intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Đề minh họa số 18)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Đề minh họa số 18)" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Đề minh họa số 18)

  1. SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 – HUẾ ĐỀ MINH HỌA SỐ 18 Môn Công nghệ - nông nghiệp Thời gian làm bài: 50 phút Họ và tên: ............................................ Số báo danh: ……………. Mã đề: PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN. (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một phương án duy nhất). Câu 1. Loại giá thể nào không sử dụng trong trồng cây không dùng đất? A. Xơ dừa. B. Mút xốp. C. Bọt đá núi lửa. D. Đất vườn. Câu 2. Đất kiềm có trị số pH của dung dịch đất là A. pH < 6,5. B. pH > 6,5. C. pH < 7,5. D. pH >7,5. Câu 3. Loại phân bón nào sau đây là phân hữu cơ? A. Phân đạm. B. Phân lân. C. Phân xanh. D. Phân kali. Câu 4. Có những phương thức chăn nuôi chủ yếu nào ở nước ta? A. Chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp. B. Chăn thả tự do, chăn nuôi bán công nghiệp, C. Chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp. D. Chăn thả tự do, chăn nuôi khép kín. Câu 5. Trong các loại bệnh ở vật nuôi, bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm? A. Bệnh dịch tả lợn. B. Bệnh tụ huyết trùng. C. Bệnh cúm gia cầm. D. Bệnh chướng hơi dạ cỏ. Câu 6. Nhóm thức ăn nào sau đây cung cấp protein và amino acid cho vật nuôi? A. Thóc, gạo, ngô, cây khoai lang, rỉ mật đường. B. Bột cá, bột thịt, đậu tương, khô dầu lạc. C. Bột cá, bột thịt, cây khoai lang, rỉ mật đường. D. Thóc, gạo, ngô, đậu tương, khô dầu lạc. Câu 7. Các hoạt động lâm nghiệp cơ bản bao gồm A. quản lí, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản. B. khai thác gỗ và chế biến gỗ. C. khai thác lâm sản và chế biến thương mại lâm sản. D. trồng, chăm sóc, quản lí, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng. Câu 8. Sinh trưởng của cây rừng là A. sự tăng lên về kích thước của cây rừng. B. sự tăng lên về khối lượng của cây rừng. C. sự giảm đi về kích thước và khối lượng của cây rừng. D. sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây rừng.
  2. Câu 9. Đâu không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản? A. Nước thải của hoạt động sản xuất nông nghiệp. B. Nước biển, ao, hồ, sông, suối. C. Nước thải của hoạt động sản xuất công nghiệp. D. Nước thải sinh hoạt. Câu 10. Để đo được độ trong của ao nuôi thủy sản, phải sử dụng dụng cụ, thiết bị nào sau đây? A. Đĩa secchi. B. Khúc xạ kế. C. Máy đo điện tử. D. Bộ Kit đo nhanh. Câu 11. Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước? A. Độ trong của nước. B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước. C. Màu của nước nuôi. D. Muối hòa tan trong nước. Câu 12. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản thức ăn thủy sản có vai trò gì? A. Cải thiện tỉ lệ tiêu hóa. B. Tăng hàm lượng protein. C. Cải thiện tốc độ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn. D. Ức chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây hại. Câu 13. Quá trình thay thế những công cụ trồng trọt thô sơ bằng công cụ trồng trọt cơ giới, thay thế sức người và sức gia súc trên đồng ruộng bằng động lực của máy được gọi là gì? A. Cơ giới hóa trồng trọt. B. Cơ giới hóa trong làm đất. C. Cơ giới hóa trong chăm sóc thu hoạch. D. Cơ giới hóa trong gieo trồng. Câu 14. Phương pháp chẩn đoán PCR có ưu điểm như thế nào? A. Cho kết quả nhanh, độ nhạy cao, độ chính xác cao. B. Cho kết quả nhanh, quy trình kĩ thuật phức tạp. C. Cho độ nhạy cao, quy trình kĩ thuật phức tạp. D. Đòi hỏi kĩ thuật viên có kĩ năng cao. Câu 15. Vì sao hoạt động cơ bản của sản xuất lâm nghiệp diễn ra tập trung vào một số tháng trong năm? A. Vì phải đến mùa khô, hoạt động thu hoạch rừng mới diễn ra dễ dàng. B. Vì thu hoạch đúng mùa vụ sẽ giúp bảo vệ đất tránh xói mòn, suy thoái. C. Vì cây phát triển mạnh mẽ vào mùa mưa nên có thể thực hiện sản xuất lâm nghiệp. D. Vì sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ do đặc tính sinh lí, sinh thái của cây rừng. Câu 16. Tại sao thời vụ trồng rừng có sự khác nhau giữa ba miền ở nước ta? A. Vì có sự khác nhau về thời tiết, độ ẩm, khí hậu, nhiệt độ. B. Vì nguồn nước khác nhau. C. Vì sự khác nhau về giống cây trồng. D. Vì chất lượng của đất trồng khác nhau. Câu 17. Mật độ sinh vật phù du trong ao nuôi thuỷ sản thường được đánh giá gián tiếp qua A. độ trong và màu nước ao nuôi. B. độ pH.
  3. C. độ mặn. D. hàm lượng oxygen hoà tan. Câu 18. Ưu điểm nổi bật của nuôi trồng thủy sản theo phương thức thâm canh so với quảng canh là A. chi phí đầu tư thấp. B. áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong quản lý và vận hành. C. diện tích nuôi nhỏ. D. phù hợp với điều kiện kinh tế thấp. Câu 19. Để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cần nghiêm cấm hoạt động nào sau đây? A. Đánh bắt thuỷ sản xa bờ. B. Khai thác thuỷ sản bằng ngư cụ thân thiện môi trường. C. Khai thác các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. D. Đánh bắt thuỷ sản bằng thuốc nổ. Câu 20: Phương pháp khai thác thuỷ sản nào sau đây có tính chọn lọc cao nhất? A. Lưới kéo. B. Câu. C. Lưới rê. D. Lưới vây. Câu 21. Việc chăn thả gia súc trong rừng gây ảnh hưởng gì đến tài nguyên rừng? A. Chất thải của gia súc sẽ làm cho cây rừng tươi tốt. B. Làm giảm hệ động thực vật, suy thoái tài nguyên rừng. C. Gia súc cạnh tranh thức ăn với động vật trong rừng, làm cho động vật quý hiếm tuyệt chủng. D. Gia súc sống chung với thú rừng tạo nên sự đa dạng tài nguyên rừng. Câu 22. Trong khu rừng sản xuất mới trồng, người ta nhận thấy cỏ dại xuất hiện rất nhiều; cây bị thấp bé, còi cọc. Nên áp dụng các biện pháp nào sau đây để chăm sóc rừng? (1). Tỉa cành. (2). Làm cỏ, vun xới (3). Bón phân thúc (4). Tưới nước. A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4). Câu 23. Một hộ gia đình có diện tích mặt nước lớn muốn nuôi cá nước ngọt với chi phí đầu tư thấp nên chọn phương thức nuôi trồng thủy sản nào sau đây? A. Nuôi thâm canh. B. Nuôi siêu quảng canh. C. Nuôi quảng canh. D. Nuôi bán thâm canh. Câu 24. Nhà bạn A nuôi rất nhiều cá trắm đang ở giai đoạn cá giống. Cỏ voi là nguồn thức ăn rất phù hợp cho cá trắm. Theo em, nên chọn cách chế biến cỏ voi như thế nào để mang lại hiệu quả trong nuôi cá trắm ở giai đoạn này? A. Xay cỏ voi thành dạng bột để cho cá ăn. B. Phơi khô cỏ voi rồi cho cá ăn. C. Để nguyên cả cây. D. Cắt cỏ voi thành từng đoạn dài từ 5-10 cm. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai). Câu 1. Sau khi tham quan hai mô hình nuôi trông thủy sản:
  4. - Mô hình I: Nuôi trồng thủy sản quảng canh - Mô hình II: Nuôi trồng thủy sản thâm canh Trong nội dung báo cáo, học sinh đã nhận xét về hai mô hình như sau: a) Các yếu tố như nhiệt độ, nồng độ oxygen hòa tan trong nước có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật thủy sản. b) Mô hình I cho năng suất thấp hơn mô hình II do mô hình I hoàn toàn phụ thuộc vào con giống và nguồn thức ăn tự nhiên. c) Nước sau nuôi thủy sản ở môn hình II cần được xử lí trước khi xả ra môi trường. d) Mô hình II phù hợp với các loài thủy sản dễ nuôi, giá trị kinh tế thấp. Câu 2. Sau khi đi tham quan hệ thống ương nuôi cá hương lên cá giống của một số hộ dân. Nhóm học sinh cần trao đổi để trình bày bài thu hoạch nhóm. Sau đây là một số ý kiến nhận định của học sinh về quá trình chăm sóc và quản lý cá ở giai đoạn này: a) Sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm dao động từ 30% đến 40% tùy theo nhu cầu dinh dưỡng từng loài. b) Lượng thức ăn hằng ngày được tính theo tỉ lệ khối lượng thức ăn/khối lượng cá trong ao. c) Khối lượng và độ đạm của thức ăn giống nhau ở các giai đoạn phát triển của cá. d) Thời gian đầu tỉ lệ khối lượng thức ăn/khối lượng cá trong ao là từ 10% đến 15%, sau đó giảm dần còn từ 7% đến 10%. Câu 3. Khi được giao nhiệm vụ thuyết trình về chủ đề kỹ thuật nuôi cá rô phi trong lồng, một nhóm học sinh đã thảo luận và đưa ra một số ý kiến sau: a) Nên chọn những con cá giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn, kích cỡ đồng đều. b) Cần sử dụng thức ăn dạng bột để hạn chế sự thất thoát và giảm ô nhiễm môi trường. c) Cần thả túi cá giống vào lồng trong thời gian từ 15-30 phút để cá quen dần với môi trường nước và tránh sốc nhiệt. d) Tuyệt đối không được sử dụng túi vôi để sát khuẩn lồng nuôi vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Câu 4. Khi tham quan cơ sở nuôi cá tra nhóm học sinh thấy có 1 số con cá có hiện tượng bất thường như kém ăn, bỏ ăn, gầy yếu, bụng chướng to. Nhóm đã thảo luận đưa ra 1 số nhận định sau: a) Những con cá có biểu hiện bất thường đã bị nhiễm bệnh gan mủ thận. b) Bệnh bùng phát mạnh khi nhiệt độ nước cao,thời tiết nắng nóng. c) Bệnh gây tỉ lệ chết khoảng dưới 20%. d) Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn cá hương đến khoảng 6 tháng tuổi. ……………….. Hết …………….. - Thí sinh không được dùng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm. SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐÁP ÁN ĐỀ THI THPT 2025 – HUẾ
  5. Môn Công nghệ - nông nghiệp ĐỀ MINH HỌA PHẦN I (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn D D C C D C A D B A B D Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Chọ A A D A A B D B B D C D n PHÀN II Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,10 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm. - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 a. Đ a. Đ a. Đ a. Đ b. Đ b.Đ b. S b. S c. Đ c. S c. Đ c. S d. S d. Đ d. S d. Đ BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ MINH HỌA Môn: CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP Cấp độ tư duy Năng lực PHẦN I PHẦN II Biết Hiểu Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng Nhận thức công 7 (4) 3 (2) 4 (1) 3 (1) 1 (2) nghệ Giao tiếp công nghệ 2 (3) 1 (3) (1) (1) (1) 1(0) Sử dụng công nghệ 2 (5) 2 (1) 2 (3) 1 4 Đánh giá công nghệ 1 2 (3) 2 (1) (2) (1) 2 Thiết kế công nghệ Tổng 12 (13) 8 (9) 4 (5) 4 4 8
  6. MA TRẬN ĐẶC TẢ ĐỀ ĐỀ XUẤT ĐỀ MINH HỌA Môn: CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ Nhận Giao Sử Dạng Đánh giá thức tiếp dụng thức Cấp độ tư duy Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Dạng Câu c3.1 thức 1 1 Câu a3.1 2 Câu b3.1 3 Câu b3.1 4 Câu a3.1 5 Câu c3.1 6 Câu b3.1 7 Câu a3.1 c3.4 8 Câu d3.1 9 Câu c3.1 10 Câu c3.3 11 Câu a3.2 12 Câu a3.1 13 Câu d3.1 14 Câu1 b3.1 5 Câu b3.1 16 Câu d3.2 17 Câu a3.1 c3.3 18 Câu b3.1 c3.4 19
  7. Câu d3.1 20 Câu d3.1 21 Câu b3.1 22 Câu c3.2 23 Câu c3.2 24 Tổng 3 (4) 2 3 3 1 5 1 3 1 3 1 b3.1 d3.1 Câu 1 d3.1 d3.2 c3.1 c3.1 Câu 2 a3.1 Dạng b3.1 thức 2 a3.1 Câu a3.1 3 c3.4 d3.2 a3.1 Câu d3.1 4 c3.3 c3.2 Tổng 1 1 2 1 1 1 4 2 1 2 Tổng cộng 4 2 2 4 4 1 5 2 7 3 4 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
55=>1