Giá trị của đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, với việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 1
download
Bài viết tập trung phân tích bối cảnh lịch sử ra đời và nội dung của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, quá trình vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giá trị của đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, với việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay
- GIÁ TRỊ CỦA ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM NĂM 1943, VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Văn Linh 1 1. Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là một văn kiện lịch sử quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam, chỉ ra con đường vận động, phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam. Với tính chất là một bản “đề cương” ngắn gọn, ra đời trong bối cảnh đặc biệt của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trải qua 80 năm nhưng những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong Đề cương vẫn vẹn nguyên giá trị và tính thời sự sâu sắc. Trong công cuộc đổi mới đất nước, văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế. Bài viết tập trung phân tích bối cảnh lịch sử ra đời và nội dung của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, quá trình vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: đậm đà bản sắc dân tộc, Đề cương về văn hóa, nền văn hóa tiên tiến 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm tới mặt trận tư tưởng - văn hoá, tiến hành các cuộc vận động giác ngộ tinh thần yêu nước, nâng cao dân trí, chống chính sách ngu dân cuả thực dân và phong kiến. Năm 1940, khi Nhật tràn vào xâm chiếm Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng phát xít Nhật; lịch sử văn hoá Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện và tồn tại của nhiều quan niệm khác nhau, nhiều xu hướng khác nhau. Nguy cơ bản sắc văn hoá dân tộc bị mai một xuất hiện. Trong bối cảnh đó, năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương công bố bản Đề cương về văn hoá Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo. Đây là văn kiện quan trọng của Đảng về văn hoá, văn nghệ, có tính chất mở đường cho quá trình phát triển ngày càng hoàn thiện và làm sâu sắc hơn các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hoá, văn nghệ. Đất nước đang trong thời kỳ phát triển, văn hoá cũng đang trong quá trình vận động, phát triển, các giá trị văn hóa Việt Nam cũng có những biến đổi lớn sang một nền văn hoá tiên tiến, hiện đại trên cơ sở giữ vững và phát huy những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Tuy nhiên, sự chuyển hoá đó không thuận chiều, nếu thiếu ý thức coi trọng bản sắc văn hoá dân tộc, càng không dễ vượt qua nếu không hiểu hết ý nghĩa chân chính của vấn đề hiện đại hoá văn hoá 822
- trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Việc vận dụng giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 vào xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là việc làm vừa có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. NỘI DUNG 2.1. Bối cảnh lịch sử và nội dung của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, từ ngày 22/09/1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, chính phủ Pháp thực hiện chính sách đầu hàng Phát xít Nhật để duy trì ách thống trị thực dân của mình. Còn Phát xít Nhật lợi dụng chính sách đầu hàng của Jean Decoux để thực hiện âm mưu biến Việt Nam thành bán thuộc địa của Nhật do đó Phát xít Nhật đẩy mạnh chính sách xâm lấn Việt Nam về mọi phương diện quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa và dùng Việt Nam làm căn cứ đánh Trung Quốc và Ấn Độ. Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, thực dân Pháp và Phát xít Nhật tung vào Việt Nam các loại triết thuyết thù địch như: Chủ nghĩa phục cổ, tuyên truyền văn hóa Trung cổ, văn hóa ngu dân, chủ nghĩa hư vô Trotsky chủ nghĩa Đại đông á, thuyết “âu hóa”, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa đầu hàng... Phát xít Nhật, Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các nhà văn hóa cách mạng, dân chủ, mặt khác chúng ra sức mua chuộc, lôi kéo một số trí thức văn nghệ sỹ vào các tổ chức văn hóa trá hình để làm công cụ truyền bá văn hóa phát xít, thực dân và điên cuồng kìm kẹp chống phá trào lưu văn hóa tân dân chủ. Về mặt kinh tế, xã hội, Nhân dân Việt Nam rên siết dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân, phát xít, phong kiến. Văn hóa Việt Nam lúc này đang bị chế độ phát xít thực dân kìm kẹp, nhiều nhà văn hóa, văn nghệ sỹ đứng trước sự bế tắc mất phương hướng. Trong nhiệm vụ giải pháp về vận động sâu rộng nhằm động viên mọi giai tầng xã hội tham gia cuộc Tổng khởi nghĩa, Ban Thường vụ Trung ương đã quyết định một chủ trương lớn: Tiến hành cuộc vận động văn hóa. Đảng cần phải phái cán bộ chuyên môn hoạt động về văn hóa, đặng gây ra một phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc, chống văn hóa phát xít. Từ ngày 25 đến ngày 28/2/1943, xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã tiến hành Hội nghị để “Nhận xét tình hình mới” và đề ra “Nghị quyết những điều cần thiết,… những công việc phải làm ngay đặng mau hoàn thành nhiệm vụ dân tộc giải phóng”. Tại hội nghị lịch sử này, Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo được thông qua. Đề cương về văn hóa Việt Nam là một Cương lĩnh văn hóa trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trước khi đi vào những vấn đề cụ thể của văn hóa dân tộc, Đề cương đã dành phần mở đầu đặt vấn đề về văn hóa, trong đó phạm vi của văn hóa “bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật”. Như vậy, văn hóa được hiểu là đời sống tinh thần với ba lĩnh vực là tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Nếu đánh giá theo cách nhìn hiện tại thì quan niệm này còn hạn hẹp vì chưa bao quát hết được các lĩnh vực của văn hóa nhưng rõ ràng đặt trong thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc đó ba lĩnh vực này có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giải phóng văn hóa. Đối với tư tưởng, hệ tư tưởng xác định khuynh hướng phát triển của văn hóa về mặt tinh thần và hệ tư tưởng nào chiếm vị trí chủ đạo trong nền văn hóa nào sẽ định hướng cho nền văn hóa đó, còn nghệ thuật tác động đến đời sống xã hội, tới tư tưởng tình cảm của quần chúng nhân 823
- dân thông qua các hình tượng nghệ thuật. Khi Đề cương ra đời là lúc phát xít Nhật đã vào Việt Nam với giấc mộng Đại Đông Á, tuyên truyền Nhật Bản đồng văn với Việt Nam, người Nhật là cứu tinh cho nòi giống da vàng, tìm cách phô trương và giới thiệu văn hóa của họ qua các sáng tác nghệ thuật. Người Pháp thì ra sức truyền bá “văn hóa trung cổ”, “văn hóa ngu dân”, “chủ nghĩa đầu hàng”, “chủ nghĩa ái quốc mù quáng”. Tất cả những thủ đoạn đó không ngoài mục đích “trói buộc và giết chết văn hóa Việt Nam”. Do đó việc nhấn mạnh tư tưởng, học thuật và nghệ thuật là đúng đắn. Về mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, chính trị, Đề cương khẳng định: văn hóa bao gồm tư tưởng, học thuật, nghệ thuật cho nên nó thuộc kiến trúc thượng tầng và chịu sự quy định của cơ sở hạ tầng sinh ra nó là kinh tế, mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế thể hiện ở chỗ “nền tảng kinh tế của một xã hội và chế độ kinh tế dựa trên nền tảng ấy quyết định toàn bộ văn hóa của xã hội”. Về kinh tế, cũng như các xứ thuộc địa khác, thực dân Pháp đã biến Đông Dương thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa với giá rất cao và một nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ tiền cho chính quốc. Các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, thương mại đều bị bóp nghẹt, không thể mở mang được và phụ thuộc vào nước Pháp, người lao động bị bóc lột cùng kiệt. Duy trì cái nền tảng kinh tế đó, chủ nghĩa thực dân đưa đồng bào ta vào con đường nô lệ; trí thức không có điều kiện để vươn tới đỉnh cao của khoa học, tư tưởng và nghệ thuật vì miếng cơm manh áo; nhiều nhà văn, nghệ sĩ phải “đành lòng đem bán rẻ tài năng” và đương nhiên người lao động lao lực, kiệt quệ vì đói rét, bệnh tật, tối tăm vì thất học, chiếm đa số mà “chẳng thể đóng góp vào việc tạo tác những công trình văn hóa, cũng chẳng được thâu thái nổi ảnh hưởng của những công trình văn hóa”. Rõ ràng, trên nền tảng của kinh tế phụ thuộc, văn hóa dân tộc là “văn hóa nô dịch, văn hóa ngu dân và phỉnh dân”. Về chính trị, chính quyền thực dân thi hành chính sách đàn áp, độc đoán, mất dân chủ. “Một nước mà nền kinh tế đã phụ thuộc vào người và mất chủ quyền chính trị thì khỏi sao văn hóa nhiễm tính chất nô dịch và phụ thuộc”. Từ đó, tác giả đi đến kết luận: để cho văn hóa được phát triển thuận lợi thì điều quan trọng là phải thoát khỏi ách thuộc địa, thực hiện nền độc lập dân tộc để có thể tổ chức kinh tế, chính trị theo xu hướng tiến bộ của thế giới. Nhấn mạnh mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế và chính trị ở phương diện trên nhưng cả trong tư tưởng Hồ Chí Minh và Đề cương về văn hóa Việt Nam đều không đơn giản xem văn hóa đơn thuần chỉ là sự phản ánh và phụ thuộc vào kinh tế, chính trị. Văn hóa là bộ phận của kiến trúc thượng tầng nên nó có tính độc lập tương đối với kinh tế và chính trị. Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, những người mác xít Việt Nam cũng chỉ ra vai trò của văn hóa, coi văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa mà người cộng sản phải hoạt động. Cách mạng chính trị mới dừng lại ở việc giải phóng dân tộc ra khỏi ách đô hộ của ngoại xâm, lật đổ chế độ quân chủ phong kiến, đem lại chính quyền về tay nhân dân lao động cho nên muốn hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội thì không chỉ dừng lại ở cách mạng chính trị mà phải hoàn thành cách mạng văn hóa. Bởi lẽ, trong cuộc vận động xã hội to lớn này, không chỉ dừng lại ở phá đổ cái cũ mà phải xây dựng cái mới như thế nào? Sau khi đánh đổ giai cấp thống trị, lực lượng cách mạng phải có đủ tài lực củng cố địa vị của mình, tiếp tục công việc xây dựng xã hội, gây dựng một nền văn hóa mới, vì vậy “Công cuộc vận động về văn hóa cũng quan trọng như cuộc vận động về kinh tế, chính trị. Nên vấn đề văn hóa ngày nay đã trở thành một mặt trận thứ ba trên chiến tuyến của vô sản giai cấp”. Về tình trạng của văn hóa Việt Nam, Đề cương về văn hóa Việt Nam chỉ ra ba căn bệnh lớn: 824
- Thứ nhất là phản dân tộc, do điều kiện là một nước thuộc địa, dưới quyền thống trị của thực dân Pháp, văn hóa Việt Nam “hóa thành nô dịch và bị chia rẽ, phát triển không đồng đều, thiếu hẳn tinh thần độc lập tự do và dân tộc thống nhất”. Những tinh hoa của văn hóa dân tộc không được tìm tòi, vun bón, phát triển mà lại Âu hóa, Nhật hóa hoặc nệ cổ theo lối Tống Nho. Với sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, lại bị Pháp chia thành các vùng miền có tổ chức chính trị, giáo dục khác nhau làm cho đất nước chia rẽ, văn hóa Việt Nam thiếu hẳn tính cách dân tộc thống nhất. Thứ hai là phản khoa học, nước ta là một nước nông nghiệp, chính sách thuộc địa của Pháp là hạn chế khoa học phát triển làm cho “óc khoa học của đồng bào ta vì thế rất mỏng manh, kém cỏi”. Điều đó đã ảnh hưởng không tốt đến các ngành văn học, nghệ thuật. Mặt khác, để tiện cho việc cai trị, thực dân Pháp đã duy trì những sản phẩm văn hóa thời phong kiến mà mang tính duy tâm, phản khoa học. Thứ ba là phản đại chúng: đông đảo quần chúng mù chữ, gần như đứng ngoài các hoạt động văn hóa, không được thưởng thức các sản phẩm văn hóa. Trong khi đại chúng là người “mang sức sống vật chất của xã hội” thì các nhà văn hóa đáng lẽ phải phục vụ đại chúng, quan hệ mật thiết với đại chúng nhưng đằng này lại “phản bội đại chúng, xa đại chúng” làm cho văn hóa không “bắt rễ thẳng ở đại chúng. Kết quả văn hóa cằn cỗi héo hon”. Nhiệm vụ của các nhà văn hóa lúc này là phải chống lại ba căn bệnh trên, thực hiện cuộc vận động “tân văn hóa” để xây dựng nền văn hóa mới cho dân tộc. Văn hóa mới là gì? Trong Đề cương về văn hóa Việt Nam đã xác định rõ văn hóa mới Việt Nam chưa phải là văn hóa xã hội chủ nghĩa mà là “một thứ văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung”. Qua việc đưa ra ba nguyên tắc trong cuộc vận động văn hóa mới: dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa. Đảng ta khẳng định văn hóa mới mà chúng ta hướng tới xây dựng là nền văn hóa của một dân tộc độc lập, của nhân dân, phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân dân và chống lại những gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ. Như vậy, việc xây dựng nền văn hóa mới không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực văn hóa mà nó liên quan đến tất cả các mặt của đời sống xã hội cả về vật chất và tinh thần. Về tinh thần, phải biết khơi dậy sức mạnh của cả dân tộc với khát vọng độc lập tự cường, đưa đất nước ra khỏi kiếp nô lệ. Về kinh tế, xây dựng kinh tế như một điều kiện không thể thiếu được để gây dựng nền văn hóa mới. Đề cương về văn hóa Việt Nam cũng không chỉ dừng lại những quan niệm về văn hóa, tính chất nền văn hóa mà trong điều kiện chuẩn bị giành chính quyền, nó mang tính chất của một cương lĩnh văn hóa, đưa ra chương trình hành động và nhiệm vụ cụ thể của những nhà văn hóa mác xít Việt Nam. Trước hết Đề cương về văn hóa Việt Nam nêu lên mục đích trước mắt là chống lại văn hóa phát xít, phong kiến, văn hóa ngu dân và lừa phỉnh nhân dân, sau đó là công việc phải làm: đấu tranh với các học thuyết tư tưởng, ít nhiều ảnh hưởng tai hại ở nước ta như triết học Khổng Mạnh, R.Descartes, Bergson, Kant...; khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đấu tranh chống các trường phái văn nghệ như chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng…để đưa xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa giữa vai trò chủ đạo. Đề cương cũng đề cập đến việc thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói, chữ viết và cải cách chữ quốc ngữ. Sau cùng Đề cương về văn hóa Việt Nam nêu lên cách vận động như tuyên truyền xuất bản, tổ chức các 825
- nhà văn, chống nạn mù chữ…để thống nhất mọi hoạt động văn hóa tiến bộ dưới quyền lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn cho thấy, chương trình và những nhiệm vụ cụ thể mà Đề cương về văn hóa Việt Nam nêu ra đã đáp ứng được yêu cầu của văn hóa dân tộc lúc đó, chính vì thế sau khi Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời, các văn nghệ sĩ đã tập hợp lại trong Hội Văn hóa cứu quốc tạo thành lực lượng quan trọng đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. 2.2. Giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đối với quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Trong thời kỳ đổi mới, những giá trị mang tính định hướng sâu sắc của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã được Đảng ta kế thừa, bổ sung, phát triển và vận dụng sáng tạo trong điều kiện, bối cảnh mới; nhờ đó, lý luận về văn hóa Việt Nam đã có những bước phát triển mới về chất, góp phần đưa đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6/1991) đã xác định nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như vậy, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (1/1993) nhấn mạnh “Cùng với việc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá, phải xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, theo định hướng xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng cơ bản là dân tộc, hiện đại, nhân văn” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1993). Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII (7/1998), về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là những nghị quyết có ý nghĩa chiến lược về phát triển văn hóa Việt Nam. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đề ra 5 quan điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể; đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng con người Việt Nam, với trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) của Đảng đề ra phương hướng, hướng “mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực, sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội…” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001). Tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời là người hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hóa. Đảng chủ trương tăng mức đầu tư của Nhà nước và xã hội cho phát triển văn hóa. Các thiết chế văn hóa, thông tin đại chúng phải được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Những người làm công tác văn hóa được đảm bảo về đời sống vật chất và tinh thần, đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của họ trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương IX, khẳng định cần tiếp tục thực hiện đầy đủ 5 quan điểm chỉ đạo đã được Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đề ra. Trong kết luận của Hội nghị Trung ương mười mục tiêu đầu tiên xây dựng và phát triển văn hoá trong những năm tiếp theo. Quan điểm này sau đó tiếp tục được phát triển sâu sắc hơn trong văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng, đặc biệt là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Cương lĩnh xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt 826
- Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011). Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương năm khóa VIII, tại Hội nghị Trung ương chín khóa XI (5/2014), đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW, Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó, Đảng ta tiếp tục khẳng định những quan điểm, nhiệm vụ mà Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã nêu; đồng thời bổ sung, phát triển, làm sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Đảng nêu rõ: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014). Đồng thời, Đảng cũng xác định một số nhiệm vụ mới là xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1/2016) của Đảng xác định mục tiêu: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016), coi phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Ðảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần của quá trình phát triển trong thời kỳ mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (1/2021) của Ðảng, vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa, con người được xác định là một trong các định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam được xác định vừa là nhiệm vụ trọng tâm, vừa là khâu đột phá có ý nghĩa chiến lược để đẩy mạnh quá trình phát triển đất nước nhanh và bền vững trong thời gian tới. 827
- Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (24/11/2021), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hoá, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo” (Đinh Giang, 2021). Đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Những giá trị ấy được nuôi dưỡng bởi văn hóa gia đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; được bồi đắp, phát triển bởi nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với hệ giá trị: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; trên nền tảng của hệ giá trị quốc gia và cũng là mục tiêu phấn đấu cao cả của dân tộc ta: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc” (Đinh Giang, 2021). Đây là những định hướng hết sức quan trọng đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp, đội ngũ cán bộ, đảng viên, văn nghệ sĩ, trí thức và quần chúng nhân dân thực hiện trong việc sử dụng, giữ gìn, phát huy các hệ giá trị nhằm phục vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới. 2.3. Một số giải pháp nhằm xây dựng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay - Một là, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quan trọng, quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam Đảng lãnh đạo văn hóa trước hết và quan trọng nhất bằng đường lối, quan điểm chỉ đạo. Đường lối và các quan điểm văn hóa của Đảng được thể hiện tập trung trong các nghị quyết Đại hội Đảng và các nghị quyết chuyên đề về văn hóa. Đường lối văn hóa của Đảng là kết quả tổng hợp nhận thức những đòi hỏi, mục tiêu của cách mạng, của sự vận dụng những quy luật khách quan của đời sống kinh tế, xã hội và sự tổng kết quy luật vận động và phát triển của văn hóa dân tộc trong tiến trình lịch sử. Đường lối, quan điểm văn hóa đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và yêu cầu của cách mạng, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân sẽ là nhân tố quyết định đảm bảo sự phát triển lành mạnh, tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc. Đảng lãnh đạo văn hóa còn thông qua cán bộ, đảng viên và sự nêu gương của cán bộ, đảng viên về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Sự gương mẫu của các tổ chức và từng cán bộ trong bộ máy Đảng, Nhà nước là một phương thức trọng yếu trong việc lãnh đạo văn hóa của Đảng. Nếu mọi tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên thực hiện tốt phê bình và tự phê bình, trau dồi tư tưởng, đạo đức, lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về văn hóa thông qua việc thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng bằng luật pháp, pháp lệnh, nghị định, quy định, các chính sách văn hóa… Thông qua các chương trình hành động, phong trào thi đua yêu nước, qua hệ thống các thiết chế văn hóa để vận động quần chúng nhân dân thực hiện; biến chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng thành phong trào cách mạng; tạo ra những kết quả cụ thể nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Hai là, nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa kinh tế, chính trị và văn hóa trong sự nghiệp phát triển của đất nước Mục tiêu phát triển của xã hội Việt Nam là xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mỗi một lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa có vai trò 828
- cụ thể, nhưng để tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước thì ba lĩnh vực này phải gắn kết chặt chẽ với nhau, trong đó văn hóa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội , là “giá đỡ” tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, nhân văn cho toàn bộ đời sống xã hội. Văn hóa là động lực của sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Văn hóa nằm trong kinh tế, là yếu tố nội sinh cần có của kinh tế, là “chính sách nhân văn” tác động lại kinh tế. Văn hóa nằm trong chính trị, trong bộ máy Đảng và Nhà nước, tăng thêm sức mạnh, hiệu lực lãnh đạo và quản lý đất nước, hướng mọi hoạt động chính trị đến những giá trị nhân văn cao đẹp, cho con người và vì cuộc sống con người. - Ba là, chiến lược bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc phải được tiến hành đồng thời và đồng bộ với chiến lược xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội là những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là một vấn đề có tính quy luật cho sự tồn tại và phát triển của một dân tộc trong cộng đồng quốc tế, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế khi mà đồng tiền nhiều lúc chiếm ưu thế thì việc du nhập văn hoá ngoại lai là điều khó tránh khỏi. Do đó, vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong văn hoá đôi khi chỉ còn là khẩu hiệu đơn thuần, làm cho nền văn hoá dân tộc ngày càng bị xói mòn thuần phong, mỹ tục, cũng như những giá trị cơ bản của chủ nghĩa nhân văn chân chính đáng tự hào của dân tộc. Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong quá trình mở cửa, hội nhập, giao lưu với nước ngoài, chúng ta phải biết kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, vừa phải “đấu tranh chống sự xâm lăng của các loại văn hoá độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc”; vừa ra sức tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ngang tầm thời đại. - Bốn là, phát huy sức mạnh của cả dân tộc trong xây dựng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Xuất phát từ quan điểm, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, là chủ nhân của xã hội, chủ thể của mọi hoạt động văn hóa nên trong quan điểm, đường lối và trong quá trình chỉ đạo thực tiễn, Đảng cộng sản Việt Nam luôn xác định: xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân. Mục tiêu của việc xã hội hóa văn hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân và toàn xã hội vào quá trình sáng tạo những giá trị văn hóa và phát triển các hoạt động văn hóa nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, khoa học, nâng cao sự phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức của nhân dân. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở giữ vị trí hết sức quan trọng, vì đây là lĩnh vực có tác động trực tiếp đến tư tưởng, đạo đức, nếp sống, lối sống của mỗi người và cộng đồng dân cư ở địa bàn cơ sở. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, một mặt, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện giá trị mới của người Việt Nam, mặt khác, thu hút nhân dân vào các sinh hoạt văn hóa, xây dựng nếp sống và môi trường xã hội tiến bộ, lành mạnh, tạo sự phát triển hài hòa về đời sống văn hóa với đời sống kinh tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở. 829
- 3. KẾT LUẬN Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện đặt nền móng, mở đường cho việc xây dựng lý luận văn hóa cách mạng ở Việt Nam, là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ giới trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Đề cương về văn hóa Việt Nam đã khái quát được những vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong điều kiện đầy khó khăn của cách mạng Việt Nam. Đề cương về văn hóa Việt Nam không chỉ có giá trị trong chỉ đạo hoạt động văn hóa - xã hội mà còn có ý nghĩa đối với việc xây dựng, hoàn thiện lý luận về nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua 80 năm kể từ khi ra đời cho đến nay, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 vẫn còn nguyên giá trị lý luận và tính thời đại sâu sắc, tiếp tục soi đường cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên con đường hội nhập và phát triển. Kế thừa các quan điểm của Đề cương văn về hóa Việt Nam thời kỳ đổi mới, Đảng ta ngày càng phát triển, bổ sung và hoàn thiện những quan điểm của mình trên lĩnh vực văn hóa. Nhiều định hướng quan trọng của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã được Đảng ta kế thừa, bổ sung, phát triển qua các Đại hội và Hội nghị Trung ương trong thời kỳ đổi mới, nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Văn hoá thông tin (2003). Đề cương văn hoá Việt Nam 1943 những giá trị tư tưởng văn hóa. Hà Nội: Viện Văn hoá thông tin và Văn phòng Bộ xuất bản. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998). Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998). Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCH TW khóa VIII. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014). Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia. 10. Nguyễn Khoa Điềm (2001). Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia. 11. Đinh Giang (2021). Hội nghị Văn hóa toàn quốc: Bước chuyển biến, tiến bộ mới trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Tạp chí Cộng sản. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/- /2018/824352/hoi-nghi-van-hoa-toan-quoc--buoc-chuyen-bien%2C-tien-bo-moi-trong-xay-dung- va-phat-trien-van-hoa%2C-con-nguoi-viet-nam.aspx. 830
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình: "Phân tích lý luận giá trị của William Petty và của trường phái thành Viene (Áo"
2 p | 915 | 249
-
Đề cương ôn tập bộ môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin 2
17 p | 332 | 74
-
Hội thảo khoa học cấp quốc gia 80 năm đề cương về văn hoá Việt Nam (1943-2023) khởi nguồn và động lực phát triển: Phần 1
635 p | 32 | 19
-
Đề cương môn học Kinh tế chính trị học Mác - Lênin
65 p | 668 | 18
-
Đề cương môn học Văn hóa và phát triển
93 p | 99 | 10
-
Đề cương bài giảng Kinh tế chính trị - Học viện Tài chính
57 p | 66 | 6
-
Giải pháp tăng cường nguồn lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tạo động lực phát triển nền văn hóa bền vững trong giai đoạn hiện nay
7 p | 15 | 5
-
Đề cương học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin
28 p | 15 | 5
-
Đề cương chi tiết học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh - Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh (ĐH Thái Nguyên)
29 p | 7 | 4
-
Đề cương học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (Mã học phần: PLT06A)
13 p | 8 | 3
-
“Tiên học lễ, hậu học văn” hay nên cùng học một lúc, giúp tăng cường giá trị và sức mạnh của cả lễ và văn
4 p | 31 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế chính trị Mác Lênin (Mã học phần: LLNL1103)
16 p | 7 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Mã học phần: EML0031)
14 p | 8 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học (Mã học phần: 0101060020)
12 p | 8 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (Mã học phần: 0101120600)
14 p | 8 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (Mã học phần: CT005)
39 p | 5 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (Hệ đào tạo Đại học – Ngành: Tài chính - Ngân hàng) - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
33 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn