intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để trở thành ông chủ của chính mình

Chia sẻ: H H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

58
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bạn muốn khởi nghiệp mà không biết bắt đầu từ đâu thì đừng lo lắng vì bạn không đơn độc. Trên thực tế, tình hình nền kinh tế hiện nay đã tạo cơ hội cho nhiều người tìm được những cơ hội nghề nghiệp mà trước đây họ nghĩ rằng không hề dành cho mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để trở thành ông chủ của chính mình

  1. Để trở thành ông chủ của chính mình
  2. Nếu bạn muốn khởi nghiệp mà không biết bắt đầu từ đâu thì đừng lo lắng vì bạn không đơn độc. Trên thực tế, tình hình nền kinh tế hiện nay đã tạo cơ hội cho nhiều người tìm được những cơ hội nghề nghiệp mà trước đây họ nghĩ rằng không hề dành cho mình. Để trở thành ông chủ của chính mình Trong khi đó lại có những người thích tạo ra công việc mình yêu thích, phù hợp với mục đích cuộc sống riêng. Và đây là 8 lời khuyên để bạn có thể bắt đầu công việc ngay từ hôm nay: 1. Tự khẳng định mình Nếu chưa hài lòng với hoàn cảnh hiện tại thì bạn cũng phải thừa nhận rằng ngoài bản thân ra không một ai có thể thay đổi được hoàn cảnh đó. Chẳng hay chút nào nếu chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh kinh tế, lãnh đạo, người thân. Chỉ khi bạn có một quyết định đúng đắn thì sự thay đổi mới xảy ra.
  3. 2. Nhận biết công việc kinh doanh phù hợp Chúng ta thường bỏ qua trực giác của mình dù biết rằng nó mách bảo đó là sự thật. Hãy tự hỏi chính mình xem "Điều gì mang lại năng lượng sống cho bạn mỗi khi thấy mệt mỏi?". Hãy nhìn thẳng vào những khía cạnh khác nhau của bản thân như tính cách, các mối quan hệ xã hội, tuổi tác và lắng nghe trực giác của chính bạn. Làm sao để nhận biết được hoạt động kinh doanh nào là "phù hợp" với bạn? Đối với kinh doanh, có 3 cách tiếp cận phổ biến sau: Biến kinh nghiệm thành sản phẩm:Bạn hãy nghĩ tới công việc đã làm thuê trước đây và tìm cách tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng mình từ chính những kỹ năng đó. Học theo người khác: Hãy học hỏi những doanh nghiệp khác mà bạn quan tâm và hãy cạnh tranh khi bạn đã xác định được hoạt động kinh doanh mà mình yêu thích. Tìm ra hướng đi mới: Hãy đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đưa ra là mới nhất và bạn hiểu rõ chúng nhất trước khi bỏ tiền ra nếu bạn chọn cách tiếp cận này. 3. Hoạch định kinh doanh giúp cải thiện cơ hội thành công
  4. Việc lập kế hoạch sẽ giúp tiếp cận thị trường nhanh hơn, thế nhưng hầu hết mọi người không làm vậy. Một kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn có được sự định hướng rõ ràng, tập trung và tự tin hơn trong quyết định của mình. Một kế hoạch không nhất thiết phải dài hơn một trang giấy vì ngay khi bạn viết ra được mục tiêu, chiến lược và các bước hành động của mình thì công việc kinh doanh của bạn đã trở nên thực tế. Bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau: Tôi định tạo dựng điều gì? Đối tượng được phục vụ là ai? Tôi cam kết gì với khách hàng/người tiêu dùng cũng như bản thân? Mục tiêu, chiến lược, kế hoạch hành động để đạt được mục đích của tôi là gì? 4. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu trước khi bỏ vốn Trước khi bạn bỏ vốn cần tìm hiểu xem mọi người có muốn mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không? Đây là điều quan trọng nhất giúp bạn có thể chứng minh thị trường tiềm năng. Nói cách khác, ai là người sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ngoài gia đình hay bạn bè? Biên độ Quy mô thị trường mục tiêu của bạn là gì? Khách hàng của bạn là những ai? Sản phẩm
  5. hoặc dịch vụ của bạn có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ không? Tại sao mọi người lại cần đến nó? 5. Nắm vững tài chính cá nhân và lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp Bạn cần cân nhắc kỹ loại hình kinh doanh của mình: cá thể (quỹ đầu tư nhỏ), nhượng quyền (điều tiết được lượng vốn), công nghệ cao (đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn). Cần dựa vào khả năng tích lũy vốn vào thời điểm quyết định kinh doanh để lựa chọn chứ không phụ thuộc vào cách mà bạn kiếm được chúng. 6. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ Bạn đã thực hiện những cam kết trong nội bộ công ty. Giờ điều bạn cần là tạo ra mạng lưới những người ủng hộ, những cố vấn, đối tác, đồng minh và cả những người phân phối. Nếu bạn tin tưởng vào khả năng của công ty mình, những người khác cũng sẽ tin tưởng nó. Dưới đây là một số cách cơ bản để bạn kiến tạo được mạng lưới của riêng mình: - Khi tham gia vào những sự kiện xã hội hãy hỏi mọi người xem bạn có thể làm gì giúp họ. Chìa khóa ở đấy là lắng nghe mọi người chứ không phải ca ngợi về bản thân hay công ty của bạn. - Dù tham gia vào nhóm nào, hãy lịch thiệp, giúp đỡ mọi người và tổ chức giới thiệu miễn phí.
  6. - Bạn sẽ là người đầu tiên xuất hiện trong tâm trí những người từng được bạn giúp đỡ khi họ cần dịch vụ của bạn hoặc họ bắt gặp một ai khác cũng có nhu cầu. 7. Bán hàng bằng cách tạo ra giá trị Hãy quan niệm rằng bạn đang phục vụ khách hàng của mình. Và lẽ dĩ nhiên, càng nhiều người "được bạn phục vụ" bạn càng kiếm được nhiều tiền. Để quan tâm đến khách hàng, bạn hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: - Điều gì mà tôi có thể mang lại cho khách hàng của mình? Tôi sẽ làm thế nào để giúp khách hàng theo đuổi được mục tiêu riêng của họ? Phương pháp tiếp cận này là một cách làm mới sản phẩm và đưa ra một sản phẩm giá trị hơn mà người tiêu dùng sẽ đánh giá cao. Hãy thông báo cho mọi người biết. Luôn luôn sẵn sàng để nói cho mọi người biết về bạn và những điều bạn làm với một niềm tin chứ không phải là sự biện bạch. Bạn hãy sử dụng những công cụ trực tuyến hiệu quả như Twitter, Facebook, YouTube, LinkedIn để đăng tải tin tức. Nhưng bạn cũng đừng nên đánh giá thấp sức mạnh của những phương tiện truyền thông khác như tiếp thị trực tiếp, website, tiếp thị trực
  7. tuyến, quan hệ công chúng, blog, những chuyên mục kinh tế, những bài báo, bài diễn thuyết, email, thư, và một phương tiện cũ kỹ mà lại rất quan trọng đó chính là điện thoại.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0