intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

đề Trắc nghiệm sinh học đề số 03

Chia sẻ: Nguyễn Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

69
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'đề trắc nghiệm sinh học đề số 03', tài liệu phổ thông, sinh học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: đề Trắc nghiệm sinh học đề số 03

  1. đề Trắc nghiệm sinh học (Gồm 40 câu hỏi) đề số 03: Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 1. Trong 2 loại đột biến trội và lặn, loại đột biến có vai trò quan trọng hơn trong tiến hóa là: A. Đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng và sẽ tràn lan trong quần thể nhờ quá trình giao phối B. Đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng và không di truyền được C. Đột biến trội , vì nó là nguồn nguyên liệu chủ yếu D. Đột biến trội , vì nó biểu hiện ngay ra kiểu hình trong đời cá thể 2. Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm ở người có số lượng NST là: A. 3 B. 45 C. 49 D. 47
  2. 3. Mức phản ứng của cơ thể được qui định bởi: A. Điều kiện môi trường B. Thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cơ thể C. Phản ứng của kiểu gen trước môi trường D. Kiểu gen của cơ thể 4. Cơ chế phát sinh thể một nhiễm và thể ba nhiễm liên quan đến sự không phân li của: A. 2 cặp NST B. 3 cặp NST C. 1 cặp NST ở thể một nhiễm và 3 cặp NST ở thể ba nhiễm D. 1 cặp NST 5. Thường biến có tính chất: A. Xuất hiện ngẫu nhiên ở từng cá thể, tương ứng với điều kiện môi trường B. Không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền C. Xuất hiện đồng loạt, phổ biến, theo hướng xác định D. Xuất hiện lẻ tẻ, gián đoạn , vô hướng
  3. 6. Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là: A. Đột biến sôma. B. Đột biến tiền phôi. C. Đột biến trong hợp tử. D. Đột biến giao tử. 7. Dạng đột biến cấu trúc NST gây hậu quả lớn nhất là: A. Lặp đoạn NST B. Mất đoạn NST C. Chuyển đoạn nhỏ NST D. Đảo đoạn NST 8. Đột biến gen là: A. Biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến 1 hoặc 1 vài cặp nuclêôtit, xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử ADN B. ADN bị đứt đoạn, mất hoặc thay thế, đảo vị trí một vài cặp nuclêôtit C. Biến đổi trong cấu trúc của gen, không quan sát được ở kính hiển vi
  4. D. Là loại đột biến xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử ADN 9. Thể đột biến là: A. Những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào mang đột biến B. Trạng thái cơ thể của cá thể bị đột biến C. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể D. Chỉ những cá thể mang đột biến giúp phân biệt với cá thể không mang đột biến 10. Trong chọn giống, để loại bỏ những gen không mong muốn, con người đã ứng dụng loại đột biến: A. Lặp đoạn NST B. Chuyển đoạn tương hỗ C. Chuyển đoạn không tương hỗ D. Mất đoạn NST 11. Một thể khảm đa bội xuất hiện trên cây lưỡng bội do: A. Một hay một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến đa bội
  5. B. Hợp tử bị đột biến đa bội C. Tế bào sinh dục bị đột biến khi thực hiện giảm phân D. Một nhóm tế bào sinh dưỡng bị biệt hóa theo hướng bất thường 12. Cácpêsencô(1927) đã tạo ra loài cây mới từ cải củ và cải bắp như thế nào? A. Lai cải bắp với cải củ, sau đó đa bội hoá cây lai B. Đa bội hoá dạng cải bắp C. Lai cải bắp với cải củ D. Đa bội hoá dạng cải củ 13. Giả thuyết về trạng thái siêu trội cho rằng cơ thể lai có các tính trạng tốt nhất có kiểu gen là A. AA B. aa C. AAAA D. Aa 14. ở thực vật, để củng cố 1 đặc tính mong muốn người ta cho tiến hành: A. Lai khác dòng B. Lai khác thứ C. Lai thuận nghịch D. Tự thụ phấn
  6. 15. ở thực vật, để duy trì và củng cố ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp: A. Sử dụng hình thức sinh sản sinh dưỡng. B. Lai luân phiên, F1 được đem lai với cơ thể bố hoặc mẹ. C. Sử dụng hình thức lai hữu tính giữa các cá thể F1. D. Cho F1 thực hiện việc tự thụ phấn. 16. Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là: A. Các tế bào sinh dục tự do được lấy ra khỏi cơ quan sinh dục. B. Các tế bào sôma tự do được tách ra khỏi tổ chức sinh dưỡng. C. Các tế bào khác loài đã hòa nhập để trở thành tế bào lai. D. Các tế bào đã được sử lí hóa chất làm tan màng tế bào.
  7. 17. Để cải tạo giống lợn ỉ, người ta đã cho lai con cái ỉ với con đực Đại bạch. Nếu lấy hệ gen của Đại bạch làm tiêu chuẩn thì thế hệ F4, tỉ lệ gen của Đại bạch là: A. 50% B. 93,75% C. 87,5% D. 75% 18. Lai xa là hình thức: A. Lai khác loài. B. Lai kinh tế. C. Lai khác giống. D. Lai khác thứ. 19. Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật được: A. Thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử. B. Thao tác trên tế bào. C. Thao tác trên NST. D. Thao tác trên gen. 20. Hạt phấn của loài A có n=5 nhiễm sắc thể thụ phấn cho noãn của loài B có n=7 nhiễm sắc thể. Cây lai dạng song nhị bội có số nhiễm sắc thể là: A. 24 B. 12 C. 14 D. 10
  8. 21. Chồng và vợ đều bị mù màu. Họ sinh được một trai, một gái , sự biểu hiện tính trạng này ở các con của họ là: A. Trai bình thường, gái mù màu B. Cả hai cùng bị mù màu C. Cả hai bình thường D. Trai mù màu, gái bình thường 22. Trong các bệnh di truyền ở người bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do: A. gen đột biến trội gây nên B. Đột biến số lượng NST gây nên C. Đột biến cấu trúc NST gây nên D. tương tác của nhiều gen gây nên 23. Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là: A. Xuất hiện các sinh vật đơn giản đầu tiên. B. Xuất hiện các qui luật chọn lọc tự nhiên.
  9. C. Xuất hiện các hệ tương tác đại phân tử giữa prôtêin- axit nuclêic. D. Xuất hiện các hạt côaxecva. 24. Các tổ chức sống là hệ mở vì: A. Luôn có sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. B. Các chất hữu cơ trong cơ thể sống ngày càng phức tạp. C. Các chất hữu cơ trong cơ thể sống ngày càng nhiều. D. Các chất vô cơ trong cơ thể sống ngày càng nhiều. 25. Tên các kỉ được đặt dựa vào: A. Tên của địa phương nơi người ta nghiên cứu đầu tiên lớp đất thuộc kỉ đó. B. Tên của lớp đất đá điển hình và tên của địa phương nơi người ta nghiên cứu đầu tiên lớp đất thuộc kỉ đó. C. Tên của lớp đất đá điển hình cho kỉ đó. D. Đặc điểm của các di tích hóa thạch. 26. Sự sống có thể di cư lên cạn là nhờ:
  10. A. Điều kiện khí hậu thuận lợi. B. Xuất hiện cơ quan hô hấp là phổi, thích nghi với hô hấp ở cạn. C. Trên cạn chưa bị chi phối mạnh mẽ bởi tác động của chọn lọc tự nhiên. D. Hoạt động quang hợp của thực vật xanh tạo ôxi, hình thành lớp ôzôn chắn tia tử ngoại. 27. ở người bệnh bệch tạng do gen d gây nên. Những người bạch tạng được gặp với f = 4/10.000. Tỉ lệ % số người mang gen bạch tạng ở thể dị hợp là: A. 2% B. 1,96% C. 3,92% D. 4% 28. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí là phương thức thường gặp ở: A. chỉ có ở động vật bậc cao B. thực vật và động vật C. thực vật và động vật ít di động D. chỉ có ở thực vật bậc cao
  11. 29. Mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị vô cùng phong phú vì: A. Sự kết hợp của hai quá trình đột biến và giao phối tạo ra B. Số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối là rất lớn C. Nguồn nguyên liệu sơ cấp trong quần thể là rất lớn D. tính có hại của đột biến đã được trung hoà 30. Nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là: A. đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên B. đột biến, chọn lọc tự nhiên C. đột biến, di truyền, giao phối D. cách li, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng 31. Cơ thể song nhị bội là cơ thể có tề bào mang: A. Hai bộ NST lưỡng bội của bố và mẹ thuộc 2 loài khác nhau B. Bộ NST đa bội lẻ
  12. C. Bộ NST của bố và mẹ khác nhau D. Bộ NST đa bộ chẵn 32. Theo Dacuyn, nhân tố có vai trò chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi là: A. Biến dị cá thể và quá trình giao phối B. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên C. Đột biến và chọn lọc tự nhiên D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua 2 đặc tính là biến dị và di truyền 33. Khi dùng một loại thuốc sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hi vọng tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì: A. Thuốc sâu sẽ tác động làm phát sinh những đột biến có khả năng thích ứng cao B. Quần thể giao phối đa hình về kiểu gen C. ở sinh vật có cơ chế tự điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới
  13. D. Khi đó quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo một hướng 34. Theo Dacuyn nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi là: A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua biến dị và di truyền B. Đột biến giao phối chọn lọc tự nhiên C. Biến dị cá thể và quá trình giao phối D. Đột biến và chọn lọc tự nhiên 35. Vai trò chủ yếu của quá trình đột biến đối với tiến hoá là: A. Tạo ra một áp lưc làm thay đổi tần số các alen trong quần thể B. Tần số đột biến của vốn gen khá lớn C. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá D. Cơ sở để tạo biến dị tổ hợp 36. Nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là:
  14. A. đột biến, di truyền, giao phối B. cách li, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng C. đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên D. đột biến, chọn lọc tự nhiên 37. Dạng cách li đánh dấu sự hình thành loài mới là: A. Cách li sinh thái B. Cách li địa lí C. Cách li sinh sản D. Cách li di truyền 38. Theo quan điểm hiện đại nhân tố quy định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể định hướng quá trình tiến hoá là: A. Quá trình chọn lọc tự nhiên B. Quá trình đột biến C. Quá trình giao phối D. Các cơ chế cách li 39. Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn vượn người hoá thạch là: A. Quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên B. Sự hình thành tiếng nói C. Thay đổi điều kiện địa chất khí hậu ở kỉ thứ ba
  15. D. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích 40. Dạng vượn người nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất: A. Đười ươi B. Tinh tinh C. Vượn D. Gôrila
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2