Dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
lượt xem 15
download
Ở trẻ sơ sinh người ta thường gặp những dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp phì đại môn vị, tắt tá tràng… Chúng cần phẫu thuật cấp cứu ngay sau trẻ chào đời đề giúp trẻ sớm có được một hệ tiêu hóa hoàn chỉnh. Nếu không phát hiện sớm, tính mạng và sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
- Dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh Ở trẻ sơ sinh người ta thường gặp những dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp phì đại môn vị, tắt tá tràng… Chúng cần phẫu thuật cấp cứu ngay sau trẻ chào đời đề giúp trẻ sớm có được một hệ tiêu hóa hoàn chỉnh. Nếu không phát hiện sớm, tính mạng và sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ở trẻ sơ sinh người ta thường gặp những dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa (google image) Hẹp thực quản Hẹp thực quản là dị tật đường tiêu hóa thường gặp (tỉ lệ
- mắc bệnh khoảng 1/200-1/4000 trẻ). Thể hiện của bệnh là thực quản bị đóng kín khoảng 10cm tính từ miệng. 80% trường hợp dị tật này có kèm lỗ thông giữa khí quản và thực quản hoặc có kèm theo các dị dạng khác về tim mạch, ruột, phổi, hệ tiết niệu sinh dục. Có thể phát hiện bệnh qua siêu âm ngay khi trẻ còn trong bụng mẹ. Sau khi sinh, trẻ thường có các biểu hiện: - Trào nước ối. Không thể nuốt bất cứ thứ gì. Khi cố gắng cho bú, trẻ bị sặc, nôn ói, tím tái. - Rối loạn hô hấp, tiết nước bọt nhiều, liên tục phải thở kém ở tư thế ngửa, tắt đường thở. - Bụng chướng hoặc xẹp lép (bụng chướng nếu có kèm lỗ dò khí quản và thực quản, bụng lép nếu chỉ teo thực quản). - Trong vòng nhiều giờ, trẻ sơ sinh có thể viêm phổi thứ phát trầm trọng do hít dịch vị qua lỗ dò. Lúc này trẻ sẽ thở nhanh, tái, da hơi xanh, khóc yếu và tình trạng xấu đi nhanh
- chóng. Chăm sóc và can thiệp y khoa: - Tuyệt đối không cho trẻ ăn uống qua đường miệng. - Trẻ cần được hút nước bọt liên tục, khoảng mỗi 15 phút mỗi lần, để ngăn chúng bị hít vào qua lỗ dò. - Bác sĩ thường sẽ chỉ định cho dùng kháng sinh, truyền dịch và chuyển nhanh trẻ đến trung tâm có khả năng phẫu nhi. - Thường 1 ngày sau khi sinh trẻ sẽ được phẫu thuật đóng lỗ dò để bảo vệ phổi khỏi dịch vị và để dễ dàng nuôi ăn bằng đường nối thông dạ dày. Sau vài tuần, khi trẻ đã ổn định và tăng cân, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật mở thông dạ dày. Hẹp phì đại môn vị
- Môn vị là một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Bệnh xảy ra khi cơ vùng môn vị dày lên khiến lòng môn vị bị hẹp lại. Dị tật này thường làm trẻ bị nôn ói, do sự ứ tắt sữa và các thức ăn khác ở môn vị dội ngược về thực quản. Nếu không được phát hiện sớm, trẻ sẽ sẽ có chiều hướng ngày càng yếu sức do không ăn được. Tỷ lệ bệnh thường xảy ra với bé trai nhiều hơn gái. Dấu hiệu và cách khắc phục dị tật: - Bé thường bị nôn 2 – 3 tuần sau sinh, nôn vọt ngay sau bú. - Nôn ói có vòi, thành tia, chất nôn không có mật. Sau ói, trẻ mút vú mẹ liên tục do đói. - Trẻ sẽ bị mất nước, da khô, táo bón, sút cân do dinh dưỡng không đủ. - Sờ vùng dưới gan có thể thấy cục u.
- Trẻ thường được đặt sonde dạ dày, truyền dịch và chuyển phẫu nhi càng sớm càng tốt. Một phẫu thuật đơn giản sẽ chữa khỏi hẳn chứng bệnh này. Tắt tá tràng Bệnh thường có 2 khả năng: tắt tá tràng một phần hay toàn phần. Từ khi còn trong bụng mẹ thai nhi cũng có thể được siêu âm để phát hiện bệnh. Sau khi sinh, nếu để ý thấy những dấu hiệu sau đây, hãy đưa bé đi phẫu thuật kịp thời: - Trẻ ói tái đi tái lại (thường có mật xanh) nhưng không có chướng bụng, đau hoặc hoại tử. - X-quang bụng để phát hiện. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong thời gian sớm nhất. Thoát vị hoành Thoát vị hoành bẩm sinh là sự thông nối bất thường giữa
- khoang màng phổi và khoang màng bụng do khiếm khuyết cơ hoành. Ruột, gan, lách bị thay đổi vị trí nằm trong lồng ngực. Tỷ lệ bẩm sinh thường từ 1/5000 đến 1/10000 trẻ. Bệnh diễn tiến nặng với tỷ lệ tử vong khoảng 50%. Triệu chứng bệnh: Sau khi sinh, trẻ bị suy hô hấp nặng trong vài giờ đầu của cuộc sống. Khó thở nguy kịch, tím tái, có lúc ngưng thở. Tình trạng tím tái ngày càng nặng thêm.Nhìn thấy lồng ngực bên bị thoát vị di động ít theo nhịp thở. Ngực phồng, bụng lép. Xử trí bệnh: Trẻ được hút đàm nhớt, thở oxy qua nội khí quản. Đặt nằm trên mặt phẳng, đầu cao. Cho trẻ nằm nghiêng về phía bị thoát vị. Bác sĩ sẽ cho đặt ống thông dạ dày, hút dịch và đặt các đường truyền. Phẫu thuật được thực hiện sau khi đã ổn định hô hấp.
- Cần phát hiện sớm để có phương pháp điều trị thích hợp (google image) Hở thành bụng Hở thành bụng là khiếm khuyết thành bụng ở vùng trung tâm. Ruột nhô ra và phúc mạc tiếp xúc trực tiếp với dịch ối. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh khá hiếm, thường gặp ở trai nhiều hơn gái. Phẫu thuật như thế nào? Ruột bị tổn thương và có nguy cơ bị thiếu máu nghiêm
- trọng. Các nguy cơ khác là nhiễm trùng, mất nhiệt, thoát dịch. Nên đặt trẻ nằm nghiêng phải, che ruột với gạc tẩm nước muối sinh lý vô trùng và đặt trong bọc kính trong. Trẻ được cho kháng sinh, đặt ống thông mũi – dạ dày, truyền dịch. Phẫu thuật nên thực hiện ngay, nếu có thể nên đóng thành bụng bị hở. Nếu ổ bụng quá nhỏ phải ủ ấm nhân tạo để bảo vệ ruột cho đến khi thành bụng và trẻ đủ lớn để thực hiện đóng bụng trực tiếp. Thoát vị rốn Thoát vị rốn là sự thoát vị các thành phần trong ổ bụng vào trong đáy cuống rốn do sự phát triển không đúng mức của cơ và da thành bụng trước. Khác với hở thành bụng là ruột vô trùng và được bảo vệ bởi dây rốn nên không có vấn đề lớn về nhiễm trùng và thoát dịch. Tuy nhiên, màng bao có thể bị phá huỷ trong lúc sinh. Dấu hiệu
- Thấy ở vùng bụng nơi có dây rốn bám vào có một khối to cỡ quả chanh hay quả cam. Qua lớp màng bụng mỏng nhìn thấy được các quai ruột bên dưới. Chăm sóc trước phẫu thuật: - Bọc khối thoát vị bằng khăn ấm vô trùng tẩm nước muối sinh lý. - Trẻ được đặt ống thông dạ dày trước khi chuyển đến trung tâm phẫu thuật. - Xử trí phẫu thuật tiên lượng tốt hơn hở thành bụng. Tuy nhiên, khoảng 25– 40% trường hợp có thể phối hợp các dị tật khác. Không có hậu môn Đây là dị tật tắc phần cuối cùng của ống tiêu hoá, có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được phẫu thuật kịp thời.
- Không có hậu môn được định nghĩa là không có lỗ hậu môn hoặc vị trí và kích thước hậu môn bất thường. Với dị tật này không thể phát hiện trước khi sinh bằng siêu âm. Nhận biết dị tật và phương thức phẫu thuật Không có lỗ hậu môn thấp, khoảng teo có thể đo được bằng siêu âm bụng và tầng sinh môn. Nên kết hợp siêu âm thận và bàng quang để phát hiện các dị dạng có liên quan. Phẫu thuật nối trực tiếp hậu môn hoặc nối ruột tùy vào khoảng cách. Phẫu thuật có thể thực hiện trong vài ngày đầu, thời gian này trẻ được truyền dịch. BS. Diệu Dung Theo Webtretho
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phác đồ điều trị Phình đại tràng bẩm sinh
7 p | 341 | 50
-
CÁC DỊ TẬT Ở TRẺ SƠ SINH (Kỳ 1)
6 p | 214 | 35
-
Bài giảng Dị tật bẩm sinh: Dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa
13 p | 300 | 28
-
Thai phụ bị đái tháo đường: Nhiều nguy cơ tai biến
4 p | 185 | 14
-
Một số bài thuốc cho thai phụ bị tiểu đường
5 p | 192 | 14
-
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh (P1)
2 p | 140 | 14
-
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh (P2)
2 p | 128 | 11
-
DỊ TẬT HẬU MÔN - TRƯC TRÀNG
4 p | 173 | 10
-
Dị tật thành bụng ở trẻ nhỏ: Cách phát hiện và xử trí
4 p | 305 | 7
-
Tác hại tiểu đường ở bà bầu
3 p | 112 | 6
-
ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TỬ VONG
15 p | 83 | 6
-
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh - Nguyên nhân
5 p | 106 | 6
-
Phụ nữ trẻ bị đái tháo đường vẫn có thể sinh con
5 p | 116 | 6
-
Dị tật bẩm sinh thường gặp ở bé
3 p | 97 | 5
-
Mẹ tiểu đường, con nguy cơ dị tật bẩm sinh
3 p | 100 | 3
-
Bài giảng Đánh giá vai trò của siêu âm chẩn đoán tiền sản trong phẫu thuật tắc đường tiêu hóa bẩm sinh - Ts. Bs. Trương Quang Định
8 p | 37 | 3
-
Bài giảng Phẫu thuật ít xâm lấn điều trị dị tật tim bẩm sinh - ThS.BS. Lương Công Hiếu
19 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn