intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn chuyên - Sở GD&ĐT Thái Nguyên (2012-2013)

Chia sẻ: Lê Thị Hồng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

95
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn chuyên - Sở GD&ĐT Thái Nguyên (2012-2013) dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10, với đề thi tuyển sinh này các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn chuyên - Sở GD&ĐT Thái Nguyên (2012-2013)

  1. UBND TỈNH THÁI NGUYÊN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2012 - 2013 MÔN: NGỮ VĂN (Dành cho thí sinh thi vào chuyên Văn) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (2 điểm) Hãy trình bày cảm nhận của em về một chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt). Câu 2 (3 điểm) Đọc câu chuyện sau: Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép, SGK Ngữ văn 9 tập một, trang 22, NXB Giáo dục Việt Nam 2010) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ ý kiến của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên. Câu 3 (5 điểm) Tuy thuộc hai thể loại khác nhau, nhưng Nói với con của nhà thơ Y Phương và Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đều là những tác phẩm hay viết về vẻ đẹp của tình cha con, sự gắn bó, hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước. Bằng sự hiểu biết của mình về hai tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. …………….Hết……………… Họ và tên thí sinh……………………………………… SBD……………………
  2. UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn : Ngữ văn Dành cho thí sinh thi vào chuyên Văn (Bản hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Đây chỉ là những gợi ý có tính tương đối làm căn cứ để định hướng chấm bài. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Vì là thi chọn học sinh chuyên Văn nên giám khảo cần vận dụng chủ động, linh hoạt Hướng dẫn chấm với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện để phát hiện học sinh có năng khiếu học văn. - Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. II. Đáp án và thang điểm Câu 1 (2,0 điểm ) a. Yêu cầu cần đạt - Học sinh chọn được chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa. - Trình bày được suy nghĩ, cảm nhận của mình về nội dung, ý nghĩa chính của chi tiết, hình ảnh. - Biết diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc. * Lưu ý: Học sinh có thể chọn chi tiết, hình ảnh sau: - Hình ảnh bếp lửa với nghĩa thực: bếp lửa mà bà đã nhóm lên để nấu ăn, sưởi ấm cho cháu trong những năm tháng gian nan; nghĩa biểu tượng: bếp lửa của tình thương, đức hi sinh, niềm tin và hi vọng; cội nguồn thiêng liêng của sự sống; biểu tượng của tình bà cháu, tình cảm gia đình, tình quê hương, tình đời nồng ấm. Đây là hình ảnh đơn sơ, bình dị nhưng có sức chứa lớn về tư tưởng, cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ, mang ý vị triết lý sâu sắc. - Âm thanh tiếng chim tu hú với nghĩa thực: tiếng chim quen thuộc của đồng quê mỗi độ hè về mà bà cháu vẫn thường nghe trong những năm gian khó; nghĩa biểu tượng: tiếng chim gợi không gian mêng mông buồn vắng như đồng điệu với tình cảnh vắng vẻ và nỗi nhớ mong của hai bà cháu, tiếng chim nhắc cảnh mùa màng trong những ngày đói kém nghe thật xót xa, tiếng chim lạc lõng, bơ vơ gợi nỗi khát khao được chở che, sưởi ấm, tiếng chim da diết khiến lòng người trỗi dậy nỗi khắc khoải, chờ mong. Đây là chi tiết chân thực, giàu chất thơ, có sức vang vọng trong thời gian, không gian, gợi nhiều cảm xúc, suy nghĩ trong lòng bạn đọc. b. Biểu điểm - Điểm 2: Đảm bảo yêu cầu đã nêu. Diễn đạt tốt, có cảm xúc. - Điểm 1: Xác định được chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa, nhưng chưa nêu được ý nghĩa biểu tượng. Diễn đạt còn hạn chế. - Điểm 0: Không viết được gì. (Học sinh phải biết cách trình bày nội dung trong một đoạn văn mới cho điểm tối đa) Câu 2 (3,0 điểm ) a. Yêu cầu cần đạt * Yêu cầu kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận xã hội. - Văn phong trong sáng, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ. * Yêu cầu kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo các nội dung sau: 1
  3. 1. Điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện - Tóm lược cốt truyện. - Điều tác giả muốn gửi gắm: bài học về tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ giữa con người với con người, nhất là với những người nghèo khổ. 2. Suy nghĩ của bản thân - Khẳng định: câu chuyện mang đến cho người đọc ý nghĩa triết lí sâu sắc. + Với một người sống trong cảnh bần hàn như ông lão (đã già, đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi) rất dễ bị coi thường, khinh rẻ, nhưng cậu bé không như vậy. Cậu lục hết túi nọ đến túi kia, nghĩa là rất muốn chia sẻ với ông một chút gì, nhưng chẳng có gì hết. Cử chỉ run nun nắm lấy bàn tay của ông và lời nói chân thành: Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả khiến ông lão cảm nhận được: tình yêu thương, sự trân trọng của một tấm lòng còn quý hơn tiền bạc. + Dù chờ đợi mãi mà vẫn không nhận được chút vật chất nào từ cậu bé, nhưng người ăn xin đang đói lả kia cũng không vì thế mà thất vọng, buồn rầu…Từ cái nhìn chăm chăm, và nụ cười độ lượng của ông, cậu bé cũng như nhận được sự cảm thông, chia sẻ. Cách ứng xử của hai người thật đẹp đẽ, cảm động. - Bàn luận mở rộng vấn đề + Xã hội ngày càng phát triển, chúng ta càng phải biết đồng cảm, chia sẻ nhiều hơn với đồng loại. Nếu con người luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống thì mối quan hệ giữa người với người sẽ thêm gần gũi, gắn bó. Ngược lại, nếu ghẻ lạnh, thờ ơ, những người nghèo khổ, bất hạnh sẽ không thể có sức mạnh và niềm tin để sống; con người sẽ dần trở nên tàn nhẫn, ích kỉ, độc ác. + Dân tộc Việt Nam vốn trọng tình nghĩa. Những người biết quan tâm chia sẻ và giúp đỡ đồng loại đáng được trân trọng. Chỉ có như vậy mới có thể phát huy được truyền thống đạo lí quý báu của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. - Bài học nhận thức và hành động + Tình yêu thương là nét đẹp trong nhân cách của con người. Mỗi người cần biết rèn luyện cho mình tình yêu thương và cách ứng xử phù hợp với những người xung quanh. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, với những người gần gũi nhất đến việc tham gia những hoạt động ngoài xã hội. + Sự giúp đỡ, chia sẻ với người khác phải xuất phát từ thiện tâm, sự chân thành. Làm ơn mà không đợi hàm ơn, không cầu danh lợi. * Lưu ý: Trong quá trình làm bài, thí sinh cần tìm được những dẫn chứng sinh động, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề. b. Biểu điểm - Điểm 3: Đáp ứng được những yêu cầu cụ thể của bài làm hoặc có thể không theo hướng gợi ý như trên nhưng phải có sức thuyết phục. Bài viết thể hiện sự chặt chẽ, logic trong lập luận, mạch lạc trong tư duy, sâu sắc về vốn tri thức. - Điểm 2: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu của bài, tuy nhiên lập luận chưa thật chặt chẽ, còn một vài lỗi diễn đạt, chính tả. - Điểm 1: Đáp ứng được một số yêu cầu về ý nêu trên nhưng lập luận thiếu sức thuyết phục, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả. - Điểm 0: Không viết được gì hoặc lạc đề. Câu 3 (5,0 điểm ) a. Yêu cầu cần đạt Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Yêu cầu về kiến thức - Vẻ đẹp của tình cha con, sự gắn bó, quyện hòa giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện qua bài thơ Nói với con (Y Phương). + Bằng hình thức tâm tình, giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp, những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, lời thơ đậm đà bản sắc dân tộc, nhà thơ đã nói với con về cội nguồn sinh dưỡng, về sự bao bọc của người đồng mình, truyền cho con sức mạnh và niềm tự hào về truyền thống quê hương, dặn con biết sống ân tình, thủy chung, có ý thức xây dựng quê hương bền vững. 2
  4. + Nếu người mẹ cho con tình yêu thương dịu dàng thì người cha cho con trí tuệ, tâm hồn, nghị lực để vươn lên trong cuộc sống. Khi bước trên đường đời phải làm được những điều lớn lao, sống có bản lĩnh, cao thượng, có lòng tự trọng; sống đàng hoàng, có nhân cách, không bao giờ nhỏ bé… + Cảm xúc bài thơ phát triển từ những kỉ niệm gần gũi nâng lên thành lẽ sống. Tình cảm gia đình được mở rộng thành tình yêu quê hương đất nước. Cảm xúc thơ bộc lộ chủ đề, có tầm khái quát. - Vẻ đẹp của tình cha con, sự gắn bó, quyện hòa giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện qua truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). + Tình cảm cha con được biểu hiện từ hai phía: tình cảm của ông Sáu đối với con (khi trở về gặp lại con sau tám năm xa cách, trong những ngày về phép, lúc chia tay và khi trở lại chiến trường, hình ảnh chiếc lược ngà, ánh mắt của người cha trước lúc hi sinh…); tình cảm của bé Thu đối với cha (thái độ của bé khi không nhận cha, sự đột biến tình cảm của Thu lúc chia tay với ông Sáu, sự trưởng thành của bé Thu sau này…) + Bằng nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện độc đáo, có những tình tiết bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí, việc lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp, ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, tác giả đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le, bi kịch của chiến tranh. + Ai cũng có một tình yêu tha thiết cho tổ ấm gia đình, nhưng trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, ông Sáu phải từ biệt gia đình, vợ con đi làm nhiệm vụ. Tại chiến trường, ông luôn nhớ về gia đình, dồn tình yêu thương cho đứa con bé bỏng. Tiếp nối truyền thống, vài năm sau, Thu cũng lên đường làm giao liên, đánh giặc và trở thành một cô giao liên dũng cảm. - Khẳng định vấn đề + Tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước vẫn luôn quyện hòa đẹp đẽ thiêng liêng, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là cơ sở, nền tảng của tình yêu quê hương đất nước, là mối quan hệ riêng chung không thể tách rời. + Ra đời trong hai khoảng thời gian, thuộc hai thể loại riêng, hai phong cách nghệ thuật khác biệt, nhưng hai nhà văn đều đem đến cho người đọc những suy ngẫm sâu xa. Vẻ đẹp của tình cha con trong hai tác phẩm để lại cho người đọc nhiều nỗi xúc động. * Yêu cầu về kỹ năng (0,5 điểm) - Đúng kiểu bài, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, hợp lý. - Lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Hành văn trôi chảy, mạch lạc. - Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Biểu điểm - Điểm 5: Đáp ứng tốt yêu cầu của đề. Văn viết có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, tìm được dẫn chứng tiêu biểu để làm cơ sở nghị luận. Chứng tỏ được năng lực cảm thụ văn chương tinh tế, sâu sắc. - Điểm 4: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề. Văn viết có cảm xúc, lập luận tương đối chặt chẽ. Tỏ ra có năng lực cảm thụ văn chương. Tuy nhiên vẫn còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Đáp ứng được tương đối đầy đủ những yêu cầu của bài nhưng chưa sâu sắc. Còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 2: Bài viết có ý nhưng chưa đủ, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp. Hoặc đáp ứng được phần lớn yêu cầu kiến thức kể trên nhưng lập luận không chặt chẽ, ngôn từ thiếu chọn lọc, bố cục chưa hoàn chỉnh. - Điểm 1: Bài sơ sài, tản mạn, còn nhiều thiếu sót về nội dung. Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa, sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Lạc đề hoặc không viết được gì. ………………Hết………………… 3
  5. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0