intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng thiết kế hoạt động STEM cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng thiết kế hoạt động STEM cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, trường Đại học Thủ Đô Hà Nội" đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng thiết kế hoạt động STEM dành cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Bài viết phân tích bản chất giáo dục STEM, qua đó căn cứ vào mục tiêu, các hoạt động STEM trong dạy học và những định hướng về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 để đề xuất tiêu chí đánh giá kĩ năng thiết kế hoạt động STEM cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng thiết kế hoạt động STEM cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, trường Đại học Thủ đô Hà Nội

  1. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG STEM CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ThS. Kiều Thị Thu Giang* 1 Tóm tắt. Nghiên cứu này đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng thiết kế hoạt động STEM dành cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội. Bài viết phân tích bản chất giáo dục STEM, qua đó căn cứ vào mục tiêu, các hoạt động STEM trong dạy học và những định hướng về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 để đề xuất tiêu chí đánh giá kĩ năng thiết kế hoạt động STEM cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội. Áp dụng bảng tiêu chí đánh giá hoạt động STEM trong đánh giá mức độ thành thạo kĩ năng thiết kế hoạt động STEM của sinh viên tham gia thực hiện năm đề tài thiết kế hoạt động STEM. Từ khóa: Giáo dục STEM, tiêu chí đánh giá kĩ năng thiết kế hoạt động STEM, khoa học tự nhiên, sinh viên sư phạm. 1. MỞ ĐẦU Khoa học và công nghệ đang phát triển nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp lên cuộc sống và hệ thống các nghề nghiệp trong xã hội. Giáo dục kĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng để cung cấp nguồn nhân lực có tư duy sáng tạo, đổi mới và tư duy phê phán cho một quốc gia, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế [1]. Giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực cho học sinh là cần thiết để đáp ứng yêu cầu trong công việc của thế kỉ 21 và các bài học liên quan đến kĩ thuật, tạo cơ hội để học sinh phát triển sáng tạo. Quan điểm tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học (STEM) trở thành xu hướng tại Việt Nam từ năm 2014 đến nay. Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 152 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến khích dạy học một số chủ đề STEM đối với học sinh THCS và THPT. Các bài học STEM thường được hướng dẫn bằng quy trình thiết kế kĩ thuật (TKKT) nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn [2]. Sinh viên thiết kế hoạt động STEM gặp nhiều trở ngại do chưa có môn học cụ thể và sinh viên chưa có nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn tài liệu chính thống. Do đó, * Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
  2. 846 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP nghiên cứu này nhằm xây dựng bảng đánh giá kĩ năng thiết kế hoạt động STEM là cần thiết. Việc xây dựng và phát triển công cụ dựa trên các thuộc tính của quy trình thiết kế kĩ thuật. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về giáo dục STEM STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học của mỗi quốc gia [3]. Mô hình giáo dục STEM dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp người học áp dụng linh hoạt các kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào bối cảnh thực tiễn. [4], [5]. Giáo dục STEM hướng đến mục tiêu hình thành cho người học tư duy tích hợp và năng lực giải quyết vấn đề mang tính thời sự trong bối cảnh thực đảm bảo giáo dục toàn diện, nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. Nội dung giáo dục STEM là vận dụng tri thức khoa học thuộc nhiều lĩnh vực nhằm tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Do đó, giáo dục STEM mang lại cho người học tri thức sâu rộng và năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đồng thời kết nối trường học với cộng đồng. Mối liên hệ giữa các yếu tố STEM được thể hiện quá chu trình STEM. Chu trình này nhấn mạnh quy trình sáng tạo khoa học và quy trình thiết kế kỹ thuật. Trong đó, chu trình sáng tạo khoa học là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên và con người thông qua quan sát, vận dụng tư duy phản biện để đặt ra những câu hỏi hoặc vấn đề cần nghiên cứu. Việc trả lời các câu hỏi hoặc giải quyết các vấn đề khoa học sẽ phát minh ra “kiến thức” khoa học. Ngược lại quy trình thiết kế kỹ thuật là quá trình sử dụng sự sáng tạo và hiểu biết về vật liệu, kiến thức toán, khoa học, quy trình thiết kế kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ. Như vậy, trong chu trình STEM, “Science” được hiểu là “kiến thức” thuộc các môn khoa học mà bao hàm “Quy trình khoa học” để phát minh ra kiến thức khoa học mới. Hai chu trình trên tiếp nối nhau, khép kín tạo thành chu trình sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật theo mô hình “xoáy ốc” mà cứ sau mỗi chu trình thì lượng kiến thức khoa học tăng lên và cùng với nó là công nghệ phát triển ở trình độ cao hơn [6], [7], [8]. Phương pháp giáo dục STEM hướng tới lợi ích hóa người học thông qua tổ chức nội dung giáo dục STEM thành các chủ đề, dự án tích hợp hoặc hoạt động trải nghiệm gắn với đời sống. Đưa ra thử thách học tập để học sinh tự lực tìm tòi, khám phá phát hiện mâu thuẫn vấn đề, sau đó phối hợp cùng nhau lập kế hoạch, chế tạo, thử nghiệm ra sản phẩm công nghệ, sau đó thuyết minh, giới thiệu, bình chọn sản phẩm ưu việt nhất [4], [5].
