
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Quãng Ngãi
lượt xem 0
download

Với mong muốn giúp các em có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các em “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Quãng Ngãi”. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Quãng Ngãi
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI ĐỀ MINH HỌA TỐT NGHIỆP THPT 2025 THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) ------------------------- Họ tên thí sinh: ................................................................. Số báo danh: ...................................................................... PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Loại nucleotide nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA? A. Adenine (A). B. Thymine (T). C. Uracil (U). D. Cytosine(C). Câu 2: Trong quá trình nguyên phân bình thường, nhiễm sắc thể tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào A. kỳ đầu. B. kỳ cuối. C. kỳ giữa. D. kỳ sau. Câu 3: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí qua bề mặt cơ thể? A. Gà lôi. B. Chuồn chuồn. C. Giun tròn. D. Trai sông. Câu 4: Trong các thí nghiệm sau đây ở hình 1, thí nghiệm nào chứng minh sự khác nhau về tốc độ thoát hơi nước giữa mặt trên và mặt dưới của lá? Hình 1. A. Thí nghiệm 1. B. Thí nghiệm 3. C. Thí nghiệm 4. D. Thí nghiệm 2. Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng về cấu trúc của gene? A. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5’ trên mạch khuôn của gene. B. Vùng mã hoá có trình tự nucleotitde đặc biệt được gọi là promoter. C. Vùng kết thúc nằm ở đầu 3’ trên mạch khuôn của gene, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. D. Ở sinh vật nhân sơ, những gen có liên quan về mặt chức năng thường tồn tại thành từng nhóm với các vùng mã hoá nằm liền kề nhau. Câu 6: Để tìm hiểu về một hội chứng di truyền, người ta đã so sánh bộ nhiễm sắc thể của một người bình thường và một người mắc hội chứng (người số 1 và người số 2). Bộ nhiễm sắc thể của hai người này được thể hiện ở hình dưới đây: Người số 1 Người số 2 Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Hội chứng di truyền trên được tìm hiểu bằng phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào (nghiên cứu NST người). B. Hội chứng di truyền mà một trong hai người trên mắc phải là hội chứng Down. C. Hai người trên đều mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). D. Người số 2 là người bình thường; người số 1 mắc hội chứng di truyền. Câu 7: Một NST có trình tự các gene là ABCDEFG•HI bị đột biến thành NST có trình tự các gene là CDEFG•HI. Đây là dạng đột biến nào sau đây? A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Đảo đoạn. Câu 8: Một kỹ thuật y khoa thường được thực hiện vào giai đoạn từ tuần thứ 15 đến 20 của thai kỳ nhằm thu thập một mẫu chất lỏng bao quanh thai nhi từ tử cung của thai phụ. Mẫu chất lỏng này chứa các tế bào và các chất khác từ thai nhi, giúp các bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán các bất thường di truyền, bệnh lý nhiễm sắc thể hoặc các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe của thai nhi. Đây là một phương pháp hiệu quả để tầm soát hội chứng Down, bệnh hồng cầu hình liềm, và nhiều bệnh di truyền khác. Phương pháp này được gọi là gì? A. Siêu âm. B. Sinh thiết tua nhau. C. Chọc dò dịch ối. D. Đo độ mờ da gáy. Câu 9: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong quần thể dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. B. Chọn lọc tự nhiên và di nhập gene làm phong phú vốn gene quần thể. C. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không thay đổi. D. Giao phối không ngẫu nhiên và di nhập gene không làm thay đổi tần số allele của quần thể. Câu 10: Ví dụ nào sau đây không phải là cơ quan thoái hoá? A. Ruột thừa ở người. B. Ruột tịt ở thú ăn thịt. C. Xương cùng ở người. D. Xương chi trước ở mèo. Câu 11: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể mang đến quần thể những allele mới làm phong phú thêm vốn gene của quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Phiêu bạt di truyền. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Dòng gene. Câu 12. Hình 2 mô tả mối quan hệ giữa hai loài trong quần xã sinh vật. Đây thuộc mối quan hệ nào? A. Cộng sinh. B. Vật ăn thịt và con mồi. C. Hội sinh. D. Cạnh tranh. Câu 13. Hình 3 mô tả các kiểu phân bố các cá thể trong quần thể. Hình 2 Nhận định nào sau đây về hình này là đúng? A. Kiểu phân bố (a) gặp ở nơi có điều kiện môi trường phân bố đồng đều. B. Kiểu phân bố (b) các cá thể thường có tính hỗ trợ nhau chống lại kẻ thù. C. Kiểu phân bố (c) gặp ở nơi có điều kiện môi trường phân bố không đồng đều. D. Kiểu phân bố (b) nhằm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Hình 3 Câu 14. Một quần thể có cấu trúc di truyền là: 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của các allele A, a lần lượt là: A. 0,3 ; 0,7 B. 0,8 ; 0,2 C. 0,7 ; 0 D. 0,2 ; 0,8 Câu 15. Nội dung nào sau đây giải thích đúng nhất vai trò của biến dị trong chọn lọc tự nhiên?
- A. Biến dị không phải là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá nhưng làm tăng tốc độ tiến hoá. B. Biến dị làm giảm tốc độ của chọn lọc tự nhiên nhưng là sản phẩm bắt buộc của sinh sản hữu tính. C. Cá thể có biến dị di truyền khác nhau chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và có thể tiến hoá theo các hướng khác nhau. D. Các biến dị cá thể dẫn đến các loài mới mặc dù chọn lọc tự nhiên có tác động hay không lên quần thể. Câu 16. Hình 4 mô tả hai quần thể A và B thuộc cùng một loài. Cho biết có sự di cư của một số cá thể từ quần thể A sang quần thể B. Nhận định nào sau đây về hình này là sai? A. Hình mô tả về nhân tố tiến hóa dòng gene. B. Tần số tương đối alelle quần thể A thay đổi, B không thay đổi. C. Việc di cư của một số cá thể từ quần thể A sang quần thể B có thể làm thay đổi tần số allele của quần thể B. Hình 4 D. Quần thể B có xu hướng đa dạng di truyền hơn với quần thể A. Câu 17. Nói về quần thể, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Mức độ sinh sản của quần thể đạt giá trị lớn nhất khi mật độ cá thể ở mức trung bình . B. Mức độ sinh sản của quần thể tăng cao khi mật độ cá thể tăng cao. C. Trong tự nhiên, các quần thể dễ dàng đạt kích thước tối đa. D. Mức độ sinh sản không phụ thuộc vào mật độ quần thể. Câu 18. Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc 2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng phì dưỡng, cách nào dưới đây không nên thực hiện ? A. Thả thêm vào đầm một số tôm và cá nhỏ B. Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ C. Ngăn chặn nguồn dinh dưỡng của sinh vật bậc 1. D. Thả thêm vào đầm một số cá dữ (bậc 4) để ăn tôm và cá nhỏ. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Dựa trên cơ sở các thí nghiệm về di truyền của Morgan, một nhóm học sinh đã thực hiện các phép lai trên ruồi giấm và thu được kết quả như sau: Phép lai 1: ♂ mắt đỏ x ♀ mắt trắng thu được F1 gồm 100% mắt đỏ. Phép lai 2: ♀ F1 của phép lai 1 x ♂ mắt trắng thu được Fa gồm 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1. Phép lai 3: ♀ F1-1 x ♂ F1-1 thu được F2 gồm 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:2:1. Biết rằng, mỗi tính trạng do một gene có 2 allele trội lặn hoàn toàn, nằm trên NST giới tính quy định. a) Các phép lai nhằm mục đích xác định cơ chế di truyền của tính trạng màu mắt. b) Phép lai 2 cho thấy gene quy định màu mắt nằm trên NST X và không có alen tương ứng trên Y. c) Kết quả phép lai 3 cho phép nhận định rằng các gene quy định tính trạng này không liên kết với NST thường. d) Nếu cho lai ♂ F1-1 x ♀ mắt trắng thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ khác với phép lai 2.
- Câu 2: Tỷ lệ giới tính ở các loài khác nhau thì thường khác nhau và mang tính đặc trưng cho mỗi loài. Trong cùng một loài, tỷ lệ giới tính cũng có thể khác biệt ở các nhóm tuổi khác nhau. Các hình bên mô tả tỷ lệ đực/cái ở các loài chim khác nhau theo độ tuổi, hình (a) ở các con non và hình (b) ở các con trưởng thành. a) Tỷ lệ giới tính của chim non cân bằng hơn so với chim trưởng thành. b) Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong giữa chim đực và chim cái. c) Ở các loài động vật có vú, tỷ lệ giới tính có xu hướng thay đổi theo hướng con cái chết nhiều hơn do chúng tiêu tốn nhiều năng lượng khi chăm sóc con non. d) Trong quần thể thực vật, sự chết đi của các cây trưởng thành lại cần thiết cho sự phát triển của cây non để duy trì số lượng quần thể cây. Câu 3: Bảng dưới đây ghi lại huyết áp trong tâm nhĩ trái, tâm thất trái và động mạch chủ tại các thời điểm khác nhau trong một phần của chu kì tim ở một loài động vật. Áp lực máu (kPa) Thời gian (giây) Tâm nhĩ trái Tâm thất trái Động mạch chủ 0.0 0.5 0.4 10.6 0.1 1.2 0.7 10.6 0.2 0.3 6.7 10.6 0.3 0.4 17.3 16.0 0.4 0.8 8.0 12.0 Khi nói về hoạt động của tim trong chu kì tim đã nghiên cứu các nhận định sau đây là Đúng hay Sai? a) Tại thời điểm 0,2 giây áp lực máu trong tâm thất trái cao nhất. b) Áp lực máu trong chu kì tim ảnh hưởng đến hoạt động đóng mở của các van tim. c) Tại thời điểm 0,3 giây máu được đẩy từ tâm thất trái vào động mạch chủ. d) Chị Lan 22 tuổi, là một người có sức khỏe tốt, không mắc bệnh về tim mạch và hô hấp. Theo lời khuyên của bạn bè, để có một vòng eo săn chắc chị tham gia chạy bộ và chị mới chạy bộ được 3 ngày. Tại thời điểm chị Lan chạy được khoảng 15 phút, các chỉ số sinh lý như nhịp tim tăng, nhịp thở tăng và pH trong máu tăng. Câu 4: Sơ đồ dưới đây thể hiện các cơ chế di truyền ở câp độ phân tử: a) Nếu gene 1 nhân đôi 10 lần thì các gene 2 và 3 cũng nhân đôi 10 lần. b) Mạch 2 của phân tử DNA là mạch dùng làm khuôn trong quá trình phiên mã. c) Cơ chế 1 là quá trình phiên mã, cơ chế 2 là quá trình dịch mã. d) Trong số 3 phân tử DNA, mRNA và protein chỉ có 1 phân tử có liên kết hydrogen. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dần của phiếu trả lời. Câu 1: Ở một khu rừng nhiệt đới, trước năm 1900, loài bọ que chủ yếu có màu xanh lá giúp chúng ngụy trang trên cành cây có lá tươi. Một số cá thể đột biến có màu nâu nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp. Sau năm 1900, do nạn phá rừng và biến đổi khí hậu, nhiều cây trong khu vực này bị khô héo, chuyển màu nâu. Sau khoảng 70 năm, số lượng bọ que màu nâu chiếm ưu thế trong quần thể. Biết rằng màu sắc của bọ que do một gene có hai allele quy định theo quy luật trội lặn hoàn toàn.
- Cho các sự kiện sau đây: 1. Trước năm 1900, trong quần thể bọ que đã xuất hiện đột biến gene quy định màu nâu. 2. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các cá thể màu nâu có lợi thế sống sót cao hơn. 3. Các cá thể màu nâu dần tăng số lượng, hình thành quần thể thích nghi. 4. Thông qua sinh sản, các allele đột biến được nhân lên và kiểu hình biến dị lan rộng trong quần thể. Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành quần thể thích nghi? Câu 2: Hình 8 cho thấy các loại giao tử chứa NST 14, 21 và 14/21 có thể được tạo thành từ các tế bào sinh trứng ở một người phụ nữ bị đột biến chuyển đoạn Robertson (một phần của NST 21 gắn vào NST 14). Khi một giao tử bình thường của nam giới (chứa 1 NST 14 và 1 NST 21) kết hợp với trứng loại nào sẽ gây ra hội chứng Down? Câu 3: Ở một giống cây trồng ngắn ngày, allen A quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với allen a quy định quả chua. Do thụ phấn nhờ côn trùng qua nhiều thế hệ đã hình thành một quần thể (P) đạt trạng thái cân bằng di truyền với các cây mang kiểu gene dị hợp có tỷ lệ cao nhất. Mục đích của người nông dân là nhanh chóng tạo ra quần thể cho cây quả ngọt chiếm đa số và tỉ lệ cây quả chua dưới 6%, người ta chỉ thu hạt của cây quả ngọt để gieo trồng. Sau đó tiến hành can thiệp bằng cách thu hạt phấn từng cây và thụ phấn cho chính cây đó, loại bỏ sự thụ phấn nhờ côn trùng. Giả sử không xảy ra đột biến, khả năng nảy mầm của các kiểu gen là như nhau. Theo lý thuyết, nếu tính từ quần thể (P) thì đến thế hệ thứ mấy quần thể sẽ có cây quả chua chiếm tỉ lệ dưới 6%? Câu 4: Một nhà khoa học muốn lai tạo giống ngô thuần chủng có năng suất cao và kháng sâu bệnh từ hai dòng thuần chủng: năng suất cao, không kháng sâu (dòng 1) và năng suất thấp, kháng sâu (dòng 2). Biết rằng, allele A quy định năng suất cao trội hoàn toàn so với allele a quy định năng suất thấp, allele B quy định kháng sâu trội hoàn toàn so với allele b quy định không kháng sâu. Hai gene này liên kết hoàn toàn trên cùng một nhiễm sắc thể. Nhà khoa học này cho cây thuộc dòng 1 lai với cây thuộc dòng 2, thu được F1. Nếu cho cây F1 tự thụ phấn, thì tỉ lệ cây ngô thuần chủng có năng suất cao và kháng sâu ở F2 là bao nhiêu phần trăm? Câu 5: Trong một hệ sinh thái ruộng lúa, xét 4 loài với mức năng lượng như sau: Loài A có 1620 kcal, loài B có 18.103 kcal, loài C có 15.105 kcal và loài D có 16.104 kcal. Hãy tính hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 so với bậc dinh dưỡng cấp 2. (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy) Câu 6: Hình vẽ dưới đây mô tả 5 dạng mỏ của 5 loài chim khác nhau sống trong một hệ sinh thái đảo nhỏ có các loài thực vật có hoa trên cạn, thực vật thủy sinh, nhiều loài động vật có vú nhỏ, động vật lưỡng cư một số loài cây và côn trùng. Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 4 Dạng 5 Hình dạng Mô tả Mỏ ngắn và Mỏ cong và sắc Mỏ dài và cứng Mỏ dài và Mỏ dài và dẹt dày để làm nứt nhọn để xé thịt để đục khoét mỏng để thăm dùng để ép các vỏ hạt sâu vào thân dò hoa, tìm mật loài động vật và cây gỗ tìm côn hoa thực vật nhỏ lên trùng khỏi mặt nước Theo lí thuyết, nếu môi trường thay đổi làm cho những loài cây khó ra hoa thì loài chim có dạng mỏ số bao nhiêu bị giảm số lượng? ---HẾT---
- GỢI Ý ĐÁP ÁN PHẦN I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. ( Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Chọn C C C C D C A C A Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Chọn D D A D D C D A A PHẦN II. Trắc nghiệm Đúng - Sai. Câu 1 2 3 4 a) Đúng a) Đúng a) Sai a) Đúng Đáp án b) Đúng b) Sai b) Đúng b) Sai c) Đúng c) Sai c) Đúng c) Đúng d) Sai d) Sai d) Sai d) Sai PHẦN III. Trắc nghiệm trả lời ngắn Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án 1243 5 3 25 0,11 4 HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Câu 18 Hiện tượng phì nhưỡng là do tảo và vi khuẩn lam phát triển mạnh → Để hạn chế hiện tượng này cần hạn chế sự phát triển của tảo và vi khuẩn lam. Các cách hạn chế phát triển của vi khuẩn lam và tảo là: -Hạn chế nguồn dinh dưỡng của tảo và vi khuẩn lam, - Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ → động vật phù du phát triến → vi khuẩn lam và tảo vị sinh vật phù du tiêu diệt. -Thả cá dữ vào để ăn tôm cá → tôm cá giảm → động vật phù du phát triến → vi khuẩn lam và tảo vị sinh vật phù du tiêu diệt Đáp án cần chọn là: A PHẦN II. Câu 1 Phép lai 1: ♂ mắt đỏ × ♀ mắt trắng → F1 100% mắt đỏ. o Điều này cho thấy mắt đỏ là tính trạng trội so với mắt trắng. o Nếu gene nằm trên NST thường, ta kỳ vọng tỉ lệ 3:1 ở F1 nếu lai hai cá thể thuần chủng. Nhưng ở đây, kết quả là 100% mắt đỏ → Gene có thể nằm trên NST X. Phép lai 2: ♀ F1 × ♂ mắt trắng → Fa gồm 2 kiểu hình với tỉ lệ 1:1. o Nếu gene nằm trên NST X, con cái F1 sẽ có kiểu gen XᴿXʳ (dị hợp). Khi lai với ♂ mắt trắng (XʳY), đời con thu được: ♀ (XᴿXʳ) → mắt đỏ ♂ (XʳY) → mắt trắng o Kết quả đúng với tỉ lệ 1:1 → Gene quy định màu mắt nằm trên NST X và không có alen tương ứng trên Y. Phép lai 3: ♀ F1-1 × ♂ F1-1 → F2 gồm 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:2:1. o Điều này phù hợp với kiểu di truyền liên kết trên NST X với alen trội và lặn phân li theo định luật Mendel.
- (a) Các phép lai nhằm mục đích xác định cơ chế di truyền của tính trạng màu mắt. ✅ Đúng. Các phép lai được thiết kế để xác định cách di truyền của màu mắt (NST thường hay NST giới tính). (b) Phép lai 2 cho thấy gene quy định màu mắt nằm trên NST X và không có alen tương ứng trên Y. ✅ Đúng. Vì kết quả phép lai 2 cho tỉ lệ 1:1 giữa mắt đỏ và mắt trắng, phù hợp với di truyền liên kết X (♀ XᴿXʳ × ♂ XʳY). (c) Kết quả phép lai 3 cho phép nhận định rằng các gene quy định tính trạng này không liên kết với NST thường. ✅ Đúng. Vì nếu gene nằm trên NST thường, F2 sẽ có tỉ lệ khác 1:2:1. Do đó, gene phải nằm trên NST X. (d) Nếu cho lai ♂ F1-1 × ♀ mắt trắng thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ giống với phép lai 2. X :sai . Vì phép lai ♂ F1-1 (XᴿY) × ♀ mắt trắng (XʳXʳ) sẽ cho đời con: ♀ XᴿXʳ → mắt đỏ ♂ XʳY → mắt trắng → Kết quả giống phép lai 2 với tỉ lệ 1:1. Câu 2 a) Đúng. Vì tỷ lệ giới tính của chim non gần như cân bằng ở mức 0.5, trong khi ở chim trưởng thành, tỷ lệ con đực cao hơn. b) Sai. Vì Con cái cần nhiều năng lượng để chăm sóc con non, do đó chúng có tỷ lệ tử vong cao hơn, dẫn đến tỷ lệ con đực tăng lên ở chim trưởng thành. c) Sai. Vì con đực ở các loài động vật có vú thường tham gia vào các cuộc cạnh tranh khốc liệt, dẫn bạn tình. d) Sai. Vì sự chết đi của cây trưởng thành giúp giải phóng không gian và cung cấp chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho các cây non phát triển tốt hơn. Câu 3 a) Sai: Tại thời điểm 0,2 giây áp lực máu trong tâm thất trái cao nhất. b) Đúng: Áp lực máu trong chu kì tim ảnh hưởng đến hoạt động đóng mở của các van tim. c) Đúng : Tại thời điểm 0,3 giây máu được đẩy từ tâm thất trái vào động mạch chủ. d) Sai . pH máu giảm vì khi hoạt động cường độ cao thì trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, lượng CO2 tạo ra nhiều từ đó làm cho pH của máu giảm. Câu 4: a) Đúng. Số lần nhân đôi của các gen trên cùng phân tử DNA bằng nhau. b) Sai. Mạch 1 của phân tử DNA là mạch dùng làm khuôn trong quá trình phiên mã. c) Đúng. d) Sai. Trong số 3 phân tử DNA, mRNA và protein có 2 phân tử có liên kết hydrogen là DNA và Protein PHẦN III Câu 1: Đáp án: 1 → 2 → 4 → 3. (1) Trước năm 1900, đột biến gene quy định màu nâu đã xuất hiện trong quần thể bọ que. (2) Khi môi trường thay đổi (cây chuyển màu nâu), các cá thể bọ que màu nâu có lợi thế ngụy trang, giảm nguy cơ bị săn bắt → chọn lọc tự nhiên tác động. (4) Các cá thể màu nâu có tỷ lệ sống sót cao hơn nên chúng sinh sản và truyền lại allele quy định màu nâu cho thế hệ sau. (3) Qua nhiều thế hệ, số lượng bọ que màu nâu tăng dần, chiếm ưu thế và hình thành quần thể thích nghi. Câu 2: Đáp án : 5 Giao tử của nam giới bình thường chứa 1 NST 14 và 1 NST 21. Vì vậy, giao tử loại 5 chứa 1 NST 14 và 2 NST 21 có thể tạo ra hội chứng Down. Câu 3: Đáp án : 3
- Đây là trường hợp aa không có khả năng sinh sản. - (P) đạt trạng thái cân bằng di truyền với các cây mang kiểu gen dị hợp có tỷ lệ cao nhất => CTDT của P: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1 -> P tham gia sinh sản: 1/3AA : 2/3Aa - Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA: yAa : zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền 𝑦(1−1/2 𝑛 ) 𝑦 𝑦(1−1/2 𝑛 ) 𝑥+ 𝐴𝐴: 𝐴𝑎: 𝑧 + 𝑎𝑎 2 2𝑛 2 0,75 Để ở Fn có aa < 6% thì ở Fn – 1 phải có Aa < 24% hay: 𝑛−1 < 0,24 → 𝑛 ≥ 3 2 Vậy ở thế hệ thứ 3 có thể thu được quần thể có dưới 6% cây quả chua. Câu 4: Đáp án: 25% Câu 5: Đ/A: 0,11 Mức năng lượng từ lớn đến nhỏ: C>D>B>A. D là bậc dinh dưỡng cấp 2, B là bậc dinh dưỡng cấp 3. Hiệu suất sinh thái giữa B và D là: (18.10³)/(16.10⁴) = 0,11. Câu 6: Đáp án : 4 - Dạng 4 chim có cấu tạo mỏ thích nghi với nguồn thức ăn mật hoa --> cây khó ra hoa thì chim dạng 4 thiếu nguồn thức ăn --> bị giảm số lượng.
- KHUNG MA TRẬN ĐỀ MÔN SINH HỌC KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2025 ------------------- I. MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO MÔN SINH HỌC Năng lực Sinh học Tổng Tìm hiểu thế Vận dụng kiến Nhận thức Sinh học giới sống thức, kĩ năng Nội dung kiến Vận Vận thức Biết Hiểu Hiểu Vận dụng dụng Hiểu (NT1- (NT3- (TH1- dụng (NT7- (TH4- (VD1) 2) 6) 3) (VD2) 8) 5) Sinh học tế bào 2 2 (5%) Sinh học cơ thể 1 2 3 6 (15% Di truyền 6 4 2 1 2 1 16 (40%) Tiến hóa 4 2 6 (15%) Sinh thái 3 1 2 2 1 1 10 (25%) 16 7 4 5 6 2 Mức độ nhận thức : 40% Biết : 30% Hiểu : 30% Vận dụng TỔNG NTSH : (27) THTGS : (11) VD : (2) 5% 67,5% 27,5%

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
152 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
181 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
208 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
190 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
154 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
186 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
125 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
118 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
101 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
131 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
152 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
