Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP THÍCH NGHI THEO SỐ LƯỢNG VÀ VỊ TRÍ SÓNG<br />
MANG CON TRONG HỆ TRUYỀN DẪN OFDM<br />
Trần Hữu Toàn1*, Bạch Nhật Hồng2<br />
Tóm tắt: Kênh vô tuyến thay đổi ngẫu nhiên theo thời gian, điều này làm giới<br />
hạn hiệu năng truyền dẫn và thông lượng của các hệ thống truyền thông vô tuyến.<br />
Và một trong các phương pháp để khắc phục vấn đề này đó là phương pháp điều<br />
chế thích nghi. Hiện nay, trong hệ truyền dẫn OFDM (Orthogonal Frequency<br />
Division Multiplexing) của các hệ thống truyền hình số hiện đại người ta đã áp<br />
dụng phương pháp thích nghi theo mức điều chế, theo tỷ lệ mã và theo sơ đồ điều<br />
chế. Bài báo này đề xuất một phương pháp điều chế thích nghi: phương pháp thích<br />
nghi theo số lượng và vị trí các sóng mang con, để tăng các phương án kết hợp cho<br />
bộ điều chế OFDM nhằm tận dụng tối đa hiệu quả của phân tập tần số trong kênh<br />
phađinh chọn lọc tần số.<br />
Từ khóa: Điều chế thích nghi, OFDM-Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao, AOFDM-Điều chế thích<br />
nghi cho hệ thống OFDM, DVB-T - Truyền hình số mặt đất.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Điều chế thích nghi là lựa chọn khuôn dạng điều chế một cách linh hoạt và liên tục để<br />
thu được thông lượng tối ưu khi tỷ số tín/tạp SNR (Signal-to-Noise Ratio) thu biến đổi<br />
trong một phạm vi rộng theo thời gian. Có thể hiểu, điều chế thích nghi là san bằng trong<br />
thời gian thực giữa dung lượng kênh, mức công suất phát, tốc độ phát symbol, kích thước<br />
chòm sao, tỷ lệ mã và sự liên quan giữa các thông số này. Với những tiến bộ của truyền<br />
thông vô tuyến thì các thuật toán thích nghi ngày càng trở nên hấp dẫn do tính linh hoạt,<br />
hiệu quả trong sử dụng phổ tần và thông lượng lớn tạo nên chất lượng truyền dẫn cao. Các<br />
thuật toán thích nghi thay đổi giá trị của các tham số điều chế một cách động ứng với trạng<br />
thái tức thời của kênh. Khi kênh tốt các giá trị này sẽ thay đổi các tham số điều chế sao<br />
cho thu được thông lượng hệ thống lớn, khi kênh xấu, khi này các giá trị sẽ điều khiển các<br />
tham số điều chế sao cho giảm thông lượng hệ thống để đảm bảo chất lượng truyền<br />
dẫn.Trong điều chế thích nghi có hai tham số cần quan tâm: tham số kênh và tham số điều<br />
chế. Trong thuật toán điều chế thích nghi thì các tham số điều chế được xác định bởi các<br />
tham số chất lượng của kênh truyền. Trong thực tế các tham số của kênh thay đổi do đó<br />
tham số điều chế cũng thay đổi để thích nghi. Tồn tại nhiều thông số điều chế thích nghi<br />
như: mức điều chế, sơ đồ điều chế, SNR phát, số lượng các sóng mang, vị trí sóng mang,<br />
tỷ lệ mã, tỷ lệ trải phổ. Trong hệ truyền dẫn OFDM của các hệ thống truyền hình số hiện<br />
đại người ta đã áp dụng phương pháp thích nghi theo mức điều chế, theo tỷ lệ mã và theo<br />
sơ đồ điều chế. Ví dụ, trong DVB-S2 người ta đã sử dụng 4 phương thức điều chế: QPSK,<br />
8PSK, 16APSK và 32APSK và 11 tỷ lệ mã khác nhau:1/4, 1/3, 2/5, 1/2, 3/5, 2/3, 3/4, 4/5,<br />
5/6, 8/9 và 9/10. Do đó, có thể kết hợp mã hóa và điều chế để lựa chọn 28 kiểu điều chế và<br />
mã hóa theo điều kiện chất lượng kênh truyền. Trong bài báo này ta sẽ đề xuất bổ sung<br />
thêm phương pháp thích nghi theo số lượng và vị trí các sóng mang con để tăng các<br />
phương án kết hợp cho bộ điều chế OFDM nhằm tận dụng tối đa hiệu quả của phân tập tần<br />
số trong kênh phađing chọn lọc tần số. Trước hết xét mô hình điều chế thích nghi AOFDM<br />
(Adaptive OFDM).<br />
2. MÔ HÌNH AOFDM<br />
Mô hình AOFDM mô tả trên hình 1.<br />
Công thức toán học của tín hiệu sau bộ IFFT như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
70 T. H. Toàn, B. N. Hồng, “Phương pháp thích nghi theo số lượng… hệ truyền dẫn OFDM.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
N 1 N 1<br />
X (n) X (k )ei 2n / N X (k )ei 2f IFFTTlmkn (1)<br />
k 0 k 0<br />
<br />
Trong đó: X (n) : tín hiệu phức trong miền thời gian rời rạc; X (k ) : tín hiệu phức<br />
trong miền tần số rời rạc; n : chỉ số của mẫu trong miền thời gian; k : chỉ số tần số trong<br />
1<br />
miền tần số; N : Tổng số các điểm lấy mẫu; TIFFT NTlm : chu kỳ của bộ IFFT;<br />
f IFFT<br />
f IFFT : tần số của bộ IFFT; Tlm : chu kỳ của mẫu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô hình AOFDM.<br />
<br />
Tùy theo chế độ điều chế đa sóng mang mà số sóng mang N sẽ khác nhau. Ví dụ nếu<br />
sử dụng hai chế độ 2K hoặc 8K thì theo thuật toán dùng cơ số 2:<br />
2K = 211 = 2048 mẫu<br />
8K = 213 = 8192 mẫu<br />
Như vậy, ở chế độ 2K ta có 2048 sóng mang con<br />
Ở chế độ 8K ta có 8192 sóng mang con<br />
Thông thường những sóng mang hữu ích được xếp xung quanh tần số trung tâm của<br />
băng tần cơ bản bằng 1/2 tần số lấy mẫu. Với băng tần VHF tần số lấy mẫu là 8MHz và<br />
UHF tần số lấy mẫu là 9,142 MHz. Các sóng mang hữu ích được chọn trong khoảng giữa<br />
của chuỗi FFT như nêu trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Vị trí của sóng mang con.<br />
Chế độ FFT FFT FFT<br />
Mode 2K 0 đến 171 172( K min ) đến 1876( K max ) 1877 đến 2047<br />
Mode 8K 0 đến 687 688( K min ) đến 7504( K max ) 7505 đến 8191<br />
<br />
<br />
Như vậy, số sóng mang hữu ích với chế độ 2K là 1705 sóng mang con; Số sóng mang<br />
hữu ích với chế độ 8K là 6817 sóng mang con<br />
3. THUẬT TOÁN THÍCH NGHI DỰA TRÊN CƠ CHẾ<br />
CHỌN LỌC SÓNG MANG CON<br />
Do tính chất chọn lọc của đáp ứng kênh trong miền tần số và miền thời gian nghĩa là<br />
pha đinh chọn lọc tần số và pha đinh chọn lọc thời gian hay nói cách khác đáp ứng kênh<br />
truyền vô tuyến không những thay đổi theo thời gian mà còn thay đổi theo tần số. Vì vậy<br />
đối với kênh chọn lọc tần số tồn tại những khoảng băng tần kênh có độ biến động là chấp<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 71<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
nhận được và không chấp nhận được, vì vậy dựa trên tính chất chọn lọc tần số của kênh ta<br />
có thể xây dựng thuật toán thích nghi theo cơ chế chọn lọc sóng mang nhằm phát huy tối<br />
đa ưu điểm của phân tập tần số. Vùng tần số của đáp ứng kênh ít bị thăng giáng thì truyền<br />
dữ liệu trên các sóng mang con trên đó. Vùng tần số của đáp ứng kênh bị thăng giáng<br />
mạnh thì không truyền dữ liệu trên các sóng mang con trên đó hoặc truyền trên nhiều sóng<br />
mang con (phân tán lỗi) cải thiện BER (Bit Error Rate). Việc tăng, giảm số lượng các sóng<br />
mang con theo trạng thái kênh trên miền tần số cho phép cải thiện được cả hiệu năng BER<br />
và QoS (chất lượng dịch vụ), tức là đã thực hiện thích nghi theo số lượng sóng mang con.<br />
Trong hệ thống OFDM có nhiều yếu tố quyết định đến dung lượng kênh truyền dẫn. Nếu<br />
giả thiết rằng cấu hình các sóng mang con giống nhau, nghĩa là (điều chế, mã hóa, băng<br />
thông, công suất) như nhau. Lúc đó tốc độ bit tổng cộng của hệ thống OFDM xác định<br />
theo công thức:<br />
<br />
(Số bit/sóng mang con/ký hiệu) x số sóng mang con<br />
R∑ = [bps] (2)<br />
Độ dài ký hiệu<br />
Từ công thức (2) thấy rằng: khi dùng số lượng sóng mang con ít thì không hiệu quả về<br />
mặt thông lượng và có thể xảy ra trường hợp có nhiều sóng mang con bị lỗi quá ngưỡng<br />
cho phép, do đó dữ liệu được truyền trên một số ít sóng mang con còn lại. Kết quả làm<br />
giảm mạnh tốc độ bit truyền dẫn. Do vậy, để nâng cao hiệu năng của cơ chế thích nghi<br />
chọn lọc sóng mang thì số lượng sóng mang con cần phải đủ lớn (thông thường > 100)<br />
theo [3]. Vì chỉ hoạt động thích nghi trong miền tần số do đó đối với cơ chế thích nghi này<br />
sẽ giữ nguyên mức điều chế (M-QAM, M-PSK), song vẫn cải thiện được tốc độ truyền<br />
dẫn so với thuật toán thích nghi theo mức điều chế AQAM đơn thuần. Vì vậy để ngăn<br />
chặn lỗi thì phải tiến hành chọn lọc thích ứng các sóng mang con. Với điều kiện số lượng<br />
sóng mang con > 100, với truyền hình số chế độ 2K hoặc 8K thì điều kiện số lượng sóng<br />
mang con được sử dụng là 1705 hoặc 6817 là quá thỏa mãn. Vấn đề cơ bản của thuật toán<br />
thích nghi chọn lọc sóng mang là phải xác định được BER cho từng sóng mang con, sau<br />
đó so sánh với giá trị BERngưỡng để quyết định sẽ truyền hay không truyền dữ liệu trên sóng<br />
mang con đó.<br />
Nếu giá trị BER trên sóng mang con nào thấp hơn BERngưỡng thì phía phát sẽ tiến hành<br />
chèn ký hiệu hoa tiêu vào sóng mang con đó, phía thu sẽ tiến hành thu và tính BER trên<br />
các sóng mang được chèn hoa tiêu, nếu giá trị BER trên các sóng mang con này vẫn thấp<br />
hơn ngưỡng cho phép thì lại truyền dữ liệu bình thường trên các sóng mang con này. Do<br />
đó, việc chèn ký hiệu hoa tiêu lên các sóng mang con có tỷ lệ lỗi lớn sẽ giúp cho phía thu<br />
ước tính chính xác trạng thái kênh truyền dẫn. Quá trình thuật toán để tìm ra BER cho<br />
từng thành phần tần số sóng mang con rất phức tạp. Theo [2] công thức tính BER của sóng<br />
mang con thứ k xác định như sau:<br />
1 <br />
41 <br />
M 2 <br />
BERk Q k2 (3)<br />
log 2 M <br />
Trong đó: M – bậc điều chế<br />
3<br />
<br />
M 1<br />
K2 - công suất tín hiệu trên sóng mang thứ k<br />
<br />
<br />
<br />
72 T. H. Toàn, B. N. Hồng, “Phương pháp thích nghi theo số lượng… hệ truyền dẫn OFDM.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2 - công suất tạp trên sóng mang thứ k<br />
Q - Ma trận tiền mã hóa<br />
Giá trị BERngưỡng : Do người dùng thiết lập tùy theo tính chất dịch vụ yêu cầu. Ví dụ đối<br />
với dịch vụ truyền số liệu thì BERngưỡng 0,01%. Từ các lập luận trên ta có mô hình thuật<br />
toán thích nghi theo cơ chế chọn lọc sóng mang cho hệ thống OFDM mô tả trên hình 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mô hình thuật toán thích nghi theo cơ chế chọn lọc sóng mang cho hệ thống OFDM.<br />
<br />
Giả sử đáp ứng kênh (hàm truyền đạt) đã biết do khối ước lượng kênh, chế độ điều chế<br />
đa sóng mang của hệ OFDM chọn là 2K, tín hiệu OFDM trong miền tần số trong băng<br />
thông sẽ có dạng mô tả trên hình 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Hàm truyền đạt kênh và các sóng mang con trong chế độ 2K trong băng thông kênh.<br />
Từ đồ thị hình 3 thấy rằng: có một số sóng mang con rơi vào vùng tần số có hàm truyền<br />
đạt H(f) thăng giáng mạnh (tức có BER > BERngưỡng). Ta thành lập một mảng một chiều có<br />
kích thước bằng số lượng sóng mang được sử dụng. Ở đây, trong chế độ 2K bắt đầu từ vị<br />
trí sóng mang ở chỉ số 172 cho đến chỉ số 1876. Công việc của khối quyết định là: Nếu<br />
BER của sóng mang con nào nằm trong mảng quyết định (QĐ(k)) nào lớn hơn BERngưỡng<br />
thì sóng mang con đó được gán giá trị “1”, ngược lại thì gán giá trị “0”. Giá trị “1” báo<br />
hiệu là không truyền dữ liệu trên sóng mang con này, giá trị “0” báo hiệu truyền dữ liệu<br />
trên sóng mang con này. Lược đồ thuật toán của khối quyết định mô tả trên hình 4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 73<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Lược đồ thuật toán hoạt động của khối quyết định.<br />
Khối điều khiển chèn: khối này lấy thông tin từ khối quyết định, nếu BER(k) ><br />
BERngưỡng, khi đó chỉ số k này trong mảng quyết định sẽ có giá trị bằng “1” và tiến hành<br />
chèn “0” lên sóng mang này, nếu ngược lại thì sẽ tiến hành truyền dữ liệu bình thường trên<br />
sóng mang này. Khối điều khiển chèn sẽ can thiệp thứ tự của ký hiệu phát trên mỗi sóng<br />
mang để đảm bảo sao cho nếu không sử dụng sóng mang thì sẽ chèn thêm ký hiệu “0”, và<br />
nếu sử dụng thì không chèn.<br />
Khối điều khiển giải chèn lấy thông tin chèn từ khối quyết định, dựa trên thông tin về<br />
các vị trí chèn tiến hành loại những ký hiệu chèn trên những sóng mang con được chèn và<br />
đưa những ký hiệu chèn này đến bộ ước tính kênh để tiến hành tìm đáp ứng kênh.<br />
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
4.1. Số liệu đầu vào<br />
Để đánh giá hiệu quả của kênh truyền OFDM khi sử dụng phương pháp thích<br />
nghi theo số lượng và vị trí sóng mang con, ta tiến hành mô phỏng hệ thống bằng phần<br />
mềm Matlab trong 2 trường hợp là không sử dụng phương pháp thích nghi và sử dụng<br />
phương pháp thích nghi, với cùng các số liệu đầu vào như sau: số sóng mang con: 120;<br />
kích thươc FFT: NFFT = 256; khoảng bảo vệ: Tg = 4; mức điều chế M=4; tần số lấy mẫu fs<br />
= 3 và giá trị BERngưỡng = 0.001.<br />
4.2. Kết quả mô phỏng và bình luận<br />
Kết quả mô phỏng khi không sử dụng phương pháp thích nghi được thể hiện trên hình<br />
5 và khi sử dụng phương pháp thích nghi theo số lượng và vị trí sóng mang con được thể<br />
hiện trên hình 6.<br />
<br />
<br />
74 T. H. Toàn, B. N. Hồng, “Phương pháp thích nghi theo số lượng… hệ truyền dẫn OFDM.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Kết quả mô phỏng không sử dụng phương pháp thích nghi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Kết quả mô phỏng sử dụng phương pháp thích nghi theo số lượng<br />
và vị trí sóng mang con.<br />
Từ kết quả mô phỏng ta thấy với kênh truyền OFDM sử dụng phương pháp thích nghi<br />
theo số lượng và vị trí sóng mang con kết quả BER tổng luôn xấp xỉ “0” đối với 4-QAM,<br />
giá trị này thấp hơn nhiều so với khi không sử dụng phương pháp thích nghi. Vì với việc<br />
sử dụng phương pháp thích nghi thì tại những vị trí các sóng mang con có BER ><br />
BERngưỡng = 0.001 sẽ không được dùng để truyền dữ liệu, như vậy không những cải thiện<br />
được BER của hệ thống mà còn tiết kiệm được phổ tần, năng lượng và nâng cao được hiệu<br />
suất kênh truyền.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Ưu điểm nổi bật của cơ chế thích nghi chọn lọc tần số sóng mang là tận dụng tối đa<br />
những khoảng băng tần ít thăng giáng của hàm truyền đạt của kênh và giảm thiểu truyền<br />
dữ liệu trên những sóng mang con nằm trong khoảng băng tần có thăng giáng mạnh của<br />
hàm truyền đạt của kênh, do vậy giảm được ảnh hưởng của phađinh chọn lọc tần số. Trong<br />
khi đó những thuật toán thích nghi khác như: M-QAM, M-PSK … do xử lý như nhau đối<br />
với toàn bộ băng tần, nên không đối phó được với bất lợi của đáp ứng kênh trong miền tần<br />
số. Do vậy, thuật toán thích nghi này có thể ứng dụng cho truyền hình số, cùng với các<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 75<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
thuật toán thích nghi khác, để tăng số các phương án kết hợp thích nghi đồng thời để tăng<br />
độ linh hoạt và cải thiện hiệu năng BER và thông lượng truyền.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Văn Đức, “Lý thuyết và ứng dụng của kỹ thuật OFDM”, NXB Khoa học và<br />
kỹ thuật (2006).<br />
[2]. Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu điều chế thích ứng cho máy thu phát thông<br />
minh trong thông tin di động“, Nguyễn Phạm Anh Dũng và các cộng tác viên, Hà<br />
Nội 2004.<br />
[3]. Eric Philip Lawrey, “Adaptive Techniques for multiuser OFDM”, for the degree of<br />
Doctor of Philosophy in Electrical and Computer Engineering, (2001).<br />
[4]. Prateek Bansal and Andrew Brezinski, “Adaptive loading in MIMO / OFDM<br />
systems,” Standford University (2001).<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ADAPTIVE MODULATION METHOD ACCODING TO QUANTITY AND<br />
LOCATION OF SUBCARRIERS IN OFDM TRANSMISSION SYSTEM<br />
The wireless channel changes randomly according to the time, this limits<br />
performance of the transmission line and capacity of wireless communication<br />
networks. And one of the methods to solve this problem is adaptive modulation.<br />
Today, in OFDM transmission system of new DVB (Digital Video Broadcasting),<br />
people applied adaptive modulation according to modulation level, coding rate and<br />
modulation scheme. This paper proposes an adaptive modulation method: adaptive<br />
method according to quantity and location of subcarriers in OFDM transmission<br />
system to increase associate plans in OFDM modulator in order to take full<br />
performance of frequency diversity in frequency – selective fading channels.<br />
Keywords: Adaptive Modulation, OFDM – Orthogonal Frequency Division Multiplexing, AOFDM –<br />
Adaptive OFDM, DVB-T – Digital Video Broadcasting – Terrestrial.<br />
<br />
Nhận bài ngày 24 tháng 9 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 03 tháng 11 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội;<br />
2<br />
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên;<br />
*<br />
Email: toanth84@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
76 T. H. Toàn, B. N. Hồng, “Phương pháp thích nghi theo số lượng… hệ truyền dẫn OFDM.”<br />