intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai" giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

  1. XÂY DỰNG ĐỀ THAM KHẢO THPT CỦA BỘ NĂM 2024 – 2025 MÔN HÓA HỌC 1. KHUNG MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Hoàn thành chương trình cấp THPT. - Thời gian làm bài: 50 phút. - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 100%. - Cấu trúc: + Mức độ đề: Biết: 40%; Hiểu: 30%; Vận dụng: 30%. + Dạng I: trắc nghiệm chọn 1 phương án: 4,5 điểm (gồm 18 câu hỏi (18 ý): Biết: 10 câu, Hiểu: 4 câu, vận dụng: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; + Dạng II: trắc nghiệm đúng sai: 4,0 điểm (gồm 4 câu hỏi (16 ý): Biết: 6 ý, Hiểu: 6 ý, vận dụng: 4 ý); đúng 1 ý 0,1-2 ý 0,25-3 ý 0,5–4 ý 1 điểm. + Dạng III: trắc nghiệm trả lời ngắn: 1,5 điểm (gồm 6 câu hỏi (6 ý): nhận biết: 0 câu, thông hiểu: 2 câu, vận dụng: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm: MA TRẬN ĐỀ PHÁT TRIỂN TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024-2025 Lớp Chương/Chuyên đề Phần I Phần II Phần III Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Hiểu VD (10 câu) (4 câu) (4 câu) (6 ý) (6 ý) (4 ý) (2 câu) (4 câu) Năng Lượng Hóa Học Câu 1c Câu 1b Câu 2 10 Cđ. Hóa Học Trong Phòng 0,5đ (5%) Chống Cháy Nổ Câu 3a Cân Bằng Hóa Học Câu 3d Câu 3b Câu 3c 11 Nhóm VA-VIA Câu 6 1,5đ (15%) ĐCHC - Hydrocarbon Câu 18 Câu 4b Câu 4c Câu 4d Hợp Chất Chứa Nhóm Chức Câu 15 Ester-Lipid Câu 13 Câu 10 Câu 4a Câu 4 Carbohydrate Câu 12 Câu 5 Câu 11 Hợp Chất Chứa Nitrogen Câu 16 Câu 6 Câu 14 12 Polymer Câu 9 Câu 17 8đ (80%) Pin Điện Và Điện Phân Câu 8 Câu 1 Đại Cương Về Kim Loại Câu 1 Câu 3
  2. Câu 4 Câu 2 Câu 1a Nhóm IA-IIA Câu 1d Câu 5 Câu 2a Nhóm B – Phức Chất Câu 2c Câu 2d Câu 3 Câu 2b Tổng Hợp Kiến Thức Câu 7 Số Câu 10 CÂU 4 CÂU 4 CÂU 6Ý 6Ý 4Ý 2 CÂU 4 CÂU Tỉ Lệ Tổng 45% 40% 15% Ghi chú: Các con số trong bảng thể hiện số lượng lệnh hỏi. Mỗi câu hỏi tại phần I và phần III là một lệnh hỏi; mỗi ý hỏi tại Phần II là một lệnh hỏi.
  3. 3. MA TRẬN ĐẶC TẢ ĐỀ THAM KHẢO THPT CỦA BỘ NĂM 2024 - 2025 THÀNH PHẦN NĂNG LỰC HÓA HỌC Tìm hiểu TGTN Vận dụng kiến thức, Nhận thức hóa học Dạng dưới góc độ Hóa học kĩ năng đã học Tổng Câu hỏi Mạch kiến thức/ Nội dung (HH1) thức (HH2) (HH3) điểm Vận Vận Vận Biết Hiểu Biết Hiểu Biết Hiểu dụng dụng dụng – Nêu được khái niệm ăn mòn kim Câu 1 loại từ sự biến đổi của một số kim HH.1.1 loại, hợp kim trong tự nhiên. – Trình bày được phản ứng của kim Câu 2 HH.1.2 loại IIA với oxygen. – Giải thích được một số tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính Câu 3 HH.1.6 dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim). Trắc nghiệ – Trình bày được đặc điểm cấu tạo m Câu 4 của nguyên tử kim loại và tinh thể kim HH.1.2 nhiều loại. lựa – Đề xuất được cơ sở các phương Câu 5 HH.1.4 chọn pháp làm mềm nước cứng – Thực hiện được một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh và tính Câu 6 HH.2.4 háo nước của sulfuric acid đặc (với đồng). – Tổng hợp kiến thức (pin điện, tách Câu 7 HH.1.6 kim loại) – Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn để tính được sức điện động của Câu 8 HH.1.7 pin điện hoá tạo bởi hai cặp oxi hoá – khử.
