của cách mạng Việt Nam B. tập hợp được sức mạnh tổng hợp từ tất cả các tần lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng C. là kết quả tất yếu của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân D. chứng tỏ sức mạnh của liên minh công nông là nòng cốt của cách mạng Câu 35. Ý nghĩa lớn nhất từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là A. kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ cứu nước. B. bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám năm 1945. 5
- C. chấm dứt hoàn toàn sự ách thống trị của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta. D. tạo nền tảng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Câu 36. Bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là A. phát huy vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng. B. phát huy vai trò của cá nhân. C. xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc. D. vượt qua thách thức, đẩy lùi nguy cơ. Câu 37. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được xem là đúng đắn, sáng tạo vì : A. vạch ra vấn đề cơ bản về đường lối của cách mạng Việt Nam B. thể hiện rõ ý chí độc lập và tự do của dân tộc C. khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới D. kêu gọi giai cấp công nhân trên toàn thế giới chống chủ nghĩa đế quốc. Câu 38. Điểm giống nhau giữa các chiến lược chiến tranh Mĩ đã thực hiện ở miền Nam (1954 – 1975)là đều A. sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng chủ chốt để tiến hành chiến tranh. B. dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại do Mĩ cung cấp C. kết hợp tiến hành chiến phá hoại miền Bắc trên qui mô lớn D. thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” Câu 39. Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là A. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. B. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. C. kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy. D. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. Câu 40. Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là A. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang. B. Đập tan hoàn toàn đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch. C. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng D. những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến. 6
- ĐÁP ÁN 1D 2B 3A 4C 5A 6C 7C 8D 9C 10B 11B 12C 13D 14B 15A 16A 17A 18B 19C 20A 21A 22C 23D 24D 25A 26C 27B 28C 29C 30D 31B 32B 33A 34A 35C 36A 37A 38B 39D 40B 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng
8 p | 155 | 8
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
6 p | 152 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 3 có đáp án - Trường THPT chuyên Sư Phạm
5 p | 132 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Hoàng Lệ Kha
4 p | 126 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
10 p | 61 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH Vinh
5 p | 67 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
8 p | 48 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
6 p | 64 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
5 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Phú Bình
5 p | 43 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
5 p | 127 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lam Sơn
6 p | 99 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
8 p | 80 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2
5 p | 109 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh
7 p | 45 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Sơn La (Lần 2)
7 p | 46 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
7 p | 121 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn