Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2024 có đáp án - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, Hoa Lư
lượt xem 0
download
Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2024 có đáp án - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, Hoa Lư” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2024 có đáp án - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, Hoa Lư
- PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG Năm 2024 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 60 phút (Đề thi gồm 50 câu, 06 trang) 1. MA TRẬN ĐỀ a. Phân môn Lịch sử Mức độ Vận Tổng STT CHỦ ĐỀ Nhận Thông Vận dụng số câu biết hiểu dụng (ở cấp độ cao) Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1 1 1 1945). 2 Chiến tranh lạnh (1947 - 1989). 1 1 Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 3 1 1 2 1945 đến năm 1991. Châu Á từ năm 1945 đến nay: Nhật 4 Bản, Trung Quốc, các nước Đông 1 1 2 Nam Á. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến 5 1 1 nay Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu 6 1 1 thế toàn cầu hóa Lịch sử Việt Nam từ năm 1918 đên 7 1 1 2 4 năm 1930 Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đên 8 1 1 1 3 năm 1945 Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đên 9 1 1 2 1 5 năm 1954 Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến 10 1 2 1 1 5 nay TỔNG 5 8 7 5 25 b. Phân môn Địa lí
- Mức độ Vận Tổng STT CHỦ ĐỀ Nhận Thông Vận dụng số câu biết hiểu dụng (ở cấp độ cao) 1 Dân số 1 1 2 Phân bố dân cư, các loại hình quần 2 1 1 2 cư Lao động việc làm. Chất lượng 3 2 2 cuộc sống 4 Ngành nông, lâm, thuỷ sản 2 1 3 5 Ngành công nghiệp 1 1 1 3 6 Ngành dịch vụ 1 1 Vùng Trung du và miền núi Bắc 7 1 1 Bộ 8 Vùng Đồng bằng sông Hồng 1 1 9 Vùng Bắc Trung Bộ 1 1 10 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 1 1 11 Vùng Tây Nguyên 1 1 12 Vùng Đông Nam Bộ 1 1 13 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1 1 14 Kỹ năng nhận dạng biểu đồ 2 2 15 Kỹ năng xử lí số liệu 1 1 16 Kỹ năng nhận xét bảng số liệu 1 1 2 TỔNG 5 7 8 5 25
- 2. BẢN ĐẶC TẢ a. Phân môn Lịch sử Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/Đơn vị (4) T Mức độ đánh giá Chủ đề kiến thức Vận T (3) Nhận Thông Vận (1) (2) dụng biết hiểu dụng cao 1 Lịch sử - Thông hiểu: Hiểu 1 thế giới 1. Chiến tranh được nguyên nhân thế giới thứ hai sâu xa dễn đến Chiến (1939 - 1945). tranh thế giới thứ hai. - Thông hiểu: Hiểu 1 2. Chiến tranh được mối quan hệ lạnh (1947 - của Mĩ và Liên Xô 1989). sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Nhận biết: Biết 1 được các nước tư bản Tây Âu tham gia 3. Nước Mỹ và vào khối NATO do các nước Tây Âu Mĩ đứng đầu. từ năm 1945 đến - Vận dụng: Biểu 1 năm 1991. hiện của Chiến lược toàn cầu Mĩ thực hiện ở Việt Nam. 4. Châu Á từ - Thông hiểu: Hiểu 1 năm 1945 đến được mục tiêu chính nay: Nhật Bản, của tổ chức ASEAN Trung Quốc, các - Vận dụng cao: Rút 1 nước Đông Nam ra được biến đổi Á. quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- - Nhận biết: Biết 1 5. Trật tự thế giới được chiến lược phát mới từ năm 1991 triển trọng tâm của đến nay. các nước sau Chiến tranh lạnh chấm dứt. - Vận dụng cao: Rút 1 6. Cách mạng ra được đặc điểm lớn khoa học - kĩ nhất của cuộc cách thuật và xu thế mạng khoa học - kĩ toàn cầu hóa. thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 2 Lịch sử - Nhận biết: Biết 1 Việt được giai cấp, tầng Nam lớp đã thành lập Đảng Lập hiến. - Thông hiểu: Hiểu 1 được mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời gian đầu sau Chiến tranh thế giới thứ 1. Việt Nam từ nhất. năm 1918 đên - Vận dụng: 2 năm 1930. + Xác định được sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước. + Rút ra được ý nghĩa trong hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1921-1924. 