HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 129-139<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1069.2018-0036<br />
<br />
LỄ HỘI CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN – THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC<br />
<br />
Nguyễn Thùy Linh<br />
Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời,<br />
<br />
đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn<br />
Ðộ. Ngày nay, dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc anh em, góp phần tạo nên một<br />
nền văn hóa Việt Nam đa dạng và thống nhất. Trong đó, lễ hội Chăm là sản phẩm lâu<br />
đời của nền văn minh vùng Panduranga - Chăm. Tuy nhiên, cho đến hôm nay nó<br />
không còn nguyên gốc ban đầu mà đã bị biến đổi và lai căng. Sự biến đổi là quy luật<br />
tất yếu của thời đại nhưng quan trọng là phải biến đổi như thế nào để phát triển đi lên<br />
chứ không thể biến đổi để suy thoái rồi cuối cùng biến mất. Bài viết đi sâu vào một<br />
số đặc điểm lễ hội người Chăm, đánh giá mặt tích cực và tiêu cực của lễ hội, từ đó<br />
bước đầu đưa ra những đề xuất nhằm bảo lưu và gìn giữ lễ hội Chăm hi vọng sẽ góp<br />
phần nào khôi phục lại những giá trị của nền văn hóa Chăm rực rỡ.<br />
Từ khóa: Người Chăm, lễ hội, văn hóa Chăm, thực trạng, thách thức.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Trong những năm gần đây, văn hóa và lịch sử Chăm được nhiều người quan tâm. Đặc biệt<br />
nhất có thể kể đến cuốn Vương quốc Chăm - Địa dư, dân cư và lịch sử của GS.TS. Pièrre-Bernard<br />
LAFONT [2]. Đây là một tác phẩm lịch sử đầu tiên về Chăm mang tính khoa học, tổng hợp và<br />
khách quan kéo dài từ ngày Chăm lập quốc vào thế kỉ thứ 2 cho đến khi bị xóa sổ trên bản đồ thế<br />
giới vào năm 1832. Theo tác giả “Sau khi bị xóa sổ trên bản đồ thế giới, Chăm để lại cho thế hệ<br />
hôm nay một chuỗi di tích cổ xưa, một số văn bản ghi khắc trên bia đá hay trên đền tháp, một số<br />
tư liệu viết trên đá buông cũng như trên giấy và một cộng đồng chủng tộc rất tự hào là những<br />
người thừa kế một nền văn minh đã từng đánh dấu những nét vàng son trên trang sử của bản đảo<br />
Đông Dương [2; 22]. Nghiên cứu về lễ hội Chăm, tiêu biểu nhất phải kể đến công trình: Văn hóa<br />
Chăm - Nghiên cứu và phê bình của tác giả Sakaya [3]. Trong công trình, tác giả đã để cập đến rất<br />
nhiều những vấn đề trong lễ hội Chăm như Lễ Katé truyền thống của người Chăm [3; 227], Lễ hội<br />
Bà Thu Bồn - một tín ngưỡng thờ Mẫu (Po Ina Nagar) của người Việt - Chăm ở Quảng Nam<br />
[3;331] hay Góp phần tìm hiểu lễ Nija Nưgar của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận [3; 356]. Sự đa<br />
dạng của các công trình nghiên cứu cho thấy sức hấp dẫn của văn hóa Chăm cả trong và ngoài<br />
nước. Tuy nhiên, nghiên cứu về lễ hội Chăm dưới góc nhìn quản lí văn hóa để bảo tồn và quản lí<br />
có hiệu quả thì vẫn là một khía cạnh còn bỏ ngỏ. Bài viết của chúng tôi về Lễ hội của người Chăm<br />
ở Ninh Thuận – thực trạng và thách thức hi vọng phần nào đóng góp công sức gìn giữ và trao<br />
truyền những tinh hoa về truyền thống lễ hội Chăm một thời vàng son trong đời sống đương đại<br />
hôm nay.<br />
Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 29/3/2018.<br />
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thùy Linh. Địa chỉ e-mail: thuylinh7987@gmail.com<br />
<br />
129<br />
<br />
Nguyễn Thùy Linh<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Đôi nét về người Chăm và vương quốc Chăm ở Việt Nam<br />
Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo<br />
nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Từ thế kỉ II đến thế kỉ XV<br />
sau công nguyên là thời kì vàng son của Ấn giáo ở vương quốc Chăm. Cũng như các quốc gia<br />
khác ở Đông Nam Á ảnh hưởng Ấn Độ giáo như Inđônêsia (Bali), Thái Lan và Campuchia thì<br />
Chăm cũng thường xây dựng đền tháp để thờ các vị thần Siva, Brahma, Visnu và hàng năm cũng<br />
thường tổ chức lễ cúng tế ở đền tháp. Thông qua tư liệu bia kí, chúng ta biết rằng, các vua chúa<br />
Chăm luôn cúng tế đền tháp sau những lần vua đăng quang, thắng trận và được mùa. Hình thức<br />
cúng tế đền tháp có quy mô được triều đình, hoàng gia tổ chức. Qua cứ liệu này, cho chúng ta biết<br />
Chăm có truyền thống cúng tế đền tháp từ xa xưa đến nay. Thế kỉ XV (năm 1471), thủ đô Vijaya<br />
(Bình Định) của Chăm bị sụp đổ. Sự kiện này không chỉ đánh dấu sự suy tàn của vương quốc<br />
Chăm mà còn cả nền văn minh Ấn giáo để nhường chỗ cho sự phát triển của Hồi giáo ở vùng<br />
Đông Nam Á. Cũng bắt đầu từ thời điểm này, thông tin về vương quốc Chăm ít được đề cập, tư<br />
liệu bia kí Chăm bằng chữ Phạn cũng không còn nữa và kể cả tư liệu cổ Trung Quốc, Việt Nam<br />
trong thời gian này cũng không còn ghi chép nhiều về Chăm. Do đó, thông tin về Chăm sau thế kỉ<br />
XV chỉ còn được biết đến qua văn bản cổ chép tay còn lưu giữ ở một số chức sắc và gia đình của<br />
người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận. Những văn bản chép tay này được người Chăm truyền lại<br />
từ nhiều đời, ghi chép cẩn thận về văn minh Chăm vùng Panduranga trên tất cả bình diện như lịch<br />
sử, văn chương, lịch pháp, tín ngưỡng, đến tháp, nghi lễ và hội hè. Thông qua văn bản chữ Chăm<br />
này, các nhà khoa học đã nhận định: sau thế kỉ XV, Hồi giáo bắt đầu phát triển mạnh ở vùng phía<br />
Nam Chăm - vùng Panduranga và vương quốc Chăm xác lập một nền văn minh mới ở phía Nam nền văn minh Chăm - Panduranga. Nền văn minh này còn lưu giữ lại một ít tàn dư của Ấn giáo,<br />
Hồi giáo và kết hợp với tín ngưỡng địa phương.<br />
Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm. Hiện<br />
tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo<br />
đạo Bàlamôn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người<br />
Chăm Bà ni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc, Tây Ninh, An Giang,<br />
Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới.<br />
Chăm ngày nay thường được gọi là người Chăm - một dân tộc nằm chung trong khối cộng<br />
đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất. Trong quá khứ và cho đến ngày hôm nay, dân tộc Chăm<br />
có nhiều bộ phận dân cư, tín đồ tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau như: Chăm Ahier (Chăm ảnh<br />
hưởng Bàlamôn), Chăm Awal, Chăm Bani/ Bini (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo), Chăm Islam (Chăm<br />
Hồi giáo), Chăm Thiên Chúa giáo, Chăm Tin Lành và một bộ phận cư dân miền núi - cao nguyên.<br />
Nhưng trong đó chỉ có hai bộ phận Chăm chính là Chăm Ahier và Chăm Awal chiếm số đông<br />
nhất và hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều truyền thống tập tục, nghi lễ và hội hè, trong đó có lễ Katé.<br />
Bên cạnh hai bộ phận này, còn có người Raglai - một bộ của cư dân miền núi Chăm đóng vai trò<br />
cực kì quan trọng trong lễ hội Chăm.<br />
<br />
2.2. Phân loại lễ hội của người Chăm<br />
Với sự phong phú và đa dạng của lễ hội trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam, các nhà nghiên<br />
cứu văn hóa đã đưa ra các tiêu chí khác nhau nhằm phân loại cũng như nhận diện các lễ hội. Theo<br />
tác giả Dương Văn Sáu [5; 183-219], chúng ta có thể phân loại lễ hội theo các cách sau đây: 1/<br />
Quy mô; 2/ Thời gian, mùa vụ sản xuất; 3/ Tín ngưỡng; 4/ Tính chất của lễ hội; 5/ Không gian tổ<br />
chức; 6/ Cách thức tổ chức và quản lí. Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn phân loại theo<br />
tiêu chí không gian tổ chức:<br />
130<br />
<br />
Lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận – thực trạng và thách thức<br />
<br />
Không<br />
gian<br />
<br />
Các lễ hội<br />
tiêu biểu<br />
<br />
Đặc trưng<br />
<br />
1. Đền, (1) Lễ Katê<br />
tháp<br />
<br />
- Thời gian: ngày 1 tháng 7 (tương ứng vào khoảng cuối tháng 9<br />
Dương lịch).<br />
- Không gian: ba đền tháp thuộc vùng Panduranga như tháp Po Ina<br />
Nagar (Hữu Đức - Ninh Phước), Po Klaong Garai (Đô Vinh - Thám<br />
Chàm) và tháp Po Romé (Hậu Sanh – Ninh Phước).<br />
- Chủ lễ: tín đồ, tu sĩ.<br />
- Đối tượng thờ cúng: ông bà tổ tiên, những người đã khuất các vị<br />
anh hùng dân tộc được người Chăm suy tôn thành thần, các vị vua<br />
đã có nhiều công lao đối với người Chăm thuở xa xưa như<br />
kiến thiết đất nước, hướng dẫn làm thủy lợi và sản xuất nông<br />
nghiệp.<br />
- Lễ vật: dê, cơm, hoa quả, bánh gạo, trầu cau, xôi, chè, rượu,<br />
trứng…<br />
<br />
(2) Lễ mở<br />
cửa tháp (lễ<br />
Pơ<br />
Bang<br />
Yang, Pơh<br />
băng yang)<br />
<br />
- Thời gian: vào thượng tuần trăng tháng 11 theo lịch Chăm.<br />
- Không gian: Lễ diễn ra ở ba đền tháp (BiMôn, Kalan) như đền Po<br />
Inư Nưgar (Ninh Phước - Ninh Thuận), tháp Po Klaung Garai (Đô<br />
Vinh) và tháp Po Rame (Hậu Sanh - Ninh Thuận).<br />
- Lễ vật: dê, gà, mâm cơm, canh với thịt dê, mâm cơm với muối<br />
vừng, cỗ bánh gạo, hoa quả và ngoài ra còn có cả rượu trứng, trầu<br />
cau, xôi chè.<br />
- Chủ lễ: tu sĩ, chức sắc.<br />
- Đối tượng thờ cúng: các vị anh hùng, các vị văn hóa được người<br />
Chăm suy tôn thành thần thánh. Ngoài ra họ còn cúng các vị thần đất,<br />
thần sông, thần mây, thần mưa, thần sấm, thần lửa,…<br />
<br />
(3) Lễ hội<br />
tháp Bà Po<br />
Nagar (Lễ<br />
hội Thiên<br />
Y A Na<br />
Thánh Mẫu<br />
hay Lễ vía<br />
Bà)<br />
<br />
- Thời gian: ngày 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm<br />
- Không gian: tháp Yang Po Nagar của dân tộc Chăm ở Khánh<br />
Hòa, Việt Nam<br />
- Chủ lễ: Ban Trị sự giáo hội Phật giáo<br />
- Đối tượng thờ cúng: nữ thần Yang Po Inư Nagar - người đã có<br />
