intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Di truyền thực vật - Mở đầu

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

104
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: - Khái quát môn học - Vị trí của các môn học trong các môn cơ sở - Ý nghĩa đối với chọn giống, nông nghiệp hiện đại. I. Đối tượng và nhiệm vụ của di truyền học, thế nào là di truyền học hiện đại - Di truyền học nghiên cứu hai tính chất cơ bản, gắn liền của cơ thể sống: tính di truyền và tính biến dị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Di truyền thực vật - Mở đầu

  1. M ở đầ u Mục tiêu: - Khái quát môn học - Vị trí của các môn học trong các môn cơ sở - Ý nghĩa đối với chọn giống, nông nghiệp hiện đại. I. Đối tượng và nhiệm vụ của di truyền học, thế nào là di truyền học hiện đại - Di truyền học nghiên cứu hai tính chất cơ bản, gắn liền của cơ thể sống: tính di truyền và tính biến dị. - Sự thống nhất biện chứng của hai tính chất này thể hiện ở tất cả các mức độ tổ chức của sự sống: phân tử, tế bào, cá thể và quần thể. - Mọi cấu trúc đặc trưng và hoạt động trao đổi chất của cơ thể sống đều được kiểm tra bởi các gen. ->Di truyền học đề cập đến những vấn đề cơ bản và bao trùm nhất của sự sống. - Di truyền học hiện đại là một khoa học nghiên cứu về gen ở những cấu độ khác nhau. 1.Về phương diện lý luận, di truyền học tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau: - Vấn đề tàng trữ TTDT: Nghiên cứu về cơ sở vật chất, cấu trúc, tổ chức của bộ máy di truyền: gen - NST- genom - cấu trúc di truyền của quần thể. - Vấn đề thực hiện TTDT: Cơ sở biểu hiện của gen, điều hoà hoạt động của gen, vấn đề thể hiện kiểu hình của tính trạng trong mối tương tác kiểu gen - môi trường. - Vấn đề về cơ chế truyền đạt TTDT qua các thế hệ: Cơ chế phát sinh các dạng đột biến, cơ chế biến đổi định hướng, chuyển nạp gen... 2. Về phương diện ứng dụng, di truyền học tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau: - Ứng dụng những cơ sở lý luận về di truyền để tuyển chọn ra những phương thức lai tối ưu nhất, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. -Tuyển lựa ra những phương thức chọn lọc hiệu quả nhất để thu sản phẩm: tế bào, dòng, quần thể... http://www.ebook.edu.vn 1
  2. - Điều khiển sự phát triển của tính trạng di truyền - Gây các đột biến thực nghiệm, chuyển nạp gen, bảo vệ và sửa chữa những hỏng hóc di truyền. II. Các giai đoạn phát triển của di truyền học. 1. Giai đoạn trước Menđen và sự ra đời công trình của Menđen: - Thế kỷ thứ V trước CN: + Hippocrate (thuyết di truyền trực tiếp) Vật liệu sinh sản được thu nhận từ tất cả các phần của cơ thể -> tất cả các cơ quan đều trực tiếp ảnh hưởng tới các tính trạng của hậu thế. - Thế kỷ thứ IV trước CN: Vật liệu sinh sản không thu nhận từ các bộ phận của cơ thể mà được tạo ra từ chất dinh dưỡng, mà về bản chất chúng ấn định cho sự cấu tạo các phần khác nhau của cơ thể. - Darwin (1809-1882) - Thuyết pangen: Mỗi phần của cơ thể đều sinh sản ra những phần tử nhỏ gọi là chất mầm(genmule), từ các phần của cơ thể chúng theo máu tập trung vềcơ quan sinh dục, qua đó các tính trạng được truyền đạt cho hậu thế. Mỗi cá thể sinh ra do sự hoà hợp đặc tính di truyền của cả bố và mẹ. -1865 Menđen - các thí nghiệm lai ở thực vật: Međen đã chứng minh: sự di truyền có tính giai đoạn, được kiểm tra bởi các nhân tố di truyền mà sau này gọi là gen -> đạt nền móng cho sự phát triển của di truyền học. 2. Giai đoạn phát triển của di truyền học kinh điển: - 1900, Hugo de Vries (Hà Lan), Erich Karl Correns (Đức) và E. von Tschermark (Áo) độc lập phát hiện ra các quy luật Menđen -> 1900 - năm khai sinh của di truyền học. -1902, W. Bateson và L. Cuenot: chứng minh quy luật Menđen ở động vật. - 1909 W. Bateson dẫn tới 100 tính trạng ở thực vật và động vật di truyền theo các quy luật Menđen. - 1901, Hugo de Vries đưa ra thuyết đột biến. - Đầu thế kỷ 20 hình thành các quan điểm đầu tiên về vai trò cảu NST đối với sự di truyền. - 1911, T.H. Morgan + cs xây dựng thuyết di truyền NST http://www.ebook.edu.vn 2
  3. - 1920, N.I.Vavilov (Nga) thiết lập quy luật “dãy biến dị tương đồng”. - 1925, G.A.Nadson và G.S. Philipov phát hiện ảnh hưởng gây đột biến phóng xạ... - 1933, T. Painter phát hiện ra NST khổng lồ -> cơ sở cho nghiên cứu đột biến cấu trúc NST và thiết lập bản đồ tế bào học của NST. 3. Sự phát triển của di truyền học phân tử và kỹ thuật di truyền: -1944, O. Avery, MC Leod và Mc Carty chứng minh ADN là vật chất di truyền -> sự ra đời của di truyền học phân tử. -1953, J. Oatson và F. Cric phát minh ra mô hình cấu trúc phân tử của ADN. - Những năm 60 xác định toàn bộ 60 codon - 1961, F. Jacod, J. Monod đưa ra mô hình operon giải thích cơ chế điều hoà sao mã ở vi khuẩn -> nghiên cứu về cơ chế điều hoà hoạt động của gen. - Từ những năm 70 nhiều tri thức mới trong di truyền ra đời. III. Các phương pháp nghiên cứu di truyền: - Phương pháp lai - Phương pháp toán học - Phương pháp tế bào học - Phương hpáp vật lý, hoá học và sinh học khác IV. Ý nghĩa của di truyền học đối với chọn giống và phát triển một nền nông nghiệp bền vững. - Ý nghĩa lớn đối với thực tiễn và các môn khoa học khác (y học, sinh thái...) - Di truyền học là phương thức luận cơ bản của tiến hoá, đặc biệt là cơ sở của chọn giống. http://www.ebook.edu.vn 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2