Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Thu Xà
lượt xem 1
download
Giúp học sinh đánh giá lại kiến thức đã học cũng như kinh nghiệm ra đề của giáo viên. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Thu Xà.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Thu Xà
- Sở GD ĐT Quảng Ngãi ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Trường THPT Thu Xà Môn thi : LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 5 trang) Câu 1. Những nước nào tham gia Hội nghị Ianta ? A. Anh Pháp Mĩ. B. Anh Mĩ – Liên Xô. C. Anh Pháp Đức. D. Mĩ Liên Xô Trung Quốc. Câu 2. Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là A. Campuchia, Malaixia, Brunây. B. Miến Điện, Việt Nam, Philippin. C. Inđônêxia, Xingapo, Malaixia. D. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. Câu 3. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở A. Bắc Phi B. Nam Phi C. Đông Phi D. Tây Phi Câu 4. Tháng 11868, một sự kiện nổi bật đã diễn ra ở Nhật Bản là A. chế độ Mạc phủ sụp đổ. B. Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi. C. cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu. D. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Mĩ vào buôn bán. Câu 5. Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai được quyết định bởi A. vai trò lãnh đạo, quản lí của nhà nước. B. sự năng động của các công ty Nhật. B. yếu tố con người. D. s ự phát triển của khoa học kĩ thuật. Câu 6. Sự ra đời của khối quân sự Nato và Tổ chức Hiệp ước Vác sa va tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? A. Tạo nên sự đối lập Đông Âu Tây Âu. B. Đặt nhân loại trước nguy cơ chiến tranh thế giới. C. Xác lập cục diện hai cực, hai phe. D. Đánh dấu Chiến tranh lạnh bùng nổ. Câu 7. Đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học công nghệ. D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Câu 8. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã giải quyết nhiệm vụ nào mà Cách mạng tháng Hai còn tồn tại ? A.Lật đổ chế độ Nga Hoàng. B. Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc. C. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. D.Giải phóng giai cấp nông dân Nga. Trang 1
- Câu 9. Nguyên nhân chung nhất dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. biết tận dụng các cơ hội để phát triển. B. áp dụng khoa học kĩ thuật. C. phát huy vai trò của nhà nước. D. sự nổ lực của các tầng lớp nhân dân. Câu 10. Điểm chung trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là A. thực hiện “Chiến lược toàn cầu hóa”. B. chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”. C. xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ. D. theo đuổi “chủ nghĩa lấp chỗ trống” Câu 11. Nguồn gốc sâu xa chung của hai cuộc cách mạng: cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII XIX và cách mạng khoa học công nghệ thế kỉ XX là A. do sự bùng nổ dân số. B. do yêu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân. C. do yêu cầu của việc cải tiến vũ khí, sáng tạo vũ khí mới. D. nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người. Câu 12. Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 1945) đã để lại bài học gì cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới? A. Giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình. B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa hơn là quân sự. C. Mở rộng liên kết để cùng phát triển. D. Không chế tạo vũ khí sát thương cao. Câu 13. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có những giai cấp nào? A. Địa chủ, phong kiến và nông dân. B. Địa chủ, phong kiến và nông dân, tư sản. C. Địa chủ, phong kiến, nông dân, tiểu tư sản và công nhân D. Địa chủ, phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản và công nhân. Câu 14. Mục tiêu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là A. đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. B. đẩy mạnh cách mạng dân tộc. C. lật đổ ngôi vua và tiêu diệt thực dân Pháp D. giúp đỡ các dân tộc bị áp bức. Câu 15.Tai Hôi nghi thành l ̣ ̣ ̣ ập Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu năm 1930, không có sự tham gia cua tô ch ̉ ̉ ưc công san nao? ́ ̣ ̉ ̀ A. Đông Dương Công san đang. ̣ ̉ ̉ B. Đông Dương Công san liên đoan. ̣ ̉ ̀ ̣ ̉ ̉ C. An Nam Công san đang. D. Quốc tế Công san. ̣ ̉ Câu 16. Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 1939 là A. chống phát xít Nhật. B. đánh đuổi đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. C. tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày. D. chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Trang 2
- Câu 17. Sự kiện lịch sử đánh dấu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là A. việc thành lập Khu giải phóng Việt Bắc (6/ 1945), hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. B. ngày 2/ 9/ 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố trước quốc dân và thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. C. Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa. D. Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, chuẩn bị để Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân. Câu 18: Nội dung nào dưới đây là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương? A. toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ các lực lượng hòa bình. B. tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. C. toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. D. trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Câu 19. Đại hội VI (12 1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ nhưng trọng tâm là A. đổi mới kinh tế. B. đổi mới chính trị. C. đổi mới văn hóa, tư tưởng. D. đổi mới kinh tế, chính trị. Câu 20. Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định? A. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng. B. Gia Định không có quân triều đình đóng. C. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn. D. Gia Định có hệ thống giao thông thuận lợi, từ Gia Định có thể rút quân sang Campuchia. Câu 21. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam? A. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. B. Đưa Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc xai. C. Tham gia sáng lập Hội Liên Hiệp thuộc địa ở Pa ri. D. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin. Câu 22. Tư tưởng cốt lõi của Cương Lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu năm 1930 là gì? A. Độc lập dân tộc. B. Độc lập, tự do. C. Tự do, bình đẳng, bác ái. D. Đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới. Câu 23. Kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. quân Pháp. B. quân Anh. C. quân Trung Hoa dân quốc. D. bọn Việt Quốc, Việt Cách. Trang 3
- Câu 24. Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân. B. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. D. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đề ra từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11 1939). Câu 25. Chiến thắng nào quyết định thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương? A. Chiến thắng trong chiến dịch Biên giới. B. Chiến thắng trong chiến dịch Hoà Bình. C. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. D. Chiến thắng Đông Xuân 1953 1954. Câu 26. Chiến thắng quân sự nào mở ra khả năng nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ? A. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho). B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi). C. Chiến thắng Bình Giã (Bà RịaVũng Tàu). D. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi). Câu 27. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì? A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế. B. Ổn đinh tình hình chính trị xã hội ở miền Nam. C. Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. D. Mở rộng quan hệ, giao lưu với các nước. Câu 28. Nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân và dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 là A. triều đình Huế không quyết tâm chống Pháp. B. so sánh lực lượng quá chênh lệch. C. thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. D. thiếu vũ khí hiện đại. Câu 29: Sự khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 là xác định A. đường lối, nhiệm vụ cách mạng. B. lực lượng, lãnh đạo cách mạng. C. lãnh đạo, mối quan hệ của cách mạng. D. nhiệm vụ, lực lượng cách mạng. Câu 30. “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” đó là lời kêu gọi trong A. Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào (15/8/1945). B. Đại hội quốc dân của Đảng ở Tân Trào (16/8/1945). C. Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. D. thư Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 31. Sự khác biệt cơ bản về lực lượng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì? Trang 4
- A. Quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ giữ vai trò quan trọng. B. Quân đồng minh của Mĩ giữ vai trò quan trọng. C. Quân đội Sài Gòn giữ vai trò chủ yếu. D. Quân Mĩ giữ vai trò chủ yếu. Câu 32. Thủ đoạn thâm độc và là điểm khác chủ yếu mà Mĩ đã triển khai khi thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là A. thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”. B. tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa. C.được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân Mĩ. D. là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ ở miền Nam Việt Nam. Câu 33. So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về kết quả và ý nghĩa lịch sử ? A. Đã đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự của địch. B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi để giành thắng lợi cuối cùng. C. Là dấu mốc kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc, chấm dứt ách thống trị thực dân..... D.Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Câu 34. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp là A. mục tiêu đấu tranh. B. lực lượng tham gia. C. thời gian bùng nổ. D. địa bàn đấu tranh. Câu 35. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì? A. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương. B. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng. C. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. D. Có hậu phương vững chắc là miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Câu 36. Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc mới và khác con đường của những người đi trước là A. chú trọng phát triển lực lượng vũ trang. B. dựa vào sự giúp đỡ của các nước để làm cách mạng. C. hoạt động ở nước ngoài, chờ thời cơ, tập hợp lực lượng để tấn công vào trong nước. D. từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lê nin và đi theo con đường cách mạng vô sản. Câu 37. Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân và dân ta: 1. Nguyễn văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống chính phủ Sài Gòn ; 2.Giải phóng Huế ; 3.Giải phóng Tây Nguyên ; 4. Giải phóng hoàn toàn miền Nam. A. 1, 2, 3, 4. B. 2,1, 4, 3. C. 3, 2, 1, 4. D. 2, 3, 4, 1. Câu 38. Nhận xét nào dưới đây là không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm Trang 5
- 1945 ở Việt Nam? A. Đây là cuộc cách mạng được chuẩn bị chu đáo. B. Diễn ra trong điều kiện trống vắng về quyền lực. C. Lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định trực tiếp. D. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc điển hình. Câu 39. Đóng góp nổi bật của Phan Bội Châu đối với lịch sử dân tộc trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 là gì? A. Khởi xướng và lãnh đạo phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. B. Tạo cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. C. Để lại nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước. D. Là người đầu tiên đề ra phương pháp bạo động. Câu 40. Tư tưởng yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam được thể hiện rõ nhất trong thời kì từ tháng 8/ 1945 đến 12/ 1946 là A. hòa với quân Trung Hoa dân quốc ở miền Bắc, đánh Pháp ở miền Nam. B. không chấp nhận tối hậu thư của Pháp, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc. C. nhân nhượng với quân Trung Hoa dân quốc, yêu cầu Pháp thi hành Hiệp định Giơ ne vơ. D. hòa với quân Trung Hoa dân quốc, kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ 06/3/1946 và Tạm ước 14/ 9/1946, nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa.. ................................................ HẾT.................................................... Trang 6
- MA TRẬN ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Môn thi : LỊCH SỬ Mức độ nhận thức Chủ đề Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao 1. Sự hình Số câu: 01 . Số câu: 01 thành trật tự Số điểm: Số điểm:0,25 thế giới mới 0,25 sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945- 1949) 2. Các nước Số câu: 01 Số câu: 01 Đông Nam Á Số điểm: Số điểm: 0,25 và Ấn Độ 0,25 3. Các nước Số câu:01 Số câu:01 châu Phi và Số điểm: Số điểm: 0,25 Mĩ la tinh. 0,25 4. Nhật Bản Số câu:01 Số câu:01 Số điểm: Số điểm: 0,25 0,25 5. Mĩ, Tây Âu, Số câu: 01 Số câu: 02 Số câu: 03 Nhật Bản Số Số điểm:0,5 Số điểm:0,75 (1945- 2000) điểm:0,25 6. Quan hệ Số câu: 01 Số câu: 01 quốc tế Số Số điểm:0,25 (1945- 2000) điểm:0,25 7. Cách mạng Số câu: 01 Số câu: 01 Số câu: 02 khoa học- Số Số Số điểm:0,5 công nghệ và điểm:0,25 điểm:0,25 xu thế toàn cầu hóa 8. Cách mạng Số câu: 01 Số câu: 01 tháng Mười Số Số điểm:0,25 Nga năm điểm:0,25 1917 và cuộc đấu tranh bảo Trang 7
- vệ cách mạng (1917- 1921) 9. Chiến Số câu: 01 Số câu: 01 tranh thế giới Số điểm:0,25 Số điểm:0,25 thứ hai (1939- 1945) 10. Phong Số câu: 01 Số câu: 01 Số câu: 01 Số câu: 03 trào dân tộc Số điểm:0,25 Số Số Số điểm:0,75 dân chủ ở điểm:0,25 điểm:0,25 Việt Nam từ năm 1919 đến 1925 10. Phong Số câu: 02 Số câu: 01 Số câu: 01 Số câu: 04 trào dân tộc Số điểm:0,25 Số Số Số điểm:1,0 dân chủ ở điểm:0,25 điểm:0,25 Việt Nam từ năm 1925 đến 1930 12. Phong Số câu: 01 Số câu: 01 trào dân chủ Số điểm:0,25 Số điểm:0,25 1936- 1939 13. Phong Số câu: 01 Số câu: 01 Số câu: 01 Số câu: 01 Số câu: 04 trào giải Số điểm:0,25 Số Số Số điểm:0,25 Số điểm:1,0 phóng dân điểm:0,25 điểm:0,25 tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1939- 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. 14. Những Số câu: 01 Số câu: 01 năm đầu của Số điểm:0,25 Số điểm:0,25 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946- Trang 8
- 1950) 15. Việt Nam Số câu: 01 Số câu: 01 Số câu: 02 từ năm 1858 Số điểm:0,25 Số Số điểm:0,5 đến cuối thế điểm:0,25 kỉ XIX 16. Đất nước Số câu: 01 Số câu: 01 trên đường Số điểm:0,25 Số điểm:0,25 đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986- 2000) 17. Nước Việt Số câu: 01 Số câu: 01 Số câu: 02 Nam Dân chủ Số Số điểm:0,25 Số điểm:0,5 Cộng hòa từ điểm:0,25 sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 18. Cuộc Số câu: 01 Số câu: 01 kháng chiến Số Số điểm:0,25 toàn quốc điểm:0,25 chống thực dân Pháp kết thúc (1953- 1954). 19. Nhân dân Số câu: 01 Số câu: 02 Số câu: 03 hai miền trực Số Số điểm:0,5 Số điểm:0,75 tiếp chiến điểm:0,25 đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắ vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965- 1973) 20. Khôi phục Số câu: 03 Số câu: 03 và phát triển Số Số điểm:0,75 Trang 9
- kinh tế- xã điểm:0,75 hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973- 1975) 21. Phong Số câu: 01 Số câu: 01 trào yêu Số Số điểm:0,25 nước chống điểm:0,25 Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. 22.Việt Nam Số câu: 01 Số câu: 01 trong năm Số Số điểm:0,25 đầu sau điểm:0,25 thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975. 23. Phong Số câu: 01 Số câu: 01 trào yêu Số điểm:0,25 Số điểm:0,25 nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) Tổng số câu Số câu: 12 Số câu: 12 Số câu: 12 Số câu: 04 Số câu: 40 Tổng số điểm Số điểm:3,0 Số điểm:3,0 Số điểm:3,0 Số điểm:1,0 Số điểm:10,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ 30% Tỉ lệ 30% Tỉ lệ 30% Tỉ lệ 10% Tỉ lệ 100% Trang 10
- Sở GD- ĐT Quảng Ngãi ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Trường THPT Thu Xà Môn thi : LỊCH SỬ Th ời gian làm bài : 50 phút, không kể thời gian phát đề ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B D A C B C A C B A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D A D A B D B C A B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án D B A D C B C A D D Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án A B C A B D C B A D ................................................... Trang 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng
8 p | 155 | 8
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
6 p | 152 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 3 có đáp án - Trường THPT chuyên Sư Phạm
5 p | 132 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Hoàng Lệ Kha
4 p | 126 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
10 p | 61 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH Vinh
5 p | 67 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
8 p | 48 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
6 p | 64 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
5 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Phú Bình
5 p | 43 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
5 p | 127 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lam Sơn
6 p | 99 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
8 p | 81 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2
5 p | 109 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh
7 p | 45 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Sơn La (Lần 2)
7 p | 46 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
7 p | 121 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn