Di sản Phố Cổ Hội An
lượt xem 71
download
Thị xã Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Di sản Phố Cổ Hội An
- Hội An: Phố Cổ Hội An Thị xã Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia T đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông. Thị xã có những dãy phố cổ gần như nguyên vẹn, đó là loại nhà hình ống xuyên suốt từ phố nọ sang phố kia. Trong đó có một dãy phố nằm sát ngay bờ sông Hội An. Nhà ở đây toàn bằng gỗ quý, trong nhà treo hoành phi, câu đối, cột nhà trạm trổ hoa văn rất cầu kỳ... Hội An là một bảo tàng sống, khu phố cổ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Cầu Nhật Bản (Chùa Cầu) Chùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 do các thương nhân Nhật Bản thực hiện. Chùa Cầu là một di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu dài 12m. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp. Chùa được trùng tu vào các năm 1763, 1817, 1865, 1915, 1986. Hội quán Phước Kiến Đến tham quan di tích này, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình nguy nga tráng lệ, vừa tinh xảo, vừa sâu lắng. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ "Tam" kéo dài từ đường Trần Phú tới đường Phan Chu Trinh (sâu 120m) theo các trật tự: cổng - sân - hồ nước - cây cảnh - hai dãy nhà đông và tây - chính diện - sân sau - và hậu diện. Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu (nữ thần cứu người đi biển gặp nạn), Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, ba Bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác. Hội quán Phước Kiến là một di tích tôn giáo tín ngưỡng, là điểm tham quan thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài nước. Nhà thờ Trà Kiệu
- Thánh đường hiện tại do linh mục Phê rô Lê Như Hảo xây vào năm 1971 với kiến trúc nhà thờ phương Tây thời kỳ ánh sáng kết hợp những nét hoa văn mang đậm tính dân tộc. Trước cổng vào thánh đường là 2 con rồng dài 20m uốn lượn theo đường lên hành lang tầng trên vào chính điện nhà thờ. Bên cạnh nhà thờ còn có tu viện Mến Thánh giá (xây dựng năm 1867), nhà truyền thống và nhà thờ Đức Mẹ (xây năm 1898) trên đồi cao 60m. Di sản văn hóa Mỹ Sơn Những dòng chữ ghi trên tấm bia sớm nhất ở Mỹ Sơn, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 chobiết vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền để dâng cúng vua thần Siva- Bhadravarman. Hơn hai thế kỷ sau đó, ngôi đền đầu tiên được xây dựng bằng gỗ đã bị thiêu huỷ trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ 20 này, 2 nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố. Tiền thân của quần thể kiến trúc Mỹ Sơn cổ kính này, theo văn bia để lại là một ngôi đền làm bằng gỗ để thờ thần Siva Bhadravarman. Nhưng đến khoảng cuối thế kỷ 6, một cơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đền gỗ. Bức màn lịch sử đã được các nhà khoa học vén dần lên thông qua những bia ký và lịch sử nhiều triều đại xưa cho ta thấy Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suốt từ cuối thế kỷ 4 đến thế kỷ 15. Bằng vật kiệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên hoàn: Ðền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy hoàng của văn hoá kiến trúc Chămpa cũng như của Đông Nam Á.
- Mỹ Sơn đã được trùng tu bởi E.F.E.O (Ecole Francaise d’Extreme Orient) trong thời gian từ 1937 đến 1944, nhưng khu vực này đã bị bom Mỹ tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Đến năm 1975 , trong số 32 di tích còn lại, chỉ có khoảng 20 đền , tháp còn giữ được dáng vẻ ban đầu. Từ năm 1981 đến 1991, Mỹ Sơn được bảo quản và tu sửa từng phần với sự giúp đỡ về chuyên môn của công ty P.K.Z (Ba Lan). Phần lớn các tác phẩm điêu khắc ở Mỹ Sơn đã được người Pháp thu gom về Đà Nẵng vào những năm đầu thế kỷ 20 và được trưng bày tại bảo tảng Chàm. Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới tháng 12 năm 1999. Bãi biển Cửa Đại Cửa Đại nằm cách đô thị cổ Hội An 5km về phía đông theo đường 608 nối dài. Đây là một bãi tắm lý tưởng, rộng khoảng vài chục héc ta với dải cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn được mặt trời chiếu sáng. Cửa Đại là nơi thích hợp để xây dựng khu du lịch với nhiều loại hình vui chơi giải trí hẫp dẫn: tắm biển, thể thao nước, nghỉ dưỡng. Nguồn: dulichhathanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể
13 p | 2093 | 272
-
Di sản văn hóa thế giới Hội An
359 p | 414 | 135
-
ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN (DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI)
9 p | 299 | 63
-
Thị cổ Hội An_Official
25 p | 159 | 45
-
Phố cổ Hội An - TS. Nguyễn Thị Tình
4 p | 141 | 21
-
Về một cách tiếp cận mới trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản
6 p | 87 | 14
-
Lễ bỏ mả - Một di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc bản địa trên Tây Nguyên
9 p | 102 | 13
-
Di sản văn hóa thế giới Hội An - trường hợp điển hình trong giao thoa và tiếp biến văn hóa
7 p | 82 | 10
-
Vài nét về các bảo tàng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Hội An
6 p | 106 | 6
-
Những thách thức của thành phố di sản thế giới Hội An - thực tế và giải pháp
4 p | 114 | 5
-
Thành phố Hội An giáo dục di sản văn hóa ở địa phương trong học đường
7 p | 12 | 4
-
Làm giàu từ tài nguyên di sản văn hóa
4 p | 64 | 3
-
Phát triển bền vững Hội An từ tài nguyên văn hóa
10 p | 26 | 3
-
Dòng Sông di sản trường ca - Lê Anh Dũng
125 p | 8 | 3
-
Một số nét đặc trưng văn hóa biểu hiện trong địa danh ở thành phố Tân An, tỉnh Long An
5 p | 22 | 2
-
Vết xưa di sản - Sài Gòn có lá me bay: Phần 1
123 p | 6 | 1
-
Từ các hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Hội An (Quảng Nam) nghĩ về vai trò nhập thế Phật giáo trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế
16 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn