intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn KHTN năm 2024-2025 có đáp án - Phòng GD&ĐT Gia Viễn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn KHTN năm 2024-2025 có đáp án - Phòng GD&ĐT Gia Viễn” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn KHTN năm 2024-2025 có đáp án - Phòng GD&ĐT Gia Viễn

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA VIỄN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Năm học 2024 - 2025 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) I. Ma trận . Số câu hỏi Tổng số câu Chủ đề- Nội Mạch dung nội dung Nhận Thông Vận biết. hiểu dụng. Năng lượng-Cơ học 3 1 4 Ánh sáng 5 1 1 7 Điện 4 1 5 Vật lí Điện từ học 3 3 Năng lượng với cuộc sống 1 1 Cộng 12 6 2 20 Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa 5 2 7 kim loại và phi kim Hợp chất hữu cơ. Hydrocarbon và 2 2 1 5 nguồn nhiên liệu Hóa học Ethylic alcohol. Acetic acid 3 1 1 5 Lipid và protein 1 1 2 Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất 1 1 Cộng 12 6 2 20 Di truyền học Mendel: 2 1 2 Từ gene đến protein 1 1 3 Nhiễm sắc thể và di truyền nhiễm sắc 2 2 Sinh học thể: Di truyền học người 1 1 2 Tiến hóa 1 1 Cộng 6 3 1 10 Tổng 30 15 5 50
  2. II. Bản đặc tả Yêu cầu cần Số câu đạt NỘI DUNG NB TH VD - Viết được biểu thức tính động năng của vật 3 1 - Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất. - Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. - Vận dụng công thức tính thế năng để xác định các đại lượng còn lại trong công thức khi đã biết trước 2 đại lượng. - Tính được công và công suất trong một số trường 1. Năng lượng hợp đơn giản: cơ học + Vận dụng được công thức để giải được các bài tập tìm một đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng còn lại. + Vận dụng được công thức để giải được các bài tập tìm một đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng còn lại. - Vận dụng, tổng hợp kiến thức “Công và công suất”, đề xuất các phương án gải quyết các vấn đề trong cuộc sống: Khi đưa một vật lên cao, khi kéo 1 vật nặng… 2. Ánh sáng - Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng. 5 1 1 - Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ. - Nêu được các khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính. - Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. - Nhận biết được thấu kính phân kì. - Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. - Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. - Giải thích được đặc điểm về ảnh của một vật
  3. tạo bởi thấu kính hội tụ. - Mô tả được cấu tạo và sử dụng được kính lúp. - Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng, màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế. - Nêu được (không yêu cầu thành lập): Công thức 4 1 tính điện trở của một đoạn dây dẫn (theo độ dài, tiết diện, điện trở suất); công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp, song song. - Nêu được điện trở có tác dụng cản trở dòng điện trong mạch. - Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở. - Viết được công thức định luật Ohm: I=U/R; Nêu ý nghĩa và đơn vị các đại lượng trong công thức. - Biết được trong đoạn mạch có các yếu tố nối tiếp: 3. Điện - Biết được trong đoạn mạch có các yếu tố song song: - Sử dụng công thức đã cho để tính được điện trở của một đoạn dây dẫn - Sử dụng công thức đã cho để tính được điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song song trong một số trường hợp đơn giản. - Tính được cường độ dòng điện trong đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song song, trong một số trường hợp đơn giản. - Biết rằng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện 3 của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. - Nêu được khái niệm của dòng điện xoay chiều. 4. Điện từ - Nêu được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều (dòng điện luân phiên đổi chiều) - Vận dụng nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều để chế tạo được máy phát điện mini, vận hành và giải thích nguyên tắt hoạt động của nó. - Nhận biết được các dạng năng lượng trên Trái đất. 1 Nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của năng lượng hoá thạch. 5. Năng lượng Nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của một với cuộc sống số dạng năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt Trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông). - Mô tả vòng năng lượng trên Trái Đất để rút ra được: năng lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời.
  4. Nêu được tính chất vật lí của kim loại. 5 2 – Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hoá học của chúng. – Nêu được khái niệm hợp kim. – Nêu được thành phần, tính chất đặc trưng của 6. Kim loại. Sự một số hợp kim phổ biến, quan trọng, hiện đại. khác nhau cơ Nêu được ứng dụng của một số đơn chất phi kim bản giữa kim thiết thực trong cuộc sống (than, lưu huỳnh, khí loại và phi kim chlorine…). Chỉ ra được sự khác nhau cơ bản về một số tính chất giữa phi kim và kim loại: Khả năng dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng; khả năng tạo ion dương, ion âm; phản ứng với oxygen tạo oxide acid, oxide base. – Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ, hoá học hữu 2 2 1 cơ. – Nêu được khái niệm công thức phân tử, công thức 7. Hợp chất cấu tạo và ý nghĩa của nó; đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ. hữu cơ. Hydrocarbon – Trình bày được sự phân loại sơ bộ hợp chất hữu cơ và nguồn gồm hydrocarbon (hiđrocacbon) và dẫn xuất của nhiên liệu hydrocarbon. Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo công thức phân tử. 8. Ethylic - Nêu được khái niệm và ý nghĩa của độ cồn. 3 1 1 Alcolhol và - Nêu được ứng dụng của ethylic alcohol (dung môi, Acetic acid nhiên liệu,…). - Trình bày được tác hại của việc lạm dụng rượu bia. - Nêu được khái niệm ester và phản ứng ester hoá. - Trình bày được ứng dụng của acetic acid (làm nguyên liệu, làm giấm). - Quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh, trình bày được một số tính chất vật lí của acetic acid: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi. - Viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo và nêu được đặc điểm cấu tạo của ethylic alcohol. - Trình bày được tính chất hoá học của ethylic alcohol: phản ứng cháy, phản ứng với natri. Viết được các phương trình hoá học xảy ra. - Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm phản ứng cháy, phản ứng với natri của ethylic alcohol, nêu và giải thích hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất hoá học cơ bản của ethylic alcohol.
  5. 9. Lipid. - Nêu được khái niệm lipid, khái niệm chất béo, 1 1 Carbohydrate. trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất Protein. béo đơn giản là (R-COO)3C3H5, đặc điểm cấu tạo. - Trình bày được tính chất vật lí của chất béo (trạng thái, tính tan). - Nêu được vai trò của lipid tham gia vào cấu tạo tế bào và tích lũy năng lượng trong cơ thể. - Trình bày được ứng dụng của chất béo. - Nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose. - Trình bày được vai trò của protein đối với cơ thể con người. - - Trình bày được tính chất vật lí chung của polymer (trạng thái, khả năng tan). - Nêu được khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite và cách sử dụng, bảo quản một số vật dụng làm bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn, hiệu quả. - Trình bày được ứng dụng của polyethylene. - Trình bày được tính chất hoá học (phản ứng xà phòng hoá), viết được phương trình hoá học xảy ra. - Trình bày được tính chất hoá học của glucose (phản ứng tráng bạc, phản ứng lên men rượu), của saccharose (phản ứng thuỷ phân có xúc tác axit hoặc enzyme), viết được các phương trình hoá học xảy ra dưới dạng công thức phân tử. - Tiến hành được thí nghiệm (hoặc quan sát thí nghiệm) phản ứng tráng bạc của glucose. - Nhận biết được các loại thực phẩm giàu saccharose và hoa quả giàu glucose. - Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí saccharose. 10. Khai thác - Nêu được hàm lượng các nguyên tố hoá học chủ 1 tài nguyên từ yếu trong vỏ Trái Đất. vỏ trái đất - Nêu được một số ứng dụng quan trọng của silicon (silic) và hợp chất của silicon. - Trình bày được sơ lược ngành công nghiệp silicate. - Nêu được khái niệm nhiên liệu hoá thạch. - Nêu được một số giải pháp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch. - Nêu được khí carbon dioxide và methane là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên toàn cầu.
  6. 11.Di truyền – Nêu khái niệm nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm 2 1 học Mendel sắc thể thường. – Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh hoạ. – Nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơnvị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể – Dựa vào sơ đồ phép lai trình bày được khái niệm di truyền liên kết và phân biệt với quy luật phân li độc lập. – Nêu được một số ứng dụng về di truyền liên kết trong thực tiễn. - Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh 1 1 vật – Nêu được khái niệm nucleic acid, kể tên được các loại nucleic acid: DNA (Deoxyribonucleic acid) và RNA (Ribonucleic acid). – Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền. – Nêu được khái niệm gene. – Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA có cấu 12. Từ gene trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là 4 loại đến protein nucleotide, các nucleotide liên kết giữa 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung. Giải thích được vì sao chỉ từ 4 loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA. – Nêu được sơ lược về tính đặc trưng cá thể của hệ gene và một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,… Vận dụng kiến thức “từ gene đến tính trạng”, giải thích được cơ sở của sự đa dạng về tính trạng của các loài. 13. Nhiễm sắc - Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể. 2 thể - Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh. - Dựa vào hình ảnh (hoặc mô hình, học liệu điện tử) mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể. - Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến nhiễm sắc thể. - Phân biệt được nguyên phân và giảm phân; nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân trong di truyền và mối quan hệ giữa hai quá trình này trong sinh sản hữu tính.
  7. - Nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. - Nêu được một số ví dụ về tính trạng ở người. 1 1 - Nêu được khái niệm về bệnh và tật di truyền ở người. - Trình bày được một số tác nhân gây bệnh di truyền như: các chất phóng xạ từ các vụ nổ, thử vũ khí hạt nhân, hoá chất do công nghiệp, thuốc trừ sâu, diệt cỏ. - Kể tên được 1 số hội chứng và bệnh di truyền ở người (Down (Đao), Turner (Tơcnơ), câm điếc bẩm 14. Di truyền sinh, bạch tạng). học người - Dựa vào ảnh (hoặc học liệu điện tử) kể tên được một số tật di truyền ở người (hở khe môi, hàm; dính ngón tay). - Tìm hiểu được một số bệnh di truyền ở địa phương. - Nêu được vai trò của di truyền học với hôn nhân và trình bày được quan điểm về lựa chọn giới tính trong sinh sản ở người. Nêu được ý nghĩa của việc cấm kết hôn gần huyết thống. 15. Tiến hóa – Phát biểu được khái niệm tiến hoá. – Phát biểu được khái niệm chọn lọc tự nhiên. – Phát biểu được khái niệm chọn lọc nhân tạo. – Nêu được quan điểm của Lamark về cơ chế tiến 1 hoá – Dựa vào các hình ảnh hoặc sơ đồ, mô tả được quá trình chọn lọc tự nhiên.
  8. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HUYỆN GIA VIỄN MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN ………………………….. Năm học 2024 - 2025 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 50 câu, trong 05 trang Cho biết khối lượng nguyên tử: C=12; H=1; O=16; Ca=40 I. Phân môn Vật lý Câu 1. (NB) Ki – lô – oát giờ (kWh) là đơn vị của đại lượng nào? A. Hiệu suất B. Công suất C. Khối lượng D. Công Câu 2. (TH) Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 3 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 30 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? A. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 3 lần. B. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần. C. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần.
