intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đi tìm lợi thế trong suy thoái

Chia sẻ: Ko Can | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

108
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đi tìm lợi thế trong suy thoái Terry Lundgren, CEO của Macy’s chia sẻ về việc ông sử dụng suy thoái để cải thiện hoạt động kinh doanh như thế nào. Trước hết, Lundgren là một người thực tế. Khi được hỏi rằng nếu ông "lo lắng về việc" khách hàng mới là những người quyết định giảm giá mặt hàng, ông trả lời: "Tôi không lo lắng về điều đó. Tôi hi vọng vào nó". Các lãnh đạo cần phải đối mặt với hiện thực và điều chỉnh những kỳ vọng với thực tế. Đó là những gì mà Macy's,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đi tìm lợi thế trong suy thoái

  1. Đi tìm lợi thế trong suy thoái Terry Lundgren, CEO của Macy’s chia sẻ về việc ông sử dụng suy thoái để cải thiện hoạt động kinh doanh như thế nào. Trước hết, Lundgren là một người thực tế. Khi được hỏi rằng nếu ông "lo lắng về việc" khách hàng mới là những người quyết định giảm giá mặt hàng, ông trả lời: "Tôi không lo lắng về điều đó. Tôi hi vọng vào nó". Các lãnh đạo cần phải đối mặt với hiện thực và điều chỉnh những kỳ vọng với thực tế. Đó là những gì mà Macy's, cùng với rất nhiều cửa hàng bán lẻ khác đã làm. Nói cách khác, bạn đừng trông chờ sự thay đổi, bạn hãy tạo ra những thay đổi đó. Làm thế nào bạn làm được điều đó trong từng công việc kinh doanh? Các lãnh đạo như Lundgren dạy chúng ta làm thế nào để biến suy thoái thành lợi thế. Không phải trong một sớm một chiều mà là theo thời gian: Hãy lựa chọn cứng rắn. Đây là lúc để bỏ qua bất cứ điều gì và tất cả mọi thứ không đem lại thêm giá trị. Giữ chặt những nguyên tắc về động lực giá trị sẽ giúp cho một tổ chức tối ưu hóa hoạt động của nó, nhưng điều đó là không đủ. Người lãnh đạo cần phải loại trừ hết những thói quen cũ. Hạn chế những hành động "nuôi dưỡng sự tự mãn", nghĩa là việc chỉ làm gia tăng sự tự mãn về bản thân chứ không phải làm gia tăng thu nhập. Ví dụ, giảm nhân công và những buổi họp không phân biệt trình độ. Hãy để mọi người làm công việc của họ thay vì chuẩn bị cho những cuộc họp với lãnh đạo cấp cao. Tìm kiếm những người có triển vọng. Khi thiếu hụt thời gian hoặc trong thời điểm suy thoái thì hãy tìm kiếm những ý tưởng mới. Thử thách những người giỏi và thông minh nhất để đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện hoạt động, thu hút khách hàng mới và làm việc với nhau hoặc với các nhà cung cấp hợp tác hơn.
  2. Luôn kiên cường. Đây là cuộc suy thoái đáng kể đầu tiên mà những nhân viên trẻ gặp phải. Giữ tinh thần cao bằng cách nhấn mạnh sự độc lập. Hãy cho họ thấy một lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm phản ứng như thế nào với thời điểm khó khăn bằng cách tập trung không chỉ vào công việc kinh doanh mà còn thúc đẩy mọi người hướng tới sự thay đổi. Một người lãnh đạo giỏi sẽ sử dụng những cơ hội này để mô tả những việc đang diễn ra đúng hướng cũng như những gì đang sai đường. Ghi nhận những trở ngại nhưng hãy chỉ cho mọi người biết làm thế nào để tiếp cận và vượt qua chúng. Thực tế chỉ ra rằng, những thay đổi về kinh doanh đòi hỏi có sự phản ứng lại từ nền kinh tế. Không một nhà lãnh đạo nào có thể tự thành công; mà cần phải có khách hàng mua những gì mà họ bán. Nhưng nếu họ không cải thiện sản phẩm và cách bạn bán chúng, bạn có thể bỏ lỡ sự phát triển. Việc chuẩn bị cho sự phát triển cần phải được thực hiện kỹ ở tất cả tổ chức nhưng sự thay đổi không thể chỉ dựa vào những gì các nhà lãnh đạo nói với các phóng viên và các nhà phân tích tài chính. Người lãnh đạo phải dẫn dắt tinh thần của sự thay đổi xuyên suốt toàn bộ tổ chức vì thế các nhân viên sẽ không chỉ nhận thấy những tiềm năng mà quan trọng hơn có thể khám phá ra những việc họ phải làm để biến những tiềm năng đó thành sự thực. - Bài viết của John Baldoni trên Harvard Business Publishing -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2