  4. – Viết được công thức cấu tạo và gọi Câu 9 được tên của một số polymer thường HH.1.3 gặp polystyrene (PS) – Trình bày được đặc điểm về tính Câu 10 chất vật lí và tính chất hoá học cơ bản HH.1.2 của ester (phản ứng thuỷ phân) – Gọi được tên một số amine, nêu Câu 11 được đặc điểm về tính chất vật lí của HH.1.1 amine (trạng thái). – Trình bày được tính chất hoá học cơ Câu 12 HH.1.2 bản của glucose và fructose – Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số ester đơn giản (số Câu 13 HH.1.3 nguyên tử C trong phân tử ≤ 5) và thường gặp. – Đặc điểm cấu tạo phân tử của amino Câu 14 HH.1.1 acid – Tổng hợp (Trình bày được tính chất Câu 15 HH.1.2 hoá học của aldehyde, phenol) – Nêu được khả năng di chuyển của Câu 16 amino acid trong điện trường ở các HH.1.1 giá trị pH khác nhau – Trình bày được phương pháp trùng Câu 17 hợp, trùng ngưng để tổng hợp một số HH.1.2 polymer thường gặp – Vận dụng được các phương pháp: chưng cất thường, chiết, kết tinh để Câu 18 tách biệt và tinh chế một số hợp chất HH.3.3 hữu cơ trong cuộc sống.
  5. – Giải thích được quy luật biến đổi a độ bền nhiệt của muối carbonate HH.1.6 – Nêu được ý nghĩa của biến b Câu thiên enthalpy HH.1.5 1 – Nêu được ý nghĩa của biến c thiên enthalpy HH.1.1 – Viết được phương trình hoá học sự d phân huỷ nhiệt của muối carbonate HH.1.6 a – Thực hiện được (hoặc quan sát HH.2.4 Câu b video) thí nghiệm xác định hàm lượng HH.2.4 2 c muối Fe(II) bằng dung dịch thuốc tím. HH.2.1 d HH.2.5 Trắc a – Nêu được khái niệm và ý nghĩa của HH.1.6 nghiệ b pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH HH.3.2 Câu c ở các bộ phận trong cơ thể với sức HH.3.2 m 3 khoẻ con người, pH của đất, nước tới đúng d HH.1.1 sự phát triển của động thực vật,...). sai – Trình bày được phương pháp điều a HH.1.2 chế ester – Vận dụng được các phương pháp: chưng cất thường, chiết, kết tinh để b tách biệt và tinh chế một số hợp chất hữu cơ trong cuộc sống. HH.3.2 Câu – Sử dụng được kết quả phổ khối 4 c lượng (MS) để xác định phân tử khối HH.1.6 của hợp chất hữu cơ. – Sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số d nhóm chức cơ bản. HH.3.1
  6. Phương pháp tách kim loại hoạt động Câu 1 HH.3.2 trung bình như kẽm (zinc), sắt (iron) - Vận dụng kiến thức để giải thích Câu 2 phản ứng trong cuộc sống HH.3.1 Câu 3 – Một số ứng dụng của phức chất. HH.3.2 Câu - Tính chất hoá học cơ bản của chất trả lời Câu 4 béo (phản ứng hydrogen hoá chất béo HH.1.2 ngắn lỏng) - Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của cellulose (phản ứng thuỷ Câu 5 HH.1.2 phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer (Svayde). Câu 6 - Viết được cấu tạo của peptide. HH.3.1
  7. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 ĐỀ THI THAM KHẢO Môn: HÓA HỌC (Đề có 4 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Cl = 35,5; Ca = 40. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh gọi là A. sự ăn mòn kim loại. B. sự điều chế kim loại. C. sự ăn mòn hóa học. D. sự ăn mòn điện hoá. Câu 2: Khi đốt nóng, kim loại magnesium (Mg) cháy trong khí oxygen tỏa nhiệt mạnh, phát ra ánh sáng chói, giàu tia tử ngoại nên kim loại magnesium được dùng làm pháo hoa, bom cháy, chụp ảnh. Sản phẩm thu được của phản ứng giữa magnesium và khí oxygen là A. MgO. B. Mg2O. C. Mg(OH)2. D. MgCO3. Câu 3: Hầu hết các kim loại có ánh kim là do A. kim loại hấp thụ được các tia sáng tới. B. các kim loại đều ở trạng thái rắn. C. electron tự do trong kim loại phản xạ những tia sáng nhìn thấy. D. kim loại màu trắng nên giữ được tia sáng trên bề mặt. Câu 4: Kim loại lithium (Li) là kim loại nhẹ nhất, hợp kim của lithium được dùng trong kỹ thuật hàng không. Cấu hình electron của ion Li+ (Z = 3) là A. 1s2 2s1. B. 1s2. C. 1s2 2s2. D. 1s2 2s2 2p6. Câu 5: Chất nào sau đây làm mềm được nước có tính cứng vĩnh cửu? A. Na3PO4. B. CaCl2 C. HNO3. D. HCl.
  8. Câu 6: Tiến hành thí nghiệm về tính chất của dung dịch sulfuric acid loãng và sulfuric acid đặc - Cho mảnh đồng nhỏ vào ống nghiệm thứ nhất. Cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 3 mL dung dịch sulfuric acid loãng. Đun nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. - Cho mảnh đồng nhỏ khác vào ống nghiệm thứ hai. Cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 3 mL dung dịch sulfuric acid đặc (nồng độ khoảng 80%). Nút bông tẩm dung dịch NaOH vào miệng ống nghiệm. Đun nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Phát biểu nào sau đây đúng về thí nghiệm trên: A. Ở ống nghiệm thứ nhất thì mảnh đồng tan dần, có khí không màu bay ra. B. Ở ống nghiệm thứ hai có hiện tượng sủi bọt khí mạnh và dung dịch có màu xanh. C. Nút bông tẩm dung dịch NaOH vào miệng ống nghiệm thứ hai để hạn chế khí H2S thoát ra ngoài gây ngộ độc và ô nhiễm môi trường. o t D. Ở ống nghiệm thứ hai xảy ra phản ứng: Cu + H2SO4 đặc ⎯⎯ CuSO4 + H2. → Câu 7: Cho phản ứng xảy ra trong điều kiện chuẩn sau đây: Ag+(aq) + Fe2+(aq) → Ag(s) + Fe3+(aq). Phát biểu nào không đúng: A. Thế điện cực chuẩn tương ứng của cặp Fe3+/Fe2+ nhỏ hơn của cặp Ag+/Ag. B. Tính oxi hoá tương ứng của Ag+ mạnh hơn của Fe3+. C. Tính khử tương ứng của Fe2+ mạnh hơn của Ag. D. Trong thực tế, bạc được điều chế chủ yếu theo phản ứng trên. Câu 8: Cho biết thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử Mg2+/Mg; Zn2+/Zn; Cu2+/Cu; Ag+/Ag; Hg2+/Hg lần lượt là: -2,37 V; -0,76 V; 0,34 V; 0,80 V; 0,85 V. Pin nào sau đây có suất điện động chuẩn o ? E pin = 3, 22 V A. Mg – Zn. B. Mg – Hg. C. Zn – Ag. D. Zn – Cu. Câu 9: Hình dưới đây là ký hiệu của 6 polymer nhiệt dẻo phổ biến có thể tái chế: Các ký hiệu này thường được in trên bao bì, vỏ hộp, đồ dùng,… để giúp nhận biết vật liệu polymer cũng như thuận lợi cho việc thu gom, tái chế. Polymer có ký hiệu số 6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monomer nào dưới đây? A. CH2=CH2. B. CH2=CH–CH3. C. CH2=CH–C6H5. D. CH2=CH–Cl.
  9. Câu 10: Từ quả đào chín, người ta tách ra được chất A là một ester có công thức phân tử C3H6O2. Khi thuỷ phân A trong dung dịch NaOH dư, thu được sodium formate và một alcohol. Công thức của A là A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOC2H5. D. HCOOCH3. Câu 11: Trimethylamine là chất chủ yếu gây nên mùi tanh của cá, đặc biệt là cá mè. Phát biểu nào sau đây không đúng về trimethylamine ? A. Có công thức phân tử là C3H9N. B. Là amin bậc ba. C. Có tên thay thế là N,N-dimethylmethanamine. D. Ở điều kiện thường là chất lỏng. Câu 12: Chất nào sau đây không bị thủy phân trong môi trường acid? A. Glucose. B. Saccharose. C. Maltose. D. Cellulose. Câu 13: Benzyl acetate là hợp chất có mùi thơm hoa nhài được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm có công thức cấu tạo thu gọn là A. CH3COOC6H5. B. CH3COOCH2C6H5. C. C6H5COOCH3. D. C6H5CH2COOCH3. Câu 14: Lysine là một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, tham gia cấu thành nên protein và các quá trình chuyển hóa, giúp cơ thể hấp thu calcium, sắt, xây dựng cơ bắp và hỗ trợ hệ thống miễn dịch nên Lysine thường có trong thành phần thuốc bổ của trẻ em. Số nhóm chức amino (- NH2) và carboxyl (-COOH) trong phân tử Lysine lần lượt là: A. 1, 1. B. 1, 2. C. 2, 1. D. 2, 2. Câu 15: Vanillin được sử dụng rộng rãi với chức năng là chất phụ gia bổ sung hương thơm trong các loại đồ ăn, đồ uống, bánh kẹo, nước hoa… Vanillin có công thức cấu tạo như sau:
  10. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Vanillin tan rất tốt trong nước do tạo liên kết hydrogen với nước. B. Trong phổ IR của Vanillin có số sóng hấp thụ ở 1720 cm-1 là số sóng hấp thụ đặc trưng của liên kết C=O trong nhóm -CHO. C. Có thể nhận biết mẩu thử Vanillin bằng thuốc thử Tollens. D. Vanillin tan tốt trong dung dịch NaOH. Câu 16: Tùy theo pH môi trường mà các amino acid có thể tồn tại dưới dạng tích điện dương, âm hoặc trung hòa về điện. pH mà tại đó amino acid không tích điện gọi là điểm đẳng điện (pI). Nếu pH môi trường lớn hơn pI, amino acid sẽ mang điện âm và sẽ di chuyển về phía cực dương của điện trường; nếu pH môi trường nhỏ hơn pI, amino acid mang điện dương và di chuyển về phía cực âm điện trường; khi pH môi trường bằng pI, amino acid trung hòa về điện nên sẽ không di chuyển trong điện trường. Một hỗn hợp gồm: Valine, Arginine, Aspartic acid. Để tách các chất ra khỏi nhau có thể dùng phương pháp điện di, đặt chúng trong điện trường và điều chỉnh pH của môi trường. Cho biết điểm đẳng điện (pI) của amino acid như sau: Amino acid pI Valine 6,0 Arginine 10,8 Aspartic acid 3,0 Cho các nhận định sau đây: a) ở pH = 6: Valine không dịch chuyển, Arginine di chuyển về cực dương, Aspartic acid di chuyển về cực âm của điện trường. b) ở pH = 10: Valine, Arginine đều di chuyển về cực dương của điện trường. c) ở pH = 3: Aspartic acid không dịch chuyển, Arginine di chuyển về cực dương, Valine di chuyển về cực âm của điện trường. d) ở pH = 6: Valine không dịch chuyển, Arginine di chuyển về cực âm, Aspartic acid di chuyển về cực dương của điện trường. Các nhận định đúng là A. a), b). B. b), d). C. a), c). D. c), d). Câu 17: Poly(butylene adipate terephtalate) (PBAT) là một loại tơ có khả năng phân huỷ sinh học, có tên thương mại là Ecoflex. PBAT có đặc tính tương tự như polyethylene mật độ thấp (LDPE) nên nó được sử dụng làm túi nylon, bao bì thực phẩm phân huỷ sinh học. PBAT được điều chế từ ba monomer sau đây:
  11. HOOC-C6H4-COOH, HO-(CH2)4-OH, HOOC-(CH2)4-COOH Cho các phát biểu sau: a) PBAT thuộc loại polyester. b) Phản ứng tổng hợp PBAT thuộc loại phản ứng trùng hợp. c) PBAT bền trong môi trường acid hoặc kiềm. d) Túi nylon làm từ PBAT thân thiện với môi trường hơn so với LDPE. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 18: Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng, sấy khô. Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối cuả hợp chất curcumin là 368. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phương pháp đã dùng để tách curcumin ra khỏi củ nghệ là chiết và kết tinh. B. Công thức phân tử của curcumin là C20H22O6 C. Curcumin có thể tan tốt trong nước ở nhiệt độ thường. D. Những hợp chất hữu cơ có màu vàng đều là hợp chất curcumin.