  9. D. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần. Câu 3. (NB) Thế năng trọng trường của một vật phụ thuộc vào: A. trọng lượng và độ cao của vật. B. khối lượng và tốc độ của vật. C. độ cao và tốc độ của vật. D. khối lượng và nhiệt độ của vật. Câu 4. (NB) Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên: A. động năng tăng, thế năng tăng.  B. động năng tăng, thế năng giảm. C. động năng không đổi, thế năng giảm. D. động năng giảm, thế năng tăng. Câu 5. (NB) Khi một phần chiếc đũa bị nhúng trong nước ta thấy chiếc đũa như bị gãy khúc tại mặt phân cách là do: A. Hiện tượng truyền thẳng ánh sáng B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng C. Hiện tượng tạo bóng đen sau vật chắn D. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Câu 6. (VD) Khi truyền trong chân không, ánh sáng có tốc độ 300000km/s. Biết chiết suất của thủy tinh với ánh sáng đỏ là 1,5. Ánh sáng đỏ truyền trong thủy tinh với tốc độ là:
  10. A.150000km/s B. 200000km/s C. 300000km/s D. 450000km/s Câu 7. (NB) Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành A. điện năng. B. nhiệt năng. C. cơ năng. D. hóa năng. Câu 8. (NB) Chọn câu phát biểu đúng A. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc. B. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu trắng hơn. C. Chiếu ánh sáng trắng qua bất cứ tấm lọc màu nào ta cũng được ánh sáng có màu đỏ. D. Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu trắng. Câu 9. (NB) Tìm phát biểu sai về mỗi ánh sáng đơn sắc A. Có một màu xác định B. Không bị lệch đường truyền khi đi qua lăng kính C. Đều bị lệch đường truyền khi khúc xạ D. Không bị tán sắc khi qua lăng kính Câu 10. (NB) Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành: A. Chùm tia phản xạ B. Chùm tia ló hội tụ C. Chùm tia ló phân kỳ D. Chùm tia ló song song khác Câu 11. (TH). Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp? A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm. B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm.
  11. C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm. D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Câu 12. (NB) Biểu thức đúng của định luật Ohm là: A. . B. . C. . D. U = I.R. Câu 13. (NB) Nguồn điện nào sau đây có thể tạo ra dòng điện xoay chiều? A. Pin Vôn ta. B. Ắc quy. C. Máy phát điện của nhà máy thủy điện Hòa Bình. D. Máy phát điện của bộ góp là hai vành bán khuyên và hai chổi quét. Câu 14. (NB) Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở điểm A. dòng điện xoay chiều chỉ đổi chiều một lần. B. dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi. C. cường độ dòng điện xoay chiều luôn tăng. D. hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn tăng. Câu 15. (VD) Mắc một bóng đèn có ghi 220 V – 100 W vào hiệu điện thế 220 V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng (30 ngày) theo đơn vị kWh. A. 12 kWh. B. 400 kWh. C. 1 440 kWh. D. 43 200 kWh. Câu 16. (TH) Xét các dây dẫn được làm từ cùng loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 3 lần thì điện trở của dây dẫn: A. tăng gấp 3 lần. B. tăng gấp 9 lần. C. không th Câu 17. (TH) Trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ bên, hiệu điện thế UAB và điện trở R được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở tiến dần về phía đầu M thì cường độ I của dòng điện mạch chính
  12. A. tăng dần. B. không thay đổi. C. giảm dần D. lúc đầu tăng, sau đó giảm. Câu 18. (TH) Có 2 điện trở R1 và R2 = 2R1 được mắc song song vào một hiệu điện thế không đổi. Công suất P1, P2 của R1, R2 có mối quan hệ là A. P1=P2. B. P2=2P1. C. P1=2P2. D. P1=4P2. Câu 19. (TH) Một đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 = 6 Ω , R2 = 3 Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mạch chính là: A. R = 9 Ω, I = 0,6A B. R = 9 Ω, I = 1A C. R = 2 Ω, I = 1A D. R = 2 Ω, I = 3A Câu 20. (NB) Dạng năng lượng nào không phải là năng lượng tái tạo? A. Năng lượng thủy triều. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng Mặt Trời. D. Năng lượng khí đốt. II. Phân Môn Hoá học Câu 21. (NB) Ở điều kiện thường, kim loại X là chất lỏng, được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế. Kim loại X là:
  13. A. Ag B. Hg C. Na D. Pb Câu 22. (NB) Kim loại nào dưới đây dẫn điện tốt nhất ? A. Cu B. Ag C. Fe D. Al Câu 23. (NB) Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần: A. Na , Mg , Zn B. Al , Zn , Na C. Mg , Al , Na D. Pb , Al , Mg Câu 24. (NB) Gang và thép là hợp kim của : A. Aluminium(Al) với Copper (Cu) B. Iron (Fe) với carbon. C. Carbon(C) với silicon(Si) D. Iron (Fe) với Aluminium Câu 25. (TH) Tính chất đặc trưng của inox là A. nhẹ và bền. B. độ cứng không cao.
  14. C. Khó bị gỉ. D. dẫn điện kém. Câu 26. (TH) Ứng dụng của Carbon là A. Than chì được dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì… B. Kim cương được dùng làm đồ trang sức quý hiếm, mũi khoan, dao cắt kính... C. Cacbon vô định hình dùng làm mặt nạ phòng độc, chất khử mùi… D. A, B, C đều đúng. Câu 27. (NB) Dãy chất toàn Phi kim? A. Cl2 , Al, N2 , Cu B. Cl2, H2 , N2 , O2 C. Na , Cu , N2 , O2 D. Fe, Zn , P , N2 Câu 28. (NB) Có các hợp chất: C2H6, CH3Cl, CO, C2H6O,Na2CO3, C2H4O2, CaCO3, CO2. Số lượng các chất hữu cơ trong các chất trên là: A. 3 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29. (NB) Hydrocarbon là hợp chất trong phân tử có A. nguyên tố carbon và hydrogen. B. hai nguyên tố carbon và hydrogen. C. nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen. D. nguyên tố carbon, hydrogen và có thể có thêm một nguyên tố khác Câu 30. (TH) Số lượng các alkene có công thức phân tử C 4H8 và có cấu tạo phân tử khác nhau là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 31. (TH) Những nhiên liệu phổ biến và quan trọng hiện nay là
  15. A. gas, xăng, dầu hoả và điện. B. gas, xăng, dầu hoà và than. C. điện, xăng, dầu hoả và gỗ. D. gas, gỗ, năng lượng mặt trời và than. Câu 32. (VD) Để dập tắt xăng dầu cháy người ta sẽ: 1. Phun nước vào ngọn lửa. 2. Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa. 3. Phủ cát lên ngọn lửa. 4. Dùng quạt gió để thổi vào ngọn lửa. Số đáp án đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 33. (NB) Khi đun nóng chất béo với kiềm, thu được: A. Glixerol và axit vô cơ B. Glixerol và hai axit béo C. Glixerol và hỗn hợp muối của axit vô cơ D. Glixerol và hỗn hợp của các axit béo Câu 34. (NB) Để tẩy sạch vết dầu mở hoặc chất béo dính vào áo quần. Ta có thể dùng chất nào sau đây A. H2O B. Dầu hỏa C. Dung dịch nước Clo D. Rượu Etylic Câu 35. (NB) Este là sản phẩm của phản ứng giữa A. Rượu và muối B. Axit và muối C. Rượu và gluxit D. Axit và rượu Câu 36. (VD) Hòa tan 45 gam CaCO3 vào dung dịch CH3COOH dư. Thể tích CO2 thoát ra ở đktc là A. 10,08 lít B. 13,44 lít C. 9,80 lít D. 11,86 lít Câu 37.(TH) Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều A. Glucozơ B. Chất đường C. Chất bột D. Protein Câu 38. (NB) Trong thành phần cấu tạo phân tử protein ngoài các nguyên tó C, H, O thì nhất thiết phải có A. Nitơ B. Clo C. Sắt D. Lưu huỳnh Câu 39. (TH) Để làm sạch vết dầu ăn dính vào quần áo cần
  16. A. Giặt quần áo bằng nước lạnh. B. Giặt kỹ quần áo bằng xà phòng. C. Dùng acid mạnh để tẩy. D. Giặt quần áo bằng nước muối. Câu 40. (TH) Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng,… là gì? A. Cát. B. Đá vôi. C. Đất sét. D. Đá. III. Phân môn Sinh học Câu 41. (NB) Loại nitrogenous base nào liên kết với adenine? A. Thymine B. Guanine C. Cytosine D. Adenine Câu 42. (NB) Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã? A. mRNA B. tRNA C. DNA D. Ribosome Câu 43.(TH) Một bộ ba mã hóa trên mạch mã hóa của gen là AAA. Bộ ba đối mã trên tRNA liên kết với bộ ba này trên mRNA có trình tự là A. TTT B. UUU C. AAA D. UAG Câu 44. (NB) Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là? A. Tính trạng lặn B. Tính trạng tương ứng. C. Tính trạng trung gian. D. Tính trạng trội. Câu 45. (TH) Nội dung nào sau đây không phải là của phương pháp phân tích các thế hệ lai? A. Đem lai các cặp bố mẹ không thuần chủng khác nhau về một số tính trạng B. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng ở các thế hệ sau C. Chọn các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một số tính trạng và đem lai với nhau. D. Dùng toán thống kê phân tích các số liệu, từ đó rút ra các định luật di truyền. Câu 46. (NB) NST là cấu trúc có ở A. Bên ngoài tế bào B. Trong các bào quan C. Trong nhân tế bào D. Trên màng tế bào Câu 47. (NB) Điều dưới đây đúng khi nói về tế bào sinh dưỡng của Ruồi giấm là: A. Có hai cặp NST đều có Hình que B. Có bốn cặp NST đều Hình que C. Có ba cặp NST Hình chữ V D. Có hai cặp NST Hình chữ V Câu 48. (TH) Hôn phối gần (kết hôn gần giữa những người có quan hệ huyết thống) làm suy thoái nòi giống vì: A. Làm thay đổi kiểu gen vốn có của loài B. Tạo nên tính đa dạng về kiểu hình C. Tạo ra khả năng sinh nhiều con dẫn đến thiếu điều kiện chăm sóc chúng D. Dễ làm xuất hiện các bệnh di truyền Câu 49. (VD) Tại sao không sinh con ở độ tuổi ngoài 35?
  17. A. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ bị mắc bệnh tật di truyền (như bệnh Đao) B. Khi con lớn, bố mẹ đã già không đủ cứ lực đầu tư cho con phát triển tốt C. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng D. Cả A và B Câu 50. (NB) Giải thích mối quan hệ giữa các loài, Darwin cho rằng các loài A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung. B. sinh ra cùng một thời điểm và chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên. C. biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau. D. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau. ------------Hết---------- Họ và tên thí sinh: ................................................................. Số báo danh:......................... Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:....................................................................................... Giám thị 2: ...................................................................................... MÃ KÍ HIỆU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN KHTN LỚP 9 ……………………… Năm học: 2024 - 2025 MÔN: VẬT LÝ (Hướng dẫn chấm gồm 1 trang) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Câu D B A B D B B A B B Đáp án 11 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Câu D C B A B A C D D B Đáp án 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Câu
  18. B A B C D B A B C B Đáp án 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 Câu B D B D A D A B B A Đáp án 42 43 44 45 46 47 48 49 50 Câu C B D A C D D D A Đáp án THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI TÊN FILE ĐỀ THI: 4_KHTN_PG2_TS10D_2024_DE_SO_4 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 06 TRANG. Họ và tên người ra đề thi: Nguyễn Quốc Trị Đơn vị công tác: Trường THCS Gia Phong Số điện thoại: 0947506646
  19. PHẦN KÝ XÁC NHẬN BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI THẨM ĐỊNH NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Quốc Trị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2