BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA<br />
<br />
DI TÍCH ÓC EO VÀ VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY<br />
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA<br />
PHẠM NGỌC HÒA<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Những kết quả nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo đã giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn về lịch sử, văn<br />
hóa dân tộc. Có thể nói, việc khám phá các di tích, di vật của nền văn hóa Óc Eo được xem là một trong<br />
những thành tựu lớn nhất của khảo cổ học Việt Nam trong hơn 70 năm qua. Tuy nhiên, trong thời kỳ<br />
hiện nay, các khu di tích văn hóa Óc Eo đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại, thậm chí mai một. Việc<br />
bảo tồn các khu di tích đã trở nên cấp bách, đòi hỏi các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương,<br />
đặc biệt là ngành văn hóa và các cơ quan hữu trách một sự quan tâm sâu sắc.<br />
Từ khóa: An Giang, bảo tồn, giá trị di sản, văn hóa Óc Eo<br />
Abstract<br />
The results of researches on Oc Eo culture have helped us to get more knowledge about the history<br />
and culture of the nation. It can be said that the discovery of Oc Eo cultural relics and relicts is<br />
considered one of the greatest achievements of Vietnamese archeology during over 70 years. However,<br />
at present, the Oc Eo cultural relics are facing the risk of being harmed, even lost. The conservation of<br />
those relics has become urgent, which requires deep concerns of the leaders from the central to local<br />
levels, especially the cultural sector and authorities.<br />
Keywords: An Giang, conservation, heritage values, Oc Eo culture<br />
1. Văn hóa Óc Eo và những kết quả nghiên<br />
cứu tại An Giang<br />
<br />
T<br />
<br />
rên vùng đất đồng bằng sông Cửu<br />
Long ngày nay đã có hàng nghìn tên<br />
đất, tên sông, tên núi, tên đồi, tên<br />
làng ấp, tên thị thành khác nhau. Những tên<br />
ấy, có số lượng nhiều nhất, được biểu thị bằng<br />
những từ Việt hoặc Hán Việt; còn lại, một số<br />
tên được biểu thị bằng từ Khơme và từ Chăm.<br />
Chúng là những dấu ấn cụ thể gợi lên hình ảnh<br />
thật phong phú, đặc sắc của quá trình tụ cư,<br />
khai phá đất đai, lập làng, dựng chợ của cộng<br />
đồng người Kinh, người Khơme, người Hoa,<br />
người Chăm ở nơi đồng bằng màu mỡ này.<br />
Bên cạnh những tên gọi, những từ thân quen<br />
và dễ nhận thức ấy, có một và chỉ một địa danh<br />
thật lạ, không phải tiếng Kinh, không phải từ<br />
Khơme, cũng không phải từ Hoa hoặc Chăm.<br />
Địa danh ấy được quen gọi là Óc Eo. Đó là tên<br />
<br />
một gò đất lẫn đá nổi trên mặt cánh đồng phía<br />
đông nam núi Ba Thê. Tên này vốn có từ lâu và<br />
đã truyền lưu qua nhiều thế hệ mà ngày nay,<br />
không ai biết xuất xứ của nó nữa. Về ngữ nghĩa<br />
của cái tên Óc Eo, mọi người cũng không hề hay<br />
biết.<br />
Từ khi được giới nghiên cứu quan tâm, tên<br />
gọi Óc Eo được mọi người biết đến như một<br />
hải cảng phồn thịnh thuộc nền văn hóa cổ.<br />
Louis Malleret, nhà khảo cổ học người Pháp, đã<br />
phát hiện ra địa điểm này và cho khai quật lần<br />
đầu tiên tại một vùng đất thuộc huyện Thoại<br />
Sơn với diện tích khá lớn. Cánh đồng Óc Eo<br />
nay thuộc địa phận xã Vọng Thê, huyện Thoại<br />
Sơn, tỉnh An Giang. Cũng theo người dân địa<br />
phương, địa danh này trong tiếng Khmer có<br />
thể đọc là Ô Keo. Ô có nghĩa là vùng trũng, Keo<br />
là phát ra ánh sáng lóng lánh như thủy tinh.<br />
Sở dĩ cánh đồng được đặt tên như vậy là vì<br />
<br />
BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA<br />
<br />
dân địa phương thường thấy ở đây những ánh<br />
sáng lạ phát ra vào ban đêm mà không hiểu<br />
vì sao. Câu chuyện về từ Óc Eo hẳn còn nhiều<br />
tranh luận song một điều chắn chắn là, tên Óc<br />
Eo vốn từng là một địa danh đã tồn tại trong<br />
lịch sử cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.<br />
Nhìn về lịch sử, chúng ta thấy rằng Óc Eo là<br />
một nền văn hóa lớn, gắn liền với đất nước, con<br />
người châu thổ vùng đồng bằng sông Cửu Long;<br />
đồng thời, nó còn có mối quan hệ mật thiết với<br />
lịch sử Đông Nam Á thời cổ. Đây là một vùng đất<br />
cổ, dân cư đã tập trung từ cuối thời đại đá mới<br />
hay sơ kỳ thời đại kim khí, họ được nuôi dưỡng<br />
bằng phù sa sông Hậu và được kích thích bằng<br />
sự ra đời của luyện kim, vì thế sức sản xuất đã<br />
có điều kiện phát triển nhanh chóng, quá trình<br />
phân công lao động được đẩy mạnh. Óc Eo xuất<br />
hiện và dần dần trở thành một trung tâm kinh<br />
tế, văn hóa của cả vùng đồng bằng sông Cửu<br />
Long. Với vị trí quan trọng trên đường giao<br />
thông biển ở khu vực Đông Nam Á, Óc Eo đã trở<br />
thành nơi tập trung của thương nhân và thợ thủ<br />
công, nghĩa là có đủ điều kiện để thành thị hóa.<br />
Từ đó, Óc Eo càng có điều kiện để đón nhận các<br />
ảnh hưởng văn hóa bên ngoài cũng như tăng<br />
thêm các yếu tố kích thích sự phát triển bên<br />
trong. Sự nảy sinh và nở rộ của văn minh thành<br />
thị Óc Eo có thể được hình dung trong quá trình<br />
như vậy. Có thể nói, những nhân tố bên ngoài,<br />
ngoại sinh, quả đã góp phần vào việc tạo dáng<br />
cho một mô hình thành thị Óc Eo, thế nhưng<br />
động lực cho sự xuất hiện và phát triển văn<br />
minh Óc Eo phải là những nhân tố bên trong.<br />
Trong gần một thế kỷ nay, nhiều nhà khoa<br />
học phương Tây đã dày công khảo cứu về nền<br />
văn hóa Óc Eo. Đặc biệt, vào cuối năm 1944,<br />
nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đã<br />
tiến hành khai quật khu di tích văn hóa Óc Eo<br />
và sau khi nghiên cứu, trong khoảng thời gian<br />
từ năm 1959 đến năm 1963, đã công bố toàn<br />
bộ kết quả khai quật trong một công trình đồ<br />
sộ mang tên Khảo cổ học vùng đồng bằng<br />
