intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - DTNT Tỉnh

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

63
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - DTNT Tỉnh giúp cho các bạn củng cố được các kiến thức của môn học thông qua việc giải những bài tập trong đề thi. Tài liệu phục vụ cho các em học sinh lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - DTNT Tỉnh

  1.     SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI ĐỀ GIỚI THIỆU ÔN TẬP THI THPTQG  TRƯỜNG THPT DTNT  NĂM 2018 TỈNH                                          Môn: Ngữ văn  Lớp 12                   Thời gian làm bài: 120 phút A. BẢNG MÔ TẢ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, HỌC LỰC: ­ Nhằm đánh giá việc học môn Ngữ  văn của học sinh trong nhà trường để  định   hướng cách dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 12. ­ Nắm được mức độ, học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để  làm một bài  viết tổng hợp về bộ môn Ngữ văn. ­ Giúp Học sinh: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng tốt các đơn vị tri thức sau: + Kiến thức về Đọc văn: Biết cách đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung và nghệ  thuật văn bản văn học theo đặc trưng thể loại. + Kiến thức về  Tiếng Việt: Yêu cầu viết đúng chính tả, ngữ  pháp, dùng từ, đặt  câu… + Kiến thức về  Làm văn: Biết phân biệt kĩ năng làm văn NLXH với NLVH, nắm  được kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho mỗi dạng bài, biết cách chọn tư liệu dẫn   chứng phù hợp trong từng kiểu bài nghị luận. ­ Vận dụng tốt các thao tác lập luận, chọn dẫn chứng phù hợp, lập luận chặt chẽ,   diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…. B. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG  PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:            Mức độ                     Vận dụng      Nhận biết    Thông hiểu           Thấp       Cao Chủ đề I. Phần Đọc ­  –   Nhận   diện  –   Hiểu   được  ­  Vận   dụng   sự  hiểu  phương   thức  ý   nghĩa   của  hiểu biết về văn  biểu   đạt,   tình  chi   tiết   trong  bản   để   bày   tỏ  huống truyện văn bản quan   điểm   của    bản thân II.   Phần   2:  Nhận   biết  Xác định được  Viết   đoạn   văn  ­ Thể  hiện được  Làm văn đúng  kiểu  bài,  nội   dung   cơ  nghị luận xã hội quan   điểm,   lập  Câu 1: NLXH nội  dung,   thao  bản   để   làm  trường   của   bản  tác nghị luận sáng tỏ vấn đề  thân. nghị luận ­   Rút   ra   bài   học  nhận   thức,   hành  động Câu 2: NLVH Nhận    biết về  Cần phân tích,  Cả   hai   kiệt   tác  ­  Tài  là  tài  năng,  cuộc   đời,   sự  làm   rõ  cái   tài  trên đã thể  hiện  tài hoa thể hiện ở  nghiệp   văn  và cái tâm của  được   cái   tài   và  sự   hiểu   biết   sâu  học   của  tác giả cái   tâm   của  rộng uyên bác, sự  Nguyễn Tuân Nguyễn   Tuân   ở  khám   phá   thiên  hai   chặng  nhiên,   khám   phá  đường   sáng   tác  tâm   hồn   con  trước   1945   và  người. sau 1945. ­   Tâm   là   tấm  lòng,   sự   hướng  1
  2. thiện,   sự   rung  cảm   chân   thành  đối   với   con  người,   cuộc  sống, đất nước. C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:                Mức  Vận   dụng  độ Nhận biết Thông hiểu Vận dung cao Cộng thấp Chủ đề I.   Đọc   ­  –   Nhận  –   Hiểu  ­ Vận dụng sự  Bài   học   nhận  hiểu   đoạn  diện  được   ý   hiểu   biết   về  thức,   hành  văn.  phương  nghĩa   của  văn   bản   để  động thức   biểu  chi   tiết  bày   tỏ   quan  đạt   trong  trong   văn  điểm của bản  văn bản bản thân Số câu: 04 1 1 1 1 04 Số   điểm:  0,75 0,75 0,75 0,75 3.0 3.0 Tỉ lệ % 0,75% 0,75% 0,75% 0,75 30% II. Làm văn  Nhận   biết  Xác   định  Viết đoạn văn  ­   Rút   ra   bài  Câu   1:  đúng   kiểu  được   nội  nghị   luận   xã  học   nhận  NLXH bài,   nội  dung   cơ  hội.  Thể hiện  thức,   hành  dung,   thao  bản  để   làm  được   quan  động tác   nghị  sáng tỏ  vấn  điểm,   lập  luận đề   nghị  trường   của  luận. bản thân. Số câu: 01 01 Số điểm: 0,5 0,5 0,5 0,5 2,0 2.0 Tỉ lệ % 0,5% 0,5% 0,5% 0,5% 20% Câu   2:  ­   Nhận  ­   Cần   phân  ­   Cả   hai   kiệt  ­  Ở   Nguyễn  NLVH biết   về  tích,   làm   rõ  tác trên đã thể  Tuân   cả   tâm  cuộc   đời,  cái tài và cái  hiện được cái  và   tài   đều   ở  sự   nghiệp  tâm   của   tác  tài   và   cái   tâm  độ  chín muồi,  văn học của  giả của   Nguyễn  thăng hoa. Nguyễn  Tuân   ở   hai  Tuân chặng   đường  sáng tác trước  1945   và   sau  1945. Số câu: 01 01 Số   điểm:  1,5 1,5 1,0 1,0 5,0 5.0 Tỉ lệ % 15% 15% 10% 10% 50% Tổng cộng 2,75 2,75 2,25 2,25 10 2
  3. Tỉ lệ % 2,75% 2,75% 2,25% 2,25% 100% ĐỀ GIỚI THIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 D. BIÊN SOẠN CÂU HỎI NGỮ VĂN 12 THEO MA TRẬN I.  ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Sáu con người, do sự  tình cờ  của số  phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang   rất tối và lạnh. Mỗi người chỉ còn một que củi nhỏ  trong khi đống lửa chính đang   lụi dần. Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay   lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ   hai lướt qua các bộ  mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số  đó không đi   chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm   trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ   thầm:“Tạo sao mình lại phải hi sinh thanh củi để  sưởi  ấm cho con heo béo ị  giàu   có kia?”. Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong tay,   phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố  rách áo   ôm lười biếng đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen   đang đanh lại, lộ  ra những nét hằn thù: “Không, ta   không cho phép mình dùng  thanh củi này sưởi  ấm những gã da trắng!”. Chỉ  còn lại người cuối cùng trong   nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ   cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước.” Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt   những que củi. Đống lửa chỉ  còn than đỏ  rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những   người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng…                                                                                    (Theo Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Chỉ ra ph   ương thức biểu đạt   chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Trong văn bản trên, tác giả đã đặt các nhân vật vào tình huống như thế nào? Câu 3. Theo anh/chị, nguyên nhân nào đã khiến cả sáu người chết cóng? Câu 4: Anh/chị  có đồng tình với cách  ứng xử  của sáu nhân vật trong văn bản trên   không ? II. LÀM VĂN: (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) 3
  4. Từ  phần Đọc – hiểu văn bản trên, anh /chị  hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng   200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự chia sẻ trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về cái tài và cái tâm của Nguyễn Tuân thể hiện qua  hai kiệt tác của hai chặng đường sáng tác: truyện ngắn “Chữ người tử tù” và tùy bút  “Người lái đò Sông Đà”.                                                                        ­­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­­ Học sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm E. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN­ THANG ĐIỂM (Đáp án gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm Phần 1 Đọc hiểu 3,0 1 Phương thức biểu đạt: tự sự 0,75 2 Tác giả đã đặt các nhân vật trong tình huống: Các nhân   0,75 vật bị  mắc kẹt trong hang đá tối, lạnh và mỗi người  trong tay có một que củi. 3 Nguyên nhân 0,75 + Khách quan: hoàn cảnh khắc nghiệt, hang đá tối, quá   lạnh. + Chủ  quan: do lối sống ích kỉ, thiếu sự  sẻ  chia đoàn  kết... 4 Thí sinh có thể  đồng tình hoặc không đồng tình, song  0,75 cần   có   sự   lí   giải   rõ   ràng   thuyết   phục,   phù   hợp   với  chuẩn mực đạo đức. Phần 2 Làm văn 2,0 1 * Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ  của ý nghĩa của sự chia sẻ trong cuộc sống    a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt   các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ  giữa lí lẽ  và  dẫn chứng để  làm nổi bật được ý nghĩa giá trị  của sự    chia sẻ trong cuộc sống. 0,25 4
