intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Dị tật bẩm sinh: Dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

297
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Dị tật bẩm sinh: Dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa giúp người học chẩn đoán được các dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa; trình bày được xử trí cấp cứu nội khoa ban đầu của từng loại dị tật; trình bày được hướng điều trị ngoại khoa của từng dị tật. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Dị tật bẩm sinh: Dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa

  1. dị tât bâm sinh DỊ TẬT BẨM SINH ĐƯỜNG TIÊU HÓA * Mục tiêu: 1. Chẩn đoán được các dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa. 2. Trình bày được xử trí cấp cứu nội khoa ban đầu của từng loại dị tật. 3. Trình bày được hướng điều trị ngoại khoa của từng dị tật. * Nội dung: Dị tật tiêu hoá là một trong những dị tật thường gặp ở trẻ em. Đa số những dị tật này cần phải được can thiệp ngay, nếu không trẻ sẽ tử vong do suy hô hấp như trong trường hợp thoát vị cơ hoành, teo thực quản. Một số trường hợp khác, tuy không cần can thiệp cấp cứu ngay nhưng cần phải phẫu thuật như tắc ruột, phình đại tràng bẩm sinh, hẹp phì đại môn vị hay tắc hoặc teo tá tràng. Vì thế, chẩn đoán sớm những dị tật này quan trọng để có thái độ xử trí kịp thời. 1. Teo thực quản: 1.1. Dịch tể học: - Teo thực quản là một bất thường bẩm sinh thực quản, thường gặp ở trẻ nhẹ cân. - Tần suất gặp khoảng 1/4000 – 5000 trẻ sơ sinh. - Phân loại thể lâm sàng theo LADD - GROSS: + Type 1: thực quản mất hẳn một đoạn, với 2 túi cùng ở đầu trên và dưới không kèm đường dò, chiếm khoảng 8 – 9% + Type 2: teo thực quản với đầu trên thông với khí quản 1
  2. dị tât bâm sinh + Type 3: teo thực quản với đầu dưới thong với khí quản, thường gặp nhất chiếm tỷ lệ 80 – 90% trường hợp + Type 4: teo thực quản với 2 đầu thông với khí quản, nhưng chúng không thông thương với nhau Type 1 Type 2 Type 3 Type 4 1.2. Chẩn đoán: 1.2.1 Trước sanh: - Đa ối - Không thấy bong hơi dạ dày 1.2.2 Sau sanh: Lâm sàng: - Bú bị sặc tím - Tăng tiết nước bọt, sùi bọt cua - Dấu hiệu suy hô hấp: tím tái, thở nhanh, co lõm ngực, phổi ran ẩm, nổ khi có biến chứng viêm phổi hít - Đặt sonde dạ dày bị vướng lại (8 – 10 cm), không vào được dạ dày 2
  3. dị tât bâm sinh - Tìm các dị tật phối hợp: tim bẩm sinh, hội chứng VACRERL (dị tật cột sống, hậu môn, tim mạch, dò khí thực quản, thận niệu, tứ chi). Cận lâm sàng: - Chụp Xquang phổi: giúp + Khảo sát hình ảnh gián tiếp của teo thực quản: sonde dạ dày dừng lại hoặc cuộn lại trong lồng ngực. + Đánh giá hơi trong ruột non khi có dò khí – thực quản để phân loại teo thực quản. + Khảo sát tổn thương nhu mô phổi: hình ảnh viêm phổi hít. Sonde cuoän troøn trong tuùi cuøng thöïc quaûn Khí trong ống tiêu hóa 3
  4. dị tât bâm sinh Sonde dạ dày nằm trong lồng ngực Không có hơi trong ống tiêu hóa - Chụp Xquang thực quản cản quang: + Hình ảnh và vị trí túi cùng trên thực quản. + Do nguy cơ hít sặt cao nên dùng thuốc cản quang tan trong nước, lượng ít (1 ml) Túi cùng trên thực quản 4
  5. dị tât bâm sinh - Siêu âm bụng, tim: giúp phát hiện các dị tật phối hợp 1.2. Điều trị: 1.2.1 Hồi sức trước mổ: - Giữ ấm - Tư thể tránh trào ngược: nằm sấp, đầu cao 450 - Nhịn ăn - Hút nước bọt liên tục qua sonde dạ dày đặt ở túi cùng trên thực quản với áp lực -10 đến - 20 cm H2O. - Hổ trợ hô hấp: Thở oxy qua canulla mũi Nếu khong có hiệu qảu đặt nội khí quản thở máy - Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ 3 - Nuôi ăn tĩnh mạch, điều chỉnh rối loạn nước điện giải - Vitamin K1 * Lưu ý: Cần tiến hành hồi sức ngay khi được chẩn đoán và liên tục trên đường chuyển bệnh từ tuyến cơ sở lên tuyến trên. Chuyển ngay đến bệnh viện có chuyên khoa phẩu thuật sơ sinh không cần theo tuyến vì tiên lượng tốt nếu được phẩu thuật sớm vài giờ sau sinh khi chưa có biến chứng viêm phổi hít. 1.2.1 Phẫu thuật: - Cột cắt đường dò khí – thực quản (nếu có) - Nối thực quản 1 thì hoặc mở dạ dày ra da – nối thực quản thì 2 2. Thoát vị hoành bẩm sinh: 2.1. Dịch tể học 5
  6. dị tât bâm sinh - Thoát vị hoành bẩm sinh là tình trạng một hay nhiều cơ quan trong ổ bụng thoát vị lên lồng ngực qua các lổ khiếm khuyết của cơ hoành, có thể kèm theo giảm sản phổi, tăng áp động mạch phổi. - Giải phẫu sinh lý: Cơ hoành là một cấu trúc cân - cơ có hình vòm tạo thành vách ngăn ngăn cách khoang ngực với khoang bụng. Cơ hoành cấu tạo gồm hai phần: phần cân ở trung tâm và phần cơ ở ngoại vi. Phần cơ của cơ hoành có ba nguyên uỷ: phần ức, phần sườn và phần lưng. Về mặt phôi thai học, sự hoàn chỉnh vách ngăn cơ hoành xảy ra vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Những khiếm khuyết trong quá trình hoàn chỉnh vách ngăn của cơ hoành trong thời kỳ phôi thai tạo ra các chỗ thông thương giữa khoang ngực với khoang bụng, làm cho các tạng trong khoang bụng thoát vị lên khoang ngực gọi là thoát vị hoành bẩm sinh. Có hai loại thoát vị hoành bẩm sinh chính: thoát vị Bochdalek và thoát vị Morgagni. Hầu hết thoát vị hoành bẩm sinh là thoát vị Bochdalek (90%), các tạng thoát vị qua lổ khiếm khuyết ở sau bên của cơ hoành. 90% ở bên trái. Thoát vị Morgagni, chiếm khoảng 5-10% các trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh, xảy ra qua chỗ khiếm khuyết ở phía trước của cơ hoành, 90% thoát vị Morgagni xảy ra ở bên phải. - Hậu quả của thoát vị hoành bẩm sinh: Thiểu sản phổi là hậu quả của sự chèn ép phổi trong một thời gian dài trong thời kỳ bào thai. Phổi có thể bị thiểu sản một hay hai bên. Mức độ thiểu sản và số lượng 6