sông Mêkông, gồm 4 tập. Trong phạm vi Óc Eo,<br />
Malleret đã tìm thấy khoảng 150 di tích mang<br />
dấu vết văn hóa cổ, trong số đó có trên 10 di<br />
tích thuộc một nền văn hóa mà ông đặt tên là<br />
nền văn hóa Óc Eo, có tuổi được xác định từ<br />
<br />
thế kỷ II đến thế kỷ VII sau Công nguyên. Từ kết<br />
quả của những cuộc khai quật, đào thám sát<br />
trên mặt đất và những cuộc quan sát từ trên<br />
không, Malleret đã đưa ra nhận định: Ngay trên<br />
cánh đồng Giồng Cát và Giồng Xoài (ông gọi là<br />
cánh đồng Óc Eo) có một thành thị cổ bị vùi<br />
lấp dưới lòng đất. Ông đặt tên cho thành thị<br />
đó là Óc Eo hay còn gọi là thị cảng Óc Eo. Như<br />
vậy, với Malleret, từ cổ Óc Eo, nguyên để chỉ<br />
một gò đất theo tục truyền của người dân địa<br />
phương, đã hàm chứa một nội dung mới. Nó<br />
bao gồm chỉnh thể các di tích hiện còn tồn lưu<br />
dưới lòng đất và nổi trên mặt đất, nằm trong<br />
chu vi một thành thị cổ ở cánh đồng Giồng<br />
Xoài, Giồng Cát mà đã được phác dựng thành<br />
một bình đồ khá sinh động, bình đồ “đô thị Óc<br />
Eo”. Nói cách khác, với Malleret, Óc Eo xưa là<br />
một đô thị rộng lớn, một thị cảng phồn vinh,<br />
một trung tâm kinh tế sống động, có mối quan<br />
hệ giao thương Âu - Á rộng rãi. Đồng thời, đô<br />
thị Óc Eo xưa cũng là một di tích tiêu biểu cho<br />
nền văn minh của một quốc gia cổ hình thành<br />
vào loại sớm nhất ở Đông Nam Á (1, tr.215).<br />
Đây là một phát hiện lớn trong một công trình<br />
khoa học mang ý nghĩa mở đầu cho công cuộc<br />
nghiên cứu về Nền văn hóa Óc Eo và Vương<br />
quốc Phù Nam trên vùng đất Nam Bộ.<br />
Từ kết quả khai quật ban đầu, kết hợp với<br />
việc phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ phân bố<br />
trong vùng, người ta đã lần lượt đưa ra nhiều<br />
nhận định, kiến giải liên quan đến văn hóa, lịch<br />
sử cổ xưa của vùng đất đồng bằng Nam Bộ:<br />
Thứ nhất, văn hóa Óc Eo phát triển trên một<br />
tầng cư dân bản địa ở vùng đồng bằng Nam Bộ.<br />
Thứ hai, văn hóa Óc Eo hội tụ nhiều luồng<br />
văn hóa cổ (từ truyền thống văn hóa thời kỳ đồ<br />
đá Nam Đông Dương, văn hóa Ấn Độ cổ đại đến<br />
các yếu tố văn hóa Địa Trung Hải và cả văn hóa<br />
Trung Hoa), trong đó yếu tố văn hóa Ấn Độ<br />
chiếm vai trò chủ đạo.<br />
Thứ ba, văn hóa Óc Eo là dấu vết vật chất<br />
của vương quốc Phù Nam - một trong những<br />
quốc gia cổ đại được hình thành sớm nhất ở<br />
Đông Nam Á vào thế kỷ I - VII sau Công nguyên<br />
(2, tr.150).<br />
Để tiếp tục tìm ra những di chỉ mới và luận<br />
chứng thêm cho nền văn hóa Óc Eo, năm 1977,<br />
<br />
BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA<br />
<br />
các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục tiến<br />
hành nhiều cuộc điều tra, khảo sát và khai quật<br />
khảo cổ học trên đất Nam Bộ, phát hiện thêm<br />
nhiều di tích không những trên vùng sông Hậu,<br />
mà cả trên vùng sông Tiền và sông Đồng Nai,<br />
gần như trên khắp địa bàn Nam Bộ. Những di<br />
tích này bao gồm di chỉ cư trú có tầng văn hóa<br />
dày trên dưới 3 mét, các công trình kiến trúc<br />
tôn giáo và các khu mộ táng. Hiện vật vô cùng<br />
phong phú với đủ loại, bao gồm:<br />
- Nhóm tượng thờ: Tượng Phật, tượng thần<br />
bằng các chất liệu gỗ, đá, đồng; tượng linh vật<br />
có yoni và linga, trong đó có một số hiện vật<br />
được làm bằng vàng;<br />
- Nhóm phù điêu và con dấu khắc trên gốm<br />
đá, thủy tinh, kim loại;<br />
- Nhóm tiền kim khí đúc bằng vàng, đồng,<br />
chì thiếc, chì sắt. Nhiều hiện vật bằng vàng và<br />
vàng lá có hình chạm khắc, nhiều đồ trang sức<br />
bằng đá quý, đá màu, thủy tinh, kim loại,<br />
nhiều loại đồ gốm và những vật dụng bằng<br />
đất nung, đá, gỗ.<br />
Những phát hiện về văn hóa Óc Eo trong<br />
thời gian gần đây cho thấy nền văn hóa này<br />
phân bố trù mật trên địa bàn các tỉnh Long<br />
An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và nhiều<br />
địa điểm khác thuộc vùng đồng bằng Nam Bộ.<br />
Hơn thế, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều<br />
chứng tích của giai đoạn văn hóa tiền Óc Eo<br />
trên đất Nam Bộ, chứng tỏ đây là một nền<br />
văn hóa không chỉ có nguồn gốc bản địa với<br />
trung tâm là vùng đất Nam Bộ mà còn có<br />
quan hệ giao lưu rộng rãi với thế giới bên<br />
ngoài (3, tr.14). Dấu tích vật chất cho thấy, Óc<br />
Eo có sự liên hệ khá mật thiết với Trung Quốc,<br />
Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Trên tư liệu khảo<br />
cổ học cực kỳ phong phú, nhiều vấn đề khoa<br />
học đang đặt ra, lôi cuốn sự quan tâm của giới<br />
nghiên cứu trong và ngoài nước.<br />
Đến năm 1983, các nhà khảo cổ học Việt<br />
Nam lại tiếp tục cuộc khai quật. Đối tượng<br />
được chọn để khai quật là những di chỉ “gò<br />
nổi”, “đống đá” thuộc khu vực phía bắc của di<br />
tích Óc Eo. Đó là gò Cây Trôm, gò Cây Cóc, gò<br />
Ông Côn, gò Cù lao Vôi, gò đá số 1, 7, 8, 10.<br />
Qua khai quật, các nhà khoa học đã phát hiện,<br />
thu thập được rất nhiều hiện vật. Phần lớn di<br />
<br />
vật tìm thấy tại đây được chế tác trong khoảng<br />
thế kỷ III đến thế kỷ V sau Công nguyên (còn di<br />
vật các vùng phụ cận thì muộn hơn). Qua đó,<br />
người ta có thể tiếp cận được diện mạo khá rõ<br />
nét và hình dung ra một cảnh quan sinh hoạt<br />
sinh động đặc trưng của một nền văn minh cổ<br />
- “văn minh Phù Nam” hoặc “văn hóa Óc Eo” (4,<br />
tr.153). Trong những năm 1994 - 1995, các nhà<br />
khảo cổ học đã phát hiện ở Gò Cây Tung (An<br />
Giang) một di tích kiến trúc gạch có niên đại<br />
khoảng thế kỷ IX - X. Ở dưới lớp kiến trúc có một<br />
tầng cư trú dày, được xác định rõ ràng là trước<br />
Óc Eo. Tầng cư trú này phát lộ với những hiện<br />
vật phong phú, bao gồm đồ gốm văn thừng có<br />
vẽ màu, hơn 40 chiếc rìu đá cùng với các bàn<br />