2. Việt Nam từ - Thông hiểu: Hiểu 1 năm 1930 đên được các văn kiện năm 1945. được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. - Vận dụng: Xác 1 định được sự kiện đánh dấu thời cơ cáchmạng đã xuất hiện để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- - Vận dụng cao: Rút 1 ra được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam từ 1940 đến 1945. - Nhận biết: 1 Biết được sự công nhận của Chính Phủ Pháp đối với Việt Nam theo Hiệp định Sơ bộ 06-3-1946. - Thông hiểu: Đọc 1 và hiểu được nội dung của tư liệu lịch sử. - Vận dụng: Phân 2 3. Việt Nam từ tích được các kẻ thù năm 1945 đên ở Việt Nam sau năm 1954. Cách mạng tháng Tám và xác định kẻ thù nguy hiểm nhất. - Vận dụng cao: 1 Phân tích được vị trí của các thắng lợi lớn trong kháng chiến chống thực dân Pháp và rút ra được chiến thắng có vị trí quan trọng nhất. 4. Việt Nam từ - Nhận biết: Biết 1 năm 1954 đến được đường lối đổi nay. mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra tại đại hội nào. - Thông hiểu: 2 Hiểu được nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của nước ta sau Đại thắng mùa Xuân 1975. Hiểu và xác định được sự kiện đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. - Vận dụng: Lí giải 1
- được vì sao Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chiến lược đầu tiên cho chiến dịch giải phóng miền Nam. - Vận dụng cao: Rút 1 ra được điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ ở Việt Nam. Số câu 5 8 7 5 Điểm 1,0 1,6 1,4 1,0 Tỉ lệ % 10% 16% 14% 10% b. Phân môn Địa lí Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/Đơn vị (4) T Mức độ đánh giá Chủ đề kiến thức Vận T (3) Nhận Thông Vận (1) (2) dụng biết hiểu dụng cao 1 Địa lí - Nhận biết: Biết 1 dân cư được trung bình mỗi Việt năm, dân số nước ta Nam tăng thêm khoảng 1 1. Dân số triệu người. - Thông hiểu: Biết 1 được nơi phân bố của các dân tộc thiểu số ở nước ta. - Nhận biết: Biết 1 được vùng có mật độ dân số thấp nhất 2. Phân bố dân nước ta. cư, các loại hình - Vận dụng: quần cư 1 + So sánh được tỉ lệ dân nông thôn và thành thị. 3. Lao động việc - Vận dụng: làm. Chất lượng + Đưa ra được 2 cuộc sống hướng giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nước ta. + Đề xuất được biện
- pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta. 2 Địa lí - Vận dụng: 2 các + Biết được tác động ngành chủ yếu đến sự đa kinh tế dạng của đối tượng Việt thủy sản nuôi trồng ở Nam nước ta hiện nay. + Biết được yếu tố khí hậu làm cho cây cối xanh quanh năm, 1. Ngành nông, sinh trưởng và phát lâm, thuỷ sản triển nhanh ở nước ta. - Vận dụng cao: 1 Biết được biện pháp quan trọng nhất để vừa tăng sản lượng thủy sản khai thác vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản. - Nhận biết: Biết 1 được nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất cả nước. - Thông hiểu: Biết 1 được vai trò của 2. Ngành công công nghiệp xanh. nghiệp - Vận dụng cao: 1 Biết được điểm giống nhau về công nghiệp của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. - Thông hiểu: Biết được đặc điểm của 3. Ngành dịch vụ 1 ngành giao thông vận tải nước ta. 3 Sự phân - Thông hiểu: Biết hoá lãnh 1. Vùng Trung được nguyên nhân thổ du và miền núi Trung du và miền 1 Bắc Bộ núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn. 2. Vùng Đồng - Thông hiểu: Biết 1 bằng sông Hồng được yếu tố quan trọng nhất giúp
- Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực lớn ở nước ta. - Vận dụng: Biết được nguyên nhân 3. Vùng Bắc làm cho du lịch trở 1 Trung Bộ thành thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ. - Vận dụng: Biết được giải pháp để 4. Vùng Duyên hạn chế tác hại của hải Nam Trung 1 thiên tai ở vùng Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ. - Vận dụng cao: Biết được thuận lợi 5. Vùng Tây của mùa khô với sản 1 Nguyên xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên. - Vận dụng cao: Biết được vấn đề có ý nghĩa hàng đầu 6. Vùng Đông trong việc đẩy mạnh 1 Nam Bộ thâm canh cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ. - Thông hiểu: Biết được nguyên nhân 7. Vùng Đồng chủ động sống chung bằng sông Cửu 1 với lũ của Đồng Long bằng sông Cửu Long. 4 Các kĩ 1. Kỹ năng nhận - Nhận biết: Từ năng địa dạng biểu đồ bảng số liệu đã cho 2 lí chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất. 2. Kỹ năng xử lí - Vận dụng: Tính 1 số liệu được năng suất lúa. 3. Kỹ năng nhận - Thông hiểu: Dựa 1 xét bảng số liệu vào bảng số liệu chọn nhận xét đúng. - Vận dụng cao: 1 Dựa vào bảng số liệu tính toán để chọn nhận xét đúng nhất. Số câu 5 7 8 5 Điểm 1,0 1,4 1,6 1,0 Tỉ lệ % 10% 14% 16% 10%
- 3. BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
- Tổng % Cấp độ tư duy điểm TT Năng lực Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao PHÂN MÔN LỊCH SỬ Tìm hiểu lịch Câu: 1 10% sử 3,7,9,16,21 Nhận thức Câu: 2 và tư duy 1,2,5,10,13, 16% lịch sử 17,22,23 Vận dụng Câu: Câu: 6,8,15, 3 kiến thức, kĩ 4,11,12,14, 24% 20,25 năng 18,19,24 Số câu 5 8 7 5 25 5,0 Điểm (Tỉ lệ %) 1,0 (10%) 1,6 (16%) 1,4 (14%) 1,0 (10%) (50%) PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Câu: Tìm hiểu địa 1 26,28,35,46, 10% lí 47 Nhận thức Câu: 2 và tư duy địa 27,36,38, 14% lí 39,40,45,49 Vận dụng Câu: Câu: 3 kiến thức, kĩ 29,30,31,32, 34,37,43,44, 26% năng 33,41,42,48 50 Số câu 5 7 8 5 25 5,0 Điểm (Tỉ lệ %) 1,0 (10%) 1,4 (14%) 1,6 (16%) 1,0 (10%) (50%) Số câu 10 15 15 10 50 Tổng Điểm 10,0 2,0 (20%) 3,0 (30%) 3,0 (30%) 2,0 (20%) (Tỉ lệ %) (100%) PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG Năm 2024
- MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 60 phút (Đề thi gồm 50 câu, 06 trang) Câu 1. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì? A. Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ chủ nghĩa phát xít của các nước Anh, Pháp, Mĩ. B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. C. Tác động của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới (1929 - 1933). D. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước đế quốc. Câu 2. Quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. đồng minh. B. đối đầu. C. hợp tác kinh tế. D. hợp tác toàn diện. Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản Tây Âu đã tham gia vào tổ chức quân sự nào do Mĩ đứng đầu? A. Tổ chức hiệp ước Vacsava. (VACSAVA). B. Liên minh châu Âu (EU). C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). D. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Câu 4. Biểu hiện của “Chiến lược toàn cầu” Mỹ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975 là gì? A. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. Thực hiện trừng phạt kinh tế Việt Nam. C. Lôi kéo Việt Nam tham gia khối quân sự Đông Nam Á (SEATO). D. Giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học. Câu 5. Tuyên bố Băng Cốc, ngày 8/8/1967 đã xác định tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là A. duy trì hoà bình và an ninh thế giới. B. xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự. C. thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa. D. bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước trong khu vực. Câu 6. Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. trở thành các quốc gia độc lập. B. đều tham gia tổ chức ASEAN. C. nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. D. ngày càng mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác với tổ chức Liên minh châu Âu (EU). Câu 7. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển với trọng tâm là về lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Quân sự. Câu 8. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ. D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất. Câu 9. Đảng Lập hiến được thành lập tại Sài Gòn năm 1923 là tổ chức của giai cấp, tầng lớp nào? A. Tiểu tư sản trí thức. B. Tư sản và đại địa chủ. C. Tư sản dân tộc. D. Công nhân.
- Câu 10. Phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1919 -1924 đấu tranh với mục tiêu chủ yếu là gì? A. Đòi quyền lợi kinh tế. B. Đòi quyền lợi chính trị. C. Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị. D. Đấu tranh giải phóng dân tộc. Câu 11. Sự kiện nào sau đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản? A. Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai (6-1919). B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920). C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925). D. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin (7-1920). Câu 12. Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1921 - 1924 có ý nghĩa gì? A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản. B. Bước đầu chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Trực tiếp chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 13. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành A. Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng. B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. C. đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội đầu tiên. D. đường lối xây dựng đất nước trong thời kì quá độ. Câu 14. Sự kiện đánh dấu thời cơ cách mạng đã xuất hiện để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước là A. Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương (3/1945). B. Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện (5/1945). C. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8/1945). D. Liên Xô tuyên chiến và đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật (8/1945). Câu 15. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam những năm 1940 - 1945 là mâu thuẫn giữa A. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. B. giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến. C. toàn thể nhân dân Việt Nam với Pháp, Nhật và tay sai. D. toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. Câu 16. Theo Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946), Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia A. tự do. B. tự trị. C. tự chủ. D. độc lập. Câu 17. Cho đoạn tư liệu sau: “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! ...Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc...” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, sđd, tr.534) Đoạn tư liệu trên là nội dung được trích trong văn kiện nào? A. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12 - 12 - 1946). B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 - 12 - 1946). C. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9 - 1947).
- D. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. (12 - 03 - 1946). Câu 18. Kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. Pháp. B. Anh. C. Trung Hoa Dân Quốc. D. Mĩ. Câu 19. Chiến thắng quân sự nào đã làm phá sản hoàn toàn Kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ ở Đông Dương? A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. C. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 20. Nguyên nhân quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Việt Nam là A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc. C. tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. D. sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác. Câu 21. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra tại đại hội nào? A. Đại hội V. B. Đại hội VI. C. Đại hội VII. D. Đại hội VIII. Câu 22. Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là A. khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế. B. ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam. C. thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. mở rộng quan hệ và giao lưu với các nước. Câu 23. Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. Phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960). B. Chiến thắng Ấp Bắc - Mỹ Tho (1963). C. Chiến thắng Vạn Tường - Quảng Ngãi (1965). D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). Câu 24. Vì sao Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chiến lược đầu tiên cho chiến dịch giải phóng miền Nam? A. Chiếm được Tây Nguyên sẽ cắt đôi miền Nam. B. Tây Nguyên là căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ - Ngụy ở miền Nam. C. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, địch tập trung lực lượng mạnh. D. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, nhưng địch tập trung lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở. Câu 25. Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ ở Việt Nam là gì? A. Sử dụng lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu. B. Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu. C. Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. D. Thực hiện cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”. Câu 26. Trung bình mỗi năm, dân số nước ta tăng thêm khoảng A. 1 triệu người. B. 2 triệu người. C. 3 triệu người. D. 4 triệu người.
- Câu 27. Nhận xét nào sau đây không đúng về nơi phân bố của các dân tộc thiểu số ở nước ta? A. Vùng thượng nguồn của các dòng sông. B. Chủ yếu ở các vùng đồng bằng và duyên hải. C. Nơi có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. D. Nơi có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên. Câu 28. Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ. Câu 29. Tính đến năm 2021, tỉ lệ dân nông thôn hơn tỉ lệ dân thành thị là A. 24,9%. B. 27,9%. C. 25,8%. D. 26,8%. Câu 30. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nước ta, hướng nào dưới đây đạt hiệu quả cao nhất? A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. C. Phát triển kinh tế, chú trọng ngành dịch vụ. D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Câu 31. Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta là A. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. B. phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước. C. xuất khẩu lao động. D. chuyển một số nhà máy từ thành thị về nông thôn. Câu 32. Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay? A. Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm. B. Nhu cầu khác nhau của các thị trường. C. Diện tích mặt nước được mở rộng thêm. D. Điều kiện nuôi khác nhau ở các cơ sở. Câu 33. Yếu tố khí hậu làm cho cây cối xanh quanh năm, sinh trưởng và phát triển nhanh ở nước ta là A. nắng nhiều, nhiệt độ cao. B. mưa nhiều, ẩm cao. C. nguồn nhiệt ẩm dồi dào. D. nhiều ánh sáng, giàu ôxi. Câu 34. Biện pháp nào là quan trọng nhất để vừa tăng sản lượng thủy sản khai thác vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản? A. Tăng cường và hiện đại hóa các phương tiện đánh bắt. B. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. C. Hiện đại hóa các phương tiện, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. D. Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến. Câu 35. Hiện nay, nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất cả nước là A. Hòa Bình. B. Sơn La. C. Trị An. D. Thác Bà. Câu 36. Nhận định nào dưới đây không đúng về vai trò của công nghiệp xanh? A. Giúp tái sử dụng các chất thải. B. Đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững. C. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng. D. Bảo vệ môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu,... Câu 37. Điểm giống nhau về công nghiệp của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là A. ít phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
- B. là trung tâm công nghiệp hóa chất lớn nhất cả nước. C. phát triển mạnh ngành công nghiệp năng lượng. D. giá trị sản xuất công nghiệp cao, cơ cấu ngành đa dạng. Câu 38. Nhận định nào sau đây không chính xác về ngành giao thông vận tải nước ta? A. Đường ô tô là loại hình giao thông quan trọng nhất ở nước ta. B. Đường hàng không là ngành trẻ nhưng phát triển với tốc độ nhanh. C. Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tăng rất nhanh. D. Mạng lưới đường sắt phân bố rộng khắp trong cả nước. Câu 39. Vì sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn? A. Hệ thống sông ngòi dày đặc. B. Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều. C. Hệ thống sông ngòi dày đặc, địa hình chia cắt mạnh. D. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa. Câu 40. Yếu tố quan trọng nhất giúp Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực lớn ở nước ta là A. khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. đất phù sa màu mỡ. C. vị trí thuận lợi. D. thị trường tiêu thụ lớn. Câu 41. Nguyên nhân làm cho du lịch trở thành thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ là A. vùng có tài nguyên du lịch hấp dẫn. B. nhu cầu du lịch của người dân tăng cao. C. cơ sở hạ tầng du lịch phát triển. D. xu thế phát triển nền kinh tế mở. Câu 42. Để hạn chế tác hại của thiên tai ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, giải pháp mang tính bền vững đang được nhà nước đầu tư là A. thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. B. xây dựng các hồ chứa nước. C. sử dụng các giống tự nhiên có khả năng chịu hạn. D. trồng rừng phòng hộ. Câu 43. Thuận lợi của mùa khô với sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là A. thời tiết khô ráo dễ dàng chăm sóc cây trồng. B. phơi, sấy nông sản. C. dễ dàng vận chuyển giống cây trồng. D. nâng cao năng suất cây trồng. Câu 44. Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là A. giống cây B. thị trường. C. vốn đầu tư. D. thủy lợi. Câu 45. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện phương hướng “chủ động sống chung với lũ” là do A. đặc trưng văn hóa gắn với sông nước. B. khai thác các giá trị kinh tế do lũ mang lại. C. dọc 2 bên bờ sông có nhiều nhà máy, xí nghiệp. D. lũ lên nhanh, đột ngột và thất thường. Câu 46. Cho bảng số liệu sau: Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1989 - 2021 Năm 1989 1999 2009 2021 Số dân (triệu người) 64,4 76,5 86,0 98,5 Tỉ lệ tăng dân số (%) 2,10 1,51 1,06 0,94 Theo bảng số liệu trên, dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1989 - 2021 là A. cột ghép. B. đường.
- C. kết hợp cột và đường. D. miền. Câu 47. Cho bảng số liệu sau: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta qua các năm (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 2010 2015 2019 2021 Xuất khẩu 72,2 162 264,3 336,2 Nhập khẩu 84,8 165,8 253,7 333 Theo bảng số liệu trên, dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 - 2021 là A. tròn. B. đường. C. miền. D. cột. Câu 48. Năm 2021, diện tích lúa của cả nước đạt 7.238,8 nghìn ha, sản lượng lúa đạt 43.852,6 nghìn tấn. Vậy năng suất lúa của nước ta là A. 60,6 tạ/ha. B. 6,06 tạ/ha. C. 61,5 tạ/ha. D. 62,2 tạ/ha. Câu 49. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2021 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2010 2015 2021 Khai thác 707,0 913,6 1167,9 Nuôi trồng 80,8 86,5 101,3 Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là đúng về sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2021? A. Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng tăng đều nhau. B. Sản lượng thủy sản khai thác tăng nhiều hơn nuôi trồng. C. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm, liên tục. D. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh, liên tục. Câu 50. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta giai đoạn 2005 - 2021 Năm 2005 2010 2015 2021 Sản phẩm Sợi (triệu tấn) 0,2 0,8 1,9 3,5 2 Vải (triệu m ) 560,8 1.176,9 1.525,6 2.520,7 Quần áo (triệu cái) 1.156,4 2.604,5 4.320,0 5.539,5 Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là đúng nhất? A. Sản lượng các sản phẩm đều tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng như nhau. B. Sợi tăng nhanh nhất, sau đó đến vải, quần áo tăng chậm nhất. C. Sợi tăng nhanh nhất, sau đó đến quần áo, vải tăng chậm nhất. D. Vải tăng nhanh nhất, sau đó đến quần áo, sợi tăng chậm nhất. ----------Hết----------
- PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ Năm 2024 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang) I. ĐÁP ÁN Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 26 A 2 B 27 B 3 D 28 B 4 A 29 C 5 C 30 C 6 A 31 A 7 C 32 B 8 A 33 C 9 B 34 C 10 A 35 B 11 D 36 B 12 B 37 D 13 B 38 D 14 C 39 C 15 C 40 B 16 A 41 A 17 B 42 D 18 A 43 B 19 D 44 D 20 A 45 B 21 B 46 C 22 C 47 C 23 A 48 A 24 D 49 B 25 C 50 C
- II. TÓM TẮT LỜI GIẢI Câu 1. Mức độ thông hiểu, đáp án B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 2. Mức độ thông hiểu, đáp án B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mỹ cùng các nước tư bản Tây Âu chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu. Câu 3. Mức độ nhận biết, đáp án D. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mỹ, tham gia vào khối NATO. Câu 4. Mức độ vận dụng, đáp án A. Biểu hiện của “chiến lược toàn cầu” của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1954-1975 là tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam. Câu 5. Mức độ thông hiểu, đáp án C. Tuyên bố Băng Cốc, ngày 8/8/1967 đã xác định tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là: Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển kinh tế văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác... Câu 6. Mức độ vận dụng cao, đáp án A. Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu - Mĩ sau chiến tranh các nước này đã giành lại được nền độc lập. Câu 7. Mức độ nhận biết, đáp án B.
- Sau Chiến tranh lạnh, các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. Các nước đẩy mạnh sản xuất và tích cực tham gia các liên minh kinh tế khu vực để cùng hợp tác và phát triển như: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),. .. Câu 8. Mức độ vận dụng cao, đáp án A. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vì mọi phát minh từ kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học mở đường cho kĩ thuật, ...do đó khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 9. Mức độ nhận biết, đáp án B. Đảng Lập hiến được do một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam kì (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long ,..) thành lập năm 1923 để tập hợp lực lượng, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân nhằm gây áp lực với thực dân Pháp. Câu 10. Mức độ thông hiểu, đáp án A. Phong trào công nhân trong những năm 1919 -1924 đấu tranh với mục tiêu chủ yếu là đòi quyền lợi kinh tế như bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm ... Câu 11. Mức độ vận dụng, đáp án D. Sự kiện tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản. Câu 12. Mức độ vận dụng, đáp án B. Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1921 - 1924 đã bước đầu chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 13. Mức độ thông hiểu, đáp án B. Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đã đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam. Câu 14. Mức độ vận dụng, đáp án C. Ngày 15- 8-1945, quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chỉnh phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mạng cực độ, thời cơ Tổng khởi nghĩa đã đến. Câu 15. Mức độ vận dụng cao, đáp án C. Từ tháng 9 - 1940, phát xít Nhật đã vào Việt Nam. Nhật - Pháp câu kết với nhau cùng bóc lột nhân dân Việt Nam. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với Nhật - Pháp và tay sai càng trở nên gay gắt. Câu 16. Mức độ nhận biết, đáp án A. Theo Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946), Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Câu 17. Mức độ thông hiểu, đáp án B. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! ...Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc...” Câu 18. Mức độ vận dụng, đáp án A. Kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (1945) là thực dân Pháp. Vì quân Pháp đã nổ súng chính thức xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Còn Anh và Trung Hoa Dân Quốc dưới danh nghĩa quân Đồng minh nên không thể lộ mặt mà chỉ có thể ngầm phá hoại. Mĩ thì chỉ dùng áp lực từ xa để điều khiển Trung Hoa Dân Quốc hành động với vấn đề Việt Nam.
- Câu 19. Mức độ vận dụng, đáp án D. Trong các chiến thắng quân sự lớn có ý nghĩa chiến lược của Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Chiến thắng quân sự đã làm phá sản hoàn toàn Kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ ở Đông Dương là chiên thắng Điện Biên Phủ. Câu 20. Mức độ vận dụng cao, đáp án A. Nguyên nhân quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Việt Nam là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì nhờ có đường lối đúng đắn, sáng tạo đã dẫn đến những thắng lợi liên tiếp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Câu 21. Mức độ nhận biết, đáp án B. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6-1991), Đại hội VIII (6-1996) và Đại hội IX (4-2001). Câu 22. Mức độ thông hiểu, đáp án C. Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta sau nắm 1975 là thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 23. Mức độ thông hiểu, đáp án A. Sự kiện đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là phong trào "Đồng khởi". Câu 24. Mức độ vận dụng, đáp án D. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng cả ta và địch đều cố nắm giữ, nhưng do nhận định sai hướng tiến công của ta nên địch tập trung ở đây lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở. Căn cứ vào đó Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chiến lược đầu tiên cho chiến dịch giải phóng miền Nam. Câu 25. Mức độ vận dụng cao, đáp án C. Sau năm 1954, Mĩ thực hiện hàng loạt các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới đều nhằm mục đích biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Câu 26. Mức độ nhận biết, đáp án A. Do quy mô dân số đông nên mỗi năm, dân số nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu người. Câu 27. Mức độ thông hiểu, đáp án B. Các dân tộc thiểu số sinh sông chủ yếu ở vùng đồi núi và cao nguyên. Câu 28. Mức độ nhận biết, đáp án B. Năm 2021, mật độ dân số nước ta là 297 người/km 2, cao gấp 5 lần mức trung bình thế giới và có sự chênh lệch giữa các vùng. Tây Bắc là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước 84 người/km2. Câu 29. Mức độ vận dụng, đáp án C. Tính đến năm 2021, tỉ lệ dân nông thôn là 62,9%, tỉ lệ dân thành thị là 37,1%. Vậy tỉ lệ dân nông thôn hơn tỉ lệ dân thành thị là 25,8%. Câu 30. Mức độ vận dụng, đáp án C. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nước ta, hướng giải quyết hiệu quả cao nhất là phát triển kinh tế, đặc biệt chú trọng ngành dịch vụ để tạo ra nhiều việc làm cho lao động. Câu 31. Mức độ vận dụng, đáp án A. Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta là đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn (như sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề thủ công, các hoạt động dịch vụ…) để tận dụng tốt thời gian nông nhàn của nông dân, giải quyết việc làm cho lao động.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p | 1866 | 112
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p | 570 | 46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2015-2016 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
6 p | 331 | 41
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang
4 p | 849 | 28
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
4 p | 480 | 25
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Tiếng Anh có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
8 p | 285 | 20
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Kạn
6 p | 549 | 18
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội
1 p | 213 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p | 286 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p | 208 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
5 p | 157 | 11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016-2017 môn Toán - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 96 | 10
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Định
3 p | 315 | 9
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Đề chung)
5 p | 87 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p | 146 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nam
5 p | 79 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
5 p | 67 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
6 p | 60 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn