GIÁ TRỊ CỦA NỀN VĂN HÓA ÓC EO VỚI VIỆC GIÁO DỤC<br />
THẾ HỆ TRẺ AN GIANG<br />
Ths. Phạm Văn Thành<br />
Phù Nam được biết đến là một trong những quốc gia cổ đại được hình thành rất sớm trên<br />
lãnh thổ Việt Nam. Quá trình tồn tại và phát triển thịnh vượng của vương quốc Phù Nam trong<br />
các thế kỷ từ I - VII, đã để lại những di sản văn hóa vật chất lẫn tinh thần rất độc đáo mang đậm<br />
sắc thái và phong cách riêng của vùng miền. Cũng giống như vậy, văn hóa Óc Eo được coi là nền<br />
văn hóa của vương quốc Phù Nam tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, đây là một hiện tượng lịch<br />
sử độc đáo.Văn hóa Óc Eo là một di tích rất lớn, một trung tâm văn hóa cổ của vùng đồng bằng<br />
sông Cửu Long, một hình mẫu của sự kết hợp những yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong sự phát<br />
triển. Do đó, cần phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo - một di sản văn hóa - lịch<br />
sử quan trọng của Việt Nam. Trong tiến trình phát triển đó thì tỉnh An Giang cũng đóng vai trò<br />
trọng yếu của nền văn hóa Óc Eo, Ba Thê - Thoại Sơn - An Giang được xem như giữ vị trí trung<br />
tâm là nơi tập trung nhiều kiến trúc nhất, qui mô nhất, đồng thời có sức ảnh hưởng, tác động<br />
mạnh mẽ đến nhiều nền văn hóa ở vùng Đông Nam Á. Bên cạnh đó, nền văn hóa Óc Eo đã tạo<br />
dựng nên được những cơ sở khoa học vững chắc, bổ sung cho nguồn tư liệu lịch sử địa phương,<br />
khẳng định chủ quyền lãnh thổ một cách toàn vẹn của Việt Nam trên vùng đất An Giang với tên<br />
gọi Tầm Phong Long(1). Do đó, việc nghiên cứu di tích văn hóa Óc Eo đối với thế hệ trẻ An<br />
Giang là điều rất quan trọng, cần thiết, mang tính giáo dục cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, khi<br />
mà một đại bộ phận người dân Campuchia vẫn còn suy nghĩ đây là vùng đất của họ. Vì vậy, việc<br />
nghiên cứu và nâng cao hiểu biết, giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ An<br />
Giang nói riêng về nền văn hóa Óc Eo có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng cả ở hiện tại và trong<br />
tương lai.<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Năm 1757, Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn để tạ ơn. Đây được là thời điểm mốc<br />
<br />
son của lịch sử dân tộc Việt Nam. Tầm Phong Long trước thế kỷ XVIII là vùng đất rộng lớn từ biên giới<br />
Đại Việt- Chân Lạp (Campuchia), chạy dọc theo sông Tiền và sông Hậu xuống tới Trà Vang (Trà Vinh)<br />
và Ba Thắc (Sóc Trăng và Bạc Liêu). Bề ngang từ Hà Tiên sang đến đất Tầm Bôn (Tân An) và từ Ba Thắc<br />
đến Tầm Bào (Vĩnh Long), Trấn Giang (Cần Thơ).<br />
1<br />
<br />
Văn hóa Óc Eo được hiểu là một nền văn hóa khảo cổ có những đặc điểm chung về di<br />
tích, di vật được khảo cổ học phát hiện trên khắp vùng Nam Bộ, trong đó di tích quan trọng nhất<br />
là di tích Óc Eo nơi phát hiện đầu tiên bởi nhà nghiên cứu người Pháp L. Malleret vào năm<br />
1944(2).<br />
Địa điểm khai quật khảo cổ Óc Eo thuộc xã Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Có<br />
diện tích rộng tới 450ha, là một đô thị mang đặc điểm cuả một thành phố ven biển với tiền cảng<br />
Tà Keo (Cạnh Đền) cách Óc Eo khoảng 15km. Xã hội Óc Eo là một xã hội phát triển nhiều ngành<br />
nghề thủ công như nghề gốm, nghề luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn. Đặc biệt<br />
trong lĩnh vực nông nghiệp và thương nghiệp lúc này rất phát triển với một loạt chứng cứ như<br />
những công trình thuỷ lợi cổ, kênh rạch vừa tưới tiêu vừa là đường giao thông, sản phẩm thủ<br />
công thể hiện sự chuyên hoá, những đồng tiền bằng vàng, bạc, thiếc, các loại trang sức, con dấu<br />
bằng đá quý, thuỷ tinh và nhiều sản phẩm có nguồn gốc ngoại nhập. Nền văn hoá Óc Eo còn để<br />
lại nhiều kiến trúc khác nhau như vết tích nhà sàn, những kiến trúc đồ sộ bằng gạch đá lẫn lộn thể<br />
hiện trình độ cao trong kỹ thuật xây dựng. Nghệ thuật tạc tượng điêu luyện gồm hai nhóm tượng<br />
Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ngoài ra còn tìm thấy chữ viết trên các con dấu, mặt nhẫn, bia đá(3)…<br />
đó là dạng chữ Phạn (Brami) thế kỷ V thời kỳ Gúpta của Ấn Độ cổ đại. Như vậy, những di tích<br />
của nền văn hoá Óc Eo ở An Giang bao gồm nhiều loại hình khá tiêu biểu và có quy mô lớn, biểu<br />
hiện của một nền văn hóa lớn đã từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam.<br />
<br />
(2)<br />
<br />
Theo Nguyễn Thị Song Thương (2014), Đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở Tây Nam bộ (Qua tư liệu khảo<br />
cổ học), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tr.10.<br />
(3)<br />
Hiện nay bia đá bằng chữ Phạn vẫn còn được lưu giữ tại chùa Linh Sơn (Óc Eo - Ba Thê - Thoại Sơn).<br />
2<br />
<br />
Bia đá viết bằng chữ Phạn lưu giữ tại chùa Linh Sơn.[Nguồn:Ảnh tác giả chụp tháng 10 năm<br />
2013]<br />
Theo Louis Malleret cho rằng nền văn hóa này là sản phẩm của một nhà nước cổ đại tồn<br />
tại từ thế kỷ II đến thế kỷ VI ở Đông Nam Á, từng được sử Trung Quốc ghi chép nhiều lần, đó là<br />
Vương quốc Phù Nam. Tính chất cảng thị thể hiện qua vị trí địa lý của thành thị Óc Eo và các di<br />
vật có nguồn gốc từ Ấn Độ, Địa Trung Hải, Trung Đông, Trung Hoa làm cho văn hóa Óc Eo<br />
mang đậm yếu tố “ngoại sinh”, được những nhà nghiên cứu trước đây coi là nguyên nhân chủ<br />
yếu của sự phát triển văn hóa này. Những phát hiện mới về các di vật đã làm cho diện mạo của<br />
nền văn hoá Óc Eo ngày càng rõ nét, nhất là thời kỳ phát triển thịnh vượng của nó trong khoảng<br />
10 thế kỷ đầu Công nguyên và với phạm vi phát triển rất rộng lớn từ lưu vực sông Hậu, sông Tiền<br />
đến lưu vực Vàm Cỏ - Đồng Nai. Cư dân văn hóa Óc Eo cư trú trên những khu vực sinh thái khác<br />
nhau nên có những đặc điểm khác nhau về lối sống, được thể hiện cụ thể trên các di tích và di vật<br />
khảo cổ học. Đó là các khu vực như: vùng tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười, khu vực<br />
ven biển Tây Nam (vùng Bạc Liêu - Cà Mau), vùng hạ lưu sông Tiền, Đông Nam bộ và khu vực<br />
rừng ngập mặn ven biển Đông Nam bộ. Địa bàn sinh sống của cư dân văn hóa Óc Eo rất rộng lớn<br />
nhưng một điều rất quan trọng biểu hiện trong đời sống của họ là khả năng thích nghi được với<br />