mài, chày nghiền… Điều đáng chú ý là ở đây<br />
người ta tìm được một loại rìu đá có hình tứ giác<br />
(chứ không gặp rìu có vai) và có một gờ nổi ở<br />
giữa lưỡi. Loại rìu này gần giống loại“bôn có<br />
mỏ” được tìm thấy ở Malaysia và Inđônêxia.<br />
Cùng với di tích Gò Cây Tung, những di vật và<br />
mộ táng được phát hiện ở các di chỉ khác như<br />
Lộc Giang, gò Cao Su (Long An), Long Bửu, Giồng<br />
Phệt, Giồng Cá Vồ (Thành phố Hồ Chí Minh)…<br />
đều góp phần khẳng định Óc Eo là một nền văn<br />
hóa có nguồn gốc bản địa, có quan hệ mật thiết<br />
với văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung mà chủ<br />
nhân chủ yếu của nền văn hóa này là cư dân Mã<br />
Lai – Đa Đảo. Những dấu vết khảo cổ cũng cho<br />
thấy văn hóa vật chất vùng Tây sông Hậu rất gần<br />
với người Chăm. Chính Malleret khi tiến hành<br />
khai quật tại Óc Eo cũng đã từng nhận xét rằng<br />
các kiến trúc ở đây “phần lớn được lợp mái ngói<br />
bằng, một kiểu khác hẳn ở Ăngko” (7, tr. 314).<br />
Nhiều viên chì lưới tìm thấy ở Óc Eo chứng tỏ cư<br />
dân miền Tây sông Hậu đã phát triển nghề đánh<br />
cá. Những dấu hiệu còn lại của hệ thống kênh<br />
đào đã nói lên kinh nghiệm và tài nghệ làm thủy<br />
lợi, khai phá và canh tác ở đồng bằng trũng thấp<br />
của nhóm cư dân Mã Lai – Đa Đảo ven biển.<br />
Trong 13 tỉnh, thành của vùng đồng bằng<br />
sông Cửu Long thì An Giang là tỉnh tập trung<br />
nhiều nhất các di tích và di vật của nền văn<br />
hóa Óc Eo. Theo những kết quả điều tra, phát<br />
hiện của ngành khảo cổ học trong những năm<br />
qua thì ở An Giang, các di tích thuộc nền văn<br />
hóa này thường phân bố trên nhiều địa hình<br />
<br />
BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA<br />
<br />
đồi núi, đồng bằng với độ cao thấp khác nhau.<br />
Nhiều di tích nằm rải rác trên các triền núi, các<br />
chân núi như ở vùng Bảy Núi, núi Sam, núi Ba<br />
Thê, núi Sập hoặc quy tụ thành từng khu vực,<br />
từng cụm trên mặt đồng bằng thấp ở các cánh<br />
đồng Giồng Cát, Giồng Xoài thuộc xã Vọng Thê,<br />
huyện Thoại Sơn. Ngoài ra, di tích còn được<br />
phát hiện trên địa bàn huyện Tri Tôn, Tịnh Biên<br />
và một số huyện, thị xã trong tỉnh. Qua nhiều<br />
đợt khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện và<br />
bổ sung nhiều hiện vật quý giá hết sức phong<br />
phú về loại hình và đa dạng về chất liệu. Các di<br />
tích của nền văn hóa Óc Eo ở An Giang, ngoài<br />
những kiến trúc tường gạch đồ sộ của các kiểu<br />
đền đài, còn có các ngôi mộ cổ xây bằng đá trên<br />
các gò đắp nện bằng đất sét, những kiến trúc<br />
dựng trên các cọc gỗ cắm đứng, những khu cư<br />
trú trên gò cao, trong ruộng thấp nằm ven<br />
những đường nước cổ. Ngay tại khu Óc Eo, các<br />
loại di tích ấy có mật độ tập trung khá dày, đan<br />
xen với nhau, có vẻ như hợp thành một quần<br />
thể di tích có tính chất và đặc điểm của một<br />
trung tâm văn hóa quy mô, một đô thị cảng có<br />
tầm cỡ và có thể là của một trung tâm chính trị<br />
quan trọng. Nhiều tư liệu phong phú của văn<br />
hóa Óc Eo đã đóng góp vào nhận thức về một<br />
nền nghệ thuật Phật giáo và Hinđu giáo ở đồng<br />
bằng sông Cửu Long vào thế kỷ<br />
V. Văn hóa Óc Eo có sự kế thừa và phát triển từ<br />
các nền văn hóa tiền Óc Eo ngay trên mảnh đất<br />
Nam Bộ từ cuối thời đại đồ đồng (5, tr.1825).<br />
Tiếp tục nghiên cứu trong lòng đất ở khu<br />
vực này và ở nhiều di tích khác trong tỉnh An<br />
Giang, qua phát hiện của người dân địa<br />
phương và qua những cuộc điều tra, sưu tầm,<br />
khai quật, nhiều hiện vật quý giá, đẹp đẽ, độc<br />
đáo và tinh tế đã được thu lượm. Những hiện<br />
vật này có số lượng tới hàng nghìn chiếc với<br />
nhiều kiểu loại kích thước, chất liệu khác nhau.<br />
Có những hiện vật lớn như pho tượng thần<br />
Vishnu (cao tới 3,3 mét), thờ trong chùa Linh<br />
Sơn (núi Ba Thê), pho tượng “Đức Bà” thờ tại<br />
miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam. Lại có những hiện<br />
vật nhỏ bé được chế tạo với trình độ kỹ thuật<br />
rất cao như nhẫn, bông tai, bùa đeo, con dấu,<br />
đồng tiền… bằng vàng, đồng, thiếc. Có những<br />
hạt đá quý, mã não, thủy tinh, lưu ly nhiều màu<br />
sắc. Ngoài ra, còn có nhiều vật dụng, dụng cụ<br />
<br />
thủ công bằng đồng, đá, đất nung, đồ gốm<br />
như vòng tay, lục lạc, giá kê, búa, dùi đục,<br />
tượng, khuôn đúc, nồi nấu kim loại, cối, chày,<br />
bàn nghiền, bàn xoa, dọi xe sợi, chì lưới, bình<br />
có vòi, nồi, vò, bát, đĩa, đèn, chậu v.v… Toàn<br />
bộ những di tích, di vật trên đã minh chứng<br />
đầy đủ cho vùng đất An Giang từng một thời,<br />
vào những thế kỷ đầu Công nguyên (thế kỷ II<br />
- VI) là trung tâm lớn của một nền văn hóa vừa<br />
đường bệ, hoành tráng trong quy mô lại vừa<br />
đặc sắc, tinh vi về phong cách. Khi nhận định,<br />
các nhà nghiên cứu đều coi những di tích này<br />
là tiêu biểu cho đỉnh cao kinh tế, kỹ thuật của<br />
sự phát triển, phồn vinh ở vùng đồng bằng<br />
sông Cửu Long thời đó. Sự phát triển của văn<br />
hóa Óc Eo (An Giang) có thể được chia thành<br />
hai giai đoạn quan trọng như sau:<br />
Giai đoạn sớm (thế kỷ I - IV): Đây là giai đoạn<br />
văn hóa Óc Eo định hình và phát triển. Cư dân<br />
cổ trên khu vực Óc Eo đã dần chiếm lĩnh toàn<br />
bộ vùng đồng bằng thấp Tứ giác Long Xuyên.<br />
Gắn liền với việc chuyển từ tiền sử muộn sang<br />
sơ sử và bắt đầu hình thành nhà nước phong<br />
kiến sơ khai cùng với việc mở rộng địa bàn cư<br />
trú thì các công trình tôn giáo cũng có bước<br />
phát triển mạnh mẽ. Nhiều hiện vật đặc trưng<br />
của văn hóa Óc Eo như các kiểu dáng của đồ<br />
gốm, đế đất nung, những trang sức bằng<br />
đồng, chì, thiếc, con dấu, bùa đeo… đều được<br />
phát hiện trong giai đoạn này.<br />
Giai đoạn phát triển (thế kỷ IV - VI, VII): Vào<br />
thời kỳ này, cư dân Óc Eo đã hoàn toàn làm<br />
chủ vùng đồng bằng miền Tây sông Hậu, vùng<br />
U Minh và vùng trũng thấp Đồng Tháp Mười.<br />
Đây cũng là thời kỳ mà các kiến trúc tôn giáo<br />
được phát hiện nhiều nhất và chủ yếu được<br />
xây bằng gạch hoặc bằng gạch đá hỗn hợp.<br />
Trong đó, khu vực Óc Eo vẫn là nơi tập trung<br />
nhiều kiến trúc nhất, quy mô nhất… chứng tỏ<br />
nó giữ vị trí trung tâm quan trọng ở đồng bằng<br />
Nam Bộ.<br />
Có thể nói, văn hóa Óc Eo thời đó có vai trò<br />
quan trọng trong lịch sử. Nó hàm chứa trong<br />
mình những sáng tạo diệu kỳ của những lớp<br />
người đã khuất. Nó hội tụ mọi giá trị lớn về<br />
khoa học kỹ thuật, văn hóa – xã hội của người<br />
An Giang thuở trước nói riêng và người dân ở<br />
vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.<br />
<br />
BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA<br />
<br />
2. Những hạn chế, bất cập trong công tác<br />
bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo<br />
<br />
3. Một số kiến nghị nhằm bảo tồn và phát<br />
huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo<br />
<br />
Hiện nay, hiện trường các khu di tích trong<br />
quần thể văn hóa Óc Eo đã có nhiều biến đổi do<br />
tác động của thiên nhiên và đặc biệt là của con<br />
người. Trong đó, các “gò nổi” và “đống đá” bị tổn<br />
hại nhiều và đã lộ ra nhiều vết tích văn hóa. Có<br />
những gò hầu như đã bị mất hết dấu vết như gò<br />
Cây Dúi, gò Tre, gò Điển Điển; có gò đã mất phần<br />
nửa hoặc chỉ còn phần dưới chân như gò Cây<br />
Trôm (bị đào lấy đi một nửa phần phía Bắc, làm<br />
lộ ra kiến trúc gạch rộng lớn và đã bị khai quật).<br />
Gò Lớn trong hệ thống gò của Giồng Cát hầu<br />
như đã bị bóc mất phần trên; tường gạch của<br />
các kiến trúc hầu như không còn; nay chỉ thấy<br />
những phiến đá của chân bệ thờ và những khối<br />
đá hoa cương nằm la liệt, vốn là vật liệu của<br />
móng kiến trúc nói trên. Gò Mồ Côi cũng bị đào<br />
phá làm lộ ra nhiều tường gạch xây thành từng<br />
ô chữ nhật. Các gò lớn khác và nhiều gò nhỏ<br />
cũng đều có hiện tượng đào tìm vàng, tạo thành<br />
những hố nhỏ hoặc bị sạt lở, bị san lấp trồng<br />
cây, làm lộ ra những tường gạch (gò Cây Thị, gò<br />
Kamnap), những đá hoa cương, gạch vỡ, cát<br />
trắng (gò Ông Phi, gò Bà Chruôn, gò ông Môn…)<br />
(6, tr.21). Từ đó đến nay, không có một cuộc<br />
điền dã nào được tiến hành tại đây. Di tích tiếp<br />
tục bị hủy hoại bởi những người đào tìm vàng.<br />
<br />
Trước hết, để đảm bảo tính hiệu quả trong<br />
công tác bảo tồn, Nhà nước cần thực hiện ngay<br />
một chương trình với mục tiêu và tiến độ cụ<br />
thể cho việc tôn tạo có trọng điểm và phát huy<br />
có hiệu quả giá trị di sản văn hóa Óc Eo nhằm<br />
phục vụ đời sống văn hóa của người dân trong<br />
vùng. Đây là chương trình có nội dung thật đa<br />
dạng và nhiều yêu cầu khác nhau nên đòi hỏi<br />
sự tham gia của nhiều nhà khoa học và các nhà<br />
nghiên cứu ở nhiều ngành thuộc khoa học xã<br />
hội, văn hóa và nghệ thuật. Do đó, để thu hút<br />
sự tham gia của các nhà khoa học vào việc bảo<br />
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo,<br />
Chính phủ cần tăng cường đầu tư nguồn vốn<br />
và nguồn nhân lực bảo tồn cho địa phương.<br />
Công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích<br />
là một hoạt động mang tính đặc thù nên Nhà<br />
nước cần có chính sách riêng biệt.<br />
<br />
Một thực trạng khác là khá nhiều di tích có<br />
nguy cơ bị phá hủy hoàn toàn, việc nghiên<br />
cứu tổng hợp, đi vào chiều sâu của nền văn<br />
hóa cổ này còn quá ít. Trong khi đó, giới khoa<br />
học trong và ngoài nước đang mong đón nhận<br />
những phát hiện mới tại các di tích. Công việc<br />
dò tìm và khai quật di sản văn hóa Óc Eo hiện<br />
nay được tiến hành một cách chậm chạp so với<br />
tốc độ phát triển của quá trình đô thị hóa. Điều<br />
đáng nói là, trên thực tế ai cũng có thể dễ dàng<br />
hình dung được rằng, chỉ vài chục năm nữa<br />
thôi, phần lớn các di chỉ về nền văn hóa quan<br />
trọng độc đáo này sẽ phải vĩnh viễn nằm yên<br />
trong lòng đất, nơi mà đô thị và các khu công<br />
nghiệp mới sẽ mọc lên. Viễn cảnh ấy nhất định<br />
sẽ xảy ra, chừng đó, mọi quyết định khai quật<br />
để biết thêm về nền văn hóa cổ hẳn sẽ không<br />
còn là chuyện đơn giản.<br />
<br />
Thứ hai, Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo<br />
nhanh chóng lập kế hoạch điều tra, kiểm kê<br />
toàn bộ khu di tích; bên cạnh đó, cần tổ chức<br />
nghiên cứu môi trường sinh thái, sự biến đổi<br />
của khí hậu, lịch con nước sông Hậu để có kế<br />
hoạch lâu dài tránh cho các di tích khỏi bị ngập<br />
nước; đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên<br />
truyền cho người dân ở trong và quanh khu di<br />
tích về tầm vóc, giá trị lịch sử - văn hóa của di<br />
tích Óc Eo, hướng dẫn họ sử dụng đất đai một<br />
cách hợp lý trong xây dựng các công trình và<br />
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiến tới<br />
xóa bỏ mọi hành vi xâm phạm di tích.<br />
Thứ ba, Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo<br />
cần làm tốt công tác giữ gìn và bảo quản hiện<br />
vật. Chúng ta biết rằng, việc tiếp nhận các hiện<br />
vật là quan trọng, nhưng việc tạo điều kiện bảo<br />
đảm cho các hiện vật được tồn tại lâu dài còn<br />
quan trọng hơn. Do đó, tại nhà trưng bày phải<br />
có kho bảo quản đủ tiêu chuẩn để tập trung<br />
được tất cả các hiện vật văn hóa Óc Eo mà<br />
trước đây còn để rải rác ở các nơi trong khu di<br />
tích. Mặt khác, để đảm bảo sự an toàn cho các<br />
hiện vật có giá trị kinh tế cao như các hiện vật<br />
bằng kim loại quý và đá quý, nên đưa chúng<br />
vào bảo quản trong tủ bảo hiểm. Những hiện<br />
vật đưa ra trưng bày cũng phải được đặt trong<br />
tủ kính có khóa chắc chắn. Những hiện vật<br />
<br />