  5. – Chia sẻ  sẽ  mang đến sự   ấm áp, niềm vui, tiếp thêm     động lực, sức mạnh cho những người xung quanh. – Chia sẻ nhen nhóm và thắp lên trong mọi người niềm  0,5 tin vào những điều tốt đẹp của cuộc sống.    – Sự  chia sẻ  không chỉ  là cho đi mà còn giúp chúng ta  0,5 nhận   lại   tình   yêu,   niềm   tin,   sự   trân   trọng   của   mọi  người. 0,5 – Sự  chia sẻ là giá trị  sống không thể  thiếu trong cuộc  sống của mỗi người. Vì vậy mỗi người cần mở  rộng   lòng mình để sẻ chia.  d. Sáng tạo:  cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng  0,25 về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ  đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả,  ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 2 Cảm nhận của anh (chị) về  cái tài và cái tâm của  5,0 Nguyễn   Tuân   thể   hiện   qua   hai   kiệt   tác   của   hai  chặng đường sáng tác: truyện ngắn “Chữ người tử  tù” và tùy bút “Người lái đò Sông Đà”.    1. Yêu cầu chung ­ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài  văn nghị luận văn học ­ Bài viết có bố  cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết   phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả… ­ Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng  phải bám sát tác phẩm, kết hợp nhuần nhuyễn các thao     tác lập luận.    2. Yêu cầu cụ thể 2.1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (có đủ các phần  mở bài, thân bài, kết luận) 2.2. Xác định vấn đề cần nghị luận:        ­ Trên cơ  sở  hiểu biết về  2 tác phẩm truyện ngắn   “Chữ   người   tử   tù”   và   tùy   bút   “Người   lái   đò   Sông  Đà”, học sinh cần phân tích, làm rõ  cái tài và cái tâm  của tác giả được thể hiện qua 2 tác phẩm trên.  ­ Học sinh có thể  sắp xếp, trình bày các ý theo những  cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các vấn đề  sau đây: 2.3.   Triển   khai   vấn   đề   nghị   luận   thành   các   luận  điểm; thể  hiện sự  cảm nhận sâu sắc và vận dụng   tốt các thao tác lập luận; có sự  kết hợp chặt chẽ  giữa lí lẽ và dẫn chứng, cụ thể: a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần     nghị luận. 0,5 ­ Nguyễn Tuân là một nghệ  sĩ tài hoa, có phong cách  độc đáo; có tấm lòng tha thiết với đất nước, với tiếng  Việt, với cuộc sống, với cái đẹp. 5
  6.  ­ “Chữ người tử tù” viết về ông Huấn Cao ­ một khách  tài hoa nghệ sĩ đồng thời là một trang anh hùng nghĩa sĩ  tuy chí lớn không thành vẫn ung dung, bất khuất. ­ “Người lái đò Sông Đà” miêu tả  một cách sắc sảo  cảnh thác đá sông Đà và tài nghệ  tuyệt vời của ông lái  đò khi lao thuyền vượt thác. ­ Cả hai kiệt tác trên đã thể hiện được cái tài và cái tâm     của Nguyễn Tuân  ở  hai chặng đường sáng tác trước  1945 và sau 1945. b. Thân bài: b.1. Giải thích cái tài và cái tâm của nghệ sĩ  Nguyễn   Tuân:  ­ Tài là tài năng, tài hoa thể  hiện  ở  sự  hiểu biết sâu  1,0 rộng uyên bác, sự  khám phá thiên nhiên, khám phá tâm   hồn con người, sự tạo dựng những hình tượng gây  ấn  tượng,   sử   dụng   ngôn   ngữ   phong   phú   giàu   tính   tạo  hình…  ­ Tâm là tấm lòng, sự  hướng thiện, sự rung cảm chân  thành đối với con người, cuộc sống, đất nước.  ­  Ở  Nguyễn Tuân cả  tâm và tài đều  ở  độ  chín muồi,   thăng hoa. b. 2. Cảm nhận về  cái tài và cái tâm trong truyện  ngắn "Chữ người tử tù"    *  Cái tài của Nguyền Tuân ở “Chữ người tử tù”:         ­ Là sáng tạo một tình huống truyện độc đáo: một   1,0 cuộc gặp gỡ đầy kịch tính tưởng như  đối đầu gay gắt   mà thành tri âm giữa người tử  tù vì tội phản nghịch  triều đình và Quản ngục đại diện cho triều đình.        ­ Là sáng tạo được một nhân cách kiêu dũng, bất  khuất trong vị  thế  một người tử  tù trong một truyện   ngắn trang nghiêm, cổ kính.     ­ Cái tài của Nguyễn Tuân còn ở chỗ phát hiện được  cái nhìn “biệt nhãn liên tài” và tấm lòng “thiên lương”  của Huấn Cao khi ông biết được nỗi lòng viên quản  ngục.    ­ Là sáng tạo nhân vật Quản ngục, cách gọi tên đã gợi  ấn tượng về  một kẻ  tàn ác, đại diện cho bạo quyền.   Nhưng nhân vật đầy kịch tính này dần dần bộc lộ đầy  đủ  những phẩm chất tốt đẹp như  của ông Huấn cao,   cũng tài hoa, kiêu bạc, biệt nhãn liên tài và có tấm lòng  thiên lương.    ­ Cảnh ông Huấn Cao cho chữ viên Quản ngục trong  cái đêm cuối cùng  ở  nhà lao là một đoạn "tuyệt bút",  thể  hiện tài năng tuyệt vời của ngòi bút Nguyễn Tuân.   Đó là cảnh tượng  "xưa nay chưa từng có"  vừa trang  trọng cổ  kính, vừa dữ  dội làm nổi rõ nhân cách cao cả  và tài năng của Huấn Cao và "thiên lương" của quản   6
  7. ngục giữa cảnh ngục tù u ám, tối tám.     * Cái tâm của Nguyễn Tuân  ở  truyện ngắn “Chữ   người tử tù”.    ­ Việc phát hiện, xây dựng hai nhân cách cao đẹp là  0,5 ông Huấn Cao và viên Quản ngục  ở  chốn lao tù thể  hiện rõ tấm lòng yêu tin trân trọng của nhà văn đối với  con người, đối với cuộc sông  "gần bùn mà chẳng hôi   tanh mùi bùn".       ­   Toàn   bộ   truyện   ngắn   toát   lên   tính   nhân   hậu,   sự  hướng thiện, hướng mĩ, nói lên tư  tưởng tiến bộ, nhân   văn của nhà văn ngay từ  trước Cách mạng tháng Tám  1945.  b.3. Cảm nhận về  cái tài và cái tâm của Nguyễn  Tuân trong tùy bút "Người lái đò Sông Đà"     * Cái tài của Nguyễn Tuân  ở  “Người lái đò Sông   Đà”:     ­ Cái tài được thể  hiện  ở  cách chọn và miêu tả  sông  1,0 Đà hung bạo đến cực độ và trữ tình đến tuyệt diệu.      ­ Cái tài còn ở cách xây dựng nhân vật ông lái đò vừa   là một chiến sĩ vừa là một nghệ sĩ vượt thác sông Đà.     ­ Cái tài của Nguyễn Tuân  ở đây còn thể  hiện  ở  sự  sử  dụng ngôn ngữ, tạo dựng hình tượng gây ấn tượng  mạnh mê đến người đọc. Ví dụ: "Mặt nước hò la vang   dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo võ khí trên   cánh tay mình. Sóng nước như thế quân liều mạng vào   sát   nách   mà   đá   trái   mà   thúc   gối   vào   bụng   và   hông   thuyền, ở cách vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực  địa lí, lịch sử, quân sự, võ thuật, văn hóa và miêu tả con  sông.     * Cái tâm của Nguyễn Tuân  ở “Người lái đò Sông   Đà”.    ­ Sông Đà bao đời “làm mình làm mẩy” với người dân  0,5 Tây Bắc và nham hiểm nhung người dân Tây Bắc vẫn   gắn bó với sông, vẫn là dòng sông mẹ.  ­ Sông Đà hung bạo với bao thác dữ  song con người  vẫn vượt qua, vẫn chinh phục được. Đó là bài ca xưng  tụng người lao động, tôn vinh con người trong sứ mệnh  khám phá và chinh phục thiên nhiên.     ­ Miêu tả cảnh thác dữ, miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ và thơ  mộng của con sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu  vô bờ với  thiên nhiên đất nước.  c. Kết bài: Đánh giá chung về cái tâm và cái tài của nhà  văn Nguyễn Tuân.         Nguyễn Tuân đúng là một nhà nghệ  sĩ lớn cả  về  0,5 tài năng và tấm lòng. “Chữ  người từ  tù” và “Người lái  đò sông Đà”, hai kiệt tác bất hủ  đủ để minh chứng cho   cái tài và cái tâm của nhà văn. 7
  8. * Lưu ý:  ­ Học sinh có thể trình bày theo bố cục khác nhưng vẫn đảm bảo tính logic thì giám   khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm một cách hợp lí. ­ Đặc biệt khuyến khích những bài làm sáng tạo.   ............................................................Hết........................................................... Tổ trưởng                                             Người ra đề, lập ma trận, làm đáp  án                                         Phan Văn Thanh                                                          D ương Thanh Bình 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2