3<br />
<br />
mọi hoàn cảnh, tạo lập cuộc sống ổn định và phát triển nền văn hóa đặc sắc của mình. Những di<br />
tích của nền văn hoá Óc Eo ở An Giang bao gồm nhiều loại hình khá tiêu biểu và có quy mô lớn.<br />
Ngoài những kiến trúc tường gạch đồ sộ của các kiểu đền đài, còn có các ngôi mộ cổ xây bằng đá<br />
và cát trên các gò đắp nền bằng đất sét, những kiến trúc dựng trên các cọc.<br />
Việc phát hiện ra di chỉ văn hóa Óc Eo đã giải quyết phần nào những thất mắt xoay quanh<br />
vấn đề về chủ nhân của vùng đất này là ai, phát triển như thế nào, sức ảnh hưởng của nó đối với<br />
các vùng “lân cận” ra sao?... Như vậy, đây là vùng đất có chủ nhân cai quản đó là vương quốc<br />
Phù Nam tồn tại từ thế kỷ (I - VII) và nền văn hóa Óc Eo là một minh chứng khoa học cụ thể.<br />
Các cuộc khai quật của các nhà khảo cổ như De Lajonquiere năm 1912, H. Parmentier 1922,<br />
Suzanne Karpe Lés 1928, đã tìm thấy nhiều di tích, di vật mà phần lớn là tượng thần, linh vật thờ<br />
bằng đá tấm đá có chạm trổ, những di vật này được tìm thấy chủ yếu ở Ba Thê. Điều này đã phần<br />
nào chứng minh cho giả định rằng ở đồng bằng sông Cửu Long có sự tồn tại của một vương mà<br />
thư tịch cổ Trung Quốc nhắc đến đó là “Vương quốc Phù Nam” [4, tr 19, 20]. Trong những cuộc<br />
khai quật của các nhà khảo cổ thì đặc biệt đáng chú ý là cuộc khai quật của nhà khảo cổ học<br />
người Pháp Louis Malleret vào các năm 1938, 1942, 1944 đã phát hiện nhiều di tích kiến trúc và<br />
hiện vật ở Óc Eo có niên đại phù hợp với thời kỳ tồn tại của vương quốc Phù Nam. Căn cứ vào<br />
sử liệu ghi chép về quốc gia cổ Phù Nam, vào tài liệu cổ văn tự trên các tấm bia đá, mảnh vàng,<br />
căn cứ vào đặc điểm của hiện vật, của nghệ thuật điêu khắc và nhất là vào kết quả các mẫu niên<br />
đại C14 của các di tích khảo cổ, các nhà khoa học đã định niên đại cho nền văn hóa Óc Eo từ Thế<br />
kỷ thứ I đến Thế kỷ VII. Giai đoạn “hậu Óc Eo” từ thế kỷ VIII đến khoảng thế kỷ X - XII, truyền<br />
thống văn hoá Óc Eo vẫn được cư dân cổ nơi đây bảo lưu và có sự phát triển nhất định trong<br />
hoàn cảnh lịch sử - xã hội có nhiều biến đổi. Điều này, đã vẽ lên một bức tranh khá toàn diện về<br />
trạng thái kinh tế - xã hội rực rỡ của vương quốc Phù Nam cổ, tồn tại trong một nền văn hóa cổ,<br />
một nhà nước cổ trong buổi đầu khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII ở vùng đồng bằng sông Cửu<br />
Long.<br />
Tiếp liền mạch của dòng thời gian tìm kiếm, khám phá những điều còn bí ẩn về nền văn<br />
hóa Óc Eo từ năm 1975 trở về sau việc nghiên cứu các nền văn hóa cổ trong cả nước trong đó có<br />
nền văn hóa Óc Eo được các cơ quan khoa học, cơ quan quản lý nhà nước và các nhà khoa học,<br />
các cuộc hội thảo đặc biệt quan tâm, chú ý(4). Một số cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu<br />
chuyên ngành cũng đã triển khai nghiên cứu các đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp bộ như viện khảo<br />
(4)<br />
<br />
Theo Nguyễn Thị Song Thương (2014), Đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở Tây Nam bộ (Qua tư liệu khảo<br />
