intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Trần Quốc Tuấn

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

50
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Trần Quốc Tuấn giúp cho các bạn củng cố được các kiến thức của môn học thông qua việc giải những bài tập trong đề thi. Tài liệu phục vụ cho các em học sinh lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Trần Quốc Tuấn

  1. SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018  TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN MÔN LỊCH SỬ  Thời gian làm bài : 50 Phút  ĐỀ MINH HỌA ( Đề có 5 trang )                                                                                                                                              Họ tên :............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 001 Câu 1:  Nội dung nào trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 24 (29/9/1975) vừa là  nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật phát triển khách quan của sự phát  triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam ?  A.  Giải phóng. B.  Thống nhất đất nước. C.  Độc lập và thống nhất. D.  Độc lập. Câu 2: Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi  thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là A.  Lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam là công nhân, nông dân, tư sản dân tộc. B.  Xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc trước, đánh đổ  phong kiến sau. C.  xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách  mạng xã hội chủ nghĩa. D.  Xác định nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam là giải quyết vấn đề ruộng đất cho  nông dân. Câu 3: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960) có vai trò nào dưới đây  trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước? A. Xây dựng lực lượng cách mạng miền Nam. B. Đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai. C. Giữ gìn lực lượng cách mạng chuẩn bị phản công. D. Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mĩ. Câu 4:  Ý nào dưới đây  không phải  là điểm tương đồng về  mặt lịch sử  của cả  ba nước Đông   Dương trong giai đoạn 1945 – 1975? A.  Thắng lợi của cách mạng ba nước góp phần vào sự sụp đổ  của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ  và kiểu mới. B.  Ba nước tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược. C.  Sự đoàn kết của ba dân tộc góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp và  chống Mĩ. D.  Có những giai đoạn thực hiện chính sách hòa bình, trung lập và đấu tranh chống lại chế độ  diệt chủng. Câu 5: Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là A.  trật tự đa cực. B.  trật tự hai cực I­an­ta. C.  hệ thống Vec­xai – Oa­sinh­tơn.  D.  hệ thống Pa­ri – Pôt­xđam. Câu 6: Nội dung nào dưới đây không có trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp  quốc ? A.  Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. B.  Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực với nhau. Trang1/5 ­ Mã đề 001
  2. C.  Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. D.  Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc. Câu 7:  Nguyên nhân không tạo điều kiện cho kinh tế Mĩ phát triển sau CTTG II là gì ? A.  Triển khai chiến lược toàn cầu. B.  Tài nguyên thiên nhiên phong phú. C.  Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao.  D.  Thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí. Câu 8:  Lực lượng cách mạng quan trọng nhất được Đảng xây dựng và tập hợp đông đảo vào  mặt trận thống nhất từ 1930­1975 là A.  lực lượng dân chủ hòa bình. B.  lực lượng vũ trang. C.  lực lượng hòa bình trung lập.  D.  lực lượng chính trị. Câu 9:  Chỉ thị “ Nhật­Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta “ xác định kẻ thù chính của nhân  dân ta là A.   phong kiến tay sai. B.  phát xít Nhật và tay sai. C.  thực dân Pháp. D.  phát xít Nhật. Câu 10: Nguyên nhân cơ bản của cuộc phản công ở kinh thành Huế đem 14 rạng sáng 15/7/1885  của phe chủ chiến là do A. phe đầu hàng có hành động chuẩn bị tiêu diệt phe chủ chiến. B. phe chủ chiến đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng để đánh Pháp. C. muốn nhanh chóng khôi phục lại nhà nước phong kiến độc lập. D. quân Pháp có những hành động uy hiếp phái chủ chiến và bắt Tôn Thất Thuyết. Câu 11: Lực lượng giữ vai trò quan trọng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là A. quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.  B. quân đồng minh của Mĩ. C. quân đội Sài Gòn.  D. quân viễn chinh Mĩ. Câu 12: Qua bốn năm chiến tranh phá hoại miền Bắc (cuối 1964 – 1968), Mĩ đã rút ra được điều   gì? A. Mở rộng đàm phán và tăng sức ép cho ta trên chiến trường. B. Tăng cường quân Mĩ và tiếp tục viện trợ cho miền Nam. C. Cần tăng cường đánh phá miền Bắc ác liệt hơn nữa. D. Không thể ngăn chặn được sự chi viện từ Bắc vào Nam. Câu 13:  Trong thời kì đầu sau khi giành độc lập, “ Chiến lược kinh tế hướng nội” của nhóm 5  nước sáng lập ASEAN chưa giải quyết được vấn đề  A.  nguồn vốn.  B.  thất nghiệp. C.  quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội. D.  mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Câu 14:  Một kết quả  bất ngờ, ngoài mong đợi của các nước đế  quốc trong qúa trình diễn ra   Chiến tranh thế giới thứ nhất là A.  cuộc Cách mạng dân chủ tư sản ở Đức thành công ngày 9­11­1918 và nước Đức đầu hàng. B.  nước Nhật nâng cao địa vị của mình ở vùng Đông Á và Thái Bình Dương. C.  các nước đế quốc già đều giành được thắng lợi và được được hưởng nhiều quyền lợi. D.  cuộc Cách mạng tháng Mười Nga thành công và nhà nước Xô viết ra đời. Câu 15: Đặc điểm tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 là A. Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị ­ xã hội khác nhau. B. miền Bắc hoàn toàn giải phóng, thực hiện vai trò là hậu phương lớn. Trang2/5 ­ Mã đề 001
  3. C. Việt Nam hoàn toàn giải phóng tạo điều kiện đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. D. Mĩ nhảy vào miền Nam Việt Nam, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới. Câu 16:  Cơ sở nào dưới đây để Nguyễn Ái Quốc xác định đường lối chiến lược của cách mạng  Việt Nam là "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản" trong  Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930)? A.  Giành độc lập cho dân tộc, đưa công nhân, trí thức lên nắm chính quyền. B.  Không chỉ giành độc lập cho dân tộc mà còn giành ruộng đất cho dân cày. C.  Giành độc lập cho dân tộc, đưa công nhân lên nắm chính quyền. D.  Không chỉ giải phóng dân tộc mà còn giải phóng xã hội. Câu 17: Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A.  giải phóng dân tộc. B.  dân chủ tư sản kiểu mới. C.  dân chủ tư sản kiểu cũ. D.  xã hội chủ nghĩa. Câu 18:  Nội dung nào sau đây không nằm trong nghị quyết của hội nghị BCH Trung ương Đảng  11/1939 ?  A. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. B. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.  C. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. D. Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.  Câu 19:  Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ giữa những năm 80 là  A.  giải tán khối quân sự NATO.  B.  bãi bỏ lệnh cấm vận đối với nước Cuba. C.  không can thiệp vào các công việc quốc tế ở các điểm nóng trên thế giới.  D.  từng bước bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, chấm dứt thế đối đầu.  Câu 20:  Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc (từ 1978) có nội dung gì ?  A.  Cải tổ chính trị, kinh tế và  liên kết với các nước trong khu vực. B.  Chuyển sang xây dựng và phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.  C.   Phát triển kinh tế làm trọng tâm, cải cách và mở cửa. D.  Tập trung vào khoa học công nghệ, tư nhân hoá khu vực kinh tế nhà nước. Câu 21:  Kế hoạch Na­va ra đời trong hoàn cảnh  A. Pháp thiệt hại nặng nề, khó khăn lúng túng, lực lượng của ta trưởng thành đáng kể. B. tương quan so sánh lực lượng thay đổi theo chiều hướng có lợi cho Pháp ­ Mĩ ở Đông  Dương. C. tương quan so sánh lực lượng giữa ta và Pháp ở thế cân bằng. D. lực luợng của Pháp tăng lên đáng kể do được sự giúp đỡ của Mĩ, lực lượng của ta bắt đầu  trưởng thành.  Câu 22: Tính chất của xã hội Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX là A.  nước thuộc địa. B.  nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.  C. nước nửa thuộc địa. D. nước thuộc địa nửa phong kiến.  Câu 23: Nguyên nhân dẫn đến các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta trong  những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Ảnh hưởng của các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân từ bên ngoài. B. Ý thức cách mạng của nhân dân lên cao. C. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta ngày càng được nâng lên. Trang3/5 ­ Mã đề 001
  4. D. Do chính quyền thực dân tăng cường bóc lột để phục vụ cho chiến tranh. Câu 24: Thái độ của Mĩ sau khi ta thắng trong chiến dịch Đường 14 ­Phước Long ( đầu 1975) là A.  tăng viện trợ quân sự khẩn cấp cho chính quyền Sài Gòn.  B.  dùng áp lực quân sự và ngoại giao để đe doạ ta. C.  phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe doạ ta từ xa. D.  phối hợp với chính quyền Sài Gòn đưa quân đánh chiến lại.  Câu 25:  Hội nghị Pa­Li ( 2/1976)  tại Inđônêxia đánh dấu sự phát triển khởi săc của tổ chức  ASEAN vì đã  A.   thông qua những nguyên tắc hoạt động cơ bản của ASEAN. B.   chấp nhận kết nạp tất cả các thành viên trong khu vực Đông Nam Á. C.   thông qua mục đích của ASEAN. D.   quyết định xây dựng lại và củng cố tổ chức của ASEAN. Câu 26: Biến đổi nào  ở khu vực Đông Bắc Á sau CTTG II đã góp phần làm thay đổi bản đồ  địa  chính trị thế giới? A.  Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường XHCN. B.  Nhật Bản đạt được sự phát triển “thần kì”, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. C.  Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan trở thành “con rồng” kinh tế của châu Á. D.  Hàn Quốc trở thành “con rồng” kinh tế nổi bật nhất của khu vực Đông Bắc Á. Câu 27: Nhiệm vụ trọng tâm của các kế hoạch 5 năm ở Liên Xô từ 1950 đến những năm 1970 là A.  viện trợ cho các nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu. B.  tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. C.  xây dựng khối chủ nghĩa xã hội vững mạnh, đối trọng với Mĩ và Tây Âu D.  hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Câu 28:  Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ là gì? A.  Thực hiện “Chiến lược hóa toàn cầu” B.  Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”   C.  Thực hiện “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”   D.  Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mỹ Câu 29:  “Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt” của Nguyễn Ái Quốc được xem là “ Cương  lĩnh chính trị đầu tiên” của Đảng vì  A.  đáp ứng được nguyện vọng bức thiết của dân tộc Việt Nam. B.  xác định được mối liên hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. C.  đề ra đường lối kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. D.  giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và nông dân. Câu 30:  Điểm giống nhau  giữa Hiệp định Pari 1973 với Hiệp định Giơ­ne­vơ 1954 là A. là kết quả trực tiếp của sự đấu tranh kiên cường của nhân dân miền Nam trong kháng chiến  chống ngoại xâm. B. là kết quả của sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta trong sự nghiệp chống  ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc. C. là kết quả của sự kết hợp đấu tranh quân sự kiên cường với đấu tranh ngoại giao tài tình,  khôn khéo của Đảng ta.  D. là kết quả của sự đấu tranh kiên cường của nhân dân hai miền trong sự nghiệp bảo vệ tổ  quốc xã hội chủ nghĩa. Câu 31: Nội dung nào sau đây không phải là bài học được rút ra từ Chiến tranh thế giới thứ nhất? A.  Mỗi quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Trang4/5 ­ Mã đề 001
  5. B.  Có tư tưởng hòa bình, biết nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau. C.  Giải quyết xung đột, tranh chấp giữa các quốc gia bằng phương  pháp hòa bình. D. Mỗi quốc gia phải tập trung phát triển  kinh tế, tăng cường tiềm lực quân sự. Câu 32: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được xem là tổ chức tiền thân của Đảng vì  A.  góp phần truyền bá chủ nghĩa Mac­Lênin vào Việt Nam B.  đoàn kết công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. C.  chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng.  D.  thúc đẩy phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác.  Câu 33: Biện pháp nào được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như  “xương sống” của chiến lược   “Chiến tranh đặc biệt”? A. Tiến hành phá hoại miền Bắc. B. Tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm. C. Liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét. D. Dồn dân lập “ấp chiến lược”. Câu 34: Sau Cách mạng Tháng Tám để  tránh đối phó với nhiều kẻ  thù cùng một lúc, tính từ  vĩ  tuyến 16 trở ra Bắc, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chủ trương  A. chủ động đàm phán với Pháp. B. tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc. C. kiên quyết cầm súng đứng lên chống chống sợ xâm lược của thực dân Pháp. D. mượn tay Pháp đuổi quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 35:  Ý nghĩa về sự ra đời các tổ chức cộng sản năm 1929 đối với việc thành lập Đảng Cộng  sản Việt Nam là gì? A.  Chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng. B.  Đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam. C.  Thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng tư sản. D.  Thể hiện sự trưởng thành của giai cấp công nhân. Câu 36:  Thành tựu nổi bật trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam năm 1995 là gì? A.  Các công ty của hơn 50 nước đầu tư vào Việt Nam. B.  Có quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia. C.  Gia nhập tổ chức ASEAN. D.  Có quan hệ thương mại với hơn 100 nước. Câu 37:  Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930) mang tầm vóc lịch sử của một  đại hội vì A.  thể hiện tài năng và uy tín tuyệt đối của Nguyễn Ái Quốc. B.  khẳng định sự thắng thế của con đường cách mạng tư sản. C.  chấm dứt sự chia rẽ và đề ra đường lối cách mạng đúng đắn. D.  chấm dứt phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Câu 38: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia  A.  bị thực dân phương Tây xâm lược . B.  độc lập, chủ quyền nhưng phụ thuộc vào nhà Thanh. C.  phong kiến độc lập có chủ quyền. D.  phong kiến phụ thuộc vào các nước phương Tây. Câu 39: Đặc điểm của cuộc Duy tân Minh Trị 1868 ở Nhật Bản là A.  cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Trang5/5 ­ Mã đề 001
  6. B.  cuộc cách mạng tư sản dưới hình thức cải cách. C.  một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D.  một cuộc cách mạng tư sản dưới hình thức nội chiến. Câu 40: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là A.  cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B.  chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân – đế quốc. C.  mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. D.  kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. ................................HẾT........................... Trang6/5 ­ Mã đề 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2