nhiều công lao giúp dân, đem lại những điều tốt lành và hạnh phúc<br />
cho mọi người<br />
- Lễ vật: hương đăng, trầu cau, rượu, vàng bạc, một phong bì đựng<br />
tiền và một khay để hai roi chầu<br />
<br />
(4) Lễ cầu - Thời gian: vào tháng 4 theo lịch Chăm<br />
đảo (Palau - Không gian: ngoài tổ chức ở các đền tháp Chăm còn được tổ chức<br />
Sah)<br />
tại các cửa biển<br />
- Đối tượng thờ cúng: các vị thần Chăm như các vị thần Bàlamôn<br />
(Yang bimon - yang aklak), các thần Hồi giáo - Bàni (yang birow thánh alla); thần núi, thần sông, thần biển…<br />
- Chủ lễ: các vị chức sắc cúng lễ như tu sĩ và thầy cúng tín ngưỡng<br />
131<br />
<br />
Nguyễn Thùy Linh<br />
<br />
dân gian.<br />
- Bao gồm các tiểu lễ<br />
(1) Lễ múa ban ngày (Lễ Rija harei)<br />
(2) Lễ cúng ban đêm (Lễ cúng Rija Dayuap)<br />
(3) Lễ tế thần lửa (cuh yang apui)<br />
(4) Lễ rước gậy thần của tu sĩ Acar (Gay bhong)<br />
2. Cửa (1) Lễ chặn<br />
sông,<br />
nguồn nước<br />
cửa biển (Kap<br />
kraung<br />
Halau)<br />
<br />
- Thời gian: sau khi làm lễ cầu đảo, trời bắt đầu ban xuống cơn mưa<br />
cho dân làng cày cấy. Để tránh mưa nhiều, gây ra bão lụt thì người<br />
Chăm còn tổ chức làm lễ chặn nguồn nước.<br />
- Không gian: ở các cửa sông lớn.<br />
- Chủ lễ: các tu sĩ.<br />
- Đối tượng thờ cúng: Thánh Alla.<br />
- Lễ vật: ngoài việc lễ vật là 5 mâm cơm và xôi chè, gậy lễ rao giảng<br />
kinh của Mohamach.<br />
<br />
3. Núi<br />
<br />
(1) Lễ tế - Thời gian: 7 năm 1 lần.<br />
trâu (Ngak - Không gian: chân núi Đá Trắng.<br />
kabaw yang - Chủ lễ: cai lệ và tu sĩ.<br />
patau)<br />
- Đối tượng thờ cúng: thánh Alla, thần đất, thần núi Đá Trắng, thần<br />
Chằn tinh.<br />
- Lễ vật: một con trâu trắng tại núi Đá Trắng thuộc thôn Như Ngọc,<br />
Ninh Phước, Ninh Thuận. Ngoài ra còn có hai con gà luộc, bánh chà<br />
cung (bánh bột gạo), 2 chén rượu cần, trứng, trầu cau, bánh trái…<br />
<br />
4. Nhà<br />
<br />
Lễ Puis và - Thời gian: định kì 1 năm, 3 năm hoặc 7 năm một lần khi tộc họ làm<br />
Payak<br />
ăn được mùa, phát đạt con cháu sum họp.<br />
- Không gian: nhà lễ của tộc trưởng<br />
- Chủ lễ: tu sĩ và bà bóng.<br />
- Đối tượng thờ cúng: thần Siva, Thần trong nhà, Thần mẹ xứ sở,<br />
Quan văn, Vua Chăm, Quan phó vương miền núi, Thần rừng trầm,<br />
rừng quế (po Tang, Po Galau), Thần sóng biển (Po Riyak), Chàng trai<br />
trẻ (Po Dam), Tổ tiên (Po Trauk, Po Patra).<br />
- Lễ vật: 1 bộ y phục đàn ông và 1 bộ trang phục đàn bà, cơm canh,<br />
rượu trứng, cá khô, bánh chakun (bánh hấp bằng bột gạo), cơm rượu<br />
(tapai thanh) và 3 chén rượu cần (ia tapay) và hoa quả…<br />
<br />
5. Nghĩa Lễ<br />
hội<br />
địa<br />
Ranuwan<br />
(lễ<br />
hội<br />
tháng<br />
thiêng<br />
Ramadan)<br />
<br />
- Thời gian: từ ngày 13 tháng 9 đến ngày 13 tháng 10 dương lịch.<br />
- Không gian: nghĩa địa<br />
<br />
6.<br />
Ruộng<br />
<br />
- Thời gian: trong suốt quá trình hình thành và phát triển của cây lúa<br />
<br />
132<br />
<br />
Lễ cúng lúa<br />
<br />
- Chủ lễ: chức sắc, tu sĩ và tín đồ<br />
- Đối tượng thờ cúng: cúng gia tiên để tưởng nhớ người thân đã mất<br />
- Lễ vật: mâm ngọt và mâm mặn<br />
<br />
- Không gian: tại thửa ruộng của gia đình<br />
- Chủ lễ<br />
- Đối tượng thờ cúng: các vị thần như thần trời, thần cha (Po yang<br />
<br />
Lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận – thực trạng và thách thức<br />
<br />
amư), thần mẹ, thần sông (Po patau ia), thần thủy lợi như Pô KLong<br />
Garai, PôRômêvà các vị khẩn hoang tiền hiền…<br />
- Lễ vật: 1 cặp gà, rượu, trứng, trầu cau, xôi chè<br />
- Bao gồm các tiểu lễ:<br />
(1)<br />
Lễ dựng chòi canh<br />
(2)<br />
Lễ cúng ruộng lúa đẻ nhánh<br />
(3)<br />
Lễ cúng lúa làm đòng<br />
(4)<br />
Lễ thu hoạch lúa<br />
(5)<br />
Lễ lúa mới lên sân<br />
Lễ<br />
Katê<br />
<br />
Bơn - Thời gian: ngày 1/7 (Chàm lịch), tức khoảng tháng 10 dương lịch<br />
- Không gian:<br />
- Chủ lễ: chức sắc, tu sĩ và tín đồ<br />
- Đối tượng thờ cúng: Trời (Cha), đã có công sinh ra vạn vật, thuộc<br />
về khí dương<br />
- Lễ vật:<br />
<br />
Lễ<br />
Bơn - Thời gian: ngày 16/9 (Chàm lịch) tức khoảng tháng 12 hoặc tháng 1<br />
Cabur<br />
dương lịch<br />
- Không gian:<br />
- Chủ lễ: chức sắc, tu sĩ và tín đồ<br />
- Đối tượng thờ cúng: Đất (Mẹ) - người đã nuôi nấng làm cho vạn vật<br />
sinh tồn và phát triển, thuộc về khí âm<br />
- Lễ vật:<br />
<br />
2.3. Đặc điểm cơ bản trong lễ hội của người Chăm<br />
2.3.1. Mang đậm dấu ấn tôn giáo<br />
Tôn giáo của người Chăm là một bộ phận quan trọng của văn hóa Chăm. Tôn giáo đã in dấu<br />
sâu sắc trên mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội và hiện nay đã để lại cho người Chăm một di sản<br />
đồ sộ. Ở tỉnh Ninh Thuận có 3 tháp nổi tiếng: Tháp Hòa Lai, tháp Po Klaong Garai và tháp Po<br />
Rome. Bên cạnh những ngôi tháp còn có các đền thờ (danok) như đền Po Nagar (Hữu Ðức), đền<br />
Po Rome (Hậu Sanh), đền Po Klaong Garai (Phước Ðồng), đền Po Klaong Chan (Bầu Trúc).<br />
Cùng với đền tháp còn có một tầng lớp tu sĩ (basaih) gồm 38 vị, đứng đầu là ba vị cả sư (Po<br />
Adhia) quản lí tín đồ và chăm lo cúng tế đền tháp. Song song với đền tháp của người Chăm Ahie,<br />
ở tỉnh Ninh Thuận còn có 7 thánh đường Hồi giáo Bani ở 7 thôn (Văn Lâm, Tuấn Tú, Thành Tín,<br />
Phú Nhuận, Lương Tri, An Nhơn, Phước Nhơn) với 128 vị tu sĩ (Po Acar) đứng đầu là 7 vị cả sư<br />
(Po Gru) quản lí 7 thánh đường và phục vụ nghi lễ cúng tế tôn giáo cho 23.000 tín đồ Chăm Bani.<br />
Ngoài Chăm Bani, còn có Chăm Islam với khoảng 2.500 tín đồ, 18 vị tu sĩ và 4 thánh đường ở 4<br />
thôn (Văn Lâm, Nho Lâm, An Nhơn, Phước Nhơn). Cùng với hệ thống đền tháp, thánh đường,<br />
người Chăm tỉnh Ninh Thuận đến nay vẫn còn bảo lưu khá tốt những nghi lễ, hội hè, đình đám<br />
liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo. Theo thống kê ban đầu, người Chăm có đến gần 100 lễ tục<br />
khác nhau và 128 vị thần linh mà họ thường kêu cầu, cúng tế. Trong hệ thống nghi lễ trên, nổi bật<br />
là các lễ cúng tế đền tháp, thánh đường hàng năm như lễ lễ mở cửa tháp, lễ lễ cầu đảo, lễ hội Katê,<br />
lễ hội Ranuwan. Nói chung, tôn giáo của người Chăm không chỉ lưu lại hệ thống đền tháp, thánh<br />
đường - đỉnh cao của văn hóa vật chất, nơi ngưng đọng những giá trị kĩ thuật và mĩ thuật của nền<br />
văn hóa Chăm mà còn sản sinh ra những nghi lễ, hội hè, trong đó chứa đựng những lời ca, tục<br />
133<br />
<br />