cổ học), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tr. 21.<br />
<br />
4<br />
<br />
cổ học, viện khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh… Đến nay đã có hàng trăm công trình<br />
nghiên cứu liên quan đến từng mặt của nền văn hóa Óc Eo nhưng số lượng còn ít so với quy mô<br />
của một nền văn hóa lớn đã từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy số lượng đề tài còn ít những<br />
những công trình nghiên cứu của các cơ quan, viện khảo cổ học viện khoa học xã hội đã làm cho<br />
bức tranh về vương quốc Phù Nam - nền văn hóa Óc Eo ngày càng hiện ra một cách rõ ràng<br />
hơn(5).<br />
Sau hàng ngàn năm bị hoang phế, tàn phá bởi thiên nhiên như lũ lụt, sự bồi lấp của phù<br />
sa; bởi chiến tranh, sự phá hoại vô thức của con người, dấu tích văn hóa Óc Eo chỉ còn là những<br />
phế tích và “các mảnh vụn” của nghệ thuật, kỹ thuật chế tạo sản phẩm phục vụ mọi mặt đời sống<br />
xã hội. Việc sưu tầm, lưu giữ, nghiên cứu và bảo tồn di tích, di vật văn hóa Óc Eo sẽ góp phần<br />
làm sáng tỏ quá trình hình thành, khai phá mở mang và phát triển vùng đất Nam bộ một cách<br />
chính xác hơn. Văn hóa Óc Eo chứa đựng những giá trị lớn về vật chất và tinh thần, có ý nghĩa<br />
quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội lẫn chính trị ngày nay ở<br />
Nam bộ - một vùng đất giàu tiềm năng và cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp khi mà một đại bộ<br />
người dân Campuchia vẫn nghĩ rằng đây là vùng đất của họ. Quan trọng hơn, sự phát hiện nền<br />
văn hóa Óc Eo đã giúp cho thế hệ trẻ An Giang có đầy đủ điều kiện cần thiết trong việc nghiên<br />
cứu, đồng thời góp phần hữu ích trong việc bảo tồn, lưu giữ các hiện vật, hiểu biết sâu sắc hơn về<br />
lịch sử, bản sắc văn hóa khu vực, nơi mình đang sinh sống.<br />
Ngày nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo đối với thế hệ trẻ An Giang<br />
nói riêng và cả nước nói chung là điều rất cần thiết. Điều đó, giúp cho thế hệ trẻ ý thức một cách<br />
sâu sắc bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, cái tạo nên những cốt cách đặc trưng của từng dân tộc<br />
đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị đặc trưng, tiêu biểu,<br />
phản ánh diện mạo, cốt cách, phẩm chất và bản lĩnh riêng của mỗi quốc gia, dân tộc. Là dấu hiệu<br />
cơ bản để phân biệt nền văn hóa dân tộc này với nền văn dân tộc khác. Văn hóa Óc Eo - Ba Thê<br />
cũng đã góp phần tạo nên những đặc trưng riêng trong sự hình thành và phát triển của nền văn<br />
hóa các dân tộc đang sinh sống ở An Giang. Do đó, việc giữ gìn và phổ biến một cách rộng rãi<br />
nền văn hóa Óc Eo trong đời sống cộng đồng của người dân An Giang là điều rất quan trọng<br />
trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến<br />
đậm đà bản sắc dân tộc, giữ vững khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, bảo vệ và phát huy các tài<br />
<br />
(5)<br />
<br />
Theo Nguyễn Thị Song Thương (2014), Đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở Tây Nam bộ (Qua tư liệu khảo<br />
<br />
cổ học), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tr. 21, 22.<br />
5<br />
<br />