  3. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 847 Dựa trên Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và Xã hội của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018, việc trang bị cho sinh viên sư phạm tiểu học các kiến thức về giáo dục STEM là cần thiết. 2.2. Xây dựng bảng đánh giá kĩ năng thiết kế hoạt động STEM 2.2.1. Căn cứ xây dựng a. Mục tiêu giáo dục STEM Thứ nhất, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đã nêu trong Chương trình Giáo dục phổ thông. Thứ hai, phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS phổ thông qua ứng dụng STEM, nhằm phát triển các năng lực đặc thù của các môn Khoa học, Toán học, Công nghệ và Kĩ thuật, Tin học,... tăng cường khả năng vận dụng kiến thức các môn học trên vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; có khả năng đề xuất các vấn đề thực tiễn mới phát sinh và đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề đó trong thực tiễn. b. Các hoạt động STEM trong dạy học Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp, trong đó, học sinh được thực hiện các hoạt động chính sau hoạt động tìm hiểu thực tiễn, phát hiện vấn đề; hoạt động nghiên cứu kiến thức nền; hoạt động giải quyết vấn đề [10]. c. Căn cứ định hướng thực hiện phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Định hướng phương pháp giáo dục: áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động người học, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động, tạo môi trường học tập thân thiện, tính mở để HS chủ động học tập, rèn luyện năng lực. Các hoạt động gồm khám phá vấn đề, luyện tập, thực hành, được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các công cụ, phương tiện,... Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục: mục tiêu là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn của chương trình và mức độ tiến bộ của học sinh để định hướng, điều chỉnh hoạt động học tập, hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm chất lượng giáo dục. Căn cứ đánh giá dựa trên yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học. Phạm vi đánh giá gồm các môn học bắt buộc, tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, đánh giá trên diện rộng cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì thi quốc tế. Phương thức đánh giá đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù hợp từng lứa tuổi, từng cấp học.
  4. 848 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 2.2.2. Bảng đánh giá kĩ năng thiết kế hoạt động STEM Căn cứ mục tiêu giáo dục STEM và các hoạt động STEM trong tổ chức dạy học cũng như những yêu cầu về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi đề xuất bảng đánh giá kĩ năng thiết kế hoạt động STEM cho sinh viên sư phạm như bảng dưới đây: Bảng 1. Bảng kĩ năng thiết kế hoạt động STEM Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 KĨ NĂNG Chưa có KN Đạt Khá Tốt - Chưa có kĩ năng quan sát - Quan sát, chưa so sánh - Quan sát và so sánh - Quan sát và so sánh và chưa so sánh các sự vật, được các sự vật, sự việc được các sự vật, sự việc làm nổi bật các sự 1. Kĩ sự việc vật, sự việc năng - Tìm kiếm và xử lý thông - Tìm kiếm và xử lý - Tìm kiếm và xử lý - Tìm kiếm và xử lý quan sát tin thiếu chính xác, thiếu được nhiều thông tin thông tin chính xác, thông tin chính xác, (KNQS) tính hệ thống từ các nguồn chính xác, từ một vài hệ thống, không mang hệ thống, mang tính khác nhau nguồn tính thời sự, từ các thời sự, trọng tâm từ nguồn khác nhau các nguồn khác nhau 2. Kĩ - Không đặt được câu hỏi - Đặt được 1 câu hỏi về - Đặt được 2-3 câu hỏi - Đặt được 4-5 câu hỏi năng đặt về vai trò, ưu điểm, đặc vai trò, ưu điểm, đặc về vai trò, ưu điểm, đặc về vai trò, ưu điểm, câu hỏi tính, vật liệu cần để chế tính, vật liệu cần để chế tính, vật liệu cần để chế đặc tính, vật liệu cần (KNĐCH) tạo sản phẩm tạo sản phẩm tạo sản phẩm để chế tạo sản phẩm - Không đặt được câu hỏi - Đặt câu hỏi lập luận - Đặt được nhiều câu hỏi - Đặt các câu hỏi logic logic với lập luận chặt chẽ chưa chặt chẽ và khoa logic với lập luận chặt với lập luận chặt chẽ và khoa học học chẽ và khoa học và khoa học - Không định được giả - Xác định được một giả - Xác định 2-3 được giả - Xác định được 5-6 3. Kỹ thuyết, sai số và biến cố có thuyết, sai số và biến cố thuyết, sai số và biến cố giả thuyết, sai số và năng lập thể xảy ra có thể xảy ra có thể xảy ra biến cố có thể xảy ra kế hoạch - Không tự lập kế hoạch - Lập kế hoạch và lên - Lập kế hoạch và lên - Tự lập kế hoạch và (KN LKH) và lên danh sách các công danh sách các công cụ danh sách các công cụ, các công cụ, yêu cầu cụ cần thiết, yêu cầu cần cần thiết, yêu cầu cần yêu cầu cần thực hiện cần thực hiện cần thực hiện, không chủ động thực hiện một cách sơ một cách chi tiết, cần sự thiết một cách chi tương tác với GV. sài dưới sự tư vấn và hỗ tư vấn, hỗ trợ của GV tiết, GV chỉ tư vấn và trợ liên tục của GV hỗ trợ một phần - Không chỉ ra được các - Áp dụng một phần - Cần sự hỗ trợ một - Chủ động áp dụng kiến thức khoa học và kiến các kiến thức khoa học phần trong áp dụng các kiến thức khoa thức về vật liệu, thuộc tính và kiến thức về vật liệu, các kiến thức khoa học học và kiến thức về 4. Kĩ vật liệu để thiết kế sản thuộc tính vật liệu để và kiến thức về vật liệu, vật liệu, thuộc tính năng phẩm STEM thiết kế sản phẩm STEM thuộc tính vật liệu để vật liệu để thiết kế thực (HS yêu cầu được hỗ trợ) thiết kế sản phẩm STEM sản phẩm STEM hành - Không đưa ra được các - Đưa ra được một số - Đưa ra được 3-4 thiết - Đưa ra được từ 5 (KNTH) thiết bị, công cụ không các thiết bị, công cụ bị, công cụ phù hợp để thiết bị, công cụ trở phù hợp để hiện thực hóa phù hợp để hiện thực hiện thực hóa quy trình lên phù hợp để hiện quy trình hóa quy trình thực hóa quy trình
  5. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 849 - Không thực hiện thành - Thực hiện được một số - Thực hiện độc lập, - Cấp độ thành thạo công tất cả các bước của bước của QTKTKT. Một số chính xác, hoàn thành các bước của QTKTKT QTKTKT. Thực hiện quy khía cạnh thiếu, không 4/5 bước của QTKTKT trình thiết kế kỹ thuật đầy đủ/ chưa chính xác - Không thành công trong - Đưa ra một số phân - Phần lớn phân tích - Phân tích, đánh giá phân tích, đánh giá sản tích chính xác. HS cần chính xác. Sử dụng và cải thiện lỗi trong phẩm STEM sự hỗ trợ đáng kể. các quan sát từ thực quy trình thực hiện nghiệm để hỗ trợ quá một cách chính xác, trình phân tích hiệu quả. - Không cải thiện thành - Xác định được một - Nghĩ ra 1-2 hướng cải - Nghĩ ra 2-3 hướng công lỗi trong thiết kế & hướng cải thiện, giải thích thiện, giải thích được cải thiện, giải thích quy trình thực hiện được tại sao đó là một cải chính xác cách thức chính xác cách thức 5. Kĩ năng tiến so với bản thiết kế chúng được cải tiến so cải tiến so với thiết kế đánh giá & ban đầu. Phản biện chính với thiết kế trước trước cải tiến xác một phần. Cần có sự (KN ĐG&CT) hỗ trợ đáng kể - Không phân tích và đánh - Đưa ra một số phân - Đưa ra nhiều phân - Phân tích và đánh giá phương pháp thực tích và đánh giá tích, đánh giá phương giá phương pháp hành đã đề ra phương pháp thực pháp thực hành đã đề ra thực hành đã đề ra hành đã đề ra - Chưa có kĩ năng đo tính - Thực hiện một số đo - Thực hiện phần lớn đo - Biết đo tính rủi ro rủi ro một cách khoa học và tính rủi ro khoa học và tính rủi ro hiệu quả một cách khoa học và an toàn an toàn an toàn Quy trình cụ thể như sau: Bước 1. Xây dựng chủ đề Chất lượng dạy học phụ thuộc nhiều vào sự chuẩn bị của giáo viên. Do đó bước xây dựng chủ đề STEM là một bước quan trọng. Kĩ năng quan sát: sinh viên tiến hành đọc chương trình môn học, các nội dung về mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học đối chiếu với mục tiêu và nội dung giáo dục STEM để tìm ra những điểm tương đồng. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nội dung học tập với giáo dục STEM nhất là tác động của đối tượng học tập tới các kĩ năng STEM, ở đây thường là các mối quan hệ nhân quả. Thông qua đó, tìm ra các vấn đề, các thách thức trong thế giới thực có liên quan đến nội dung của môn học và nội dung giáo dục STEM để từ đó xây dựng thành các chủ đề học tập theo định hướng giáo dục STEM trong môn Công nghệ. Kĩ năng phân tích: dựa trên tài liệu thu thập được sinh viên tiến hành viết mục tiêu cho chủ đề giáo dục STEM. Xác định được các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ, và năng lực mà HS cần hướng tới sau khi thực hiện chủ đề giáo dục STEM. Về kiến thức: Trình bày về nội dung kiến thức HS học được thông qua chủ đề. Xác định mức độ nhận thức của HS theo thang nhận thức: Biết, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. Sử dụng các động từ hành động để viết mục tiêu sao cho các mục tiêu có thể lượng hóa và
  6. 850 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP đánh giá được. Về kĩ năng: Trình bày được những kĩ năng của HS hình thành thông qua thực hiện các hoạt động học tập trong chủ đề giáo dục STEM. Mục tiêu kĩ năng nhằm xác định: nhóm kĩ năng học tập, nhóm kĩ năng tư duy và nhóm kĩ năng khoa học. Về thái độ: Trình bày về các tác động của các hoạt động học đối với nhận thức, giá trị sống và nhằm định hướng hành vi của HS. Chúng ta xác định rõ được ý thức của người học đối với con người, thiên nhiên, môi trường, ý thức trong học tập và tư duy khoa học. Các năng lực chính cần hướng tới: các NL mà HS trong quá trình khám phá tri thức và vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo ra các sản phẩm có giá trị thực tế. Các NL hướng tới thường là NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL hợp tác. Bước 2. Lên ý tưởng giảng dạy Đây là giai đoạn GV cụ thể hóa mục tiêu kiến thức của chủ đề học tập, hướng tới hình thành các năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu và có thể là đặc điểm của tâm sinh lí, yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp. Kĩ năng lập kế hoạch: Ở đây, cần trả lời các vấn đề: Chủ đề có các hoạt động gì? Các hoạt động đó nhằm đạt tới mục tiêu gì? Nội dung dạy học có liên quan như thế nào với các mục tiêu và nội dung môn Tự nhiên và Xã hội và giáo dục STEM? Biểu hiện thực tế của các mối liên hệ đó? Trên cơ sở nội dung của chủ đề, xây dựng các nhiệm vụ học tập tương ứng. Cần xác định rõ người thực hiện nhiệm vụ, làm cá nhân hay nhóm, nhiệm vụ được thực hiện trong giai đoạn nào, thời gian bao lâu… Một số loại hình nhiệm vụ như: tìm kiếm, thu thập thông tin, tiến hành thí nghiệm, thiết kế, trình bày… Bước 3. Thiết kế chi tiết từng hoạt động Kĩ năng đặt câu hỏi: Bước 1: ASK (Hỏi): Đưa ra tình huống có vấn đề, từ đó kích thích HS tò mò, động não. Sau đó GV dẫn dắt vào vấn đề cần phải giải quyết. Để đặt được câu hỏi cho phần này, sinh viên cần có khả năng nhận diện tình huống thực tiễn, xây dựng tình huống có vấn đề ứng với nội dung bài học, từ đó đưa ra bộ câu hỏi hỗ trợ học sinh tiếp cận vấn đề. Kĩ năng phân tích: Bước 2: IMAGINE (Tưởng tượng): GV yêu cầu HS đưa ra các ý tưởng giải quyết vấn đề và lựa chọn ý tưởng hay nhất. Để thực hiện được bước này, sinh viên cần xác định từng thành tố S, T, E, M trong STEM, từ đó đưa ra các khả năng có thể xảy ra, đưa ra các phương án định hướng cho từng khả năng. Cụ thể, trả lời các câu hỏi như: Cách nào để ….? Dựa vào đặc tính gì để …? Ưu điểm và nhược điểm của giải pháp này? Nếu thay đổi … thì có làm tăng hiệu quả … không? Kĩ năng lập kế hoạch: Bước 3: PLAN (Kế hoạch): GV yêu cầu HS vẽ phác thảo ý tưởng. Lập danh sách các vật liệu cần dùng. Khi thực hiện bước này, sinh viên cần thiết kế phiếu bổ trợ để học sinh ghi các thông tin về vật liệu, bản thiết kế, … Kĩ năng thực hành: Bước 4: CREATE (Chế tạo): HS thực hiện theo ý tưởng đã đề ra và kiểm tra đánh giá sản phẩm. Để thực hiện bước này, sinh viên có hiểu biết cụ
  7. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 851 thể về kiến thức S, T, E, M và về vật liệu khảo sát, dự trù được các thiết bị, công cụ phù hợp để tiến hành tổ chức thực hiện quy trình, bám sát các bước của quy trình thiết kế kĩ thuật. Thông qua việc thử nghiệm trước các vật liệu, tính toán số lượng, thử sai nhiều lần để điều chỉnh các hoạt động STEM mình xây dựng, chủ động trao đổi với giáo viên hướng dẫn về thực tiễn thực nghiệm và phương án điều chỉnh, để nhận được hỗ trợ và định hướng phù hợp. Kĩ năng đánh giá và cải tiến: Bước 5: IMPROVE (Cải tiến): Đưa ra cái gì hiệu quả, cái gì chưa hiệu quả. Từ đó đưa ra cách cải tiến để đạt được hiệu quả tốt hơn. HS thực hiện sửa đổi thiết kế để làm cho nó có hiệu quả tốt hơn và kiểm tra một cách kĩ lưỡng. Để thực hiện bước này, sinh viên cần đưa ra các bộ câu hỏi như sản phẩm được chế tạo có theo đúng quy trình đề ra không? Hiệu quả của sản phẩm ở mức độ nào? Bước nào nhóm học sinh làm tốt? Vì sao học sinh biết điều đó? Bước nào nhóm học sinh làm chưa tốt? Làm sao học sinh biết điều đó. Đề xuất biện pháp điều chỉnh hiệu quả sản phẩm? Bước 4. Thử nghiệm, cải tiến Đây là giai đoạn GV triển khai nội dung bài học tới toàn thể HS. Giai đoạn này cần phải gây dựng được môi trường học tập, gợi được nhu cầu khám phá, giao tiếp, hợp tác giữa HS trong tiến trình hoạt động và triển khai một số nhiệm vụ. GV đóng vai trò là “người tổ chức” để hướng dẫn và tư vấn. Kĩ năng đánh giá và cải tiến: Bước này HS sẽ thực hiện hai “nhiệm vụ chính”. Một là, phân tích, diễn giải, dữ liệu nhằm trao đổi các kiến thức và giải pháp tối ưu, đồng thời sử dụng các công nghệ phù hợp để phân tích đạt hiệu quả cao. Hai là, học sinh điều chỉnh các nguyên mẫu, giải pháp hoặc các quy trình. Sau đó, điều chỉnh, bổ sung quy trình “thử nghiệm” nhằm hiểu thêm để sau đó phân tích các “kết nối” đến nghề trong lĩnh vực STEM. Dựa vào bảng kỹ năng hỗ trợ trên, giảng viên và sinh viên Khoa Sư phạm dễ dàng áp dụng quy trình thiết kế hoạt động STEM để thiết kế hoạt động STEM một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời dễ dàng đánh giá sản phẩm. Qua đó sinh viên cũng có cơ hội được nhìn nhận bản thân, rèn luyện những kĩ năng còn thiếu sót để tự tin xây dựng và triển khai hoạt động STEM trong các môn học đặc thù và tham gia giảng dạy STEM trong quá trình học tập và khi tham gia giảng dạy thực tế. 3. Kết quả và bàn luận Về mặt định tính Qua quá trình theo dõi, giám sát việc triển khai các công việc để hoàn thành sản phẩm nghiên cứu của từng sinh viên và các nhóm sinh viên báo cáo sản phẩm nghiên cứu và cho sinh viên tự nhận xét, đánh giá cũng như đánh giá chéo lẫn nhau, chúng tôi nhận thấy: Việc tổ chức thiết kế hoạt động STEM đem lại hứng thú, kích thích được
  8. 852 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP khả năng học tập sáng tạo của sinh viên. Điều này thể hiện rõ rệt qua các sản phẩm thiết kế hoạt động STEM của sinh viên. Sinh viên chủ động tự nghiên cứu kĩ lưỡng về mục tiêu, nội dung bài học, sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức trong khởi động, dạy học khám khá, thực hành và vận dụng kiến thức trong thiết kế hoạt động STEM. Sinh viên tích cực tham gia trao đổi, đóng góp ý kiến, hỗ trợ nhau hoàn thành công việc được giao. Khả năng trình bày, thuyết trình của sinh viên được cải thiện rõ rệt thông qua các đợt báo cáo nghiên cứu khoa học, đợt báo cáo tiến độ trong nhóm, đợt báo cáo tiến độ khóa luận tốt nghiệp, đợt báo cáo bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Như vậy, đánh giá qua định tính cho thấy việc thực hiện thiết kế hoạt động STEM có hiệu quả và tính khả thi cao. Dạy học STEM làm cho sinh viên có hứng thú học tập, tăng trách nhiệm với việc học hơn, đồng thời giúp sinh viên có trách nhiệm với công việc của mình và với nhóm. Về mặt định lượng Nhằm đánh giá hiệu quả thiết kế hoạt động STEM của sinh viên, chúng tôi tiến hành đánh giá thử nghiệm 5 đề tài hướng dẫn sinh viên thiết kế hoạt động STEM. Hướng dẫn 1 đề tài NCKH: Đề tài 1. Bước đầu xây dựng hoạt động STEM trong dạy học chủ đề cơ quan tiêu hóa theo chương trình Tiểu học do nhóm sinh viên Nguyễn Phương Anh, Hoàng Vân Anh, Đỗ Thị Thùy Dung thực hiện. Hướng dẫn 4 khóa luận: Đề tài 2. Bước đầu xây dựng các hoạt động STEM trong dạy học về Quá trình trao đổi nước ở thực vật Khoa học 4, sinh viên Đào Phương Thanh thực hiện; Đề tài 3. Bước đầu xây dựng các hoạt động STEM về chủ đề Quả trong dạy học thực vật ở Tiểu học, sinh viên Vũ Minh Thu thực hiện; Đề tài 4. Bước đầu xây dựng các hoạt động STEM trong dạy học về chủ đề Sinh sản vô tính ở thực vật Khoa học 5, sinh viên Phạm Thị Thu Trang thực hiện; Đề tài 5. Bước đầu xây dựng hoạt động STEM trong dạy học về Sự sinh sản của côn trùng Khoa học lớp 5, sinh viên Nguyễn Thu Trang thực hiện. Giáo án Xây dựng chủ đề Lên ý tưởng giảng dạy Thiết kế chi tiết từng hoạt động Thử nghiệm, cải tiến - KNĐCH: 2 -KNPT: 3 - KNQS: 3 - KNĐG&CT: 3 1 - KN LKH: 3 - KNLKH: 3 - KNPT: 3 -KNTH: 3 - KNĐG: 3 - KNĐCH: 4 - KNPT: 3 - KNQS: 3 - KNĐG&CT: 3 2 - KN LKH: 4 - KNLKH: 3 - KNPT: 4 - KNTH: 3 - KNĐG: 3
