ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(112).2017-Quyển 1<br />
<br />
55<br />
<br />
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP CHIA TẦNG CHO MẠNG WBAN ĐỂ TĂNG<br />
THÔNG LƯỢNG<br />
PROPOSAL OF HIERACHICAL CLUSTERING FOR HIGH THROUGHPUT OF WBAN<br />
Nguyễn Như Thắng1, Nguyễn Huy Hoàng2, Phạm Thanh Hiệp2<br />
1<br />
Trường Đại học Thông tin Liên lạc; nhuthang@gmail.com<br />
2<br />
Học viện Kỹ thuật Quân sự; hoangnh@mta.edu.vn, hieppt@mta.edu.vn<br />
Tóm tắt - Việc phân cụm cho mạng vô tuyến quanh cơ thể (WBAN)<br />
kết hợp với các phương pháp điều khiển truy cập đã được nghiên cứu<br />
để nâng cao thông lượng của hệ thống. Tuy nhiên, việc truyền một gói<br />
tin từ cảm biến thành viên tới cụm trưởng (CH), rồi truyền từ CH tới bộ<br />
điều phối đều ảnh hưởng đến toàn bộ cảm biến trong cụm, làm các<br />
cảm biến chịu ảnh hưởng 2 lần bởi việc truyền một gói tin từ cảm biến<br />
thành viên tới bộ điều phối. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất<br />
phương pháp chia tầng cho hệ thống WBAN phân cụm để tránh ảnh<br />
hưởng 2 lần bởi việc truyền một gói tin, vì thế có thể tăng thông lượng<br />
của hệ thống. Chúng tôi xét mô hình chia tầng trong điều kiện có lỗi bít,<br />
vì thế các công thức tính lỗi bít được đưa vào để phân tích thông lượng<br />
của hệ thống. Thông lượng của các phương pháp điều khiển được so<br />
sánh khi các tham số hệ thống thay đổi và thông lượng của phương<br />
pháp chia tầng đề xuất cao hơn nhiều so với phương pháp phân cụm.<br />
<br />
Abstract - In order to improve throughput of wirelessbody area<br />
networks (WBAN), the cluster-based topology was studied.<br />
However, the transmission of a packet from a sensor to the cluster<br />
header (CH) and from CH to coordinator affects all sensors in the<br />
cluster; therefore all sensors are affected twice by transmission of<br />
a packet from a sensor to the coordinator. In this research, we<br />
propose hierarchical clustering for WBAN to avoid being affected<br />
twice by transmission of a packet, thereby improving the<br />
throughput of the system. We consider the hierarchical clustering<br />
with bit error rate (BER), and then the equation of BER is added to<br />
analyze the throughput. Finally, the throughput of all access control<br />
methods is compared when every parameter changes. The result<br />
shows that the throughput of proposed scheme is much higher than<br />
that of cluster-based WBAN system.<br />
<br />
Từ khóa - WBAN; chia tầng cho mạng WBAN phân cụm; ảnh<br />
hưởng 2 lần của việc truyền một gói tin; điều khiển truy cập; tỷ lệ<br />
lỗi bít.<br />
<br />
Key words - WBAN; hierarchical clustering for WBAN; double<br />
effect of transmission of one packet; access control; bit error rate.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Ý tưởng về mạng cơ thể WBAN được đề xuất bởi Van<br />
Dam cùng các cộng sự từ năm 2001 nhưng chỉ những năm<br />
gần đây mới nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học.<br />
Nguyên nhân chính là do những thách thức và khó khăn về<br />
công nghệ mà WBAN yêu cầu [1], [7]. Để hiện thực hóa<br />
được WBAN yêu cầu sự phát triển của nhiều lĩnh vực: chế<br />
tạo cảm biến, công nghệ vật liệu, xử lý tín hiệu, công nghệ<br />
thông tin... Trong [8] tác giả trình bày các công thức toán<br />
học để xác định giới hạn thông lượng và độ trễ theo lý<br />
thuyết của các mạng theo chuẩn IEEE 802.15.6. Các tác giả<br />
tập trung vào việc tối ưu hóa kích thước gói tin và xác định<br />
biên trên cho mạng IEEE 802.15.6 với các ứng dụng<br />
WBAN khác nhau. Họ giả thiết rằng mạng không có tranh<br />
chấp và không có phân biệt mức ưu tiên (UPs). Các tác giả<br />
của [9] nghiên cứu thông lượng lý thuyết tối đa và giới hạn<br />
độ trễ tối thiểu của giao thức IEEE 802.15.6 CSMA/CA<br />
cho một kênh lý tưởng không có lỗi truyền dẫn với tốc độ<br />
và dải tần khác nhau. Trong [10] các tác giả đã cung cấp<br />
một mô hình giải tích đơn giản và chính xác để đánh giá<br />
thông lượng, năng lượng tiêu thụ và độ trễ của giao thức<br />
CSMA/CA trong điều kiện kênh bão hòa có tổn hao với các<br />
mức ưu tiên khác nhau, họ kết luận rằng những cảm biến<br />
có mức ưu tiên thấp khó truy cập môi trường hơn những<br />
cảm biến có mức ưu tiên cao. Trong [11] tác giả phát triển<br />
một mô hình giải tích cho việc đánh giá hiệu năng của<br />
chuẩn IEEE 802.15.6 dưới điều kiện bão hòa. Họ chỉ tính<br />
toán thời gian đáp ứng trung bình của khung dữ liệu trong<br />
mạng. Trong [12] tác giả phát triển một mô hình DTMC để<br />
phân tích độ tin cậy và thông lượng của mạng WBAN dựa<br />
trên cơ chế CSMA/CA theo chuẩn IEEE 802.15.6 dưới<br />
điều kiện bão hòa.<br />
<br />
Tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ tập trung vào mô<br />
hình đơn chặng cho WBAN mà chưa nghiên cứu các mô<br />
hình mở rộng cho mạng WBAN. Nhóm nghiên cứu của<br />
chúng tôi đã đề xuất mô hình phân cụm cho WBAN [13], và<br />
có những nghiên cứu cụ thể cho mô hình phân cụm dựa trên<br />
chuẩn IEEE 802.15.6 [14], [16]. Các nghiên cứu phân cụm<br />
cho mạng WBAN này đã cải thiện thông lượng cho hệ thống,<br />
nhưng các cảm biến và CH đang truyền tin trong cùng một<br />
khe thời gian, vì thế việc truyền tin từ một cảm biến tới bộ<br />
điều phối ảnh hưởng 2 lần tới các cảm biến khác: Một lần từ<br />
cảm biến tới CH và một lần từ CH tới bộ điều phối. Vì thế,<br />
trong nghiên cứu này chúng tôi đề xuất phương pháp chia<br />
tầng cho hệ thống WBAN phân cụm, mà theo đó, các cảm<br />
biến truyền tin trong một khe thời gian và các CH truyền tin<br />
trong một khe thời gian khác. Phương thức CSMA/CA<br />
được áp dụng cho cả cảm biến và các CH để truyền tin, và<br />
kênh truyền được giả định có phát sinh lỗi bít.<br />
Bài báo trình bày phương pháp chia tầng cho mạng<br />
WBAN phân cụm, các phương pháp điều khiển truy cập,<br />
phân tích đánh giá thông lượng thông qua các công thức toán<br />
học. Cuối cùng là kết quả tính toán thông lượng khi các tham<br />
số hệ thống thay đổi, qua đó đánh giá ảnh hưởng của các<br />
tham số hệ thống đến thông lượng của hệ thống WBAN.<br />
2. Mô hình chia tầng cho mạng WBAN phân cụm<br />
2.1. Mô hình hệ thống<br />
Mô hình chia tầng cho hệ thống WBAN phân cụm được<br />
thể hiện trong hình 1. Trước tiên, tương tự việc phân cụm,<br />
toàn bộ cảm biến trong một WBAN được phân thành nhiều<br />
cụm, mỗi cụm có một CH. Các cảm biến trong một cụm<br />
truyền thông tin về cho CH của mình, và CH truyền thông<br />
tin về cho bộ điều phối. Trong các phương pháp đã đề xuất,<br />
<br />
56<br />
<br />
Nguyễn Như Thắng, Nguyễn Huy Hoàng, Phạm Thanh Hiệp<br />
<br />
các cảm biến thành viên và CH truyền tin trong cùng một<br />
khe thời gian, hay trong cùng một siêu khung. Còn trong<br />
phần này, chúng tôi đề xuất một phương pháp truyền tin mới<br />
cho hệ thống WBAN phân cụm để tránh ảnh hưởng 2 lần<br />
truyền của một gói tin lên toàn bộ cảm biến trong cùng một<br />
cụm. Ý tưởng của phương pháp này là các cảm biến thành<br />
viên truyền tin trong một khe thời gian và các CH truyền tin<br />
trong một khe thời gian khác. Mô hình này được gọi là mô<br />
hình chia tầng cho hệ thống WBAN phân cụm. Trong mô<br />
hình chia tầng, các cảm biến thành viên chỉ được phép truyền<br />
tin trong khe thời gian thứ nhất, trong lúc này các CH sẽ nhận<br />
thông tin và lưu vào bộ đệm của mình. Trong khe thời gian<br />
thứ 2, các CH sẽ truyền thông tin tới bộ điều phối. Để đơn<br />
giản, thời gian của khe thứ nhất và khe thứ 2 được xem là<br />
như nhau. Việc truyền tin của toàn bộ cảm biến thành viên<br />
và các CH đều sử dụng phương thức CSMA/CA của chuẩn<br />
IEEE 802.15.6.<br />
<br />
Trong đó, PER là xác suất lỗi gói tin và được tính bằng:<br />
<br />
PER = 1 −<br />
<br />
(1<br />
<br />
− BER<br />
<br />
E<br />
<br />
)N<br />
<br />
[P ]<br />
code<br />
<br />
(2)<br />
<br />
với BER là tỷ lệ lỗi của một khối dữ liệu đã được mã hoá<br />
có chiều dài N code , E[P] là kích thước của tải. Theo chuẩn<br />
IEEE 802.15.6, mã kênh quy định cho băng thông được sử<br />
dụng là BCH, vì thế tỷ lệ lỗi của khối dữ liệu BER được<br />
tính theo công thức sau [17]:<br />
<br />
BER =<br />
<br />
N code<br />
<br />
⎛ N code ⎞ j<br />
N code − j<br />
(3)<br />
⎜<br />
⎟Pmod (1 − pmod )<br />
j<br />
⎠<br />
j =Tcode +1 ⎝<br />
<br />
∑<br />
<br />
với pmod là xác suất lỗi bít sau giải điều chế. Phương thức<br />
điều chế sử dụng cho băng tần này là π/2-DBPSK, vì thế<br />
1<br />
Pmod = e − SNR [18]. Ở đây, mã BCH(63,51) được áp dụng<br />
2<br />
theo quy định của IEEE 802.15.6 nên N code = 63, K code =<br />
51 và năng lực giải mã thành công Tcode = 2 [17]. Vì thời<br />
gian truyền tin của cảm biến và các CH đều giảm 1/2 trong<br />
mô hình chia tầng, xác suất truy cập của các CH được tính<br />
theo công thức:<br />
s<br />
τ c = Psuc<br />
<br />
Hình 1. Mô hình chia tầng cho WBAN phân cụm<br />
<br />
2.2. Các phương pháp điều khiển truyền tin<br />
Việc điều khiển truyền tin trong mô hình chia tầng cho<br />
WBAN phân cụm cũng tương tự như việc điều khiển cho<br />
mô hình phân cụm không chia tầng [14], [16]. Trước hết,<br />
phương pháp chia tầng kết hợp với phương pháp không điều<br />
khiển được giải thích như sau: Phương pháp không điều<br />
khiển là phương pháp không có điều khiển truyền tin giữa<br />
các cụm. Các cảm biến thành viên trong các cụm có thể<br />
truyền tin bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, trong phương pháp<br />
chia tầng, các cảm biến thành viên được yêu cầu truyền tin<br />
trong khe thời gian thứ nhất. Vì thế, các cảm biến thành viên<br />
trong phương pháp phân cụm không điều khiển truyền tín<br />
hiệu tới CH của mình bất cứ lúc nào trong khe thời gian thứ<br />
nhất. Tuy nhiên, việc truyền tin của một cảm biến sẽ bị ảnh<br />
hưởng của các cảm biến trong cùng một cụm và 1/2 số cảm<br />
biến trong 2 cụm lân cận. Vì thế, một cảm biến thành viên<br />
truyền tín hiệu tới CH của mình thành công khi các cảm biến<br />
thành viên khác trong cùng một cụm, và 1/2 số cảm biến<br />
thành viên ở 2 cụm lân cận không truyền tín hiệu. Ngoài ra,<br />
kênh truyền có lỗi được nghiên cứu trong bài báo này. Vì<br />
thế, gọi số lượng cảm biến trong một cụm là N s , xác suất<br />
truy cập của một cảm biến vào một khe thời gian bất kỳ là<br />
τ thì xác suất truyền thành công của toàn bộ cảm biến trong<br />
một cụm được tính như sau [14]-[16]:<br />
<br />
Psuc c = N sτ (1 − τ<br />
<br />
)2 N<br />
<br />
s<br />
<br />
−1<br />
<br />
(1 −<br />
<br />
P E R ) (1)<br />
<br />
τ<br />
<br />
(4)<br />
<br />
2<br />
<br />
với Rcode = K code là tỷ lệ mã hoá và Ts, T, Tc lần lượt là thời<br />
gian của một khe CSMA, thời gian trung bình truyền một<br />
gói tin và thời gian xung đột [16].<br />
Bên cạnh phương pháp không điều khiển, phương pháp<br />
điều khiển hoàn toàn hay phương pháp tái sử dụng siêu<br />
khung [16] tránh được việc các cụm lân cận truyền tin trong<br />
cùng một thời gian. Vì thế, việc truyền tín hiệu của một<br />
cảm biến thành viên chỉ bị ảnh hưởng bởi việc truyền tín<br />
hiệu của các cảm biến thành viên khác trong cùng một cụm,<br />
mà không bị ảnh hưởng bởi việc truyền tín hiệu của các<br />
thành viên trong các cụm lân cận. Tuy nhiên, thời gian có<br />
thể truyền tín hiệu của từng cụm lại bị thay đổi, nhỏ hơn<br />
nhiều so với thời gian của khe thứ nhất. Nếu gọi số lượng<br />
siêu khung tái sử dụng là k thì thời gian truyền tin của<br />
mỗi cụm là 1 . Trong trường hợp điều khiển hoàn toàn thì<br />
2k<br />
<br />
k = Nc với Nc là số lượng cụm. Vì thế, xác suất truyền thành<br />
công và xác suất truy cập của phương pháp tái sử dụng siêu<br />
khung cũng như phương pháp điều khiển hoàn toàn được<br />
biển diễn tương tự như phương pháp không điều khiển:<br />
<br />
Pssu c = N sτ (1 − τ<br />
s<br />
τ c = Psuc<br />
<br />
)N<br />
<br />
s<br />
<br />
−1<br />
<br />
(1 −<br />
<br />
PER )<br />
<br />
(5)<br />
<br />
τ<br />
2k<br />
<br />
Trong khe thời gian thứ 2, các CH truyền tin tới bộ điều<br />
phối, trong lúc này toàn bộ cảm biến thành viên của các<br />
cụm giữ im lặng. Vì thế, việc truyền tin giữa các CH và bộ<br />
điều phối có thể xem như một mạng hình sao đơn chặng,<br />
nên các xác suất được tính như mạng hình sao đơn chặng<br />
[14] khi xét thêm tỷ lệ lỗi bít:<br />
<br />
Psuc c = N cτ c (1 − τ c )<br />
<br />
N c −1<br />
<br />
(1 −<br />
<br />
PER )<br />
<br />
(6)<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(112).2017-Quyển 1<br />
<br />
Pidc le = (1 − τ c )<br />
<br />
57<br />
<br />
Nc<br />
<br />
Vì thời gian của khe thứ 2 bằng thời gian của khe thứ<br />
nhất và bằng 1/2, nên thông lượng cho hệ thống chia tầng<br />
tương tự hệ thống đơn chặng [14] khi giảm 2 lần và xét tỷ<br />
lệ mã hóa:<br />
<br />
T hro =<br />
c<br />
<br />
Pscu c R c o d e E [ P ]<br />
1<br />
2 Pidc le T s + Psuc c T + P fac il T c<br />
c<br />
<br />
(7)<br />
<br />
c<br />
<br />
Với Pfail = 1 − Psuc − Pidle .<br />
3. Kết quả tính toán<br />
3.1. Thiết lập hệ thống<br />
Phương pháp chia tầng đã được đề xuất và phân tích ở<br />
trên, trong phần này chúng tôi tiến hành tính toán thông<br />
lượng để đánh giá hiệu quả của phương pháp chia tầng. Các<br />
tham số chính của hệ thống được biểu diễn trong bảng 1,<br />
các tham số khác xem thêm trong tài liệu [16].<br />
Bảng 1. Các tham số chính của hệ thống<br />
TT<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
1<br />
<br />
SNR [dB]<br />
<br />
10<br />
<br />
2<br />
<br />
Tổng số các cảm biến (N)<br />
<br />
100<br />
<br />
3<br />
<br />
Số lượng cụm (Nc)<br />
<br />
25<br />
<br />
4<br />
<br />
Kích thước tải (E[P]) [byte]<br />
<br />
100<br />
<br />
5<br />
<br />
Xác suất truy cập (τ)<br />
<br />
0,3<br />
<br />
3.2. Ảnh hưởng của SNR<br />
Các tham số trong bảng 1 được áp dụng trong trường<br />
hợp SNR thay đổi từ 1[dB] tới 10[dB] và kết quả biểu diễn<br />
trong hình như kết quả trong hình 2, sự thay đổi của thông<br />
lượng khi SNR thay đổi trong cả 2 phương pháp: chia tầng<br />
và không chia tầng tương tự nhau. Khi SNR thấp, thông<br />
lượng rất thấp do PER ≈ 1 và thông lượng tăng khi SNR<br />
tăng, đặc biệt thông lượng bão hoà khi SNR lớn hơn 7, lúc<br />
này PER ≈ 0. Tuy nhiên, thông lượng của phương pháp<br />
phân cụm chia tầng cao hơn nhiều thông lượng của phương<br />
pháp phân cụm không chia tầng tại tất cả chỉ số SNR.<br />
3.3. Ảnh hưởng của số lượng cụm<br />
<br />
Hình 2. Ảnh hưởng của SNR đối với thông lượng<br />
<br />
Hình 3. Ảnh hưởng của số lượng cụm đối với thông lượng<br />
<br />
Số cụm thay đổi từ 2 đến N/2, các thông số khác cố định<br />
như bảng 1 và thông lượng của hệ thống được thể hiện trên<br />
hình 3.<br />
3.4. Ảnh hưởng của xác suất truy nhập<br />
Các tham số được tổng kết trong bảng 1 và xác suất truy<br />
cập (τ) thay đổi từ 0,001 tới 0,2. Kết quả tính toán thông<br />
lượng được miêu tả ở hình 4. Như được biểu diễn trong<br />
hình 4, thông lượng của phương pháp chia tầng tăng đáng<br />
kể so với phương pháp không chia tầng. Trong phương<br />
pháp chia tầng, phân cụm không điều khiển cũng thể hiện<br />
được ưu điểm và có giá trị thông lượng cao nhất khi τ bé.<br />
Vì lúc này các cảm biến truyền thông tin ít, việc xung đột<br />
ở các CH không đáng kể. Tuy nhiên, khi τ tăng lên thì<br />
phương pháp tái sử dụng siêu khung vẫn thể hiện ưu điểm<br />
và có giá trị thông lượng cao hơn phương pháp phân cụm<br />
không điều khiển. τ càng tăng thì số lượng siêu khung tái<br />
sử dụng k cũng cần tăng lên để thông lượng của hệ thống<br />
đạt giá trị lớn nhất.<br />
<br />
Hình 4. Ảnh hưởng của xác suất truy nhập đối với thông lượng<br />
<br />
58<br />
<br />
Nguyễn Như Thắng, Nguyễn Huy Hoàng, Phạm Thanh Hiệp<br />
<br />
3.5. Ảnh hưởng của tổng số cảm biến<br />
Nếu số lượng cụm là cố định, số lượng cảm biến thành<br />
viên tăng khi tổng số các cảm biến tăng và sẽ gây xung đột<br />
tại các CH khi số lượng cảm biến thành viên trở nên quá lớn.<br />
Điều này không sát với thực tế, bởi vậy số lượng cụm được<br />
thay đổi theo số lượng cảm biến Nc = N/5 (ảnh hưởng cụ thể<br />
của số lượng cụm như được phân tích như ở trên). Tổng số<br />
cảm biến được thay đổi từ 100 tới 200 và các thông số khác<br />
được tổng kết ở bảng 1. Kết quả tính toán được thể hiện ở<br />
hình 5. Tương tự như ảnh hưởng của số lượng cụm và xác<br />
suất truy cập, thông lượng của phương pháp chia tầng cao<br />
hơn so với phương pháp không chia tầng. Thông lượng của<br />
các phương pháp điều khiển khác nhau trong phương pháp<br />
chia tầng cũng tương tự như trên, khi tổng số cảm biến tăng<br />
lên thì số lượng cụm cũng tăng lên. Vì thế, như giải thích<br />
trong ảnh hưởng của số lượng cụm, phương pháp phân cụm<br />
không điều khiển có ưu thế hơn vì không phải chia khe thời<br />
gian cho các cụm ở khe thời gian thứ nhất.<br />
<br />
Assistive Technology for Life and Safety Critical Applications:<br />
Standards, Challenges and Opportunities”, Qatar Mobility Innovations Center (QMIC), Qatar Science and Technology Park<br />
(QSTP), PO Box 210531, Doha, Qatar Published, May 2014.<br />
[2] F. Dijkstra, “Requirements for BAN and BAN standardization from<br />
the point of view of gaming”, In BODYNETS2012, 7th Int. Conf.<br />
on Body Area Networks, Sept. 2012.<br />
[3] R. Cavallari, F. Martelli, R. Rosini, and C. Buratti, “A Survey on<br />
Wireless Body Area Networks: Technologies and Design<br />
Challenges”, vol. 16, Issue 3, 2014.<br />
[4] O. Lara and M. Labrador, “A survey on human activity recognition<br />
using wearable sensors”, IEEE Commun. Surveys Tutorials, vol. 15,<br />
no. 3, 2013, pp. 1192-1209.<br />
[5] B. Latre, B. Braem, I. Moerman, C. Blondia, and P. Demeester, “A<br />
survey on wireless body area networks”, Wireless Netw., vol. 17,<br />
no. 1, Jan. 2011, pp. 1-18.<br />
[6] S. Sudevalayam and P. Kulkarni, “Energy harvesting sensor nodes:<br />
Survey and implications”, IEEE Commun. Surveys Tuto- rials, vol.<br />
13, no. 3, 2011, pp. 443-461.<br />
[7] I. Ha, “Technologies and research trends in wireless body area<br />
networks for healthcare: A systematic literature review”, Hindawi<br />
Publishing Corporation Int. J. Distributed Sensor Networks, Jan.<br />
2015.<br />
[8] S. Ullah and K. S. Kwak, “Throughput and delay limits of IEEE<br />
802.15.6”, Proc. the IEEE Wireless Commun. and Netw. Conf.<br />
(WCNC ’11), Mar. 2011, pp.174-178.<br />
[9] S. Ullah, M. Chen, and K. S. Kwak “Throughput and DelayAnalysis<br />
of IEEE 802.15.6-based CSMA/CA Protocol”, J. Med- ical Syst.,<br />
vol. 36, Issue 6, Dec. 2012, pp. 3875-3891.<br />
[10] P. Khan, N. Ullah, S. Ullah, and K. S. Kwak, “Analytical<br />
modeling of IEEE 802.15.6 CSMA/CA protocol under different<br />
access periods”, Proc. the 14th Int. Symp. on Commun. and Inform.<br />
Technol. (ISCIT ’14), Incheon, Republic of Korea, Sep. 2014, pp.<br />
151-155.<br />
<br />
Hình 5. Ảnh hưởng của tổng số cảm biến đối với thông lượng<br />
<br />
4. Kết luận<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã đề xuất mô hình chia<br />
tầng cho mạng WBAN phân cụm có điều khiển truy cập<br />
trong điều kiện kênh truyền không lý tưởng, đã chỉ ra công<br />
thức tính tỷ lệ lỗi bít, từ đó xây dựng công thức tính thông<br />
lượng cho hệ thống chia tầng. Kết quả tính toán thông lượng<br />
khi các tham số thay đổi đã chỉ ra rằng, phương pháp chia<br />
tầng có ưu thế hơn phương pháp không chia tầng, và vì thế,<br />
thời gian trễ của phương pháp chia tầng nhỏ hơn thời gian<br />
trễ trung bình của phương pháp không chia tầng.<br />
Tuy nhiên, phương pháp chia tầng đòi hỏi sự đồng bộ<br />
chặt chẽ hơn giữa các cảm biến, các CH và các bộ điều<br />
phối, tính phức tạp của việc điều khiển truyền tin của bộ<br />
điều phối. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ dừng lại ở<br />
việc chia tầng cho các phương pháp điều khiển đã được đề<br />
xuất trong các nghiên cứu trước. Sự kết hợp chặt chẽ giữa<br />
phương pháp chia tầng và các phương pháp điều khiển truy<br />
cập cần nghiên cứu sâu hơn trong các nghiên cứu tiếp theo<br />
để thông lượng đạt giá trị cao hơn.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] M. M. Alam and E. B. Hamida, “Surveying Wearable Human<br />
<br />
[11] S. Sarkar, S. Misra, C. Chakraborty, and M. S. Obaidat, “Analysis<br />
of reliability and throughput under saturation condition of IEEE<br />
802.15.6 CSMA/CA for wireless body area networks”, Proc. the<br />
IEEE Global Commun. Conf. (GLOBECOM ’14), Austin, Texas,<br />
USA, Dec. 2014, pp. 2405-2410.<br />
[12] B. Bandyopadhyay, D. Das, A. Chatterjee, S. J. Ahmed,<br />
A.Mukherjee, and K. Naskar, Markov chain based analysis of IEEE<br />
802.15.6 mac protocol in real life scenario”, Proc. the 9th Int. Conf.<br />
on Body Area Networks, 2014, pp. 331-337.<br />
[13] Pham Thanh Hiep, “Spatial reuse superframe for high throughput<br />
cluster-based WBAN with CSMA/CA”, Ad-Hoc and Sensor<br />
Wireless Networks, Vol. 31, No. 1-4, 2014, pp. 69-87.<br />
[14] Nguyễn Như Thắng, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Huy Hoàng, Phạm<br />
Thanh Hiệp, “Tối ưu hóa số lượng siêu khung tái sử dụng cho mạng<br />
quanh cơ thể”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, HVKTQS, số 180,<br />
tháng 10 năm 2016, trang 20-28.<br />
[15] Nguyen Nhu Thang, Nguyen Huy Hoang, Pham Thanh Hiep, “An<br />
approach to enhance the throughput of cluster-based WBAN with<br />
CSMA/CA of IEEE 802.15.6”, Journal of Science and Technology,<br />
Military University of Science and Technology, số 178, tháng 8 năm<br />
2016, pp. 30-39.<br />
[16] Nguyễn Như Thắng, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Huy Hoàng, Phạm<br />
Thanh Hiệp, “Đề xuất phương pháp tái sử dụng siêu khung cho mạng<br />
vô tuyến quanh cơ thể (WBAN)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,<br />
HVKTQS, số 173, tháng 12 năm 2015, trang 31-41.<br />
[17] George C.Clark Jr. and J.Bibb Cain, “Error-Correction Coding for<br />
Digital Communications (Applications of Communications<br />
Theory)”, Springer, 1981.<br />
[18] Alfonso Martinez, Albert Guillen i Fabregas and GiuseppeCaire,<br />
“A Closed-Form Approximation for the Error Probability of BPSK<br />
Fading Channels”, IEEE Trans. on wireless commu., Vol. 6, No. 6,<br />
Jun. 2007, pp. 2051-2054.<br />
<br />
(BBT nhận bài: 16/01/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 17/02/2017)<br />
<br />