intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề tại khoa điện tử trường Cao đẳng Nghề thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo viên dạy nghề giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng dạy nghề, là một nhân tố quan trọng cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta. Đầu tư phát triển giáo viên dạy nghề có thể coi là đầu tư “nguồn” để phát triển nguồn nhân lực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề tại khoa điện tử trường Cao đẳng Nghề thành phố Hồ Chí Minh

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 26-30 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TẠI KHOA ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thái Bình Khoa Điện tử, Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Giáo viên dạy nghề giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng dạy nghề, là một nhân tố quan trọng cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta. Đầu tư phát triển giáo viên dạy nghề có thể coi là đầu tư “nguồn” để phát triển nguồn nhân lực. Từ khóa: Chất lượng giáo viên dạy nghề, cao đẳng nghề, nguồn nhân lực. 1. Mở đầu Trong quá trình phát triển của giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng, người Thầy luôn được khẳng định đóng vai trò then chốt đối với chất lượng đào tạo. Do đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm và luôn đưa ra nhiều chủ trương về phát triển đội ngũ nhà giáo trong đó có đội ngũ giáo viên dạy nghề (GVDN) [3;24]. Và với nhu cầu phát triển hiện nay của Thành phố Hồ Chí Minh như trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tp. HCM lần thứ IX đã chỉ rõ thì chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chương trình cần tập trung thực hiện nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Do đó, rất cần có những giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển năng lực của giáo viên đồng thời để đảm bảo được chất lượng đào tạo tại các trường nghề trong thành phố nói chung và tại Trường Cao Đẳng Nghề Tp.HCM nói riêng. Ngày nhận bài: 15/02/2014. Ngày nhận đăng: 14/05/2014. Liên hệ: Nguyễn Thái Bình, e-mail: binhnckt@yahoo.com. 26
  2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ GVDN tại khoa điện tử Trường cao đẳng nghề Tp.HCM 2.1.1. Tổng quát về khoa điện tử Khoa Điện tử là một trong những khoa mũi nhọn của trường trong lĩnh vực đào tạo và cung cấp các giải pháp công nghệ kĩ thuật điện tử. Hiện nay, khoa đang đào tạo nghề Điện tử công nghiệp và Kĩ thuật sửa chữa láp ráp máy tính ở trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Theo quyết QĐ Số 854/QĐ-LĐTBXH LĐTBXH ngày 06/6/2013 về việc Phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó nghề “Điện tử công nghiệp” của khoa điện tử được chọn là nghề trọng điểm cấp quốc tế. Chức năng, nhiệm vụ Đào tạo nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn, đáp ứng chương trình đột phá của Thành ủy Tp. HCM trong đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế của Tp. HCM. Bồi dưỡng nâng cao kĩ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu, tham gia đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động. Nghiên cứu-ứng dụng kĩ thuật công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Thực trạng số lượng đội ngũ giáo viên khoa điện tử Bảng 1. Thực trạng số lượng giáo viên khoa Điện tử Năm học: 2012-2013 Năm học: 2013-2014 Chỉ tiêu Số Lượng Tỉ lệ % Số Lượng Tỉ lệ % Tổng số 10 100 13 100 Trên đại học 3 30 5 38,46 Đại học 5 50 4 30,77 Đang học cao học 2 20 4 30,77 Qua bảng dữ liệu trên, trình độ trên đại học và số giáo viên đang tiếp tục học cao học qua các năm học có phần tăng cao, điều này chứng tỏ trình độ đáp ứng của giáo viên cho nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo tại khoa điện tử có tăng. 27
  3. Nguyễn Thái Bình 2.1.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển của GVDN tại khoa điện tử trường cao đẳng nghề TP.HCM hiện nay Những điểm mạnh Giáo viên dạy nghề tại khoa Điện tử đều có trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề đạt chuẩn theo quy định của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội; thực hiện tốt và đầy đủ nhiệm vụ của người giáo viên. Giáo viên trong các khoa thường xuyên tổ chức trao đổi học thuật trong vận dụng phương pháp giảng dạy tích hợp giữa lí thuyết và thực hành, cập nhật thông tin, bổ sung nội dung chương trình đào tạo của các ngành nghề mới theo tỉ lệ cho phép; hướng dẫn thực tập sản xuất theo ngành nghề nhằm tạo cơ hội cho học sinh - sinh viên được nhận vào làm việc ngay trong thời gian thực tập tại các doanh nghiệp. Hàng năm nhà trường có kế hoạch và tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghề, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin, tiếp cận khoa học công nghệ để phục vụ công tác quản lí và giảng dạy ngày càng tốt hơn. Những tồn tại Chưa đảm bảo được 100% giáo viên đạt chuẩn về ngoại ngữ, tin học đối với giảng viên cao đẳng nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Một bộ phận giáo viên còn thụ động, thiếu tích cực học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chậm đổi mới phương pháp dạy học. Công tác nghiên cứu khoa học chưa được thực hiện đều khắp trong đội ngũ giáo viên của khoa do chưa nắm vững về phương pháp và nội dung nghiên cứu khoa học. 2.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề tại khoa điện tử Trường cao đẳng nghề Tp.HCM Xuất phát từ tình hình thực tế của đội ngũ GVDN tại khoa điện tử của Trường Cao đẳng nghề Tp.HCM, đặc biệt là những vấn đề còn tồn tại như đã nêu trên. Trường cần thực hiện một số giải pháp như sau: Giải pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm - Mục tiêu: Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lí khoa, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Từ đó, nâng cao được nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của công việc mình đang thực hiện trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo. - Nội dung giải pháp: + Tạo điều kiện cho tất cả giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. + Mở các lớp nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ vào các giờ thích hợp nhằm tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ. Qua đó, giúp giáo viên ứng dụng các công nghệ 28
  4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề... thông tin và cập nhật các kiến thức từ các tài liệu chuyên ngành tiếng anh vào quá trình giảng dạy [4; 29]. + Hàng năm, cử một số giáo viên đi nâng cao tay nghề ở các doanh nghiệp để giáo viên kịp thời cập nhật được các công nghệ mới, tiếp cận với các máy móc thiết bị, các quy trình sản xuất công nghệ tiên tiến mà nhà trường chưa trang bị được. + Gửi giáo viên bồi dưỡng kĩ năng nghề ở nước ngoài nhằm giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời tiếp cận được các phương thức đào tạo nghề hiện đại và phương pháp dạy học nghề tích cực. Giải pháp 2: Tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu - Mục tiêu: Giúp giáo viên tăng cường về khả năng tự trao dồi học hỏi, nghiên cứu những vấn đề cần thiết trong công tác giảng dạy và trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Phát huy tinh thần hợp tác, trao đổi học hỏi với đồng nghiệp trong chuyên môn về lĩnh vực cần nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy [2; 38]. - Nội dung giải pháp: + Hàng năm, quy định mỗi giáo viên và cán bộ quản lí cần phải có kế hoạch tự học tập, tự nghiên cứu được phê duyệt của lãnh đạo; kế hoạch phải cụ thể về thời gian, về nội dung và xác định kết quả cần đạt được. + Cần xây dựng kế hoạch và tổ chức cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí đi thâm nhập thực tế tại các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề trong lĩnh vực nghiên cứu; học tập kinh nghiệp ở các trường khác để bổ sung kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy và quản lí. + Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo viên tự học, tự nghiên cứu: chỗ làm việc, thư viện, mạng internet,... Giải pháp 3: Nâng cao năng lực cán bộ quản lí khoa - Mục tiêu: Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lí khoa có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực trong công tác quản lí chuyên môn đồng thời đáp ứng được nhiệm vụ chung của nhà trường. - Nội dung giải pháp: + Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lí về nghiệp vụ quản lí, kĩ năng viết báo cáo, kĩ năng soạn thảo văn bản, bồi dưỡng năng lực tư duy, năng lực quản lí. + Bồi dưỡng kĩ năng nghiên cứu văn bản, hồ sơ. + Cân xây dựng cơ chế chính sách về đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ quản lí khoa. Giải pháp 4: Chế độ, chính sách cho giáo viên dạy nghề - Mục tiêu: Để có được đội ngũ GVDN đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng về chuyên môn và nghiệp vụ [1; 49]. - Nội dung giải pháp: 29
  5. Nguyễn Thái Bình + Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chế độ, chính sách về đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ GVDN. + Hỗ trợ cho đi học nâng cao trình độ, hỗ trợ thêm các khoản phụ cấp ngoài lương cho giáo viên, đặc biệt là những giáo viên trẻ mới ra trường. + Nâng thang điểm thi đua hàng tháng để tăng thêm thu nhập,... 3. Kết luận Chất lượng đội ngũ giáo viên là điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó, các giải pháp nêu trên nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ GVDN tại khoa điện tử. Qua đó, góp phần chung vào việc thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề Tp.HCM và đồng thời thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020 nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nước nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề điện tử công nghiệp.Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh, 2012. [2] Báo cáo kết quả tự kiểm định. Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh, 2013. [3] Cao Văn Sâm, 2013. Vai trò của giáo viên dạy nghề trong sự nghiệp đổi mới. Bản tin khoa học đào tạo nghề, số 48. [4] Nguyễn Quốc Vỹ, 2013. Kĩ năng của giảng viên dạy nghề, thực trạng và giải pháp. Bản tin khoa học đào tạo nghề, số 48. ABSTRACT Improving vocational teacher training for teachers of the Electronics Faculty at the Ho Chi Minh City Vocational College Qualified vocational teachers play a decisive role in ensuring good quality voca- tional training, an essential factor in elevating the capacity of Vietnamese manpower. An investment in improving the quality of Vietnam’s vocational training teachers would be an investment in the expansion of human resources in Vietnam. 30
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2