  12. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng nhiệt phân muối carbonate của kim loại nhóm IIA: RCO3(s) ⎯⎯ RO(s) + CO2(g) theo to → bảng sau: Muối RCO3(s) MgCO3 CaCO3 SrCO3 BaCO3  r H 298 (kJ) o 100,7 179,2 234,6 271,5 Nhiệt độ bắt đầu xảy ra phản ứng nhiệt phân (sắp xếp ngẫu nhiên) các muối carbonate là 882°C; 1360°C; 542°C; 1155°C. a) Độ bền nhiệt của các muối tăng dần từ MgCO3 đến BaCO3. b) Nhiệt lượng toả ra khi phân huỷ 1 mol BaCO3 lớn hơn nhiệt lượng toả ra khi phân huỷ 1 mol SrCO3. c) Ở nhiệt độ 1155°C, phản ứng nhiệt phân CaCO3 bắt đầu xảy ra. d) Sản phẩm ở dạng rắn thu được sau phản ứng nhiệt phân muối carbonate của kim loại nhóm IIA đều tan tốt trong nước tạo dung dịch hydroxide. Câu 2: Để xác định hàm lượng Fe2+ trong một lọ muối Mohr (có công thức (NH4)2SO4.FeSO4.6H2O) người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Cân 5,00 gam muối Mohr rồi hòa tan vào nước, thêm tiếp 5 mL dung dịch H2SO4 20% rồi cho nước cất vào để được 100 mL dung dịch (kí hiệu là dung dịch X). Lấy 10 ml dung dịch X đem chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn KMnO4. Khi phản ứng chuẩn độ đạt tới điểm tương đương thì hết 10 mL dung dịch KMnO4 0,02M (kết quả trung bình của 3 lần chuẩn độ). a) Phương trình phản ứng chuẩn độ là 6FeSO4 + 2KMnO4 + 4H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnO2 + 4H2O b) Thời điểm kết thúc chuẩn độ là lúc dung dịch trong bình xuất hiện màu hồng, không mất màu trong khoảng 20 giây. c) Khi để trong không khí lâu ngày thì hàm lượng FeSO4 trong muối Mohr sẽ thay đổi. d) Hàm lượng Fe2+ trong mẫu muối Mohr đem phân tích ở trên là 2,24%. Câu 3: Một học sinh làm thí nghiệm xác định độ pH của đất như sau: Lấy một lượng đất cho vào nước rồi lọc lấy phần dung dịch. Dùng máy pH đo được giá trị pH là 4,5. a) Loại đất trên là đất chua. b) Để giảm độ chua cho đất, người ta có thể cho thêm vôi bột (CaO) vào đất. c) Có thể bón đạm NH4NO3 vào đất để vừa cung cấp đạm, vừa trung hòa độ chua của đất. d) Môi trường của dung dịch đất là môi trường acid. Câu 4: Geranyl acetate có mùi hương hoa hồng ngọt ngào và quyến rũ, được sử dụng làm chất tạo mùi cho các sản phẩm như nước hoa, sữa tắm, và các loại mỹ phẩm khác. Geranyl acetate có công thức cấu tạo khung phân tử như hình sau : Geranyl acetate có thể được tổng hợp theo sơ đồ: Geraniol + acetic anhydride (CH3C=O)2O ⎯⎯ Geranyl acetate + CH3COOH xt →
  13. a) Phản ứng trên không phải là phản ứng ester hóa. b) Sau phản ứng, Geranyl acetate có thể được tách ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp chưng cất. c) Trên phổ khối lượng (MS) của Geranyl acetate sẽ có mảnh ion phân tử [M+] có giá trị m/z lớn nhất là 192. d) Có thể phân biệt Geranyl acetate với Geraniol bằng phổ IR. Cho biết : Chất Geranyl acetate acetic acid acetic anhydride Geraniol Nhiệt độ sôi (0C) 245°C 117,9°C 139,5°C 230°C PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Một nhà máy luyện kim sản xuất zinc (Zn) từ m tấn quặng blend (chứa 80% ZnS về khối lượng, còn lại là tạp chất không chứa zinc) với hiệu suất cả quá trình đạt 92% theo sơ đồ: (1) ZnS + O2 → ZnO + SO2 (2) ZnO + C → Zn + CO Toàn bộ lượng kẽm tạo ra được đúc thành 82 thanh kẽm hình hộp chữ nhật: chiều dài 120 cm, chiều rộng 25 cm và chiều cao 15 cm. Biết khối lượng riêng của kẽm là 7,14 g/cm³. Tìm m. (làm tròn kết quả đến hàng phần mười) Câu 2: Một gói làm nóng thức ăn (FRH: Flameless Ration Heater) có trong lẩu tự sôi, chứa khoảng 8 gam hỗn hợp (chứa phần trăm khối lượng: 90% Mg, 4% Fe, 6% NaCl), khi tiếp xúc với nước, xảy ra phản ứng: Mg(s) + H2O(l) → Mg(OH)2(s) + H2(g) Phản ứng trên toả nhiều nhiệt và làm nóng phần nước lẩu ở trên. Biết rằng enthalpy tạo thành chuẩn (  f H 298 ) của Mg(OH)2(s) và H2O(l) lần lượt là – o 928,4 kJ mol-1 và –285,8 kJ mol-1. Để làm nóng 1000 ml nước từ 30°C lên 100°C thì cần dùng bao nhiêu gói FRH (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị)? Biết nhiệt dung của nước khoảng 4,2 J g-1 °C-1, giả sử phần nước bên trên chỉ nhận được tối đa 90% lượng nhiệt toả ra, phần nhiệt còn lại làm nóng các vật dụng khác và thất thoát vào môi trường. Câu 3: Nồng độ đường trong máu có thể được xác định bằng phương pháp Hagedorn – Jensen. Phương pháp này dựa vào phản ứng của Na3[Fe(CN)6] oxi hóa glucose thành gluconic acid. Qui trình phân tích như sau: lấy 0,20 mL mẫu máu cho vào bình tam giác, thêm 5,00 mL dung dịch phức chất Na3[Fe(CN)6] 4,012 mmol L-1 rồi đun cách thủy, thu được dung dịch A. Thêm lần lượt các dung dịch KI dư, ZnCl2 dư và CH3COOH vào dung dịch A. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng I2 sinh ra được chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 4,00 mmol L-1. Giả thiết rằng các thành phần khác trong máu không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Các phương trình phản ứng xảy ra theo quy trình trên như sau: C6 H12O6 + 2Fe(CN)3- + 3OH − → C5 H11O5COO − + 2Fe(CN)6 − + 2H 2 O 6 4 (1) 2Fe(CN)3- + 3I − → 2Fe(CN)6 + I3 6 4- − (2) I3 + 2S2 O3 → 3I − + S4 O6 − 2- 2- (3)
  14. Tính nồng độ (g L-1) của glucose có trong mẫu máu, biết rằng phép chuẩn độ cần 3,28 mL dung dịch Na2S2O3 để đạt tới điểm tương đương. (kết quả làm tròn đến hàng phần mười) Câu 4: Dầu hạt hướng dương có thể được sử dụng để làm bơ thực vật bằng phản ứng hydrogen hoá. Triglyceride X trong dầu hạt hướng dương chứa hai gốc linoleate và một gốc oleate. Sau khi hydrogen hoá hoàn toàn triglyceride X thu được triglyceride Y. Khối lượng phân tử của Y là bao nhiêu? Câu 5: Cấu trúc phân tử của carbohydrate X như sau: Cho các nhận định sau đây về carbohydrate X: 1) X là thành phần chính của các loại hạt như ngô, gạo, đậu, ... 2) X có cấu trúc mạch phân nhánh, không tan trong nước, tan trong nước Schweizer. 3) Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch acid tạo ra hợp chất có khả năng phản ứng tráng gương. 4) Từ X có thể sản xuất tơ dùng trong ngành may mặc; chế tạo thuốc súng trong lĩnh vực quân sự; làm vecni, tranh sơn dầu trong ngành mỹ nghệ. Hãy liệt kê các nhận định đúng theo số thứ tự tăng dần. Câu 6: Bradykinin là một peptide được sản sinh từ huyết thanh trong máu, là chất làm giãn mạch máu và gây co cơ trơn, chất trung gian gây ra tình trạng viêm.
  15. Có bao nhiêu đơn vị amino acid tạo nên 1 phân tử Bradykinin?
  16. 4. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm). 1-A 2-A 3-C 4-B 5-A 6-B 7-D 8-B 9-C 10 - C 11 - D 12 - A 13 - B 14 - C 15 - A 16 - B 17 - A 18 - A PHẦN II. Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chọn chính xác 04 ý trong 1 câu hỏi được 1,0 điểm. Câu Ý Đáp Câu Ý Đáp Câu Ý Đáp Ý Đáp án án án án a Đ a S a Đ a S b S b Đ b Đ 4 b Đ 1 2 3 c S c Đ c S c S d S d S d Đ d Đ PHẦN III. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,5 điểm). - Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 53,4 4 890 2 3 5 34 3 3,1 6 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
79=>1