intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2017 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 018

Chia sẻ: Trần Hạo Tôn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.Vn xin giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 12 bài thi thử trong "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2017 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 018". Hãy cùng tham gia làm bài để làm quen với các dạng câu hỏi mới cũng như cách đưa ra câu trả lời để đạt điểm tối đa. Chúc các bạn ôn tập tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2017 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 018

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II NĂM 2017 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Bài thi KHOA HỌC TỰ NHIÊN  Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề                  Họ, tên thí sinh …………………………...…………. Lớp……………. MàĐỀ 018                  Phòng…………………………………..……………. SBD…………… Câu 81: “Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số   lượng loài hạn chế” là những đặc điểm của A. hệ sinh thái biển. B. hệ sinh thái thành phố. C. hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. D. hệ sinh thái nông nghiệp. Câu 82: Sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả  hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc   lập với sự di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II trong gia đình sinh người con có nhóm máu O và không bị bệnh trên là 1 1 1 1 A.  . B.  . C.  . D.  . 48 36 64 24 Câu 83: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương   phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai A. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội. 1 lặn. B. đều có kiểu hình khác bố mẹ. C. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội. 1 lặn. D. đều có kiểu hình giống bố mẹ. Câu 84: Cho các đặc điểm sau: (1) Theo lý thuyết, qua nhân đôi, từ  một ADN ban đầu tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống hệt nhau. (2) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5’ →  3’. (3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới. (4) Trong một chạc ba sao chép, hai mạch mới đều được kéo dài liên tục. (5) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. Có bao nhiêu đặc điểm đúng với quá trình tái bản ADN? A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 85: Dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ  tế  bào và ứng dụng chủ  yếu của các phương   pháp: Phương pháp Ứng dụng 1. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa. k. Tạo giống lai khác loài. 2. Cấy truyền phôi ở động vật. m. Tạo cơ  thể  lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử  về tất cả các cặp gen. 3. Lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật. n. Tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau. Trong số các tổ hợp ghép đôi giữa phương pháp tạo giống và ứng dụng sau đây, tổ hợp nào đúng? A. 1­m, 2­n, 3­k. B. 1­k, 2­m, 3­n. C. 1­m, 2­k, 3­n. D. 1­n, 2­k, 3­m. Câu 86: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là A. gen trội. B. gen điều hòa. C. gen tăng cường. D. gen đa hiệu. Câu 87: Khi nói về đột biến gen,có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?        (1) Nucleotit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN , gây đột biến  thay thế một cặp  nucleotit.        (2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.        (3) Đột biến điểm là dạng đột biến liên quan đến 1 số cặp nucleotit        (4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa.        (5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.        (6) Hóa chất 5­Bromuraxin gây đột biến thay thế một cặp G­X thành A­T        A.  2                            B.  4                           C.  6                            D.  5                                                  Mã đề  018 ­ Trang 1/5
  2. Câu 88: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở. A. quần thể tự phối và ngẫu phối. B. quần thể tự phối. C. quần thể ngẫu phối. D. quần thể giao phối có lựa chọn. Câu 89: Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa có khả năng loại bỏ hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể? A. 3.   B. 2.   C. 1.   D. 4 Câu 90: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa vàng, a1 quy định  hoa trắng. Biết rằng  alen A trội hoàn toàn so với alen a và a1, alen a trội hoàn toàn so với alen a1. Cho một cây hoa đỏ giao phấn với  một cây hoa vàng thu được F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 có thể là một trong mấy trường hợp  sau đây? (1)100% đỏ.          (2) 75% đỏ : 25% vàng.  (3)50% đỏ: 50% vàng.     (4) 50% đỏ : 50% trắng. (5)  50% đỏ : 25% vàng : 25% trắng. A. 1.   B. 2.   C.3.   D. 4 Câu 91: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên NST thường và  có 4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Người ta tiến hành các phép lai sau: Biết rằng không xảy ra đột biến. Cho cá thể  mắt nâu ở  (P) của phép lai 1 giao phối với một trong hai cá thể  mắt vàng ở (P) của phép lai 2. Theo lí thuyết, kiểu hình của đời con có thể là A. 25% cá thể mắt đỏ: 25% cá thể mắt vàng : 25% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt trắng. B. 50% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt vàng : 25% cá thể mắt trắng. C. 75% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt vàng. D. 100% cá thể mắt nâu. Câu 92: Đối với quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò  A. định hướng quá trình tiến hóa. B. làm phong phú vốn gen của quần thể. C. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. D. tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi. Câu 93: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc? A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục. B. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản. C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. D. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục. Câu 94: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm. 1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết 2. Lai các dòng t/c khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3. 3. Tạo các dòng thuần chủng    4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là. A. 2, 1, 3, 4 B. 2, 3, 4, 1 C. 3, 2, 4, 1 D. 1, 2, 3, 4 Câu 95: Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là A. đột biến. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao phối. Câu 96: Phép lai P. AabbDDEe x AabbDdEe Trong đó A trội so với a, D và E trội không hoàn so với d và e có thể  hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu gen và kiều hình? A. 9 kiểu gen, 8 kiểu hình B. 4 kiểu gen, 4 kiểu hình. C. 18 kiểu gen, 12 kiểu hình. D. 4 kiểu gen, 2 kiểu hình. Câu 97: Quá trình tiến hóa không diễn ra ở bao nhiêu quần thể dưới đây?  (1) Quần thể chịu ảnh hưởng của biến động di truyền, làm cho vốn gen trở nên nghèo nàn hơn. (2) Quần thể chỉ bao gồm các cá thể có kiểu gen đồng hợp. (3) Quần thể cách ly hoàn toàn với quần thể gốc ban đầu do những chướng ngại địa lý đột ngột hình thành. (4) Quần thể không có sự thay đổi về tần số alen cũng như thành phần kiểu gen. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 98: Sự gia tăng CO2 trong khí quyển dẫn đến là tăng nhiệt độ toàn cầu là do: A. Phản ứng chuyển hóa CO2 thành dạng khác tỏa ra nhiều nhiệt B. CO2 kết hợp với nước thành axit và gốc axit có tác dụng giữ nhiệt C. CO2 ngăn cản sự bức xạ nhiệt trái đất vào vũ trụ                                                Mã đề  018 ­ Trang 2/5
  3. D. Các hoạt động công nghiệp của con người sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Câu 99: Khi nói về các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể thường. B. Hội chứng Tơcnơ do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể số 21. C. Bệnh mù màu do alen trội nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. D. Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen làm cho chuỗi β­hemôglôbin mất một axit amin. Câu 100: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình dịch mã? A. Trên mỗi phân tử mARN ở sinh vật nhân thực chỉ có một bộ ba mở đầu AUG. B. Quá trình dịch mã hoàn tất khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mARN. C. Quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực chỉ xảy ra trong tế bào chất. D. Phân tử rARN đóng vai trò là “người phiên dịch” trong quá trình dịch mã. Câu 101: Cho hình ảnh sau đây về các cơ chế di truyền ở một loài sinh vật: Cho một số nhận xét sau: (1) Đây là tế bào của một loài sinh vật nhân thực. (2) Quá trình 1 được gọi là quá trình phiên mã. (3) Đầu a và đầu b lần lượt là đầu 3’ và đầu 5’. (4) Phân tử  mARN 2 có các đoạn mã hóa axit amin ngắn   hơn so với phân tử mARN 1. (5) Các chuỗi polipeptit đang được tổng hợp trên phân tử  mARN 2 có số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit  amin giống nhau. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 102: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại A. alen lặn. B. thể đồng hợp. C. thể dị hợp. D. alen trội. Câu 103: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục   thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn   trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động   vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy: A. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích  B. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3  C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt  hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.     D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn. Câu 104: Hai nhân tố đóng vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng của quần thể là: A. Mức sinh sản và mức xuất cư. B. Mức sinh sản và mức tử vong. C. Mức tử vong và mức xuất cư. D. Mức sinh sản và mức nhập cư. Câu 105: Sự kiện không diễn ra ở đại cổ sinh là: A . Sự phát sinh của sinh vật nhân thực cổ nhất.   B. Sự phát sinh lưỡng cư và côn trùng. C. Sự di chuyển đời sống từ nước lên cạn.   D. Sự phát sinh thực vật có hạt. Câu 106:  Ở một loài TV, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a thân thấp; alen B hoa đỏ trội hoàn  toàn so với alen b hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp NST tương đồng số 1. Alen D quả tròn trội hoàn toàn   so với alen d quả  dài, cặp gen Dd nằm trên cặp NST tương đồng số  2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều t/c   được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa  vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái   với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ A. 49,5%. B. 54,0%. C. 16,5%. D. 66,0%. Câu 107: Một đoạn gen có trình tự nu.    3’...AA XGTTGXGAXTGGT...5’(mạch bổ sung)                                                           5’...TTGXAA XGXTGAXXA...3’(mạch mã gốc) Vậy trình tự nu trên mARN khi đoạn ADN trên phiên mã sẽ là A. 3’…AA XGTTGXGAXTGGT…5’. B. 5’…AA XGUUGXGAXUGGU…3’. C. 3’…AA XGUUGXGAXUGGU…5’. D. 5’…UUGXAA XGXUGAXXA…3’.                                                Mã đề  018 ­ Trang 3/5
  4. Câu 108: Phép lai giữa hai cá thể A và B, trong đó A làm bố thì B làm mẹ và ngược lại được gọi là A. lai luân phiên B. lai khác dòng kép. C. lai phân tích. D. lai thuận nghịch. Câu 109: Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng về tiến hoá nhỏ?  (1) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.  (2) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.  (3) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.  (4) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp. (5) Tiến hóa nhỏ hình thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ...). (6) Tiến hóa nhỏ chỉ làm biến đổi tần số alen, không làm biến đổi tần số kiểu gen. A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 110: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong  quần thể sinh vật? (1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. (2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể  của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường  không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. (3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và   phát triển của quần thể. (4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể. A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 111: Bảng sau cho biết một số thông tin về hoạt động của NST trong tế bào lưỡng bội của một loài động vật: Cột A Cột B 1. Hai cromatit khác nhau trong cặp NST tương đồng bện xoắn vào  a. Trao đổi chéo. nhau. 2. Hai đoạn của hai NST khác nhau đổi chỗ cho nhau. b. Tiếp hợp. 3. Một đoạn NST này gắn vào đoạn NST khác. c.   chuyển   đoạn   không   tương  hỗ. 4. Hai đoạn của hai cromatit trong cặp NST tương đồng đổi chỗ cho   d. Chuyển đoạn tương hỗ nhau.           A. 1­b; 2­a; 3­c; 4­d.      B. 1­b; 2­d; 3­c; 4­a.           C. 1­a; 2­d; 3­b; 4­a.     D. 1­b; 2­c; 3­d; 4­a. Câu 112: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy  định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b qui định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể.  Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn  thu được đời con phân li theo tỉlệ: 310 cây thân  cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quảtròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không  có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là : A. 12% B. 6% C. 36% D. 24% Câu 113: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật  sản xuất rồi trở lại môi trường. C. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh  dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, … chỉ có khoảng  10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Câu 114: Một tế  bào của loài bị  đột biến thể  một nguyên phân liên tiếp 5 lần, các tế  bào tạo ra đều thực hiện   giảm phân tạo giao tử. Môi trường nội bào cung cấp cho 2 quá trình trên tổng số 567 NST đơn. Loài đó có thể tạo  được nhiều nhất bao nhiêu loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST? A. 16. B. 256. C. 1024. D. 32. Câu 115: Tiến hoá nhỏ là quá trình A. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. B. hình thành các nhóm phân loại trên loài. C. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. Câu 116: Gen A có 5 alen, gen D có 2 alen, cả hai gen này cùng nằm trên NST X (không nằm trên NST Y);                                                  Mã đề  018 ­ Trang 4/5
  5. Gen B nằm trên NST Y ( không có trên  NST X) có 7 alen. Số loại kiểu gen tối đa được tạo ra trong quần thể là : A. 260.  B. 540. C. 125. D. 480. Câu 117: Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và  sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng? 1. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài. 2. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ. 3. Số lượng mèo rừng tăng do số lượng hươu tăng lên. 4. Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. 5. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã. A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 118: Một cơ thể chứa 3 cặp gen dị hợp, khi giảm phân thấy xuất hiện 8 loại giao tử với số liệu :  ABD = ABd = abD = abd = 10; AbD = Abd = aBD = aBd = 190. Kiểu gen của cơ thể đó là AB Ab BD Bd A.  Dd. B.  Dd. C. Aa  . D. Aa  . ab aB bd bD Câu 119: Trong  cấu  trúc  nhiễm  sắc  thể  của  sinh vật  nhân thực,  đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146  cặp nuclêôtit  quấn  quanh  8  phân  tử  prôtêin  histon  được  gọi  là A. nuclêôxôm. B. crômatit. C. sợi  cơ  bản. D. sợi  nhiễm  sắc. Câu 120: Ở động vật hằng nhiệt (đồng nhiệt) sống ở vùng ôn đới lạnh có. A. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. B. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt  đới. C. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt  đới. D. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không được giải thích gì thêm.                                                Mã đề  018 ­ Trang 5/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2