intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án - Trường THPT Lâm Nghiệp, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án - Trường THPT Lâm Nghiệp, Đồng Nai’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án - Trường THPT Lâm Nghiệp, Đồng Nai

  1. TRƯỜNG THPT LÂM NGHIỆP ĐỀ THI THỬ THAM KHẢO KHỐI 12 NĂM HỌC: 2024 – 2025 Môn: Ngữ văn MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 phút Khung ma trận đề 100% tự luận- Lớp 12 Thàn Cấp độ tư duy TT h Mạch Số phầ nội câu Nhậ Thôn Vận Tổng % n du n g hiểu dụn năng ng biết g lực Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ I Năng Văn bản 5 2 10 % 2 20 % 1 10 % 40% lực đọc Đọc hiểu: Văn bản nghị luận xã hội II Năng lựcNghị 1 5% 5 10% 20% Viết luận % xã hội Nghị 1 7,5 1 22,5% 40% luận % 0 văn % học T 22,5 3 42,5% 100% ỉ % 5 % l ệ % Tổng 7 100 % Bản đặc tả yêu cầu các kĩ năng kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn, lớp 12 Đơn vị Tỷ Số câu hỏi theo mức độ kiến lệ nhận thức Kỹ thức/ Mức độ đánh giá % TT Kĩ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng năng năng hiểu thấp cao 1 Đọc Văn Nhận biết: Theo ma trận ở trên 40 bản - Nhận biết thể loại văn bản. % nghị - Nhận biết được thao tác lập luận được sử luận xã dụng văn bản (Câu 2) hội Thông hiểu: - Chỉ ra và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn (Câu 3). - Đánh giá được tình cảm, thái độ của tác giả đối với Thomas Edison?(Câu 4)
  2. Vận dụng: - Học sinh bày tỏ quan điểm về ý kiến 2 Viết Viết Nhận biết: 20 đoạn - Xác định được yêu cầu về nội dung và % văn hình thức của đoạn văn nghị luận. nghị - Xác định rõ được mục đích, đối tượng luận xã nghị luận. hội - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một đoạn văn nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm. - Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 12 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. Viết bài Nhận biết: 40 văn - Giới thiệu được ngắn gọn, đầy đủ về tác % nghị giả và bài thơ. luận: - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một bài văn cảm nghị luận. nhận Thông hiểu: - Cảm nhận được những đặc sắc về nội tác dung và nghệ thuật của bài thơ . phẩm Vận dụng: thơ của - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của bài thơ. Hồ Chí - Sử dụng kết hợp các thao tác lập luận. Minh - Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 12 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.
  3. TRƯỜNG THPT LÂM NGHIỆP ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP (Đề số 1) NĂM HỌC: 2024 – 2025 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới: Kiên trì là một phẩm chất quan trọng trong cuộc sống mà chúng ta cần trau dồi và phát triển. Lòng kiên trì đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được thành công và vượt qua khó khăn. Kiên trì giúp chúng ta tiếp tục nỗ lực mặc dù gặp phải trở ngại và khó khăn. Kiên trì là cầu nối để thực hiện lý tưởng, là bến phà và là nấc thang dẫn đến thành công. Như một hạt giống được gieo phải mất một thời gian để nảy mầm và phát triển thành cây rồi cho trái. Kiên trì yêu cầu sự kiên nhẫn và sự lâu dài. Đôi khi chúng ta có thể gặp một thách thức lớn và cảm thấy muốn từ bỏ. Tuy nhiên, nếu chúng ta giữ vững lòng kiên trì, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại và đạt được mục tiêu của mình. Một điển hình về lòng kiên trì là Thomas Edison, nhà phát minh người Mỹ. Ông đã nghiệm hơn 1000 vật liệu khác nhau trước khi tìm ra vật liệu thích hợp để làm ra chiếc bóng đèn điện đầu tiên. Thay vì coi những thất bại là thất bại, ông coi chúng là những bước tiến trong việc tìm đến thành công. Bằng lòng kiên trì, ông đã trở thành một trong những nhà phát minh lỗi lạc nhất trong lịch sử. Trong quá trình đạt đến mục tiêu, có thể xuất hiện những thời điểm mất động lực và tự tin. Hãy tự an ủi bản thân và đặt một hệ thống động viên để tiếp tục điều đã bắt đầu. Ghi nhận những thành tựu nhỏ và tiến bộ đã đạt được để duy trì động lực và niềm tin cho bản thân. Kiên trì không chỉ đòi hỏi chúng ta kiên nhẫn và nhẫn nại, mà còn yêu cầu sự chăm chỉ và có tinh thần cống hiến. Hãy không ngừng nỗ lực để đạt mục tiêu của mình. (Nguyễn Lân Dũng, Lòng kiên trì, dẫn theo daidoanket.vn, ngày 10-7-2023) Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên. Câu 2. Văn bản trên có sự kết hợp của những thao tác lập luận nào? Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Thay vì coi những thất bại là thất bại, ông coi chúng là những bước tiến trong việc tìm đến thành công”. Câu 4. Trong văn bản, tác giả đã thể hiện sự đánh giá, thái độ gì đối với Thomas Edison? Câu 5. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “…nếu chúng ta giữ vững lòng kiên trì, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại và đạt được mục tiêu của mình”? Vì sao?
  4. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trong phần đọc hiểu: “ Kiên trì là cầu nối để thực hiện lý tưởng, là bến phà và là nấc thang dẫn đến thành công.”. Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn (khoảng 600 chữ) cảm nhận của anh/chị về bài thơ sau: TỰ KHUYÊN MÌNH (Tự miễn) Hồ Chí Minh Phiên âm: Một hữu đông hàn tiều tụy cảnh, Tương vô xuân noãn đích huy hoàng. Tai ương bả ngã lai đoàn luyện, Sử ngã tinh thần cánh kiện cường. Dịch nghĩa: Không có cảnh mùa đông tiêu điều rét mướt, Sẽ không có mùa xuân ấm áp huy hoàng; Tai ương rèn luyện ta, Khiến cho tinh thần ta càng thêm hăng hái. Dịch thơ: Ví không có cảnh đông tàn, Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân; Nghĩ mình trong bước gian truân, Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng. (Nam Trân dịch, Tuyển tập thơ Hồ Chí Minh, Nxb Văn học, 2008, tr22) Chú thích: Tự khuyên mình được viết bằng chữ Hán, là bài thơ thứ 36 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. - - - HẾT- - -
  5. Lưu ý; học sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm! ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Văn bản nghị luận 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng không cho điểm 2 Đoạn trích có sử 0,5 dụng kết hợp các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận (2) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm; - Học sinh không trả lời đúng không cho điểm 3 Biện pháp tu từ tương 1,0 phản : thất bại >< thành công Tác dụng: giúp câu văn sinh động, gây ấn tượng mạnh với người đọc, làm nổi bật thông điệp về sự lạc quan và tầm quan trọng của việc học hỏi từ thất bại.
  6. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm; - Học sinh nêu được 1 biện pháp tu từ, nhưng không nêu được tác dụng của biện pháp tu từ đó: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng không cho điểm 4 Trong đoạn trích, tác 1,0 giả thể hiện sự thấu hiểu, trân trọng, ca ngợi, nể phục đối với Thomas Edison (4) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm; - Học sinh nêu được 2 ý: 0,5 điểm; - Học sinh không trả lời đúng không cho điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí. 5 - Đồng tình 1,0 - Vì: + Kiên trì giúp vượt qua khó khăn + Kiên trì là chìa khóa thành công + Kiên trì tạo nên sự tiến bộ + Kiên trì không có nghĩa là cứng nhắc Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời đúng như đáp án : 1 đ + Trả lời 2/4 ý : 0,5 đ + Trả lời 1 ý: 0,25 đ
  7. *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí. II VIẾT 6,0 1 Viết một đoạn văn 2,0 nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trong phần đọc hiểu: “Kiên trì là cầu nối để thực hiện lý tưởng, là bến phà và là nấc thang dẫn đến thành công.” . a. Xác định về yêu 0,25 cầu, hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn 0,25 đề cần nghị luận: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lòng kiên trì là phương tiện hữu hiện đưa con người đi tới những mục tiêu mà họ mong muốn. c. Viết đoạn văn đảm 1,0 bảo các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở bảo đảm những nội dung sau: Mở đoạn: ghi lại ý kiến của tác giả và
  8. đưa ra quan điểm của bản thân về ý kiến đó. Thân đoạn: - Giái thích ý kiến: tác giả dùng cách nói hình ảnh, cách nói ví von để khẳng định lòng kiên trì là một phương tiện quan trọng đưa con người đi tới những mục tiêu mà họ mong muốn. - Nêu suy nghĩ của bản thân + Ý kiến đúng đắn ở chỗ đã ghi nhận và khẳng định người có lòng kiên trì sẽ vượt được qua mọi khó khăn thử thách; khích lệ, động viên mọi người cần có lòng kiên trì để đối diện và vượt qua những trở ngại, không ngừng khám phá những điều mới mẻ để mang lại những điều tốt đẹp cho bản thân và nhân loại. + Tuy nhiên, kiên trì không có nghĩa là ngoan cố, bất chấp tất cả để thực hiện những điều mình mong muốn. + Kêu gọi mọi người rèn luyện lòng kiên trì cho bản thân, phân biệt những việc kiên trì và những việc cần thiết phải từ bỏ, buông bỏ (nếu không cần thiết và thấy không có ý nghĩa); không ngoan cố, liều lĩnh, bất chấp tất cả để thực hiện những ước vọng của bản thân hay giải quyết những khó khăn, thử thách.
  9. Kết đoạn: Khẳng định lại quan điểm của bản thân về ý kiến đã nêu. d. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. đ. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Viết bài văn (khoảng 4,0 600 chữ) cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tự khuyên mình của Hồ Chí Minh a. Xác định được yêu 0,25 cầu về hình thức, dung lượng của bài văn Bảo đảm về bố cục và dung lượng (khoảng 600 chữ) của bài văn. b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần nghị luận Phân tích, đánh giá bài thơ Tự khuyên mình (Tự miễn) của Hồ Chí Minh c. Viết được bài văn 2,5 nghị luận đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống luận điểm phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: 1. Mở
  10. bài: - Dẫn dắt và giới thiệu về Hồ Chí Minh và bài thơ. - Nêu vấn đề cần nghị luận: Tự khuyên mình là một bài thơ đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật. 2. Thân bài - Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm: Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà người còn là một nhà thơ , nhà văn lớn của dân tộc. Các tác phẩm văn học của Người có phong cách nghệ thuật độc đáo. Nhật kí trong tù là một tâp thơ chữ Hán, được viết trong thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Trung Quốc. Qua tập thơ, người đọc có thể nhận ra bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Tự khuyên mình là bài số 36 trong tập Nhật kí trong tù. Bài thơ là lời tự nhủ lòng mình, là bức tranh tự họa con người tinh thần của người tù Hồ Chí Minh. - Bài thơ là lời tự khuyên mình của người tù Hồ Chí Minh: hoàn cảnh
  11. khó khăn, gian khổ là tiền đề để có ngày mai tươi sáng nếu con người có ý chí, nghị lực. + Hai câu thơ đầu: nói về quy luật vận động của trời đất: trải qua mùa đông giá rét mới đến ngày xuân ấm áp. Hình ảnh “đông hàn” (mùa đông lạnh giá) tượng trưng cho khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống. “xuân noãn” (mùa xuân ấm áp) tượng trưng cho thành quả ngọt ngào. Mượn quy luật của đất trời để nói quy luật của cuộc sống: khi con người trải qua những khó khăn , gian khổ sẽ gạt hái được những thành công, sẽ hạnh phúc. Hai dòng thơ là cái nhìn biện chứng về cuộc sống, thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan, yêu đời của người tù Hồ Chí Minh. + Hai câu cuối: Từ quy luật của đất trời, nhân vật trữ tình nghĩ về mình “Tai ương bả ngã lai đoàn luyện” (tai ương rèn luyện ta). Hoàn cảnh tai ương mà mình gặp phải sẽ rèn luyện ta để có “ Sử ngã tinh thần cánh kiện cường”
  12. (khiến cho tinh thần ta càng thêm hăng hái). Bản dịch thơ chưa dịch sát nghĩa “Nghĩ mình trong bước gian truân/ Gian nan ràn luyện tinh thân thêm hăng” làm giảm đi sự tác động của hoàn cảnh lên con người. Hai câu thơ thể hiện tinh thần, ý chí vượt lên nghịch cảnh của người tù – Hồ Chí Minh. - Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt; ngôn ngữ chọn lọc, hàm súc “ý toại ngôn ngoại”, cấu tứ giản dị, bản dịch theo thể lục bát dễ thuộc, dễ nhớ. - Bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người tù Hồ Chí Minh - một con người luôn lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng; có ý chí, kiên định, coi thường mọi khó khăn gian khổ. Bài thơ đã thể hiện chất “ thép” tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh. - Bài thơ đã truyền cho người đọc thông điệp có ý nghĩa: phải có niềm tin vào cuộc sống, tin vào những điều tốt đẹp, vào lý tưởng mà mình theo đuổi; sẵn sàng chấp nhận, đương đầu với
  13. khó khăn gian, gian khổ. - Mở rộng, so sánh (nếu có) với các bài thơ khác của Hồ Chí Minh hoặc các tác giả khác với các bài thơ cùng đề tài, cảm hứng. 3. Kết bài. Khẳng định giá trị tư tưởng và thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ đối với người viết. d. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0 ..........................Hết............................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
61=>1