intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đền Tiên Ông

Chia sẻ: Nguyễn Thị Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

84
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đền Tiên Ông nằm trong quần thể di tích thắng cảnh Bát Cảnh Sơn ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Từ thị xã Phủ Lý, theo quốc lộ 22 đi 13km là đến quần thể danh thắng Bát Cảnh Sơn (hoặc có thể đi từ Đồng Văn theo quốc lộ 60). Xã Tượng Lĩnh được thiên nhiên ưu đãi với địa hình tự nhiên có nhiều tiềm năng phong phú. Dãy Bát Cảnh Sơn đứng bên tả ngạn sông Đáy, dựa lưng vào vòng cung Nam Công (Kim Bảng – Hà Nam và Tuyết Sơn, Hương Tích...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đền Tiên Ông

  1. Đền Tiên Ông Đền Tiên Ông nằm trong quần thể di tích thắng cảnh Bát Cảnh Sơn ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Từ thị xã Phủ Lý, theo quốc lộ 22 đi 13km là đến quần thể danh thắng Bát Cảnh Sơn (hoặc có thể đi từ Đồng Văn theo quốc lộ 60). Xã Tượng Lĩnh được thiên nhiên ưu đãi với địa hình tự nhiên có nhiều tiềm năng phong phú. Dãy Bát Cảnh Sơn đứng bên tả ngạn sông Đáy, dựa lưng vào vòng cung Nam Công (Kim Bảng – Hà Nam và Tuyết Sơn, Hương Tích – Hà Tây), tạo thành thế núi hình sông kỳ thú. Xét theo tổng thể ở phạm vi rộng thì Bát Cảnh Sơn là một cụm du lịch của quần thể Hương Sơn bởi hai thắng cảnh này rất gần gũi, tiếp giáp với nhau liền mạch trong dãy núi đá vôi Hà Nam – Hà Tây. Theo vị trí địa lý hành chính. Bát Cảnh Sơn là “tiểu thắng cảnh”, là cửa ngõ Hương Sơn, nằm trong xã Tượng Linh, nơi ngã ba của 3 huyện Kim Bảng (Hà Nam), Mỹ Đức, Ứng Hoà (Hà Tây). Từ lâu, dãy Bát Cảnh Sơn (dãy núi có 8 cánh) được coi là một thắng cảnh của trấn Sơn Nam. Theo Lịch triều hiến chương loại chí (phần Dư địa chí) của Phan Huy Chú thì vào thế kỷ thứ XVI, Nghị tổ Trịnh Doanh qua đây chiêm ngưỡng đã ví Bát Cảnh Sơn với Tiêu Tương bên Trung Quốc và cho lập hành cung để đi về thưởng ngoạn. Xưa kia, ở Bát Cảnh Sơn có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được bài trí xây dựng theo thuyết bát quái ngũ hành. Có thể do tám ngôi chùa mà vùng núi này được đặt tên là Bát Cảnh Sơn? Ngày nay, mặc dù một vài cảnh quan đã bị hủy hoại vì chiến tranh nhưng
  2. hàng năm khách vãn cảnh chùa Hương và khách du lịch thập phương vẫn về thăm với một số lượng khá đông. Đền Tiên ông Đền Tiên Ông (đền Ông) được xây dựng vào đời vua Trần Nhân Tông trên lưng chừng núi Tượng Lĩnh, cao khoảng 200m giống hình con voi phủ phục (nhân dân thường gọi là voi quỳ). Núi Tượng Lĩnh là điểm đầu tiên trong hệ thống Bát Cảnh Sơn. Từ km 13 quốc lộ 22, theo đường đá thoai thoải tới phía bắc chân núi Tượng Lĩnh, qua 5 gian nhà khách, 3 gian nhà tổ, du khách đi 108 bậc đá lên đền. Đền hình chữ tam: tiền
  3. đường 5 gian, trung đường 3 gian, và hậu cung 1 gian. Đền trước vốn nhỏ, sau nhiều lần trùng tu mới có được quy mô đồ sộ như ngày nay. Tiền đường được kiến trúc kiểu chồng diêm tám mái cong, 4 góc đầu dao hình rồng mềm mại, mái lợp ngói nam đều đặn. Tòa trung đường xây kiểu hồi văn cánh bảng tam đấu, hậu cung cuốn vòm. Ở đây còn lưu giữ được nhiều thần phả, sắc phong và nhiều đồ thờ tự quý hiếm như hoành phi, đại tự, câu đối, bát hương bằng đá, bằng đồng. Đặc biệt ở đây còn có 2 pho tượng, 1 bằng gỗ, 1 bằng đồng được thờ trong hậu cung. Hồ và tháp dưới chân đền Đền Tiên Ông thờ Nam thiên đại thành hoàng Thánh tổ Thiên vương Bồ Tát. Sự tích Tiên Ông được truyền thuyết kể rằng cha của Tiên Ông quê ở Từ Sơn (Bắc Ninh), là quan to trong triều nhà Trần, có tới 23 thê thiếp mà vẫn chưa có con trai. Đến khi đi kinh lý ở trấn Sơn Nam, tại xã Thịnh Đại (nay là xã Đại Cương) huyện Kim Bảng, thân phụ ngài lấy tới thê thiếp thứ 24 mới sinh được ngài. Ngài sinh ra đã có tướng mạo khác thường, lớn lên chỉ một lòng đèn hương thờ Phật. Ngài chu du khắp nơi tìm thầy học đạo. Vào một ngày, ngài đến khu Quang Thừa (nay là xã Tượng Lĩnh) thấy dãy Bát Cảnh Sơn hùng vĩ bèn lập một ngôi chùa dưới chân núi động Tam Giáo để thờ Phật và thờ tổ tiên cha mẹ, gọi là chùa Tam Giáo. Sinh thời ngài có rất nhiều công lao đối với nhân dân địa phương như cứu giúp kẻ nghèo khó, chữa bệnh cứu người. Khi đắc đạo, ngài hóa thân vào cây “Đại nại” và dặn rằng hãy lấy cây gỗ đó để tạc tượng thờ, còn lấy đồng tạc tượng thờ thần. Dân nhớ ơn lập đền thờ tạc tượng gỗ và tượng đồng theo lời dặn của ngài. Các pho tượng rất linh thiêng, trải bao
  4. lần đền bị chiến tranh giặc giã phá hủy, pho tượng đã nhiều phen bị mang đi nhưng không ai đụng tới được. Nguyễn Hữu Chỉnh cũng đã mang tượng đồng ở đền thờ ngài đi đúc tiền đồng nhưng búa rìu không chạm được vào tượng, tượng chỉ đổ mồ hôi, còn quân lĩnh chạm vào tượng thì bị rìu chặt vào chính chân mình. Nguyễn Hữu Chỉnh sợ hãi khấn rằng, nếu Ngài linh thiêng thì hãy cho sông Châu bên mưa, bên tạnh. Quả nhiên là ứng nghiệm. Cuối cùng, Nguyễn Hữu Chỉnh phải sai quân lính mang tượng trả lại về đền. Nhiều vị vua, chúa như Lê Thái Tổ, Lê Dụ Tông, Trịnh Doanh, Trịnh Tùng, Trịnh Sâm, Mạc Phúc Hải đã tới thăm đền. Tương truyền, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huy Oánh là con cầu tự của ngài. Nhớ ơn ngài, cứ đến ngày rằm tháng 6 hàng năm, hai làng Thịnh Đại, Quang Thừa tổ chức lễ hội rất long trọng, khách thập phương ở nhiều nơi cùng về tham dự.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2