  7. dị tât bâm sinh phổi bị thiểu sản quyết định đến khả năng sống còn của trẻ sơ sinh sau khi chào đời. Xoắn dạ dày. Ruột xoay bất toàn. Hoại tử, thủng dạ dày, ruột. Giảm sản thất trái… 2.2. Chẩn đoán: 2.2.1 Trước sanh: - Đa ối - Thấy dạ dày ruột trong lồng ngực - Tiên lượng xấu nếu phát hiện trước 25 tuần, Karyotype bất thường, dị tật phối hợp 2.2.2 Sau sanh Lâm sàng: - Hội chứng suy hô hấp: tím tái, thở nhanh, co lõm ngực nặng, xảy ra sớm sau sanh - Lồng ngực phồng to, phế âm giảm 1 bên, tim nghe bên phải - Bụng lõm Cận lâm sàng: - Chụp Xquang phổi thẳng: Bóng hơi dạ dày, ruột nằm trong lồng ngực Trung thất bị đẩy về bên đối diện - Chụp dạ dày cản quang: Chỉ định trong trường hợp chụp Xquang phổi chưa xác định chẩn đoán Thuốc cản quang theo dạ dày ruột nằm trong lồng ngực. 7
  8. dị tât bâm sinh 2.3. Điều trị: 2.3.1 Hồi sức trước mổ: - Nằm đầu cao 300, nghiêng về bên thoát vị - Giữ ấm - Hổ trợ hô hấp: Không bóp bóng qua mask vì làm căng dạ dày Thở oxy qua canulla. Nếu thất bại, đặt nội khí quản thở máy. - Đặt sonde dạ dày dẫn lưu - Nuôi ăn tĩnh mạch - Điều chỉnh rối loạn toan kiềm, nước điện giải - Kháng sinh - Vitamin K1. 2.3.2 Phẫu thuật: - Đưa tạng thoát vị ở lồng ngực xuống bụng - Khâu kín khe thoát vị - Xử trí các dị tật phối hợp (nếu có thể) 3. Teo tắc ruột: 3.1. Tắc tá tràng bẩm sinh: 3.1.1 Dịch tễ học: - Teo và hẹp tá tràng có xuất độ bằng nhau và thường gây tắc ở vùng bóng Vater. - Nguyên nhân tắc ruột sơ sinh đứng hàng thứ 3. - Tần suất : 1/10000-140000 trẻ sơ sinh sống. - 50% có kèm theo dị tật bẩm sinh khác: hội chứng Down (30%), tim bẩm sinh (20%) 3.1.2 Chẩn đoán: 8
  9. dị tât bâm sinh - Mẹ đa ối. - Nôn ói: sớm trong ngày đầu tiên sau sanh, ra dịch mật, có thể muộn hơn khi tắc không hoàn toàn. - Chướng vùng thượng vị - Tiêu phân su gặp trong 50% trường hợp - Chụp XQuang bụng đứng: hình ảnh bóng đôi (double buble sign). Hai bóng khí này chênh lệch bậc cầu thang, túi hơi bên phải thấp hơn và nhỏ hơn đó là của tá tràng giản, túi hơi bên trái to hơn và cao hơn đó là của dạ dày giãn. Nếu thấy khí trong ruột non và ruột già có nghĩa là tắc không hoàn toàn FIGURE 1. Upright abdominal film showing the characteristic "double- bubble" sign that confirms the diagnosis of duodenal atresia. Note the dilated stomach (thin arrow) and dilated proximal duodenum (thick arrow). 3.2. Teo và hẹp hỗng tràng, hồi tràng và đại tràng: 3.2.1 Dịch tễ học: 9
  10. dị tât bâm sinh - Teo và hẹp hỗng tràng, hồi tràng và đại tràng do sự cố mạch máu mạc treo ruột xảy ra trong tử cung. Mặc dù teo ruột có thể xảy ra ở bất cứ đoạn ruột nào nhưng thường gặp nhất là đoạn đầu hỗng tràng và đoạn cuối hồi tràng - Tần suất : 1/330-1/1500 trẻ sinh sống. 3.2.2 Chẩn đoán: Lâm sàng: - Mẹ đa ối. - Ọc dịch vàng hoặc xanh (dịch mật) sau sanh. - Không tiêu phân su. - Dấu hiệu mật nước. - Bụng chướng,  quai ruột nổi, thành bụng nề đỏ khi có biến chứng viêm phúc mạc - Đặt sonde hậu môn không ra phân Cận lâm sàng - Chụp X quang bụng không cản quang: Quai ruột non dãn, không có hơi trong trực tràng Hình ảnh mức khí dịch Hơi tự do trong ổ bụng khi có biến chứng thủng - Siêu âm: Hẹp lòng ruột, Dấu tắc ruột. Dịch ổ bụng 10
  11. dị tât bâm sinh 3.3. Điều trị: 3.3.1 Xử trí trước mổ: – Nằm đầu cao 300. – Thở Oxy qua canula. – Đặt sonde dạ dày dẫn lưu giải áp. – Nuôi ăn tĩnh mạch, điều chỉnh rối loạn nước- điện giải. – Kháng sinh – Giữ ấm 3.3.2 Phẫu thuật: – Cần can thiệp phẫu thuật sớm ngay sau khi điều chỉnh rối loạn nước- điện giải – Phẩu thuật nối ruột tận tận (1 thì) – Mở hậu môn tạm. 4. Bệnh Hirschsprung (Bệnh phình đại tràng bẩm sinh vô hạch): 4.1. Dịch tễ học: - Bệnh Hirschsprung (Harold Hirschsprung: 1830 – 1916, thầy thuốc người Đan Mạch) còn gọi là bệnh phình đại tràng bẩm sinh vô hạch, là một bệnh do các tế bào thần kinh phó giao cảm cơ ruột không di chuyển xuống tới đoạn ruột ở phía dưới (không có tế bào hạch trong các đám rối cơ ruột (đám rối Auerbach) và dám rối dưới niêm mạc (đám rối Meissner)). Bình thường sự di chuyển này sẽ hoàn thành vào tuần thứ 12 của thai kỳ, trong đó sự di chuyển từ giữa đại tràng ngang đến hậu môn phải mất 4 tuần. Do đó, hầu hết các trường hợp vô hạch đều xảy ra ở trực tràng, đại tràng sigma 11
  12. dị tât bâm sinh – trực tràng. Đoạn ruột vô hạch sẽ bị tắc cơ năng do không có nhu động ruột và co lại thành một khối. - Tỉ lệ nam/nữ: 5/1 - Là nguyên nhân hang đầu gây tắc ruột sơ sinh. 4.2. Chẩn đoán: Lâm sàng: Thay đổi tùy theo mứ độ nặng nhẹ, thường triệu chứng xuất hiện ngay sau sanh - Tiêu rất ít hoặc không tiêu phân su trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ. - Táo bón từng đợt - Bụng chướng, ọc sữa, tiêu chảy, chậm tăng cân. - Đặt sonde hậu môn: hiện tượng tháo cống (phân và hơi sẽ thoát ra nhiều và bụng giảm chướng) Cận lâm sàng: - Chụp Xquang bụng đứng: nhiều quai ruột giãn to, ở trẻ sơ sinh khó phân biệt được ruột non và ruột già. - Chụp đại tràng có bơm thuốc cản quang: thấy đoạn ruột giãn phía trên đoạn vô hạch. Lưu ý, trong giai đoạn sơ sinh khó nhận định ranh giới giữa đoạn vô hạch và đọa bình thường vì đại tràng phía trên đoạn vô hạch giãn chưa nhiều và bình thường trực tràng rộng hơn các đoạn đại tràng còn lại (ngoại trừ manh tràng) nên khi thầy trực tràng hẹp hơn các đoạn đại tràng  chẩn đoán Hirschsprung. - Chẩn đoán xác đinh: sinh thiết trực tràng hình ảnh đặc trưng: không có tế bào hạch thần kinh trong đám rối Meissner. 4.3. Điều trị: - Tam thời: 12
  13. dị tât bâm sinh + Thục tháo 2 lần.ngày với NaCl 0.9% ấm, huấn luyện người nhà thực hiện lâu dài tại nhà, + Hâu môn tạm: khi chiều dài đoạn hẹp vượt quá đại tràng Sigma, thụt tháo không hiệu quả, biến chứng viêm ruột, thủng ruột, nhiễm trùng huyết… - Triệt để: phẩu thuật cắt bỏ toàn bộ đoạn ruột vô hạch. * Tài liệu tham khảo 1. Phác đồ điều trị nhi khoa (2009), BV Nhi đồng 1 2. Võ Cộng Đồng (2004), Sơ sinh: bệnh lý, thủ thuật, BV Nhi Đồng 2. 3. Nguyễn Văn Đức, Tắc ruột sơ sinh, Bài giảng bệnh học ngoại khoa tập II 4. Phạm Văn Năng, bài giảng Tắc ruột sơ sinh. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0