intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Mỹ, Hoa Lư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Mỹ, Hoa Lư" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Mỹ, Hoa Lư

  1. PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS NINH MỸ Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút Hình thức: Tự luận I. MA TRẬN ĐỀ Mức độ nhận Tổng % điểm Nội thức dung/đ TT Kĩ năng Vận ơn vị Nhận Thông Vận dụng kĩ năng biết hiểu dụng cao (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) Đọc Văn bản hiểu văn học: 2 1 1 0 4 1 Truyện hiện đại 20% 10% 10% 0% 40% 2 Viết Viết đoạn nghị luận văn học: phân tích đặc điểm 1 nhân vật qua đoạn trích ở phần đọc hiểu. 0% 5% 5% 10% 20% Viết Bài 1 văn nghị luận xã hội: trách nhiệm của tuổi trẻ với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
  2. tộc. 0% 15% 15% 10% 40% Tỉ lệ % 20% 30% 30% 20% 100% II. BẢN ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận Kĩ Mức độ TT Đơn vị kiến thức/ kĩ năng thức năng đánh giá Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao I ĐỌC Văn bản Nhận 2 1 1 HIỂU nghị biết: luận - Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị
  3. luận. - Nhận biết được sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong văn bản. Thông hiểu: - Nêu được nội dung bao quát của văn bản. - Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng. - Lí giải được vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng;
  4. vai trò của luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. - Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách trình bày chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết). - Phân biệt được tác dụng của các phép biến đổi và mở
  5. rộng cấu trúc câu; tác dụng của các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn trong văn bản nghị luận. Vận dụng: - Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội. - Hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong văn
  6. bản, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau. - Nhận xét, đánh giá tính chất đúng/sa i của vấn đề đặt ra trong văn bản nghị luận. II VIẾT 1. Viết Thông 1* 1* 1* đoạn hiểu: văn - Triển nghị khai vấn luận đề nghị văn học luận (khoảng thành 200 luận chữ) điểm phù hợp. Phân tích được những đặc trưng thể loại của văn bản (hình ảnh, từ ngữ, nhân vật trữ tình, cảm xúc chủ đạo…
  7. của thơ; tình huống truyện, nghệ thuật trần thuật, nhân vật, cốt truyện … của truyện). - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học
  8. rút ra từ tác phẩm/đ oạn trích. - Thể hiện được sự đồng tình/khô ng đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm/đ oạn trích). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của vấn đề nghị luận. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. 2. Viết Thông 1* 1* 1* bài văn hiểu: nghị - Hiểu
  9. luận xã và triển hội khai vấn (khoảng đề nghị 500 luận chữ) thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận; lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Biết
  10. huy động vốn trải nghiệm, kiến thức xã hội của bản thân để tạo lập được một văn bản nghị luận xã hội hoàn chỉnh theo yêu cầu. - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng
  11. kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Cách trình bày mạch lạc, luận điểm rõ ràng, văn phong trong sáng, cách viết sáng tạo thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. Tổng 2 3* 3* số câu 2* Tỉ lệ % 20% 30% 30% 20% Tỉ lệ chung 50% 50%
  12. III. BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY TT Thà Cấp độ tư duy nh Mạc Vận Nhậ Thô Vận phầ h dụn Số n ng dụn n nội g câu biết hiểu g năn dun cao g g Số Số Số Số Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tổng % Tỉ lệ lực câu câu câu câu Năn Văn g bản I 4 2 20% 1 10% 1 10% 0 0% 40% lực đọc đọc hiểu Đoạ n văn nghị 1 0% 5% 5% 10% 20% luận Năn văn g II học lực Bài viết văn nghị 1 0% 15% 15% 10% 40% luận xã hội Tỉ lệ 20% 30% 30% 20% 100% % Tổng 6 100%
  13. PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS NINH MỸ Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 02 phần, trong 02 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: BẦU TRỜI CỦA NGƯỜI CHA Bữa cơm tối của người cha tàn tật thường kéo dài đến hai tiếng đồng hồ. My vừa cho cha ăn vừa dỗ dành ông như dỗ một đứa trẻ ốm yếu. Thời gian đầu, cứ mỗi khi bón cơm cho cha My lại khóc. Người cha cũng khóc không thành tiếng. Hai năm trở lại đây cô không khóc nữa. Thay vào đó, cô nhí nhảnh kể cho cha cô nghe những chuyện đại loại như cây hoa trà ông trồng giờ đang trổ nụ, những chậu xương rồng nhiều loại của ông mọc thêm rất nhiều nhánh, hay buổi sáng nào đó trong vườn nhà xuất hiện một con chim lạ, giọng con chim rất trong và mảnh như tơ nhện. Cô cứ kể những chuyện như thể cho tới khi người cha ăn xong thìa com cuối cùng. Đặt cái bát sang một bên, và lúc nào ngay sau đó cô cũng nói với người cha: “Ba đã hoàn thành nhiệm vụ. Con quyết định tặng huân chương cho ba”. Người cha cổ ngước mắt nhìn con và cười. Và chỉ có cô mới biết là ông đang cười. (Lược một đoạn: Ở góc phòng cạnh cửa sổ mở ra vườn, tấm toan trắng hắt sáng mờ mờ). My lần từng bước trong bóng tối đến trước giá vẽ và ngồi xuống. Nhưng mỗi lần vẽ xong cô lại càng thấy thất vọng hơn. Và cũng đã bao nhiêu lần cô gục khóc trên giá vẽ. Cô khóc không phải vì sự thất bại trong nghệ thuật. Nói đúng hơn, chưa bao giờ cô đeo đuổi một thành công nào đó trong nghệ thuật. Cô chỉ vẽ như
  14. cô cần phải vẽ. Cô khóc về sự bất lực trong tình yêu của cô đối với người cha bệnh tật. Cha cô vốn là một phi công lái máy bay quân sự trong chiến tranh. Sau giải phóng ông chuyển sang lái máy bay dân sự. Sau mỗi chuyến bay trở về, ông say đắm kể cho mẹ con cô nghe về những vùng trời ông đã đi qua. Nhiều đêm, những câu chuyện của người cha đã đưa cô đến những vùng trời ấy trong giấc mơ. Cô gặp những đứa bé trong suốt vừa bay vừa hát bên những bông hoa lạ. - “Hoa này là hoa gì, bạn nhỉ?”, cô hỏi. - “Hoa Anh My”, những đứa bé đồng thanh nói như hát. - “Ôi! Cùng tên với mình đấy - Cô thích thú kêu lên - Thể những con chim vàng óng kia là chim gì?”. - “Chim Tao Linh đấy”. My định hỏi tiếp một câu thì chợt nghe một tiếng nổ. Những đứa bé vụt biến mất. My tỉnh giấc. Ngọn đèn ngủ vẫn tỏa ánh xanh nhạt trong nhà. Qua màn, My nhìn thấy ba mẹ cô đang ngồi quay ra cửa. Trên nền nhà có những mảnh cốc vỡ. (Lược một đoạn: Nhưng vào những buổi hoàng hôn, ông thường ngồi im lặng trên chiếc ghế bành bọc vải nhung nhìn qua cửa sổ) Khi My vừa kết thúc năm học cuối cùng thì cha cô bị tai nạn giao thông và bị liệt nửa người. Biết bệnh tình của người cha khó có thể hồi phục. My quyết định ngừng xin việc làm. Cô mở lớp dạy vẽ và tiếng Anh cho bọn trẻ con cùng phố để kiêm tiên sinh sống và tiện có thời gian chăm sóc cha. Khi bóng tối đã trùm kín căn phòng thì người cha thì thầm: “Vùng trời... vùng trời, cha muốn trở lại... vùng trời”. Những lúc ấy, giọng người cha lạ lùng và xa xăm. Cô cảm thấy rùng mình và thương cha vô hạn. Một đêm trong căn phòng của cô đầy mùi thuốc vẽ, trong đầu cô lóe lên ý nghĩ mang lại cho người cha vùng trời của ông về trên toan. Sau ý nghĩ ấy, cô lao vào giá vẽ. Cô vẽ trong sự hoảng sợ mộng mị và mơ hồ về người cha. Và suốt hơn một năm qua cô đã vẽ, đã thất vọng và đã khóc.... (Trích truyện ngắn Bầu trời của người cha - Nguyễn Quang Thiều) Chú thích: Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957) là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam. Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí và tham gia lĩnh vực báo chí. Truyện ngắn “Bầu trời của người cha” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Quang Thiều viết về tình cảm gia đinh. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn trích truyện “Bầu trời của người cha” được kể ở ngôi thứ mấy? Câu 2. Tóm tắt những sự việc chính trong đoạn truyện trên. Câu 3. Sau nghe tiếng thì thầm của ba “Vùng trời... vùng trời, cha muốn trở lại... vùng trời” My đã lao vào vẽ và khóc. Hành động ấy của My thể hiện điều gì? Câu 4. Bài học ý nghĩa nhất em rút ra qua văn bản trên là gì? II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tình cảm của My đối với cha trong đoạn trích truyện dẫn ở phần Đọc - hiểu. Câu 2. (4,0 điểm) Trong thời đại giao lưu hội nhập quốc tế, bên cạnh việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa tiến bộ trên thế giới chúng ta cần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
  15. Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) nêu suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. ----- Hết ----- PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH TRƯỜNG THCS NINH MỸ VÀO LỚP 10 THPT Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Truyện Bầu trời 1,0 của người cha được kể ở ngôi thứ ba. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm 2 Những sự việc 1,0 chính trong đoạn truyện trên.
  16. - Cha My từng là phi công lái máy bay, hay kể cho My nghe về những vùng trời ông đã qua. - Biến cố gia đình xảy ra cha mẹ em cãi nhau sau đó chia tay nhau. Một thời gian sau tai nạn xảy ra, cha My bị bại liệt phải ngồi xe lăn. - Biết bệnh tình của người cha khó có thể hồi phục. My quyết định ngừng xin việc làm. Cô mở lớp dạy vẽ và tiếng Anh cho bọn trẻ con cùng phố để kiếm tiền sinh sống và tiện có thời gian chăm sóc cha. - Hiểu được mong muốn, khát khao của cha My đã lao vào vẽ trong sự hoảng sợ mộng mị và mơ hồ về người cha. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 4 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 3 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt
  17. tương đương: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 3 My lao vào vẽ và 1,0 đã khóc vì: - Muốn mang lại cho người cha vùng trời của ông; - Biểu hiện sự bất lực trước thực tại nghiệt ngã, tình yêu cha sâu sắc mãnh liệt... Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý trên hoặc trả lời được cả 2 ý nhưng diễn đạt không mạch lạc: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 4 Bài học ý nghĩa 1,0 nhất rút ra qua văn bản: Học sinh có thể rút ra những bài học khác nhau, tuy nhiên cần có căn cứ từ văn bản, không suy diễn thiếu cơ sở, không
  18. vi phạm những chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Gợi ý: - Học cách mở lòng để yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu cho người khác. - Không ngừng nuôi dưỡng ước mơ vươn lên trong cuộc sống. - Thấu hiểu được sự hy sinh và ý nghĩa của gia đình từ đó cần sống có trách nghiệm với cha mẹ. … Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được từ 01 bài học hợp lí, thuyết phục: 1,0 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời lạc đề hoàn toàn: không cho điểm. II VIẾT 6,0 1 Viết đoạn văn 2,0 nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tình cảm của My đối với cha trong đoạn trích truyện Bầu trời của người cha (Nguyễn Quang Thiều). a. Xác định được 0,25 yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn - Hình thức: một đoạn văn, thí sinh có thể trình bày
  19. đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. - Dung lượng: khoảng 200 chữ b. Xác định đúng 0,25 vấn đề cần nghị luận: Tình cảm của My đối với cha trong đoạn trích truyện Bầu trời của người cha (Nguyễn Quang Thiều). c. Đề xuất được 0,5 hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + My chăm sóc cha ân cần, chu đáo: My vừa cho cha ăn vừa dỗ dành ông như dỗ một đứa trẻ ốm yếu. + Những ngày đầu vừa cho cha ăn My vừa khóc nhưng sau đó cô mạnh mẽ, vững vàng không khóc nữa và trở thành chỗ dựa cho cha + My quyết định ngừng xin việc làm. Cô mở lớp dạy vẽ và tiếng Anh cho bọn trẻ con cùng phố để kiếm tiền sinh sống và tiện có
  20. thời gian chăm sóc cha. + Hiểu được mong muốn khát khao của cha là tiếp tục được đi đến những vùng trời My đã miệt mài vẽ bức tranh để tặng cha. => My là một người con hiếu thảo có tình yêu thương cha thật sâu sắc và vô cùng cảm động. d. Viết đoạn văn 0,5 đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Tình cảm của My đối với cha trong đoạn trích truyện Bầu trời của người cha (Nguyễn Quang Thiều). - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; biết phân tích các dẫn chứng trong văn bản để làm sáng tỏ cho lập luận. đ. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2