  9. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 853 - KNĐCH: 2 - KNPT: 3 - KNQS: 3 - KNĐG&CT: 3 3 - KN LKH: 3 - KNLKH: 3 - KNPT: 3 - KNTH: 3 - KNĐG: 3 - KNĐCH: 4 - KNPT: 3 - KNQS: 3 - KNĐG&CT: 3 4 - KN LKH: 3 - KNLKH: 3 - KNPT: 3 - KNTH: 3 - KNĐG: 3 - KNĐCH: 4 - KNPT: 3 - KNQS: 3 - KNĐG&CT: 3 5 - KN LKH: 3 - KNLKH: 3 - KNPT: 3 - KNTH: 4 - KNĐG: 3 Dựa trên bảng kết quả trên cho thấy, bảng kỹ năng hỗ trợ sinh viên Khoa Sư phạm thiết kế hoạt động STEM đã đem lại hiệu quả nhất định trong việc nâng cao kiến thức và chất lượng học tập của sinh viên. Nếu quy trình thiết kế hoạt động STEM và kỹ năng hỗ trợ được áp dụng theo mô hình đại trà trong giảng dạy sinh viên và áp dụng vào thực tế giảng dạy tại trường phổ thông sẽ góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên, góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên và nâng cao chất lượng dạy học. 4. KẾT LUẬN Dựa trên quy trình thiết kế hoạt động STEM, chúng tôi xây dựng bảng đánh giá kĩ năng thiết kế hoạt động STEM cho sinh viên sư phạm, ngành Giáo dục Tiểu học với bốn mức độ được mô tả rõ ràng, chi tiết. Qua quá trình thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy sinh viên tích cực tham gia thử nghiệm. Thiết kế hoạt động STEM đã mang lại hiệu quả cao để kích thích sinh viên tự khám phá tri thức khoa học. Điều đó chứng tỏ bảng đánh giá kỹ năng thiết kế hoạt động STEM do chúng tôi xây dựng có tính khả thi và hiệu quả tương đối cao, thành công thu hút được sự tập trung và hăng say nghiên cứu của sinh viên. Với các số liệu thu được, trong các công trình nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành triển khai các hoạt động STEM và một số biện pháp góp phần tổ chức hoạt động STEM tại các trường Tiểu học trên địa bàn Hà Nội.
  10. 854 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 R. M. Yasin, R. Mustapha, và A. Zaharim (2009), Promoting creativity through problem oriented project based learning in engineering education at Malaysian polytechnics: Issues and challenges, Proceedings of the 8th WSEAS International Conference on Education and Educational Technology, tr. 253-258. 2 A. Jolly (2014), Six Characteristics of a Great STEM Lesson. [Online]. Available at: https:// www.edweek.org/tm/articles/2014/06/17/ctq_jolly_stem.html. 3 H.T.Le, and T.H.T.Phan. (2021), History of STEM education research in some countries in the world and VietNam, HNUE Journal of Sciences, vol.66, pp.220-230. 4 Talley, T. (2016), The STEM coaching handbook: Working with teachers to improve instruction, New York, NY: Routledge,. 5 B.Q.Thai, and M.D.Nguyen (2020), Design and manufacture “mini thermal power plant” support activities under STEM orientations in schools, TNU Journal of Science and Technology, 225(S.07), pp.517-522. 6 T.T.T.Phung, and H.T.T.Pham (2020), Designing and organising STEM education learning activities for students based on the environmental topic in the textbook “English 10”, TNU Journal of Science and Technology, 225(03), pp.160-167. 7 H.L.T.Ha (2020), STEM education in Vietnames schools and rising issues in developing STEM competence framework for teacher students, HNUE Journal of Science, vol. 65, issue 4C, pp. 196-203. 8 Moomaw S. (2013), Teaching STEM in the early years: Activities for integrating science, technology, engineering, and mathematics, St. Paul, MN: Redleaf Press, 2013. 9 Trần Thái Toàn, Phan Thị Thanh Hội (2017), Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua ứng dụng mô hình STEM, Kỉ yếu Hội thảo khoa học giáo dục STEM trong chương trình Giáo dục phổ thông mới, NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 10 Lê Xuân Quang (2017), Dạy học môn công nghệ phổ thông theo định hướng STEM, Luận án Tiến sỹ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2